Thông tin: Địa Du Vị Thuốc Quý Cho Chị Em

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi vuonthuocquy, 20/9/2016.

  1. tuyết chinh 307

    tuyết chinh 307 Mẹ Nhím

    Tham gia:
    27/7/2016
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
  2. Canary Bạch Yến

    Canary Bạch Yến Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2015
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    83
    Mình cũng thích uống atiso
     
  3. mebe_shushi

    mebe_shushi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/12/2014
    Bài viết:
    2,928
    Đã được thích:
    489
    Điểm thành tích:
    173
    Mình mới uống atiso chứ chưa ăn bao giờ :)
     
  4. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cây Vối Hỗ Trợ Thanh Nhiệt, Kiện Tỳ. Những ngày hè nóng bức, uống nước vối sẽ giúp cơ thể cảm thấy hết khát và đỡ mệt. Bộ phận dùng là lá và nụ. Thông thường người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô để nấu nước uống và làm thuốc. Nước lá vối ủ có hương vị thơm ngon hơn. Hoa thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống (nước nụ vối).

    Vối là một trong những vị thuốc quý, có vị đắng, chát, tính mát; vối có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ. Có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giải nhiệt. Ở nhiều miền quê Việt Nam, mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối đặc để uống cả ngày.

    Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô.

    [​IMG]

    Cây Vối Hỗ Trợ Thanh Nhiệt, Kiện Tỳ:

    - Hỗ trợ điều trị bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.

    - Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.

    - Hỗ trợ điều trị viêm da lở ngứa và chốc đầu: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

    - Hỗ trợ điều trị thấp chẩn cấp và mạn tính: Lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.

    [​IMG]

    - Hỗ trợ giải độc lá ngón: Lá vối tươi 1 nắm; giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước ép lấy nước 2, hợp hai nước cho uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.

    - Hỗ trợ điều trị đau bụng, đầy trướng, ăn không tiêu: Vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

    - Hỗ trợ điều trị tiêu chảy: Lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400ml, gạn cô lại còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc dùng: vỏ vối 100g, vỏ sung 100g, lá ổi 100g, lá phèn đen 100g, vỏ cây đại 50g, hạt vải 50g, quế 30g. Sấy khô, tán bột, luyện với hồ làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần, mỗi lần 12g. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.

    - Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Lá vối 20 – 30g. Hãm hoặc sắc uống trong ngày. Người dân vùng Porto Alegre ở Brazil dùng 20g lá vối, 20g lá cây gioi sắc uống thường xuyên để chữa bệnh tiểu đường.

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
     
  5. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Từ Cây Tầm Gửi; Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, rất công hiệu. Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng hỗ trợ trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần…

    Một số loài tầm gửi còn có tác dụng hỗ trợ an thai, thúc sữa sau sinh… Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, hỗ trợ phòng chống ôxy hóa và bảo vệ gan.

    [​IMG]

    Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Từ Cây Tầm Gửi:

    Tầm gửi cây gạo:

    - Tầm Gửi Cây Gạo có tác dụng tốt để hỗ trợ điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.

    Tầm gửi trên cây dâu tằm:

    - Tên thuốc là tang ký sinh là vị thuốc quý có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, cẩu tích, dây đau xương, tang chi…

    Bài “Độc hoạt ký sinh thang”:

    - Tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, phòng phong, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g; đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; quế 1,5g, cam thảo 6g. Bài này công năng chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận. Dùng hỗ trợ điều trị chứng thấp tý, đau nhức thần kinh, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa… Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm riệu.

    Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”:

    - Tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ, bạch linh, mỗi vị 20g, ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Dùng trị chứng tăng huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ…

    - Những thang thuốc trên dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang lạnh, từ mùa thu sang đông.

    - Ngoài ra, tang ký sinh còn được phối hợp với chư ma căn (củ cây gai), tô ngạnh (cành tía tô), ngải diệp; hỗ trợ điều trị ít sữa của phụ nữ sau sinh.

    Tầm gửi cây chanh:

    - Dùng hỗ trợ điều trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị thuốc khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.

    Tầm gửi cây na, cây mít:

    - Còn dùng hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang…

    Tầm gửi cây dẻ: hỗ trợ điều trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.

    Tầm gửi cây xoan: hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.

    Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt:

    - Là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, hỗ trợ điều trị di tinh, liệt dương, tiểu dầm: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g, kỷ tử, quế, mỗi vị 10g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.

    Lưu ý: tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên…

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
     
  6. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cây Hoa Ngâu Hỗ Trợ Điều Trị Huyết Áp Cao. Theo y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, hỗ trợ giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh riệu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát.

    Hoa ngâu là vị thuốc quý được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, ho hen và váng đầu, nhọt độc...

    Giới Thiệu Về Cây Ngâu:

    - Ngâu hay còn gọi là ngâu ta để phân biệt khi loài ngâu ngoại lai. Là loại cây dạng bụi có thể cao tới 3,6 mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều. Lá dạng lá kép lông chim, lá chét dạng trứng ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết. Khác với ngâu Tàu có mũi lá nhọn, ngâu ta có đầu lá tròn và dáng cây mọc thành bụi lớn hơn.

    - Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào, trồng trong chậu. Hiện nay nhiều nơi trồng để làm thuốc hiệu quả rất cao.

    Cây Hoa Ngâu Hỗ Trợ Điều Trị Huyết Áp Cao:

    - Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g. Tất cả cho vào ấm hãm với nước sôi. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối, uống lúc nguội. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.

    - Hỗ trợ điều trị chứng bế kinh: Hoa ngâu 10g, riệu 50g. Cho hoa vào riệu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 5 ngày, ngày uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống liền 5 ngày.

    - Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Uống trà có ướp hoa ngâu hoặc hoa ngâu ngâm nước sôi già để nguội uống đều có kết quả tốt.

    - Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết: Cành lá ngâu 30g, dây đau xương 20g, cốt toái bổ 10g, ké đầu ngựa 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

    - Hỗ trợ điều trị sưng đau, bầm tím do ngã: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50g. Gộp chung cả hai thứ, cho 700ml nước, đun nhỏ lửa cô thành cao. Mỗi lần dùng, bôi một ít cao này lên vải mỏng đắp vào chỗ vết thương sưng đau, 2 giờ thay băng một lần, ngày 2 lần. Đắp đến khi vết thương giảm sưng đau. Hoặc cành lá ngâu, lá xuyên tâm liên, lá dâm bụt mỗi thứ 1 nắm nhỏ, giã nát đắp vào vết thương, 2 giờ thay băng 1 lần, ngày đắp 2 lần.

    Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được sử dụng đơn thuốc có hoa ngâu.

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
     
    choetboi thích bài này.
  7. choetboi

    choetboi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2015
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    bài viết khá là bổ ích cảm ơn thớt
     
  8. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cam Thảo Bắc còn có tên Quốc lão, sớm được ghi trong sách Bản thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây thực vật Cam thảo ( Glycyrrhiza uralensis Fisch.). Trướng quả Cam thảo ( Glycyrrhiza inflata Bat.) hoặc Quang quả Cam thảo ( Glycyrhiza glabra L.) tại Trung quốc mọc nhiều ở vùng Nội mông, Cam túc và Tân cương.

    [​IMG]

    Cam Thảo Bắc Giá: 300,000 Đ / Kg

    Thành Phần Hóa Học Có Trong Cam Thảo Bắc:

    - Glycyrrhizic acid, glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquirintigenin, isoliquiriti-genin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid.

    Mô Tả Cây Cam Thảo Bắc:

    - Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

    Công Dụng Của Cam Thảo Bắc:

    Theo y học cổ truyền:

    - Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế chỉ khát, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Hỗ trợ điều trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, điều hòa tính vị và tác dụng của thuốc.

    Theo các y văn cổ:

    - Sách Bản kinh: ” chủ ngũ tạng lục phủ hàn nhiệt tà khí, kiện gân cốt, kim sang thũng, giải độc”.

    - Sách Danh y biệt lục: ” ôn trung hạ khí, phiền mãn đoản khí, thương tạng khái thấu, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, giải độc bách dược”.

    - Sách Dược tính bản thảo: ” dưỡng thận khí nội thương”.

    - Sách Nhật hoa tử bản thảo : ” an hồn định phách, bổ ngũ lao thất thương, tất cả chứng hư tổn, kinh quí, phiền muộn, kiện vong, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, ích tinh dưỡng khí”.

    - Sách Đồ kinh bản thảo: ” Cam thảo năng giải bách độc dược, vi chúng dược vi yếu. Tôn tư Mạo nói: có người trúng độc Ô đầu, Ba đậu uống Cam thảo là hết”.

    - Sách Bản thảo cương mục (quyển 12) nói về Cam thảo viết: “giải tiểu nhi thai độc kinh giản, giáng hỏa chỉ thống. Còn dẫn lời Lý Cao nói với người dương bất túc dùng Cam thảo vị ngọt để bổ, cam ôn năng trừ đại nhiệt. thuốc nhiệt gia thêm Cam thảo tính bớt nhiệt. Thuốc hàn gia Cam thảo thì bớt hàn, vừa dùng thuốc hàn nhiệt gia thêm Cam thảo khiến tính bình”.

    - Cam thảo sẽ tăng tác dụng. Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm Kỳ, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà kiện gân cốt, kiện tỳ vị, theo khí vào phần khí, theo huyết vào phần huyết, không nơi nào là không đến được nên có tên là Quốc lão!”.

    Cách Dùng Cam Thảo Bắc:

    - Liều: 4 – 12g, có khi dùng đến 50g, tùy mục đích sử dụng, dùng làm thuốc điều hòa lượng thường dùng ít, dùng để giải độc lượng phải nhiều.

    - Giải độc thanh nhiệt dùng Cam thảo sống, lúc bổ dùng chích Cam thảo.

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
     
  9. choetboi

    choetboi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2015
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Cam thảo ngậm không thôi đã thích rồi ngày xưa hay sử dụng đun nước uống rất mát
     
  10. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cây Bọ Mắm còn gọi là cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát giúp chỉ khái, tiêu đờm, dùng để hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm thanh quản, ho khan, ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao...

    [​IMG]

    Cây Bọ Mắm Giá: 160,000 Đ / Kg

    Mô Tả Cây Bọ Mắm:

    - Theo mô tả của GS. Đỗ Tất Lợi, cây thuộc loại cỏ có cành mềm, thân có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông, nhất là ở mặt dưới.

    - Lá dài 4 – 9cm, rộng 1,5 – 2,5cm, có 3 gân xuất phát từ cuống. Cuống dài 5mm có lông trắng. Cụm hoa đơn tính học thành hình xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông.

    - Cây bọ mắm thường mọc hoang ở Việt Nam, thường được hái về làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi khô.

    Công Dụng Của Cây Bọ Mắm:

    - Theo đông y, bọ mắm có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính lạnh (hàn). Có tác dụng hỗ trợ giải độc, tiêu thũng, bài nung (trừ mủ), trừ thấp nhiệt. Dùng hỗ trợ điều trị các chứng viêm phế quản, ho khan, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, ung nhọt mưng mủ, đau răng do phong hỏa…

    - Có nơi, người ta còn dùng để hỗ trợ điều trị thông tiểu, thông sữa.

    - Nhân dân thường dùng cây bọ mắm giã nát cho vào mắm tôm để không có giòi bọ.

    - Có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu để hỗ trợ điều trị sâu răng.

    - Một số địa phương ở Trung Quốc còn đặt cho cây những tên như “nung kiến tiêu” (mủ nhìn thấy là tiêu), “bạt nung cao” (cao trừ mủ). Tuy nhiên, đối với loại mụn nhọt không mưng mủ thì không nên dùng vì sẽ gây đau hơn.

    - Theo kinh nghiệm dân gian, nhân dân thường dùng cây bọ mắm sắc hay nấu thành cao hỗ trợ điều trị bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng, kháng viêm, trừ đờm.

    Cách Dùng Cây Bọ Mắm:

    - Dùng 10 – 20 gram rửa sạch, đun nước uống trong ngày. Hoặc nấu cao lỏng pha với mật ong, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
     
  11. vuonthuocquy

    vuonthuocquy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/6/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Lá Tiết Dê có công dụng hỗ trợ giải khát, hạ nhiệt, dùng thích hợp vào mùa nóng và những trường hợp táo bón, kiết lỵ, tiểu tiện khó, tiểu rắt, tiểu buốt...

    [​IMG]

    Lá Tiết Dê Giá: 140,000 Đ / Kg

    Thành Phần Hóa Học Có Trong Cây Tiết Dê:

    - Trong cây có các alcaloid Cissampareine, D-Quercitol, Hayatine, l-Bebeerine (tức l-Curine), d-Isochondrodendrine, Hayatidine, Cissamine, (++)-4’’-6-Methylcurine. Vỏ rễ chứa Menismine, Cissamine, Pareirine.

    Mô Tả Cây Tiết Dê:

    - Tiết dê là một loại dây leo, thân và cành đều mang ít nhiều lông mịn. Lá hình tim, có khi mép hơi khía tai bèo, thường mềm; dài 2-5cm, rộng 3-6cm, có 5 gân chính, hai mặt đều có lông mịn. Cụm hoa đực mọc thành lưỡng phân, có cuống, mọc đơn độc hay từng đôi ở kẽ các lá bắc hình lá.

    - Cụm hoa cái mọc thành xim lưỡng phân, gần như không cuống ở kẽ các lá bắc hình thận hay hình tròn, nhỏ, mọc mau. Quả hạch hình cầu, dẹt, đường kính 5mm và có sẹo của vòi ở gốc, màu đỏ có lông. Hạch hình móng ngựa, giữa rỗng, có những mấu sần sùi, nhân có phôi nhũ và phôi cùng dạng.

    Công Dụng Của Lá Tiết Dê:

    - Theo y học cổ truyền, lá tiết dê có tính mát nên thường được dùng để hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh liên quan đến nóng trong người như sốt hay nóng ruột. Những chứng bệnh này gây phản ứng trên da và khiến da mẩn đỏ hay da bị mụn.

    - Lá Tiết Dê có tính kháng khuẩn và tiêu viêm nên được sử dụng để hỗ trợ điều trị trên các vết thương ngoài da như: mụn bọc, mụn mủ cho đến các vết lở loét đều rất hữu hiệu. Tính năng kháng khuẩn này của lá tiết dê còn được thể hiện rõ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt đỏ.

    - Hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ bằng cách lấy lá tươi rửa sạch, nhúng qua nước đun sôi để nguội, rồi giã nát, gói vào vải xô sạch, đắp lên mắt, ngày 2 lần.

    - Ở Việt Nam, Lá Tiết Dê là một vị thuốc quý được nhân dân sử dụng rất phổ biến để hỗ trợ điều trị những trường hợp đi tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, kiết lỵ. Nói chung người ta cho rằng lá tiết dê là một vị thuốc “mát” có tác dụng hỗ trợ điều trị những trường hợp “nóng” như sốt, nóng, táo bón, tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra máu. Hiện nay tại Ấn Độ người ta dùng để hỗ trợ điều trị những trường hợp sỏi thận và sỏi bàng quang, viêm bàng quang cấp tính và viêm thận.

    - Tại Ấn Độ rễ cây tiết dê được coi là một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ giúp tiêu hóa, thuốc bổ đắng, thông tiểu tiện, hỗ trợ điều trị sỏi mật.

    - Tại đông châu Phi người ta dùng rễ làm thuốc hỗ trợ kích thích tình dục, hỗ trợ điều trị tê thấp, đau bụng (theo Bally P. R .O. Native medicinal and poisonous Kew Bull. 1967: 11). Tại đảo Mactinic, lá và quả dùng duốc cá.

    Cách Dùng Lá Tiết Dê:

    - Dùng 10 – 20 gram rửa sạch, đun nước uống trong ngày.

    - Hỗ trợ điều trị tiểu tiện khó, giảm sốt: Lá tiết dê tươi 50g, vò nát hoặc giã nhỏ, thêm một ít nước chín nguội, vắt lấy nước uống. Có thể thêm đường cho dễ uống. Ngày dùng khoảng 100g lá tươi.

    - Hỗ trợ điều trị ứ huyết sưng đau do ngã: Lá tiết dê 12g, hoa mộc miên 16g, rễ si 16g, dây tơ hồng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, rễ tục đoạn 12g, rễ phục sinh 12g, lá bồ công anh12g, hoài sơn 8g, kê huyết đằng 8g. Tất cả tán nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn sáng, chiều. Uống trong 3 ngày.

    Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
     
  12. Cố-Gắng-Mỗi-Ngày

    Cố-Gắng-Mỗi-Ngày MỸ PHẨM MINISIZE CHÂU ÂU

    Tham gia:
    11/8/2015
    Bài viết:
    2,103
    Đã được thích:
    381
    Điểm thành tích:
    223
    Nhìn tên lạ quá, k biết nó có tên gọi khác k nhỉ? nhìn lá thì thấy quen quen
     
  13. hoangthilam15353

    hoangthilam15353 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/3/2020
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mình có biết một địa chỉ này chữa bệnh tốt lắm. Bạn bị bất cứ bệnh nào, dù nặng đến mấy cũng có thể chữa khỏi được hết chỉ trong vòng 7 ngày(kể cả ung
    thư giai đoạn cuối). Hơn nữa, chỗ này làm việc rất tận tâm, bạn muốn trả bao nhiêu tiền thì trả (tuỳ tâm).
    Mình đã tham gia chữa trị bên này rất nhiều bệnh và khỏi hoàn toàn các bệnh mãn tính. Cũng chính vì vậy mà mình đã giới thiệu cho rất nhiều người đến với nơi đây:

    https://www.facebook.com/groups/658168738135790
     

Chia sẻ trang này