Rối Loạn Tiêu Hoá Ở Trẻ – 7 Điều Mẹ Không Thể Bỏ Qua

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 18/4/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Rối loạn tiêu hóa ở trẻ cần nhận biết từ sớm. Qua đó đánh giá mức độ nặng và tìm những phương pháp xử lý phù hợp nhất cho trẻ. Bài viết sau đây cung cấp cho mẹ 7 điều nhất định phải biết về rối loạn tiêu hóa. Có thể kể đến như: định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, các mức độ nguy hiểm, chế độ dinh dưỡng và cách phòng ngừa.
    I – Rối loạn tiêu hóa là gì?
    Rối loạn tiêu hoá là những tình trạng bất thường liên quan đến chức năng tiêu hoá thức ăn.

    Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành thành dưỡng chất, hấp thu và thải trừ các chất cặn bã. Khi các tác nhân bất thường xâm nhập gây co thắt cơ vòng, gây đau bụng và thay đổi quá trình tiêu hóa thức ăn.

    Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này kéo dài gây thiếu hụt một lượng dinh dưỡng đáng kể cho cơ thể. Hậu quả có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất, trí não, suy giảm miễn dịch. Trẻ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi gặp các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

    II – Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

    Với các bất thường trong quá trình phân cắt, hấp thu và thải trừ, trẻ có thể mắc đơn độc hoặc đan xen nhiều triệu chứng như sau:

    Buồn nôn
    Các tác nhân gây kích ứng đường tiêu hóa sẽ gây cảm giác buồn nôn.

    Đau bụng
    Đau nhẹ hoặc đau quằn quại, đau âm ỉ hoặc từng cơn. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi ở các vị trí khác.Trẻ có các biểu hiện: khóc thét lên, quấy khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, trướng bụng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt…

    Tiêu chảy
    Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 14 ngày, mệt mỏi, kém ăn. Một số khác trẻ có thể trướng bụng, sốt, phân có chất nhầy, có máu…

    Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm virus gây bệnh đường ruột, do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, do ăn phải thức ăn bị ôi thiu…

    Táo bón
    Rất hay gặp khi cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu hóa: thức ăn quá cứng, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm.

    Biểu hiện khi trẻ bị táo bón:
    • Trẻ đi ngoài không thường xuyên, có thể 2-3 ngày bé mới đi 1 lần, bụng căng cứng.
    • Có cảm giác đau và muốn đi ngoài nhưng không đi được.
    • Đi ngoài có phân kích thước lớn hay từng viên nhỏ, khô, cứng, phải rặn nhiều.
    Đi ngoài phân sống
    Nguyên nhân của tình trạng trẻ đi ngoài phân sống là do các tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Khi đó trẻ giảm bài tiết các enzym phân cắt dinh dưỡng. Các tổn thương này có thể đến sau một đợt sử dụng kháng sinh, sau tiêu chảy nhiễm khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh. Đi ngoài phân sống với các biểu hiện như:
    • Trẻ đi ngoài phân lỏng nhớt
    • ,Phân có lẫn chất nhầy, các hạt lợn cợn
    • Phân có rau, củ quả, thực phẩm không tiêu hóa được
    • Kèm theo đầy bụng.
    Nôn trớ
    Nôn trớ thường kèm các biểu hiện: ọc sữa, chậm lên cân, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần…

    Khi trẻ có các biểu hiện sau nên được đưa đến cơ sở y tế để điều trị:
    • Nôn kèm theo sốt, mệt mỏi
    • Nôn kèm theo co giật hoặc ngủ li bì
    • Nôn nhiều lần trong vòng 6 giờ
    Mất nước do tiêu chảy và nôn mửa
    Mất nước, mất điện giải trầm trọng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù kịp thời. Nhận biết trẻ bị mất nước có biểu hiện:
    • Mắt trũng
    • Da khô lạnh, nhăn nheo
    • Tiểu ít
    • Chuột rút.
    ➤ Xem thêm: 8 triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa không thể bỏ qua

    III – Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không?
    Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng không nên chủ quan. Vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của trẻ. Thậm chí gây ra các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

    Ở mức độ nhẹ, rối loạn tiêu hóa có thể gây:
    • Mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu ở trẻ
    • Đại tiện nhiều lần dễ gây mất nước
    • Chán ăn, bỏ ăn, dễ sút cân.
    Rối loạn tiêu hóa có thể gây nên các biến chứng nặng hơn như:
    • Hệ tiêu hóa kém, rối loạn chức năng, hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng, có thể suy dinh dưỡng.
    • Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, xuất huyết đại tràng và nặng hơn là ung thư đại trực tràng.
    • Mất nước, mất điện giải dẫn đến cơ thể suy nhược, nặng hơn có thể suy thận thậm chí gây tử vong.
    Một số tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng ở trẻ em như:
    Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan (EGD)
    • Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan: các tế bào bạch cầu quá nhiều trong đường tiêu hóa của trẻ.
    • Nguy cơ: viêm và sưng đường tiêu hóa, khiến trẻ đau, khó chịu và khó nuốt.
    • Nguyên tắc xử trí: giảm số lượng tế bào bạch cầu trong ruột bằng các loại thuốc như steroid
    Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten)
    • Trẻ có phản ứng nghiêm trọng khi ăn thức ăn có thành phần là gluten. Gluten một loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
    • Nguy cơ: tổn thương ruột non, khiến trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
    • Nguyên tắc xử trí: tuân thủ chế độ ăn không có gluten. Qua đó giúp ngăn chặn được các tổn thương cho ruột và có thời gian cho các ruột bị tổn thương trước đó được hồi phục.
    Bệnh viêm đường ruột (IBD)
    • Bệnh viêm đường ruột thường xảy ra ở trẻ lớn, bao gồm hai rối loạn tiêu hóa chính: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.Triệu chứng phổ biến khi mắc phải bệnh này như đau bụng, đi ngoài ra máu hoặc nước, chậm phát triển, chậm dậy thì.
    • Nguy cơ: bệnh có thể dẫn đến đau khớp, kích ứng mắt, sỏi thận, bệnh gan và xương yếu hoặc dễ gãy.
    • Nguyên tắc xử trí: làm cho các triệu chứng xuất hiện càng muộn càng tốt bằng cách thực hiện chế độ ăn bệnh lý và sử dụng thuốc. Có thể cần điều trị tại bệnh viện hoặc phẫu thuật nếu triệu chứng viêm loét đại tràng tiến triển nặng.
    Bệnh lồng ruột
    • Lồng ruột xảy ra khi một phần của ruột bị gập vào đoạn ruột kế tiếp.
    • Nguy cơ: nhiễm trùng gây đau, sưng và đột ngột li bì, mệt mỏi và thậm chí có thể làm rách ruột.
    • Xử trí: sử dụng thuốc xổ dạng lỏng hoặc dùng không khí để đẩy ruột trở lại.
    Bệnh xoắn ruột
    • Là hiện tượng một vòng ruột của trẻ bị xoắn quanh chính nó và mạc treo hỗ trợ nó.
    • Nguy cơ: tắc ruột và thiếu máu cục bộ ở đoạn ruột phía sau đoạn xoắn.
    • Xử trí: can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.
    Hội chứng ruột ngắn (SBS)
    • Trẻ khi sinh ra đã bị thiếu một vài đoạn ruột hoặc trẻ cần phải phẫu thuật để loại bỏ một phần ruột.
    • Nguy cơ: trẻ không hấp thu hoặc hấp thu chậm các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận và phát ban nghiêm trọng.
    • Xử trí: thay đổi chế độ ăn uống, cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ bằng đường tĩnh mạch hoặc cho ăn qua ống sonde, sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn.
    IV – Mẹ nên làm gì khi trẻ rối loạn tiêu hóa?
    Hiệu chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt tại nhà
    • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế được các tác nhân gây hại.
    • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh trẻ: Gọn gàng nhà cửa, môi trường sinh hoạt xung quanh trẻ.
    • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ: Đảm bảo đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin. Mẹ nên chế biến đồ ăn ít dầu mỡ, mềm và dễ ăn, dễ tiêu hóa.
    • Đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh: Mẹ nên chế biến và bảo quản đúng cách để vừa không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm vừa an toàn tốt cho sức tiêu hóa của trẻ.
    • Khuyến khích trẻ uống thêm nước: Mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, bổ sung dung dịch bù nước trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy.
    • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều: Không nên ép trẻ ăn, nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

    Không tự ý cho trẻ dùng thuốc:
    Không tự ý cho trẻ dùng các thuốc như kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc trị táo bón, thuốc chống nôn, thuốc điều trị đau bụng… khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau.

    Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết:
    Khi thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, nên đưa trẻ để bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lí để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
    Xem thêm: Rối loạn tiêu hoá ở trẻ - Những điều mẹ không thể bỏ qua - FHI
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,343
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    mẹ nên chú ý đến sức khỏe bé nhé
     

Chia sẻ trang này