Thông tin: 10+ Thuốc Bôi Hiệu Quả Nhất Dành Cho Bé Bị Chốc Lở

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi tramy98, 22/4/2021.

  1. tramy98

    tramy98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/3/2021
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè tại những nơi có điều kiện vệ sinh kém và dân cư đông đúc. Bệnh chốc lở không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nó khiến bé ngứa ngáy, khó chịu trong nhiều ngày. Vậy bị chốc lở bôi thuốc gì hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 10 thuốc bôi hiệu quả nhất dành cho bé bị chốc lở.
    [​IMG]
    I. Nhóm các dung dịch sát khuẩn
    Hai tác nhân chính gây bệnh chốc lở là tụ cầu vàng ( Staphylococcus) và liên cầu nhóm A ( Streptococcus). Những vi khuẩn này tấn công vào cơ thể hình thành vết chốc da. Để tiêu diệt các vi khuẩn này thì sử dụng dung dịch sát khuẩn là giải pháp hàng đầu. Sau đây là 5 dung dịch sát khuẩn thông dụng trong điều trị bệnh chốc:
    1. Povidone iod
    [​IMG]
    Dung dịch Povidone iod là phức hợp của iod với povidone. Tác dụng diệt khuẩn của dung dịch phụ thuộc vào lượng iod giải phóng ra khỏi phức hợp. Iod sẽ liên kết với gốc thiol (-SH) hoặc hydroxyl (-OH) của các acid amin trong enzym và protein của vi khuẩn. Phản ứng của iod làm bất hoạt và tiêu diệt các chất tham gia cấu trúc tế bào vi khuẩn.
    Povidone iod có tác dụng mạnh trên tụ cầu và liên cầu nên đem lại hiệu quả trong xử lý các vết chốc. Tuy nhiên, dung dịch này có hiệu lực tác dụng không kéo dài nên bạn phải sử dụng nhiều lần trong ngày.
    Dung dịch có thể gây đau xót và kích ứng da. Hơn thế nữa, nếu iod hấp thụ vào cơ thể có thể làm tăng tiết nước bọt, miệng có vị kim loại, tiêu chảy hay ảnh hưởng tới tuyến giáp.
    Một số đối tượng không nên sử dụng dung dịch povidone iod:
    • Bệnh nhân bướu cổ hoặc mắc bệnh lý tuyến giáp.
    • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Do da bé còn mỏng manh lên khả năng bị kích ứng cao hơn người lớn. Do đó, chỉ sử dụng dung dịch povidone khi đã pha loãng và cần giám sát trẻ để tránh trẻ nuốt phải.
    • Phụ nữ có thai và cho con bú: cần cân nhắc sử dụng. Vì iod có khả năng đi qua nhau thai và tiết vào sữa mẹ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
    2. Chlorhexidine
    [​IMG]

    Chlorhexidine cũng là một dung dịch sát khuẩn tương tự Povidone iod. Nồng độ thường hay sử dụng là 0,5% được chứng minh hiệu quả và an toàn đối với cả trẻ sơ sinh. Ưu điểm của Chlorhexidine là ít hấp thu qua da nên tránh được tác dụng phụ toàn thân. Nhưng đây là dung dịch có hiệu quả ngắn và gây xót khi sử dụng. Vì vậy, nó chỉ phù hợp với trường hợp nhiễm trùng nhẹ. Đối với các vết chốc đã vỡ, chảy nhiều dịch thì dung dịch không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chlorhexidine có thể gây viêm kết mạc nếu tiếp xúc với mắt hoặc viêm tai giữa nếu nhỏ vào tai.
    Trong khi sử dụng dung dịch Chlorhexidine, bạn cần tránh dùng đồng thời với xà phòng vì có thể gây kích ứng, bong tróc da mạnh. Ngoài ra, không nên dùng cùng với các thuốc sát khuẩn chứa dẫn xuất anion vì có thể làm mất tác dụng sát trùng.
    3. Castellani (acid fusidic)
    [​IMG]

    Castellani được dùng để sát khuẩn tại chỗ trong trường hợp chốc lở, viêm da có mụn mủ hoặc bệnh nấm da. Thành phần chính là fuchsine basique và acid boric và phenol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, thành phần resorcinol có khả năng giảm ngứa.
    Thuốc tác dụng phá hủy vách tế bào và làm bất hoạt vi khuẩn, trong đó có liên cầu gây bệnh chốc lở. Tốc độ thấm thuốc phụ thuộc vào trạng thái của lớp sừng, độ kiềm toan trên da.
    Mặc dù có khả năng sát khuẩn khá tốt nhưng sử dụng Castellani có thể gây phản ứng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay.
    4. Milian (xanh methylen)
    [​IMG]
    Dung dịch Milian gồm có xanh methylen, tím getian, cồn 96 độ và nước tinh khiết. Khi dung dịch tiếp xúc với vi khuẩn trên da, xanh methylen làm bất hoạt acid nucleic gây phá hủy tế bào và làm chết chúng. Xanh methylen có tác dụng tốt trên nhóm tụ cầu và liên cầu gây bệnh chốc lở. Vì vây, đây cũng là một dung dịch hay được dùng để bôi lên các mụn nước.
    Nhược điểm của dung dịch Milian do thành phần cồn 96 độ gây ra. Cồn có tác dụng sát khuẩn nhưng đồng thời nó cũng gây tổn thương mô hạt và cản trở quá trình lành da tự nhiên. Vì vậy, đối với các mụn nước đã vỡ không nên sử dụng dung dịch millian.
    5. Eosin
    [​IMG]
    Eosin hay còn gọi là thuốc đỏ có thành phần chính là merbromin. Hợp chất này có tác dụng diệt khuẩn nên được dùng để sát trùng vết thương nhẹ, vết bỏng, vết chốc. Tuy nhiên, một số quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp không còn sử dụng eosin do lo ngại thành phần thủy ngân (Hg) gây tổn hại tới sức khỏe. Nếu sử dụng thuốc đỏ trong thời gian dài, cơ thể có thể hấp thu một lượng thủy ngân đủ lớn để gây ra biến chứng:
    • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
    • Yếu cơ, rối loạn phối hợp động tác, tê bì chân tay.
    • Ảnh hưởng tới trí nhớ, giảm khả năng nghe, nói.
    • Gây tổn thương da: mẩn ngứa, bong tróc.
    >>> Xem bài viết: Thuốc đỏ sát trùng và những ảnh hưởng lên sức khỏe của bạn
    6. Thuốc tím
    Thuốc tím có công thức hóa học là KMnO4 (Kali Pemanganat). Đây là chất oxy hóa mạnh và có khả năng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Vì vậy, thuốc tím từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, đặc biệt với các tổn thương ngoài da.
    Thuốc tím thường được bán dưới dạng gói bột. Khi sử dụng, cần phải pha loãng thuốc tím với nước theo tỷ lệ thích hợp. Đây là nhược điểm không thể khắc phục của thuốc tím, vì bản chất tính oxy hóa của thuốc tím gây khó khăn nhiều trong việc bảo quản dưới dạng dung dịch.
    [​IMG]
    Ngoài ra, thuốc tím còn tồn tại một số nhược điểm như:
    • Khả năng tiêu diệt mầm bệnh ở mức trung bình
    • Dễ gây kích ứng da, niêm mạc, nhất là khi dùng ở nồng độ cao.
    • Dễ bị biến tính và khó duy trì hiệu quả kéo dài.
    • Gây nhuộm bẩn màu da, quần áo khi dùng.
    • Có thể gây cháy, nổ khi tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ.
    Chính vì vậy, thuốc tìm ngày càng ít được dùng cho các tổn thương da liễu. Với bệnh chốc, thuốc tím không cho hiệu quả mạnh, tụ cầu không được tiêu diệt triệt để vẫn còn khả năng lan thêm và gây chốc trên diện rộng.
    II. Nhóm các thuốc mỡ kháng sinh
    1. Supirocin (hoạt chất mupirocin)
    [​IMG]

    Thuốc mỡ kháng sinh Supirocin có chứa kháng sinh mupirocin chiết xuất từ Pseudomonas Fluorescen. Phổ tác dụng hẹp, chủ yếu trên vi khuẩn Gram (+) như tụ cầu vàng (cả chủng kháng methicilline), liên cầu. Kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào nồng độ:
    • Nồng độ thấp: tác dụng kìm khuẩn.
    • Nồng độ cao: có tác dụng diệt khuẩn. Nồng độ 2% có khả năng diệt khuẩn trên bề mặt da.
    Môi trường hoạt động tốt nhất của kháng sinh mupirocin là môi trường acid yếu với pH khoảng 5,5 (gần với pH của da). Chính vì vậy, mupirocin được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn ngoài da: chốc lở, viêm da, mụn nhọt,…
    Kháng sinh là thuốc cần sử dụng theo đơn của bác sĩ để tránh hiện tượng kháng thuốc. Mỗi đợt điều trị kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đối với trẻ em và người lớn nên bôi thuốc lên vùng da tổn thương tối đa 3 lần/ngày.
    Các tác dụng phụ có thể gặp tại vị trí tổn thương khi dùng thuốc: cảm giác nóng, châm chích và ngứa. Thuốc mỡ kháng sinh Supirocin được khuyến cáo không dùng cùng với các thuốc có chứa polyethylene glycol để tránh làm mất tác dụng của thuốc.
    2. Kem acid fucidic
    [​IMG]
    Kem acid fucidic và dạng muối natri fucidat là một kháng sinh có cấu trúc steroid. Kháng sinh này vừa có tác dụng kìm khuẩn, vừa có tác dụng diệt khuẩn.
    Phổ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương, đặc biệt là nhóm tụ cầu (tụ cầu vàng – Staphylococcus, tụ cầu kháng methicillin). Vì vậy, nó có thể được sử dụng để điều trị bệnh chốc lở. Tuy nhiên, kháng sinh chứa acid fucidic lại ít nhạy cảm với liên cầu (Streptococcus).
    Acid fucidic ức chế quá trình tổng hợp protein thông qua ức chế một số yếu tố cần thiết cho quá trình chuyển đoạn và kéo dài chuỗi peptid. Tuy có khả năng ức chế mạnh nhưng nhóm kháng sinh cấu trúc steroid này lại khó thâm nhập qua vách tế bào vi khuẩn. Chính vì thế mà kháng sinh chỉ có tác dụng chọn lọc trên những vi khuẩn nhạy cảm.
    Khi dùng thuốc điều trị bệnh chốc lở, bạn cần phải tuân thủ thời gian điều trị của bác sĩ. Nếu dùng không đúng có thể tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc và gây bội nhiễm vi khuẩn.
    Do thuốc thấm tốt qua da và có mặt ở hầu hết các lớp dưới da nên có nguy cơ đi vào máu. Khi đó, kháng sinh có thể gây tác dụng không mong muốn như: tổn thương da diện rộng hoặc loét ở chân. Chế phẩm kem acid fucidic 2% được sử dụng để bôi ngoài da với tần suất 1 – 2 lần/ngày và điều trị trong 1 tuần.

    3. Erythromycin
    [​IMG]

    Erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Gram dương, Gram âm. Ở nồng độ cao, kháng sinh có khả năng tiêu diệt các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
    Erythromycin vẫn còn nhạy cảm với chủng tụ cầu vàng và liên cầu nên có thể dùng để điều trị các vết chốc. Tuy nhiên, kháng sinh này được biết đến nhiều hơn với tác dụng điều trị mụn nhọt, trứng cá (cả dạng trứng cá đỏ). Khi bôi lên da, erythromycin ức chế vi khuẩn phát triển (chủ yếu là P. acnes) và giảm nồng độ acid béo tự do trong bã nhờn. Các acid béo này là chất gây mụn trứng cá và là nguyên nhân gây ra các nốt mụn mủ, mụn bọc.
    Nồng độ sử dụng 2 – 4% và kết hợp với benzoyl peroxid, ichthammol, tretinoin, kẽm acetat trong điều trị trứng cá. Thông thường, kháng sinh bôi ngoài da khoảng 2 lần/ngày và đợt điều trị có thể kéo dài trên 10 ngày. Chú ý, bôi thuốc lên vùng da tổn thương khi đã rửa sạch và lau khô. Trong quá trình điều trị, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ: kích ứng da nhẹ, mẩn đỏ, ngứa, tróc da, thay đổi hoạt động tiết bã nhờn,…
    III. Nhóm thuốc chứa kháng sinh kết hợp corticoid
    Fobancort
    [​IMG]

    Thuốc mỡ Fobancort có thành phần chính là acid fucidic và betamethasone dipropionat. Thành phần kháng sinh acid fucidic có tác dụng hiệu quả trên tụ cầu và liên cầu gây bệnh chốc lở. Betamethasone Dipropionat được bổ sung thêm với vai trò chống viêm, giảm ngứa và co mạch khi bôi tại chỗ. Đây là một glucocorticoid rất mạnh và dễ hấp thu khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc da có tổn thương hở, hoạt chất này có thể hấp thu với lượng đủ để gây tác dụng toàn thân. Corticoid có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ:
    • Kích ứng da, bỏng rát nhẹ.
    • Tao mỏng da, rạn da, thay đổi sắc tố da.
    • Làm chậm lành vết thương, xuất hiện mụn viêm.
    • Bội nhiễm nấm và vi khuẩn.
    • Dùng corticoid mạnh và kéo dài trên diện rộng gây ra hội chứng Cushing, chậm lớn ở trẻ.
    Do nguy cơ lớn hơn nhiều lợi ích nên các loại kem chứa corticoid không được khuyến cáo sử dụng cho các nhiễm khuẩn ngoài da ở trẻ nhỏ. Nếu thật sự phải dùng thuốc thì chỉ nên dùng các thuốc corticoid có tác dụng yếu. Khi dùng kháng sinh và corticoid cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và hiện tượng kháng thuốc.
    IV. Bộ sản phẩm Dizigone xử lý bệnh chốc
    Vệ sinh các vết chốc hàng ngày là biện pháp giúp đẩy lùi bệnh chốc lở nhanh chóng. Các dung dịch sát khuẩn đem lại hiệu quả tốt và an toàn hơn so với các loại thuốc kháng sinh và corticoid. Như đã trình bày ở trên, các dung dịch sát khuẩn thông thường đều không đáp ứng được tiêu chí cần có để dùng cho chốc lở. Vì vậy, nhiều người vẫn phải chấp nhận rủi ro trong quá trình điều trị.
    Bộ sản phẩm Dizigone sau khi ra đời đã khắc phục được những khó khăn của người bị bệnh chốc lở. Bộ sản phẩm bao gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc.

    [​IMG]
    1. Dung dịch Dizigone
    Dung dịch Dizigone được đánh giá cao bởi các bác sĩ da liễu nhờ những ưu điểm vượt trội:
    • Tác dụng mạnh: tiêu diệt 100% vi khuẩn gây bệnh thường gặp, cả tụ cầu vàng và liên cầu nhóm A.
    • Hiệu quả nhanh trong 30 giây tiếp xúc, được kiểm chứng qua thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ KHCN.
    • Thành phần lành tính, an toàn, pH trung tính, không gây kích ứng da.
    • Không tổn thương mô hạt, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
    • Không chứa kháng sinh, corticoid.
    • Dung dịch trong suốt, không gây nhuộm da, không gây mất thẩm mỹ.
    2. Kem Dizigone Nano Bạc
    Kem Dizigone Nano Bạc là bước chăm sóc da không thể thiếu sau khi dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Công dụng chính của kem là cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cần thiết để quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn. Từ đó, nguy cơ hình thành sẹo được giảm đi đáng kể.
    Bên cạnh đó, kem Dizigone Nano Bạc còn giúp duy trì hiệu lực kháng khuẩn nhờ khả năng diệt khuẩn của các phân tử nano bạc. Khi sử dụng kem Dizigone, bé sẽ không còn cảm thấy ngứa hay khó chịu nữa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Phản hồi của khách hàng về bộ sản phẩm Dizigone dùng cho bé bị chốc lở

    3. Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone đẩy lùi bệnh chốc lở
    Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone cho bé bị chốc lở:
    Cách dùng bộ sản phẩm Dizigone cho bệnh chốc
    • Thấm dung dịch Dizigone ra bông để lau kỹ vết chốc. Chú ý lau khu trú từ ngoài vào trong để tránh tổn thương lan ra vùng lân cận. Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu.
    • Quan sát tiến triển hàng ngày, khi nào bề mặt vết chốc khô se hẳn, không còn chảy mủ vàng. Kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc sau bước lau dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
    >>> Xem bài viết: Bệnh chốc lở kiêng ăn gì để nhanh lành – không sẹo?
    Trên đây là những thông tin hữu ích về 10 thuốc/sản phẩm bôi ngoài da hiệu quả nhất cho bé bị chốc lở. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách điều trị bệnh chốc, hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482. Đội ngũ dược sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tramy98
    Đang tải...


  2. Mileva278

    Mileva278 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/7/2020
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn mom đã chia sẻ, mùa hè hay bị bệnh chốc thật, mình sẽ lưu bài viết này ^^
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các cha mẹ phải lưu lại ngay
     
  4. Nhà Đẹp S House

    Nhà Đẹp S House Thiết kế nhà đẹp S House

    Tham gia:
    15/10/2020
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Mình hay dùng Povidone iod, thấy rất hiệu quả, sát trùng không bị xót, mà còn làm mềm vết thương, không bị khô cứng như oxy già.
     
  5. chunghv458

    chunghv458 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/6/2017
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này