Người Phật Tử Cần Biết!

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi bigoogle, 6/9/2021.

  1. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Kính gửi mọi người tham khảo!

    TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

    Hỏi: Kính thưa Thầy, tại sao các chùa, các đền, các đình làng và các tôn giáo ở mỗi miền đất nước trên quả địa cầu này đều phát triển theo đời sống khoa học và vật chất lên cao so với các thế kỷ trước ..., số lượng hình thức thờ cúng mọc lên quá nhiều, số tín đồ cũng đông đúc tăng lên ... Sự cầu xin khấn lạy trời đất quỷ thần hằng năm cũng vô kể ... theo thế gian mà nói là “thịnh” ... Ấy thế mà tại sao không xoay chuyển nổi sự vận hành của thiên nhiên như: bão lụt, hạn hán, sâu bọ phá mùa màng, chuột bọ phá phách, thời tiết thất thường nóng lạnh, không có nhà khoa học nào điều chỉnh được ... Bệnh tật ngày càng phát triển bệnh “nan y”. Các nước khoa học tân tiến hiện đại phát triển, cấy được Gen, nên người còn sống bèn mổ ra lấy lục phủ ngũ tạng thay thế cho người bệnh, v.v..

    Kính thưa Thầy, vì nguyên nhân gì mà trái đất này chịu nghiệt ngã trong cuộc sống của loài người đến như thế này ạ? Những việc làm trên của các nhà khoa học hay sự cầu khấn của tín đồ các tôn giáo có tác dụng hay không có tác dụng mà kết quả thảm khốc cho loài người trên hành tinh này vậy?

    Đáp: Câu hỏi này có hai phần rõ rệt:

    1- Vật chất khoa học.

    2- Tâm linh tôn giáo.

    Khoa học vật chất có một bước tiến triển khá xa để phục vụ đời sống con người, nhưng vì khoa học không chịu nhận thức đạo đức nhân quả là một đạo luật công bằng và công lý, vì thế khi phát minh ra một vật dụng gì để phục vụ con người thì lại quên hành động đạo đức nhân quả, do đó khi áp dụng khoa học vào sản xuất thành phẩm để nâng cao đời sống của con người thì thải ra một chất độc làm cho môi trường sống chung của con người bị ô nhiễm. Do môi trường sống chung bị ô nhiễm nên thời tiết không ôn hòa, khí hậu bất thường, thường xảy ra thiên tai bão lụt liên miên và đủ mọi loại bệnh tật.

    Khoa học mà không có đạo đức là khoa học giết người, giết người một cách kinh khủng, vì khoa học làm đảo lộn môi trường sống, làm đảo lộn tâm lý con người, biến con người thành ác thú. Do thế, khoa học mà không có đạo đức là một tai họa rất lớn cho loài người. Điều này đã xác định qua những thế kỷ gần đây, khi khoa học phát triển đã diệt con người bằng mọi cách, từ bệnh tật, tai nạn giao thông đến súng đạn, bom, bom vi trùng, thuốc khai hoang, bom nguyên tử, v.v.. Bom nguyên tử đã diệt con người trong hai thành phố ở Nhật Bản một cách quá kinh khiếp, và đến giờ này dân Nhật Bản còn phải gánh chịu chưa dứt hậu quả của khoa học.

    Xưa ông bà chúng ta di chuyển bằng đi bộ, cưỡi voi, cưỡi ngựa, xe bò, xe ngựa, xe trâu, vì thế tai nạn giao thông không xảy ra và con người không mất mạng một cách vô lý, nhưng thời đại ngày nay khoa học phát minh xe cộ chạy bằng cơ giới, tốc độ càng nhanh thì tai nạn giao thông càng tăng. Do thế, chúng ta nên biết những sáng tạo khoa học của loài người để phục vụ cho con người thì con người phải kèm theo trách nhiệm bổn phận đạo đức, có thế thì sự sáng tạo của khoa học là một điều lợi ích rất lớn cho loài người. Bằng ngược lại, nếu con người thiếu đạo đức mà lo sáng tạo khoa học thì con người đã tự mình tự sát mà không hề hay biết.

    Tóm lại, khoa học là sự phát minh phục vụ đời sống của con người rất thực tế, nhưng đạo đức nhân quả làm người, hành động có trách nhiệm đạo đức còn thực tế hơn và lợi ích hơn khoa học rất nhiều. Nếu khoa học không có mà con người có đạo đức thì cuộc sống cũng được an lành, hạnh phúc hơn, tuy vật chất không nhiều và đời sống thiếu tiện nghi, nhưng lại yên ổn và an vui. Có khoa học mà không có đạo đức thì tai họa sẽ xảy ra cho con người vô cùng vô tận, bằng chứng lũ lụt, thiên tai, động đất, những bịnh tật thời đại nan y, v.v.. Nếu có khoa học mà có cả đạo đức nhân quả nữa thì đời sống con người hạnh phúc biết bao.

    Về tôn giáo thì trên hành tinh này có biết bao nhiêu tôn giáo; hằng ngày sự cầu khấn của tín đồ trên hành tinh này không lúc nào mà không cầu khấn và tốn hao cho sự cầu khấn này cũng nhiều. Thế mà tai nạn vẫn đổ lên đầu con người, như vậy tôn giáo chỉ chẳng qua là lừa đảo con người mà thôi. Bởi vì theo luật nhân quả không có một tôn giáo nào cứu khổ con người được mà chính hành động đạo đức của con người mới cứu khổ cho họ được.

    Cho nên, tôn giáo nào ra đời mà chỉ dạy cho con người có đạo đức nhân bản - nhân quả là tôn giáo không lừa đảo, là đem lại lợi ích thiết thực cho con người. Còn ngược lại dạy cầu khấn ban phước, có Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn, Địa Ngục, v.v.. là sự chỉ dạy phi đạo đức, dối gạt, lừa đảo, phản khoa học, không thực tế, không logic.

    Cho nên hiện giờ mới nhìn vào tôn giáo và khoa học thì dường như mang đến hạnh phúc cho người, nhưng thật sự là đem tai họa đến cho con người nhiều hơn. Thế nên làm một việc gì đều phải có đạo đức, đạo đức là hàng đầu của cuộc sống loài người; nếu thiếu đạo đức thì con người phải chịu khổ đau muôn vàn.

    [​IMG]

    (Nguồn: click here)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bigoogle
    Đang tải...


  2. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Về tôn giáo thì trên hành tinh này có biết bao nhiêu tôn giáo; hằng ngày sự cầu khấn của tín đồ trên hành tinh này không lúc nào mà không cầu khấn và tốn hao cho sự cầu khấn này cũng nhiều. Thế mà tai nạn vẫn đổ lên đầu con người, như vậy tôn giáo chỉ chẳng qua là lừa đảo con người mà thôi.

    Bởi vì theo luật nhân quả không có một tôn giáo nào cứu khổ con người được mà chính hành động đạo đức của con người mới cứu khổ cho họ được."
     
  3. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Cho nên, tôn giáo nào ra đời mà chỉ dạy cho con người có đạo đức nhân bản - nhân quả là tôn giáo không lừa đảo, là đem lại lợi ích thiết thực cho con người.

    Còn ngược lại dạy cầu khấn ban phước, có Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn, Địa Ngục, v.v.. là sự chỉ dạy phi đạo đức, dối gạt, lừa đảo, phản khoa học, không thực tế, không logic."
     
  4. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    ĐẠO PHẬT VÀ GIỚI LUẬT

    Hỏi: Kính thưa Thầy! Tại sao tu sĩ Phật giáo hiện giờ không giữ gìn giới luật, sống phi giới luật, sống bẻ vụn giới luật. Như vậy, con đường tu của họ sẽ đi về đâu? Và có ích lợi gì cho kiếp sống tu hành của họ?

    Người tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc, sống đúng Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, phòng hộ các căn đầy đủ, con đường tu của họ sẽ đi về đâu?

    Và có ích lợi gì cho kiếp sống của họ? Con cúi mong Thầy chỉ dạy để cho chúng con được rõ.

    Đáp: Như Thầy đã dạy, giới luật là một pháp môn tu hành của đạo Phật, chứ không phải là pháp luật của một quốc gia. Cho nên, các bộ giới luật do các Tổ biên soạn thành một bộ pháp luật của Phật giáo hơn là một pháp môn tu tập để tâm được vô lậu.

    Pháp môn giới luật cùng với pháp môn Thiền định và pháp môn Trí tuệ, gọi chung có tên là “Tam Vô Lậu Học”.

    Tam Vô Lậu Học là ba pháp môn tu tập không còn lậu hoặc, tức là ba cấp tu tập trong tám lớp học sẽ chấm dứt đau khổ của kiếp người hay nói cách khác là làm chủ sanh, già, bệnh, chết của đạo Phật.

    Ba pháp môn vô lậu này kỳ thật chỉ là ba cấp học đạo đức duy nhất của Phật giáo, nên nó được chia ra làm ba giai đoạn tu tập: Giới, Định, Tuệ.

    Ba cấp học này chỉ có giới luật là cấp học quan trọng nhất và tu tập khó nhất trên đường tìm cầu đạo giải thoát theo đạo Phật.

    Bởi thế, người nào tu hành mà không giữ gìn giới luật, không tu giới luật, không sống đúng giới luật, thì có tu suốt đời cũng tu chẳng tới đâu, chỉ còn tu danh, tu lợi, tu tưởng, tu chùa to Phật lớn mà thôi (chẳng bao giờ có giải thoát thật sự).

    Nếu không tu giới luật mà tu định, thì Thiền định đó là tà thiền, định tưởng.

    Nếu không tu giới luật mà tu trí tuệ thì trí tuệ đó là tà tuệ, kiến giải, tưởng giải, là trí tuệ tích lũy, nhai lại bã mía của người xưa, thêm râu, thêm ria, vẽ rắn thêm chân.

    Từ xưa đến giờ các Tổ chỉ lặp đi, lặp lại lối mòn của nhau, chỉ dùng từ hiện đại cho lạ tai mà thôi, chứ lối mòn vẫn là lối mòn, không thể nào lối mòn là đường cái được.

    Như trên Thầy đã dạy, giới luật là pháp môn quan trọng nhất trong Tam Vô Lậu Học. Cho nên, vì lợi ích chúng sanh, vì muốn thoát ra sự đau khổ của kiếp người đức Phật đã dạy: “Vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm xong, vì lòng thương tưởng Ta đã dạy các ngươi”.

    Đây là một bài kinh mà đức Phật đã khéo nhắc nhở cho các vị Tỳ kheo tu tập giới luật, vì giới luật rất quan trọng trên đường cầu đạo giải thoát. Bài kinh “Ước Nguyện” Trung Bộ tập 1 trang 79 Phật dạy:

    - “Này các Thầy Tỳ kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới”.

    Đoạn kinh này là lời dạy khuyên nhắc nhở của đức Phật thấm thía vô cùng, một lời khuyên từ cõi lòng vì thương tưởng chúng sanh đang sống trong cảnh khổ mà chẳng biết đường nào ra. Trên thế gian này chỉ còn có con đường duy nhất để tu tập, thoát ra sự đau khổ của kiếp người, “Giới, Định, Tuệ”. Không thể còn có con đường thứ hai nào khác được nữa.

    Biết rất rõ điều này, trên bước đường tầm sư học đạo. Ngài đã sáu năm gian khổ, nhưng vẫn không tìm ra con đường giải thoát. Bốn mươi chín ngày dưới cội bồ đề trầm tư và nhập Tứ Thánh Định, chứng Tam Minh. Ngài đã tự tìm ra chân pháp, chân pháp ấy là thầy của Ngài, đã dẫn đường Ngài đi đến đích, thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

    Chân pháp ấy là gì?

    Chân pháp ấy là “Giới, Định, Tuệ”. Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng ta với lòng yêu thương tha thiết đối với chúng ta như con một: “Hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các giới học”.

    Thế mà người tu sĩ Phật giáo hiện giờ lại xem thường giới luật, oai nghi chánh hạnh không có, xem thường trong các lỗi nhỏ nhặt, phạm giới không biết xấu hổ, chẳng bao giờ lấy giới phòng hộ sáu căn, sống ăn uống phi thời, nam nữ trai gái kề cận chẳng biết đó là tai họa khổ đau, chẳng biết đó là con đường sanh tử luân hồi.

    Bài kinh Ước Nguyện, đức Phật đã xây dựng nó trên nền tảng đạo đức nhân bản -nhân quả. Ngài không dạy chúng ta cầu nguyện mà dạy chúng ta ước nguyện.

    Muốn ước nguyện được thành tựu sở nguyện thì phải sống đúng giới luật, giới luật là thiện pháp, do nhân thiện pháp thì chuyển được ác pháp. Vì thế, do nhân thiện pháp thì quả của thiện pháp là ước nguyện của chúng ta viên mãn.

    Ví dụ: Một người có bệnh tật, tai nạn xảy đến hoặc tai nạn bệnh tật chưa xảy đến nhưng ước nguyện bệnh tật tai nạn sẽ chấm dứt và bệnh tật tai nạn sẽ không xảy ra, thì người ấy phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới thì ước nguyện sẽ thành tựu.

    Nếu ai giữ gìn giới luật đúng như vậy thì tai nạn, bệnh tật sẽ qua và không xảy đến. Như vậy, Ngài đã dạy chúng ta tu tập giải thoát trên nền đạo đức nhân bản - nhân quả, lấy hành động thiện làm gốc, diệt trừ mọi hành động ác và lòng ham muốn.

    Trong bài kinh Ước Nguyện, đức Phật dạy:

    “- Mong rằng ta được mọi người thương mến, yêu quý, cung kính, và tôn trọng”.

    “- Mong rằng ta được các vật dụng đầy đủ không thiếu hụt”.

    “- Mong rằng những người bố thí cúng dường các vật dụng sẽ được quả báo và lợi ích lớn”.

    “- Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi bệnh tật tai nạn chết, mệnh chung với tâm hoan hỷ, an lạc, được quả báo và lợi ích lớn”.

    Trên đây là những ví dụ ước nguyện trong bài kinh, muốn được toại nguyện cho mình cho người thì chỉ tu tập và giữ gìn giới luật nghiêm túc.

    Kinh Phật đã dạy như vậy, thế mà kinh sách phát triển lại dạy cúng tế, cầu khẩn, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, cầu an, cầu siêu để được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ (do chư Phật, Bồ Tát từ bi gia hộ).

    Kinh sách phát triển lối dạy tu tập đều cầu tha lực, (Tam bảo gia hộ) cho đến những ước nguyện cho mình, cho người đều dựa vào tha lực. Còn ngược lại, kinh sách Nguyên Thủy dạy tự lực. Muốn lợi mình lợi người thì người ấy phải tự mình tận lực sống đúng giới hạnh, nói cách khác là phải sống đúng thiện pháp không được sống trong ác pháp.

    Nói chung, đức Phật dạy con người muốn có cuộc sống an vui, hạnh phúc thì phải sống có đầy đủ đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì được mọi toại nguyện.

    Đọc qua bài kinh Pháp Môn Căn Bản ta thấy rõ Phật giáo không đi nhẩm lại lối mòn của các tôn giáo khác, tự mình vạch ra một lối đi độc đáo, tự lực, cụ thể không mơ hồ, chính xác để giải quyết kiếp sống con người, thoát ra mọi cảnh khổ, tạo thế gian, có cuộc sống con người thành một cõi Thiên Đàng, Cực Lạc.

    Để chiến thắng sự ưa thích dục lạc thế gian, sự không ưa thích, sự bất toại nguyện, và sự khiếp đảm, sợ hãi, Phật dạy: “- Này các Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo có ước nguyện: Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chứ không phải lạc và bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục lạc và bất lạc được khởi lên. Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên nơi Tỳ kheo, Tỳ kheo ấy “phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định (tỉnh thức), thành tựu quán hạnh (vô lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư)”.

    Lời dạy trên đây rất cụ thể cho người tu, muốn nhiếp phục tâm ham muốn và sợ hãi thì chỉ có giới luật và bốn pháp định, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở (không gián đoạn thiền định), nội tâm tịch tĩnh (Định Sáng Suốt), thành tựu quán hạnh (Định Vô Lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư).

    Trong bài kinh Ước Nguyện đức Phật dạy nhập Bốn Thánh Định rất rõ ràng và dễ dàng không có khó khăn.

    Vì muốn nhập Bốn Thánh Định này không khó khăn, không có ức chế tâm như các nhà học giả kiến giải dạy ra chỉ cần sống đúng giới hạnh và tu tập các pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để xả tâm cho thật sạch (không còn tham sân, si, mạn, nghi) nữa, thì chỉ ra lệnh nhập thiền định nào thì nhập ngay thiền định ấy.

    “- Này các Thầy Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo có ước nguyện: Mong rằng, Tỳ kheo ý muốn, không khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn thiền thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú, Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh (Sáng Suốt Định), không gián đoạn thiền định (Thân Hành Niệm Nội Ngoại), thành tựu quán hạnh (Định Vô Lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch (độc cư)”.

    Nếu người nào muốn tu tập thiền định của đạo Phật nhập Bốn Thánh Định, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, không có khó khăn, chỉ cần thành tựu viên mãn giới luật, tức là sống đúng giới luật.

    Xét ra từ khi đức Phật nhập diệt đến giờ, không có ai nhập được Bốn Thánh Định, chỉ vì không thành tựu viên mãn giới luật.

    Nếu đã có người nào viên mãn được giới luật sống đầy đủ chánh hạnh thì Phật pháp đâu bị ngoại đạo biến thể như ngày nay và như thế này. Phật giáo ngày nay đã trở thành một tôn giáo hỗn tạp mang đủ thứ pháp môn của ngoại đạo (84 ngàn pháp môn) mà còn tự xưng những danh từ ngã mạn cống cao khác.

    Như trên Phật đã dạy trong bài kinh Ước Nguyẹn. Từ đức hạnh làm người, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Để đem lại sự giải thoát, an lạc, hạnh phúc cho nhau trên hành tinh này thì “Hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới thì được toại nguyện, mãn nguyện làm người có đạo đức đầy đủ”.

    Nếu muốn thành tựu những đức hạnh của bậc Thánh nhân và thực hiện thiền định làm chủ sự sống chết của bậc chân nhân mà người đời thường hay ưa thích tu thiền định, nhưng không biết thiền định nào đúng sai, cứ nghe thiền định là cứ tu, nhắm mắt tu đùa, tu không suy nghĩ đúng sai phải trái, đã mất công sức tu hành lại còn mất tiền mất của, bỏ đời sống thế gian, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ thân bằng quyến thuộc, v.v.. Chỉ vì muốn thoát khỏi mọi sự đau khổ của cuộc đời, để trở thành bậc Thánh nhân, nhưng lại tu sai đường, Thánh nhân đâu không thấy, giải thoát đâu không thấy, ngẫm lại cuộc đời mình mà đau lòng, bị các nhà tôn giáo lừa đảo mà không dám nói ra, ngậm miệng tự an ủi mình, phải tu nhiều kiếp, kiếp này chưa xong thì kiếp khác tu nữa. Phật Thích Ca ngày xưa còn tu vô lượng kiếp mới thành Phật, câu này là câu an ủi nhất của những người bị lừa đảo, tu lạc tà pháp, họ muốn hy vọng hão huyền để mà hy vọng, để mà sống.

    Nhưng trong bài kinh Ước Nguyện Phật dạy tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn thiền, thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú.

    Như vậy, thiền định tu tập đâu có khó khăn gì, thế mà người tu thiền thời nay lại tu quá khó khăn, tu mãi từ hai ba chục năm, nhưng không thành tựu. Các Tổ như Ngài Đại An 12 năm, Diệu Cao Phong 30 năm mà chỉ có triệt ngộ những công án mà thôi, còn làm chủ sanh tử thì chẳng biết gì, tâm sân hận thì vẫn còn cao ngút. Giải thoát đâu không thấy, làm chủ sanh, già, bệnh, chết đâu không thấy, chỉ thấy được mồm mép bén nhạy đối đáp như gió thổi (cơ phong). Còn một số người nữa lại tu vào các loại thiền khác, xuất hồn, Khí công, Yoga, Mật tông luyện bùa, niệm chú, bắt ấn, v.v.. Biến thành các tu sĩ này, thay vì tu giải thoát họ lại tu để làm thầy trị bệnh, trừ tà, ếm quỷ hoặc tập luyện dưỡng sinh, tức là thiền định biến thái thành phương pháp ngừa bệnh.

    Thiền định thời nay biến dần thành phương pháp ngừa bệnh (dưỡng sinh) chứ đâu còn là thiền định làm chủ sự sống chết như thời đức Phật.

    Nhìn sự tu hành của Phật giáo hiện giờ, ta rất buồn cười, thiền định của Phật thì dẹp qua không tu, mà lại tu thiền của ngoại đạo, chỉ vì thiền của ngoại đạo không có giới luật nghiêm túc, đời sống theo dục lạc dễ dàng, ăn uống ngủ nghỉ phi thời.

    Do đó, tu mãi không kết quả, chạy sang tu các pháp môn khác như Tịnh Độ “vừa tu Thiền vừa niệm Phật” như các Tổ Vĩnh Minh, Vân Thê, Từ Vân, v.v..

    Có người chuyển sang Tịnh Độ hẳn chuyên ròng niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc như Tổ Tông Bổn, Khánh Anh, Thiện Hoa, Thiện Hòa, v.v..

    Có người chuyển sang vừa tu Tịnh Độ cầu vãng sanh vừa tu Mật tông; có người lại chuyển sang qua hẳn Mật tông, chuyên ròng niệm chú, bắt ấn.

    Có người tu Tịnh Độ lâu ngày chẳng thấy kết quả gì chuyển qua tu Thiền tông, lại cũng có người tu Mật tông lâu ngày chẳng thấy linh ứng chuyển qua tu Thiền tông. Họ chuyển qua pháp môn này, chuyển lại pháp môn kia, tu mãi từ đời này sang đời khác mà chẳng ra gì, vẫn chết trong đau khổ và còn đau khổ hơn người thế gian.

    Hiện giờ người ta tu theo Phật Giáo Đại Thừa, cứ chạy theo ba pháp môn Thiền, Tịnh, Mật và chuyển qua chuyển lại tu tập, cứ thế tu tập cho đến bây giờ chẳng ai tu đến đâu, cứ loanh quanh, lẩn quẩn trong vòng lẩn quẩn, loanh quanh.

    Có người tu các loại tà thiền Yoga, xuất hồn lại rơi vào trạng thái Định tưởng; có người tu Thiền Đông Độ rơi vào Pháp tưởng nên gọi là triệt ngộ.

    Tịnh Độ tông thì rơi vào sắc, thanh tưởng thấy cảnh giới Tây Phương, Phật Di Đà và Thánh chúng, thấy hoa sen, thấy tên họ được đăng ký trên hoa sen và thấy ánh sáng hào quang, nghe Phật Di Đà thuyết pháp, v.v.. Đó toàn là sắc thanh tưởng.

    Mật tông thì rơi vào Tha tâm tưởng, nên biết chuyện quá khứ vị lai khiến cho mọi người quá nể phục và thường làm trò ảo thuật (thần thông) lừa đảo người.

    Tất cả những sự việc đã xảy ra khiến cho người tu tưởng mình đã chứng đạo, nên trong kinh Pháp Môn Căn Bản Phật dạy: “Tất cả những kết quả đó là tưởng tri chứ không phải thực chứng giải thoát (liễu tri)”.

    Bởi vậy, một người tu tìm cầu sự giải thoát mà không sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống không phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, không đầy đủ oai nghi chánh hạnh, không thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, không chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới, thì dù tu ngàn đời Thiền, Tịnh, Mật cũng chẳng đi đến đâu, chỉ uổng phí một đời tu hành mà thôi, rồi cũng chạy theo danh, lợi, buôn Phật, bán Pháp mà sống, sống trong cách thức lừa đảo tín đồ để ngồi mát ăn bát vàng.

    Thần thông của ngoại đạo do dùng tưởng tu tập như: Yoga, Mật tông, Khí công, Nội công, v.v.. Do dùng tưởng tu tập nên có thần thông mà tâm dục chưa diệt, ác pháp chưa trừ, nên dễ sa ngã trong nữ sắc, danh, lợi thế gian, v.v.. Do sa ngã nữ sắc, danh, lợi thế gian nên thần thông mất dần.

    Vì vậy, có nhiều vị giáo chủ mới xuống núi, thanh sắc đầy đủ, uy nghi chánh hạnh nghiêm trang khiến cho mọi người ai cũng kính nể, lại có thần thông kêu mây, hú gió, sai binh, khiển tướng, sái đậu thành binh, tàng hình, biến hóa, đi trên nước lửa như đi trên đất bằng, ngồi trên hư không như thuyền nổi trên nước, đi xuyên qua vách đá, chôn dưới đất mà vẫn sống, đi trong hư không như chim bay, v.v..

    Những hành động trên đã khiến cho mọi người kính trọng, đem dâng cúng của cải, tài sản và ngay cả sắc đẹp, không có vật gì mà họ tiếc.

    Thử hỏi thần thông như vậy để làm gì, có ích lợi gì cho loài người đâu? Chỉ là một trò ảo thuật cho người ta xem chơi mà thôi, để cám dỗ những người nhẹ dạ, ham mê thần thông, chứ không thể lường gạt những người đệ tử Phật được.

    Chỉ có một hành động lừa đảo gạt người, một vị đạo sư chỉ dùng một tờ báo nấu sôi một nồi nước đã làm cho mọi người kính nể. Nấu sôi một nồi nước chỉ có một tờ báo, hành động đó ích lợi gì cho con người ở thế gian. Vậy mà mọi người vô minh đều kính phục.

    Các vị giáo chủ loại này tâm dục chưa trừ, ác pháp chưa diệt, nên khi thấy của cải, tài sản, sắc đẹp thì ham thích nên lần lần sa ngã và thần thông tưởng tiêu mất.

    Cho nên, thỉnh thoảng báo chí Công an phát giác ra đăng tin, vị giáo chủ này, vị giáo chủ kia, ông đạo này ông đạo kia làm chuyện lừa đảo tín đồ nhẹ dạ.

    Ngược lại, thần thông của đạo Phật, không do tu tưởng mà có, chỉ dùng pháp hướng như lý đạo tác ý, để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, đoạn dứt tâm tham, sân, si, mạn, nghi cùng diệt sạch thất kiết sử. Do tu tập đoạn dứt những điều này mà tâm được thanh tịnh. Nhưng, phải biết rõ, muốn dùng pháp hướng tâm như lý tác ý có hiệu quả, thì phải sống đúng giới luật, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, sống đời sống thiểu dục tri túc, oai nghi tế hạnh hẳn hòi, đi đứng trang nghiêm, đức hạnh trọn vẹn, không hề sai sót một lỗi nhỏ.

    Thần thông của đạo Phật là thần thông vô dục, vô ác pháp. Người tu sĩ đạo Phật, phải biết rõ vô dục vô ác pháp chỉ do nhờ có giới luật mới diệt trừ được dục và ác pháp, nên trong kinh Ước Nguyện Phật dạy: “Nếu Tỳ kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta chứng được các loại thần thông, một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân ta, hiện hình tất cả các loài vật, biến hình đi ngang qua vách qua thành, qua núi đá như đi ngang qua hư không; ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền, ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên.

    Muốn được vậy, Tỳ kheo hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới”.

    Qua bài kinh Ước Nguyện đối với đạo Phật, ta muốn những gì để đạt được kết quả theo ý muốn của mình, thì đều phải thực hiện tu tập và sống đúng giới luật, đó là một nền tảng vững chắc của đạo Phật, một nền tảng đạo đức thật sự của loài người. Nếu ai bỏ nền tảng đạo đức vững chắc này, dù tu tập có tu đúng thiền định của đạo Phật thì cũng trở thành tà thiền, tà định.

    Tại sao vậy?

    Tại vì, khi đã lìa khỏi pháp môn căn bản của đạo Phật, tức là giới luật, một pháp môn đầu tiên trong ba pháp môn vô lậu “Giới, Định, Tuệ” thì người đó dù có tu theo đạo Phật, nhưng vẫn là tu tà đạo.

    Bởi vậy, nhìn tu sĩ Phật giáo hiện giờ, biết Phật giáo suy hay thịnh, mất hay còn. Không phải ở số đông tu sĩ Phật giáo, không phải ở chỗ Phật giáo được chấp nhận là quốc giáo; không phải Giáo Hội Phật Giáo được tổ chức như một quốc gia có tổ chức hẳn hoi, có các trường học từ sơ, trung, cao đẳng để tu sĩ học tập có cấp bằng cử nhân, tiến sĩ, v.v.. Cũng không phải ở chỗ xây cất chùa to, tháp lớn, kiến trúc kiên cố vĩ đại mà ở chỗ tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt. Nói tóm lại, vị Tỳ kheo phải giữ gìn giới luật nghiêm túc thì Phật giáo mới còn và hưng thịnh, còn chúng Tỳ kheo phá giới thì Phật giáo mất và không hưng thịnh.

    Lời di chúc năm xưa của đức Phật còn vang mãi trong tai chúng ta “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”.

    Hỡi quý vị Tăng, Ni và Cư sĩ! Quý vị có muốn Phật giáo trường tồn với loài người trên hành tinh này chăng? Hay để cho Phật giáo mai một suy tàn chìm mất trong lớp bụi mù dày đặc của tà pháp ngoại đạo đang phủ trùm che khắp.

    Nếu muốn Phật giáo được trường tồn và hưng thịnh mãi mãi, đem lại hạnh phúc an vui cho loài người và mọi người trên hành tinh này không còn làm khổ mình, khổ người nữa thì người cư sĩ đệ tử Phật tại gia hãy giữ gìn giới luật của người cư sĩ mà đức Phật đã dạy, phải nghiêm túc khi thọ Tam quy, Ngũ giới và Thập thiện, phải lấy nó phòng hộ cuộc sống của mình, giữ gìn đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, không làm khổ mình, khổ người thì Phật giáo sẽ còn với quý vị, với loài người trên hành tinh này.

    Còn Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni đệ tử xuất gia của đức Phật, nếu muốn Phật giáo được trường tồn, làm ngọn đuốc sáng soi đường đạo đức cho mọi người trên quả địa cầu này và để có hướng đi tìm chân lý giải thoát, thoát khỏi kiếp sống khổ đau của loài người và cũng chính ngay bản thân của quý vị. Quý vị có muốn làm chủ bốn sự khổ đau sanh, lão, bệnh, tử đang tấn công quý vị hằng giây, hằng phút không? Nếu quý vị lơ đễnh thì ô hô! uổng một kiếp người.

    Nếu muốn làm chủ bốn sự khổ đau này thì quý vị đã thọ cụ túc giới phải nghiêm chỉnh sống đầy đủ giới hạnh đầy đủ giới bổn, không được bẻ vụn giới luật như các Tổ đã làm, mà quý vị đang chịu ảnh hưởng rất nặng, sống phá giới.

    Quý vị hãy bỏ xuống những gì của các Tổ mà phải trở lại sống đúng như Phật, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, phải đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới.

    [​IMG]

    (Nguồn: click here)
     
  5. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Bởi thế, người nào tu hành mà không giữ gìn giới luật, không tu giới luật, không sống đúng giới luật, thì có tu suốt đời cũng tu chẳng tới đâu, chỉ còn tu danh, tu lợi, tu tưởng, tu chùa to Phật lớn mà thôi (chẳng bao giờ có giải thoát thật sự)."
     
  6. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Kinh Phật đã dạy như vậy, thế mà kinh sách phát triển lại dạy cúng tế, cầu khẩn, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, cầu an, cầu siêu để được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ (do chư Phật, Bồ Tát từ bi gia hộ).

    Kinh sách phát triển lối dạy tu tập đều cầu tha lực, (Tam bảo gia hộ) cho đến những ước nguyện cho mình, cho người đều dựa vào tha lực."
     
  7. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Vì vậy, có nhiều vị giáo chủ mới xuống núi, thanh sắc đầy đủ, uy nghi chánh hạnh nghiêm trang khiến cho mọi người ai cũng kính nể, lại có thần thông kêu mây, hú gió, sai binh, khiển tướng, sái đậu thành binh, tàng hình, biến hóa, đi trên nước lửa như đi trên đất bằng, ngồi trên hư không như thuyền nổi trên nước, đi xuyên qua vách đá, chôn dưới đất mà vẫn sống, đi trong hư không như chim bay, v.v..

    Những hành động trên đã khiến cho mọi người kính trọng, đem dâng cúng của cải, tài sản và ngay cả sắc đẹp, không có vật gì mà họ tiếc.

    Thử hỏi thần thông như vậy để làm gì, có ích lợi gì cho loài người đâu? Chỉ là một trò ảo thuật cho người ta xem chơi mà thôi, để cám dỗ những người nhẹ dạ, ham mê thần thông, chứ không thể lường gạt những người đệ tử Phật được."
     
  8. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    MÊ TÍN, CUỒNG TÍN TRONG CÁC CHÙA

    Hỏi: Trung tâm thành phố Hà Nội có một ngôi chùa, ở phố Bà Triệu, tại đây đã thực hiện di dân hai lần, tổng chi phí lên tới vài chục tỷ đồng, để cho nhà chùa được rộng rãi, khang trang và riêng biệt. Quý sư ni ở đây hành đạo bằng pháp tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn... và đặc biệt vào khóa lễ đầu năm, có làm một chiếc thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở vong linh người chết về Tây Phương, Niết Bàn...

    Vậy, những việc làm trên của các sư ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp, cho các sư ni và cho chúng sanh không ạ? Con xin Thầy từ bi dạy bảo cho chúng con được rõ, đâu là việc làm đúng chánh pháp, đâu là việc làm sai không đúng chánh pháp, để cho những người hiện thời và con cháu mai sau không còn lầm lạc...

    Đáp: Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở các vong linh về Tây Phương, Niết Bàn, v.v... đó là những việc làm lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ, vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng, để các sư cô ghi tên họ mà đưa về Tây Phương Cực Lạc. Đó là một việc làm mê tín nhất trong các kinh sách Đại thừa mà các sư cô thực hiện.

    Những việc làm này là phỉ báng Phật giáo, có mục đích tiêu diệt Phật giáo, còn người có trí hiểu biết sẽ đánh giá trị Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo tín đồ.

    Những việc làm này nó không có lợi ích cho con người, khiến cho con người tiền mất, tật mang, chỉ có những người hành nghề bất chánh này là có lợi ích mà thôi. Bằng chứng như trong thư các con đã nói, các ni sư chỉ hành một cái nghề mê tín này mà nhà chùa có hàng tỷ bạc, dám bỏ tiền ra di dân để nhà chùa được rộng rãi, khang trang hơn. Cho nên, không có cái nghề nào làm giàu dễ như làm nghề mê tín trong các chùa.

    Nghề mê tín là nghề bói khoa, chiêm tinh, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt, xấu dựng vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả, v.v... Nghề mê tín là nghề cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, làm ma chay, làm tuần cúng vong, tiễn linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng mã, và nghề dán kho đụn, quần áo, mũ nón, v.v... Đó là nghề lừa đảo, lường gạt tín đồ Phật giáo, mà trong kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ đức Phật có dạy, duy chỉ có kinh sách Đại thừa mới có dạy điều này mà thôi.

    Người cư sĩ đệ tử của đức Phật phải có trí tuệ, phải xác nhận thấy biết những điều mê tín không lợi ích cho mình, cho người, những điều phi công lý và công bằng, vô đạo đức thì nhất định không làm theo, hoàn toàn không để cho người khác lợi dụng mình, lừa đảo mình. Có như vậy mới làm sáng tỏ lại Phật giáo, mới đem lại nền đạo đức nhân bản, không làm khổ mình, khổ người.

    Nếu phật tử không sáng suốt, vô tình làm theo những lời dạy mê tín của giáo pháp Đại thừa, thì đó là quý vị đã tiếp tay cho Đại thừa diệt Phật giáo, và như vậy quý vị sẽ tự đánh mất nền đạo đức nhân bản nhân quả của đạo Phật, nền đạo đức nhân bản nhân quả của đạo Phật mất đi là quý vị không còn có đường lối tu hành giải thoát, và như vậy quý vị đã tự làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

    Tóm lại, quý vị cư sĩ phải đề cao cảnh giác và thường nên tránh xa những giáo pháp trừu tượng, mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an, bùa chú, thần thông, dù bất cứ những loại thần thông nào. Chúng là những pháp môn lừa đảo, chứ không có ích lợi gì cho ai cả. Quý vị nên nhớ kỹ đừng để mắc lừa, tốn hao tiền bạc, công sức tu tập mà chẳng giải thoát gì, chỉ phí uổng công sức cho một đời tu mà thôi.
     
  9. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở các vong linh về Tây Phương, Niết Bàn, v.v... đó là những việc làm lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ, vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng, để các sư cô ghi tên họ mà đưa về Tây Phương Cực Lạc. Đó là một việc làm mê tín nhất trong các kinh sách Đại thừa mà các sư cô thực hiện."
     
  10. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Nghề mê tín là nghề bói khoa, chiêm tinh, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt, xấu dựng vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả, v.v... Nghề mê tín là nghề cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, làm ma chay, làm tuần cúng vong, tiễn linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng mã, và nghề dán kho đụn, quần áo, mũ nón, v.v... Đó là nghề lừa đảo, lường gạt tín đồ Phật giáo, ..."
     
  11. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Tóm lại, quý vị cư sĩ phải đề cao cảnh giác và thường nên tránh xa những giáo pháp trừu tượng, mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an, bùa chú, thần thông, dù bất cứ những loại thần thông nào. Chúng là những pháp môn lừa đảo, chứ không có ích lợi gì cho ai cả."
     
  12. Nguyenhoaiphuong12

    Nguyenhoaiphuong12 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/7/2020
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    những thông tin hay
     
    bigoogle thích bài này.
  13. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    NGỒI TRONG MÁT ĂN BÁT VÀNG

    Hỏi: Kính thưa Thầy, những tu sĩ không giữ gìn giới luật và trai giới, cứ thọ lạm của đàn na thí chủ, không chịu tu hành, có phải là hành động cưỡi ngựa xem hoa không thưa Thầy?

    Đáp: Thời nay tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc và trai giới thanh tịnh thì quá hiếm, còn những người tu sĩ lạm dụng tiền của đàn na thí chủ, ăn không ngồi rồi thì chẳng thiếu gì. Chỉ biết lo cho thân mình sung sướng, ngồi trong mát ăn bát vàng, thì những người tu sĩ này tính không hết. Đời sống khó khăn, làm nên cuộc sống rất vất vả, cho nên có một số người lợi dụng Phật giáo chui rúc vào để tìm lối sống, vì vừa có danh vừa có lợi. Những hạng tu sĩ này đâu phải đi tìm đường giải thoát, mà đi tìm cơm ăn, áo mặc và danh lợi.

    Lợi dụng giới luật Phật giáo không nghiêm chỉnh nên dễ dàng chui vào. Nếu giới luật Phật giáo nghiêm chỉnh thì những người này không thể chui vào được, vì không thể kiếm ăn làm giàu và danh lợi được. Người tu sĩ chân chánh của Phật giáo buông xả sạch, đời sống thiểu dục, tri túc tối đa, thì làm sao có chùa to, tháp lớn, y áo nhiều. Ăn ngày một bữa, chẳng ăn uống phi thời, thì làm sao những kẻ đầu cơ tôn giáo núp áo cà sa được. Sống không gia đình, không nhà cửa, nay đây mai đó (du tăng), đâu phải như những kẻ buôn Phật, bán pháp (trụ thế tăng), xây dựng chùa to tháp, lớn như cung vàng, điện ngọc, làm hao tốn của đàn na thí chủ biết bao nhiêu mà kể.

    Đạo Phật ra đời vốn để giúp người tu hành giải thoát khỏi kiếp sống làm thân chúng sanh rất là khổ đau, chớ đâu phải để những người vô lương lấy đó làm cuộc sống. Vì thế, khi đạo Phật mất hết ý nghĩa giải thoát thì thật là đau lòng.

    Quý phật tử hãy đề cao cảnh giác những người buôn Phật, bán pháp này. Những điều phật tử thấy mà thưa hỏi, đó là những người gian xảo mà không ngoan nên để lộ cho phật tử thấy. Còn có những người gian mà ngoan phật tử khó thấy, họ làm như bậc chân tu thực sự, họ có những thần thông, hoặc kiến giải, lý luận, khiến cho mọi người khó mà xét được đâu chánh, đâu tà.

    Cho nên Phật dạy: “Này các Calama! Đừng tin lời ta nói, mà hãy thực hiện lời ta dạy, khi nào có sự thanh thản, an vui thật sự thì hãy tin”. Lời nhắn nhủ của Phật như vậy, chúng ta hãy đề cao cảnh giác với những kẻ tà sư, ngoại đạo đang đội lốt tu sĩ Phật giáo lừa đảo tín đồ, họ chẳng phải là người tu giải thoát, mà còn dạy những điều không đúng của đạo Phật.

    Quý phật tử cần cảnh giác và tránh xa, đừng giúp cho những kẻ ma vương phá Phật pháp, mà cùng thọ tội chung với chúng.

    (Sưu tầm)
     
  14. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Thời nay tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc và trai giới thanh tịnh thì quá hiếm, còn những người tu sĩ lạm dụng tiền của đàn na thí chủ, ăn không ngồi rồi thì chẳng thiếu gì. Chỉ biết lo cho thân mình sung sướng, ngồi trong mát ăn bát vàng, thì những người tu sĩ này tính không hết. Đời sống khó khăn, làm nên cuộc sống rất vất vả, cho nên có một số người lợi dụng Phật giáo chui rúc vào để tìm lối sống, vì vừa có danh vừa có lợi. Những hạng tu sĩ này đâu phải đi tìm đường giải thoát, mà đi tìm cơm ăn, áo mặc và danh lợi."
     
  15. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    MÊ TÍN, CUỒNG TÍN TRONG CÁC CHÙA

    Hỏi: Trung tâm thành phố Hà Nội có một ngôi chùa, ở phố Bà Triệu, tại đây đã thực hiện di dân hai lần, tổng chi phí lên tới vài chục tỷ đồng, để cho nhà chùa được rộng rãi, khang trang và riêng biệt. Quý sư ni ở đây hành đạo bằng pháp tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn... và đặc biệt vào khóa lễ đầu năm, có làm một chiếc thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở vong linh người chết về Tây Phương, Niết Bàn...

    Vậy, những việc làm trên của các sư ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp, cho các sư ni và cho chúng sanh không ạ? Con xin Thầy từ bi dạy bảo cho chúng con được rõ, đâu là việc làm đúng chánh pháp, đâu là việc làm sai không đúng chánh pháp, để cho những người hiện thời và con cháu mai sau không còn lầm lạc...

    Đáp: Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở các vong linh về Tây Phương, Niết Bàn, v.v... đó là những việc làm lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ, vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng, để các sư cô ghi tên họ mà đưa về Tây Phương Cực Lạc. Đó là một việc làm mê tín nhất trong các kinh sách Đại thừa mà các sư cô thực hiện.

    Những việc làm này là phỉ báng Phật giáo, có mục đích tiêu diệt Phật giáo, còn người có trí hiểu biết sẽ đánh giá trị Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo tín đồ.

    Những việc làm này nó không có lợi ích cho con người, khiến cho con người tiền mất, tật mang, chỉ có những người hành nghề bất chánh này là có lợi ích mà thôi. Bằng chứng như trong thư các con đã nói, các ni sư chỉ hành một cái nghề mê tín này mà nhà chùa có hàng tỷ bạc, dám bỏ tiền ra di dân để nhà chùa được rộng rãi, khang trang hơn. Cho nên, không có cái nghề nào làm giàu dễ như làm nghề mê tín trong các chùa.

    Nghề mê tín là nghề bói khoa, chiêm tinh, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt, xấu dựng vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả, v.v... Nghề mê tín là nghề cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, làm ma chay, làm tuần cúng vong, tiễn linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng mã, và nghề dán kho đụn, quần áo, mũ nón, v.v... Đó là nghề lừa đảo, lường gạt tín đồ Phật giáo, mà trong kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ đức Phật có dạy, duy chỉ có kinh sách Đại thừa mới có dạy điều này mà thôi.

    Người cư sĩ đệ tử của đức Phật phải có trí tuệ, phải xác nhận thấy biết những điều mê tín không lợi ích cho mình, cho người, những điều phi công lý và công bằng, vô đạo đức thì nhất định không làm theo, hoàn toàn không để cho người khác lợi dụng mình, lừa đảo mình. Có như vậy mới làm sáng tỏ lại Phật giáo, mới đem lại nền đạo đức nhân bản, không làm khổ mình, khổ người.

    Nếu phật tử không sáng suốt, vô tình làm theo những lời dạy mê tín của giáo pháp Đại thừa, thì đó là quý vị đã tiếp tay cho Đại thừa diệt Phật giáo, và như vậy quý vị sẽ tự đánh mất nền đạo đức nhân bản nhân quả của đạo Phật, nền đạo đức nhân bản nhân quả của đạo Phật mất đi là quý vị không còn có đường lối tu hành giải thoát, và như vậy quý vị đã tự làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Tóm lại, quý vị cư sĩ phải đề cao cảnh giác và thường nên tránh xa những giáo pháp trừu tượng, mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an, bùa chú, thần thông, dù bất cứ những loại thần thông nào. Chúng là những pháp môn lừa đảo, chứ không có ích lợi gì cho ai cả. Quý vị nên nhớ kỹ đừng để mắc lừa, tốn hao tiền bạc, công sức tu tập mà chẳng giải thoát gì, chỉ phí uổng công sức cho một đời tu mà thôi.

    (St)
     
  16. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở các vong linh về Tây Phương, Niết Bàn, v.v... đó là những việc làm lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ, vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng, để các sư cô ghi tên họ mà đưa về Tây Phương Cực Lạc. ...

    Những việc làm này là phỉ báng Phật giáo, có mục đích tiêu diệt Phật giáo, còn người có trí hiểu biết sẽ đánh giá trị Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo tín đồ."
     
  17. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Nghề mê tín là nghề bói khoa, chiêm tinh, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt, xấu dựng vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả, v.v... Nghề mê tín là nghề cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, làm ma chay, làm tuần cúng vong, tiễn linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng mã, và nghề dán kho đụn, quần áo, mũ nón, v.v... Đó là nghề lừa đảo, lường gạt tín đồ Phật giáo, mà trong kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ đức Phật có dạy"
     
  18. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Tóm lại, quý vị cư sĩ phải đề cao cảnh giác và thường nên tránh xa những giáo pháp trừu tượng, mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an, bùa chú, thần thông, dù bất cứ những loại thần thông nào. Chúng là những pháp môn lừa đảo, chứ không có ích lợi gì cho ai cả. Quý vị nên nhớ kỹ đừng để mắc lừa, tốn hao tiền bạc, công sức tu tập mà chẳng giải thoát gì, chỉ phí uổng công sức cho một đời tu mà thôi."
     
  19. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    SÁT SANH CẦU HẠNH PHÚC

    Hỏi: Kính bạch Thầy, nuôi con đến khi khôn lớn, dựng vợ gả chồng, làm lễ cưới thật to linh đình, cũng phải giết thật nhiều chúng sanh, liệu làm ác như vậy, hạnh phúc của đôi uyên ương có được phúc báo không, thưa Thầy?

    Đáp: Theo luật nhân quả, giết hại chúng sanh, làm cỗ linh đình để đãi tiệc mọi người, khiến cho mọi người ăn uống, vui cười, thỏa thích, trong lúc bao nhiêu con vật phải chịu đau khổ và chết một cách thảm thương là điều nên tránh.

    Trước cảnh đau khổ và chết thảm khốc của loài vật như vậy, nếu một người có lòng thương yêu mọi người và mọi vật, thì thử hỏi làm sao mà họ thấy hạnh phúc an vui được? Ai nỡ lòng nào ăn thịt chúng sanh mà vui cười được?

    Một ông vua lấy đức trị dân, thương dân như con của mình thì ngai vàng rất vững chắc, chẳng có ai chống đối, mà họ còn dám chết, hy sinh vì nhà vua (nhà vua sống rất an lạc và hạnh phúc).

    Ngược lại, một ông vua lấy uy quyền trị dân, thường nghi ngờ, bắt dân ra giết hại, hoặc tù tội giam cầm về tội trộm cướp, nhưng không chịu tìm nguyên nhân trộm cướp đó do đâu sanh ra. Phải chăng đó là sự bất công của quan liêu bóc lột và hà khắc dân chúng? Đến khi dân chúng thường nổi lên chống đối lại nhà vua, nay chỗ này, mai chỗ khác, thì thử hỏi ngai vàng của nhà vua có vững chắc không? Và nhà vua ngồi trên ngai vàng có giống như ngồi trên đống lửa không?

    Làm ác, làm đau khổ chúng sanh, thì không có ai mà hưởng hạnh phúc, an vui được, dù là vua chúa có đầy đủ uy quyền, vẫn phải sống thọ khổ, huống là những người dân tầm thường như chúng ta làm sao thoát khỏi được.

    Từ xưa đến giờ, xét lại trong đời sống con người, có cặp vợ chồng nào sống an vui, hạnh phúc trọn vẹn đâu? Họ đều có sự vui, sự buồn, nghịch ý, trái lòng, bất toại nguyện, nhưng họ cũng chẳng biết nguyên nhân nào mang đến sự vui buồn này. Họ không có lối nào thoát khỏi quả báo được, vì cuộc sống là như vậy, nên đành phải tùy thuận, nhẫn nhục, để sống với nhau cho đến ngày đầu bạc, răng long, nằm xuống lòng đất, mà chưa có phút nào gọi là được thanh thản, an lạc nhất.

    Chỉ vì mọi người chưa thông suốt lý nhân quả, chưa biết đạo đức nhân quả, nên mọi hành động làm theo lòng ham muốn của mình, tạo ra biết bao nhiêu điều làm ác, để rồi phải gánh chịu quả khổ do chính mình tạo ra, suốt đời này đến đời khác, mãi mãi cứ loanh quanh trong vòng nhân quả luân hồi, mà chẳng biết đường nào ra, mù mịt như người đi trong đêm tối, như người đi lạc trong rừng sâu. Chỉ vì không thấu rõ luật nhân quả, mà thế giới của loài người là thế giới đau khổ, vui đó rồi buồn đó, cười đó rồi khóc đó, v.v...

    Cha mẹ làm đám cưới linh đình cho con, giết hại chúng sanh rất nhiều, tưởng làm như vậy là tạo hạnh phúc, vinh hạnh cho mình và cho con cái, nhưng nào ngờ, những việc làm này đã mang lại cho con cái những nỗi bất hạnh mà chúng phải chịu lấy sau này, không thể nào tránh khỏi, vì luật nhân quả có vay, phải có trả.

    (St)
     
  20. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Theo luật nhân quả, giết hại chúng sanh, làm cỗ linh đình để đãi tiệc mọi người, khiến cho mọi người ăn uống, vui cười, thỏa thích, trong lúc bao nhiêu con vật phải chịu đau khổ và chết một cách thảm thương là điều nên tránh.

    Trước cảnh đau khổ và chết thảm khốc của loài vật như vậy, nếu một người có lòng thương yêu mọi người và mọi vật, thì thử hỏi làm sao mà họ thấy hạnh phúc an vui được? Ai nỡ lòng nào ăn thịt chúng sanh mà vui cười được?"
     

Chia sẻ trang này