Toàn quốc: Tt-s Decor 10+ Năm Kinh Nghiệm Hoàn Thiện Nội Thất Tổng Thể Cho Những Công Trình Tuyệt Vời!

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi TTS Decor, 19/8/2020.

  1. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Những nguyên tắc vàng khi thiết kế gác lửng

    Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép hoặc gọi đơn giản là lửng một tầng trong trong kiến trúc của một tòa nhà hoặc một ngôi nhà đó là một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà.


    [​IMG]

    Thiết kế tầng lửng là một trong những cách để tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Việc làm này rất thích hợp với những căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Nhưng ngay cả với những ngôi nhà lớn, cũng có thể thiết kế tầng lửng để tạo ra không gian đẹp và thoáng.

    Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.

    Tùy theo quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của các tòa nhà, ngôi nhà thì sẽ có những thiết kế, trang trí khác nhau của các tẩng lửng trong ngôi nhà. Đối với những căn nhà nhỏ và vừa, có thể sử dụng tầng một cho kinh doanh và đưa bếp, nhà ăn, phòng khách lên tầng lửng. Từ tầng lửng, có thể quan sát được sinh hoạt của tầng dưới và không gian sống trở nên thoáng hơn. Riêng đối với các căn nhà rộng, khu vực thiết kế được không gian lạ, sang trọng thì tầng lửng như để trang trí.

    [​IMG]

    Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m. Có nhiều nhà làm tầng lửng nhưng chỉ đúc ra 1,5 hoặc 2 m để bàn thờ hoặc kê vài cái ghế… tầng lửng chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.

    Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm một gác lửng bằng tấm xi măng Cemboard hoặc đúc giả để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5 m đến 4 m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 đến 5 m, khi đó, cao độ tầng lửng vào khoảng 2,2 m-2,5 m.

    [​IMG]

    Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Tầng 2 và 3 dùng làm phòng ngủ. Tầng tiếp theo cũng có thể bố trí thêm được một phòng ngủ nữa nếu đông người.

    Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Bạn có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Bạn cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.
     
  2. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cách chống thấm tường nhà liền kề như thế nào cho hiệu quả?

    Với những ngôi nhà liền kề, chống thấm như thế nào là một vấn đề đáng lo. Dưới đây, cùng xem cách chống thấm tường nhà liền kề như thế nào là tốt nhất nhé. Tt-s sẽ giúp bạn có được những cách đơn giản nhất để bảo vệ căn nhà của mình đấy.

    Nguyên nhân nào dẫn đến thấm dột khu tường tiếp giáp 2 nhà? Hậu quả là gì?

    Để biết cách chống thấm tường nhà liền kề, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng đó.

    Nguyên nhân khiến thấm dột tường liền kề


    [​IMG]

    Tình trạng thấm dột xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

    Hiện tại, rất nhiều người phàn nàn về tình trạng thấm dột giữa tường 2 nhà. Dưới đâ là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này:
    • Khi xây thô, chủ đầu tư không thực hiện những phương án xử lý chống thấm hữu hiệu.
    • Trong lúc đưa vào sử dụng, vật tư chống thấm xuống cấp và không còn đảm bảo tác dụng của mình nữa.
    • Một trong hai nhà bị sụt lún, nứt nên khe tường lộ ra. Khi đó, nước mưa sẽ chảy vào khe hở và khiến tình trạng thấm dột trở nên nghiêm trọng.
    • Khi xây dựng, đơn vị thi công không trát tường kỹ lưỡng.
    • Sử dụng chất, công thức chống thấm cho tường không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật.
    • Diện tích giữa 2 phần tường quá hẹp nên không chống thấm được.
    Hậu quả khi việc chống thấm không được xử lý triệt để


    [​IMG]

    Hậu quả của tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng

    Không phải tự nhiên cách chống thấm tường nhà liền kề được quan tâm đến thế. Dưới đây là những hậu quả nguy hiểm có thể gây nên của tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé:
    • Tình trạng thấm dột khiến ngôi nhà của bạn xuống cấp nhanh chóng.
    • Gây ẩm mốc, mục tường.
    • Làm hỏng sơn, ốp và giấy dán tường.
    • Gây hỏng, xuống cấp các vật dụng sử dụng trong nhà.
    • Là môi trường hoàn hảo cho các loại sinh vật ẩm mốc phát triển. Từ đó, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả gia đình.
    Cách chống thấm tường nhà liền kề mà bạn nên biết

    Dưới đây, Tt-s sẽ giới thiệu với bạn một vài biện pháp đơn giản để chống thấm tường nhà. Cùng xem nhé.

    Chống thấm bằng cách sử dụng tôn lá

    Nếu như nhà đã đưa vào sử dụng mà bị thấm, bạn có thể sử dụng tôn lá. Hiện tại, các loại tôn lá có độ dày khoảng 0,5 mm được bán rất phổ biến trên thị trường. Khi đóng vào vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà, nó sẽ giúp bạn chống thấm.

    [​IMG]

    Sử dụng tôn lá là cách chống thấm tường nhà liền kề tạm thời

    Để làm được việc này, bạn thực hiện quy trình đơn giản sau đây:
    • Đóng tôn lá đã chuẩn bị vào khe tiếp giáp.
    • Dùng keo chống dột dạng silicon bôi lên những vị trí đóng đinh tôn.
    Khi đó, tôn lá sẽ giúp ngăn nước chảy vào khe giữa hai nhà liền kề. Đồng thời, đảm bảo chống dột cho không gian của bạn một cách hiệu quả mà không có gì khó khăn.

    Cách chống thấm tường nhà liền kề ngay từ thời điểm xây thô

    Sẽ thật tốt nếu bạn trú trọng tới việc này ngay từ thời điểm xây nhà thô. Khi đó, việc chống thấm sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Đồng thời, đảm bảo lâu xuống cấp.

    Khi xây tường, bạn hãy để lại khoảng trống từ 5 đến 10cm giữa 2 nhà liền kề. Sau đó, thực hiện tô và trát để hạn chế nước chảy vào những khu vực này. Từ đó, đảm bảo hiệu quả chống thấm mang lại ở mức cao nhất có thể.

    [​IMG]

    Tốt nhất, hãy thực hiện chống thấm ngay từ thời điểm xây thô

    Hiện tại, có rất nhiều loại sơn chống thấm chuyên dụng với chất lượng được đánh giá rất cao. Bạn có thể chú ý điều này để đảm bảo hiệu quả mang lại là cao nhất.

    Chống thấm cho tường nhà đã xây lâu năm

    Với những bức tường đã xây lâu năm, việc chống thấm có thể gặp phải rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện việc này để hạn chế nguy cơ ẩm mốc trong nhà.

    [​IMG]

    Với tường nhà lâu năm, bạn có thể khắc phục trong thời gian ngắn

    Dưới đây là những bước chi tiết để thực hiện chống thấm mà bạn nên biết:
    • Tiến hành sủi bỏ lớp sơn bột rồi vệ sinh thật sạch những khu vực bị thấm, xung quanh đó.
    • Dùng Kova ct11A trộn với xi măng bột thành một hỗn hợp nước nhuyễn vừa phải. Sau đó sơn lên bề mặt khu vực đó một lớp mỏng.
    • Khi lớp đó khô đi, hãy tiến hành lăn phủ thêm lớp thứ 2 lên bề mặt.
    • Sơn bả matit để đảm bảo bề mặt tường được mịn, đẹp với tính thẩm mỹ cao.
    Lưu ý quan trọng khi tiến hành chống thấm

    • Cách tốt nhất để thực hiện chống thấm chính là thi công cẩn thận ngay từ thời điểm xây thô.
    • Hãy lựa chọn sơn cao cấp để chống thấm để đảm bảo hiệu quả lâu dài.
    [​IMG]
     
  3. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    7 Lỗi thường gặp khi thi công sàn nhựa giả gỗ cần biết

    Sàn nhựa giả gỗ hiện nay được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên quá trình thi công sàn nhựa giả gỗ nếu không cẩn thận có thể khiến sàn gặp phải nhiều vấn đề. Do đó hãy cẩn thận để tránh 7 lỗi thường gặp khi thi công sàn nhựa giả gỗ dưới đây. Cùng Tt-s tìm hiểu xem đó là những lỗi nào nhé.

    Tránh 7 lỗi thường gặp khi thi công sàn nhựa giả gỗ để đảm bảo hiệu quả

    Trong quá trình thi công sàn nhựa giả gỗ, rất có thể bạn sẽ gặp phải những lỗi khiến cho quá trình thi công trở nên kém hiệu quả. Do đó khi thi công nên chú ý cẩn thận và tránh ngay những lỗi dưới đây. Cùng xem 7 lỗi thường gặp khi thi công sàn nhựa giả gỗ là gì nào.

    No1: Sàn nhựa giả gỗ phát ra tiếng kêu

    Thi công sàn nhựa giả gỗ có thể phát ra tiếng kêu khiến cho chúng ta cảm thấy có chịu. Có thể là tiếng cọt kẹt hay bồm bộp rất to. Nhất là khi di chuyển vào ban đêm sẽ gây ồn và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Sàn nhựa giả gỗ phát ra tiếng kêu có thể là do:
    • Mặt nền của sàn nhựa giả gỗ trước khi thi công không được xử lý bằng phẳng.
    • Có thể do lỗi hèm khóa do vật liệu lỗi từ nhà sản xuất.
    [​IMG]

    Thi công sàn nhựa giả gỗ có thể phát ra tiếng kêu khiến cho chúng ta cảm thấy có chịu

    Đối với những lỗi này thì việc khắc phục sẽ như sau:
    • Hãy xem vị trí phát ra tiếng kêu là ở đâu. Sau đó bạn có thể xử lý lại mặt bằng.
    • Nếu lỗi do hèm khóa thì về cơ bản khó khắc phục. Chỉ còn cách cẩn thận chọn mua khi thi công. Nếu khó khắc phục thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi lẽ nó không làm ảnh hưởng tới chất lượng của sàn.
    No2: Sàn nhựa giả gỗ bị phồng rộp

    Sàn nhựa giả gỗ khi thi công có thể là do việc kỹ thuật của người thợ không đảm bảo. Có thể họ đã lát vật liệu quá sát với tường. Không đảm bảo cự ly cách giữa các tấm vật liệu. Khoảng cách tối thiểu từ 3 – 5mm. Khoảng cách này để bồi thêm keo bột…Ngoài ra cũng có thể là do thời tiết hoặc quá trình sử dụng không cẩn thận nên khiến sàn bị phồng rộp lên.

    Để khắc phục thì bạn làm như sau:
    • Nếu như tấm vật liệu bị phồng rộp nhẹ thì hãy tháo ra và thi công lại. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng và cắt bớt bề rộng của vật liệu rồi lát lại.
    • Nếu đã bị phồng rộp quá nhiều rồi thì tốt nhất nên thay mới để đảm bảo tính thẩm mỹ.
    No3: Hèm khóa bị hở giữa những tấm ván

    Tình trạng hèm khóa bị hở giữa các tấm vật liệu cũng rất phổ biến. Tình trạng này có thể là do thợ thi công không cẩn thận hoặc chưa đóng hết các hèm khóa giữ 2 tấm với nhau. Ngoài ra do tác động từ thời tiết hoặc lực cơ học mà hèm khóa bị dãn nở hay do bị lỗi khi sản xuất.

    Để khắc phục thì bạn đơn giản chỉ là tháo sàn hở ra và lắp lại. Nếu không thay đổi được thì cần thay tấm vật liệu mới.

    No4: Nền thi công sàn nhựa giả gỗ không đảm bảo

    Nền thi công sàn nhựa giả gỗ không đảm bảo cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho chất lượng sàn gỗ bị ảnh hưởng. Nền thi công nhấp nhô, ghồ ghề hay khiến cho sàn nhựa bị cong vênh, lồi lõm. Việc xử lý kém hoặc chủ quan chưa xử lý bề mặt cũng chính là nguyên nhân khiến cho bề mặt sàn nhựa giả gỗ bị mất thẩm mỹ và kém chất lượng khi thi công.

    [​IMG]

    Nền thi công sàn nhựa giả gỗ không đảm bảo

    Để khắc phục thì chỉ còn cách tháo tấm vật liệu ra và xử lý lại bề mặt sàn bên dưới và lát lại tấm vật liệu là được.

    No5: Sàn nhựa không được khô ráo khi thi công

    Lỗi tiếp theo cũng dễ gặp phải khiến cho chất lượng sàn nhựa bị ảnh hưởng chính là kém khô ráo. Sàn nhựa bị ẩm ướt khi thi công dễ dẫn đến tình trạng keo dán không ăn vào vật liệu. Hoặc vật liệu không dán chặt vào với mặt sàn. Do đó sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ dễ bị bật sàn nhựa ra ngoài.

    Để khắc phục thì đơn giản là thi công lại keo, tuyệt đối giữ cho sàn khô ráo và bề mặt vật liệu không bị ẩm ướt.

    No6: Lớp lót sàn không chuẩn

    Lớp lót sàn không chuẩn chính là một trong những lý do khiến cho vật liệu không ăn với bề mặt sàn. Do đó nếu như bạn cần sàn nhựa chất lượng thì phải đảm bảo lớp lót cho bề mặt sàn chuẩn đã. Không để các chất pha tạp hoặc có vật cứng, nhọn trong lớp lót sàn. Nếu có thì cần phải xử lý để đảm bảo lớp lót này đạt tiêu chuẩn mới được thi công.

    No7: Không đo đạc kích thước dẫn tới thừa hoặc thiếu

    Đây cũng là lỗi khá phổ biến trong 7 lỗi thường gặp khi thi công sàn nhựa giả gỗ. Do đó việc thi công nên tính toán và đo đạc kích thước cho chuẩn. Tránh việc thi công hỏng và thiếu vật liệu làm gián đoạn, mất thời gian, công sức chờ đợi. Tốt nhất nên mua thêm khoảng 5 % để đảm bảo người thi công có thể chủ động xử lý bề mặt sàn nhà.

    [​IMG]

    Không đo đạc kích thước dẫn tới thừa hoặc thiếu

    Lời kết

    Với 7 lỗi thường gặp khi thi công sàn nhựa giả gỗ bạn nên tránh để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng. Do đó hy vọng những chia sẻ này của Tt-s sẽ giúp bạn có được một không gian ưng ý nhất.
     
  4. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn đúng kỹ thuật

    Khi xây dựng bất cứ công trình nào thì các kiến trúc sư đều rất cẩn thận trong quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn. Bởi chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công trình. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý và các bước tiến hành đổ bê tông nhà ở dân dụng. Để các bạn có thể nắm rõ và tiến hành đổ bê tông đúng kỹ thuật. Tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

    Chuẩn bị trước khi đổ bê tông

    Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông

    Để có được ngôi nhà đẹp, chủ đầu tư cần có quá trình chuẩn bị chu đáo. Kể cả về thiết kế, đến thi công. Quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông, chủ đầu tư cần chuẩn bị các bước như sau:
    • Chuẩn bị, tính toán nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông.
    • Tính toán thời gian đổ bê tông.
    • Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông.
    • Đảm bảo về mặt an toàn khi thi công trong quá trình tiến hành đổ bê tông cột, dầm, sàn.
    • Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốt pha, cốt thép.
    • Kiểm tra các khuôn đúc về các tiêu chuẩn hình dáng, kích thước, thời gian sử dụng.
    • Kiểm tra cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, chuẩn bị ván gỗ để làm sàn công tác chu đáo. Đảm bảo an toàn khi đổ bê tông đối với người lao động.
    • Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng, sắt thép,… để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nếu chất lượng của cát, đá, xi măng,… không tốt thì chất lượng của bê tông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế bước chuẩn bị xi măng, cát, đá xây dựng là rất quan trọng. Vậy nên bạn nên chú ý vào các vật liệu xây dựng này.
    • Kiểm tra máy móc, thiết bị phục vụ công đoạn thi công như máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xóa nền phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
    • Nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn.
    • Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm. Các chi tiết bê tông như cột, tường, vách.
    • Kiểm tra sàn đổ bê tông phải đạt tiêu chuẩn nhẵn, không ngập nước.
    [​IMG]

    Kiểm tra trước khi đổ bê tông

    Kiểm tra cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông

    Cốp pha phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín khít chống mất nước khi đổ, đầm bê tông.
    • Cốp pha cột: chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí. Chắc chắn đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệch. Cốp pha cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảm cho cột không bị nghiêng, phình.
    • Cốp pha dầm: thành cốp pha phải thẳng, không cong vênh, kiểm tra cao độ đáy dầm.
    • Cốp pha sàn: kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí.
    Trong quá trình đổ bê tông: Cốt thép cần phải đạt được các tiêu chí như chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.

    Quy trình đổ bê tông

    Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật

    Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật như sau:
    • Phải đổ liên tục, không được ngừng tùy tiện giữa chừng. Nếu ngừng phải chọn những vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ.
    • Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.
    • Đối với các chi tiết cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì cần đổ liên tục.
    • Đổ liên tục từng đoạn 1,5m đối với các chi tiết cột có cạnh nhỏ hơn 40cm. Tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo.
    • Đảm bảo cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý cho cột và tường.
    • Chiều dày lớp đổ bê tông phải tuân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để phù hợp với bán kính tác dụng của dầm.
    • Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời hạn quy định thì phải xử lý bề mặt bê tông.
    Quy trình đổ bê tông móng

    Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định. Tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.

    Bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông hoặc bằng xe cút kít vận chuyển đến. Đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông. Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu. Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí.

    Chú ý: không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất vì xi măng không được ngập trong nước, trương nở và trộn đầu. Làm tính liên kết của bê tông sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm.

    [​IMG]

    Quy trình đổ bê tông móng

    Quy trình đổ bê tông cột

    Cột là cấu kiện theo phương thẳng đứng làm việc chịu nén để truyền tải trọng xuống móng cột. Thời điểm thích hợp để thi công cột là khi bê tông móng cột đông cứng đủ để chịu tải. Trước khi đổ bê tông cột, phải làm sạch phần bê tông ở giữa cốt thép, tưới nước rửa kỹ. Sau đó dội nước xi măng pha loãng để hai phần bê tông cũ và mới liên kết với nhau. Các cột sát tường nhà bên cạnh, nếu chèn tầm cốp pha vào giữa khe cột và tường nhà bên sau này sẽ khó tháo dỡ. Bạn khắc phục bằng cách chèn tấm xốp vào thay cho vị trí tấm cốp pha đó. Sau khi đổ xong, có thể bỏ luôn không cần tháo dỡ.

    Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.

    Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.

    Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm. Chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40 giây. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

    Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.

    Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy. Để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ một lớp vữa xi măng dày khoảng 10-20cm.

    [​IMG]

    Quy trình đổ bê tông cột

    Quy trình đổ bê tông dầm sàn

    Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dầm ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn. Với loại dầm này, người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm. Mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp.

    Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3-5cm, ta phải ngừng lại 1-2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ, công việc này được tách ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn sau.

    [​IMG]

    Quy trình đổ bê tông dầm

    Quy trình đổ bê tông sàn

    Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn, do đó không cần cốt thép khung và đai. Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8-10cm. Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái. Nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt. Phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.

    Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1-2m. Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m, bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5-10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn. Khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ. Nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này.

    Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.

    [​IMG]

    Quy trình đổ bê tông sàn

    Lưu ý sau khi đổ bê tông

    Đổ bê tông xong gặp mưa

    Cần đánh giá lượng mưa, từ đó đánh giá được mức độ mưa làm ảnh hưởng đến bê tông. Đưa ra quyết định nên hay không tiếp tục đổ bê tông. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
    • Lượng mưa nhỏ: Có thể tiếp tục thi công
    • Nếu lượng mưa lớn và thời gian mưa lâu khoảng trên 1, 2 tiếng đồng hồ rồi tạnh. Thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp. Kiểm tra công tác an toàn khi thi công trong điều kiện mưa như chập điện, đường vận chuyển bê tông và bảo vệ phần bê tông đã đổ bằng cách che chắn bạt chống nước mưa.
    Khi đang thi công mà gặp trời mưa, sau đó tạnh thì không nên thi công tiếp luôn. Mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đến 25 daN/cm2 (nhiệt độ).

    Khi mưa quá lớn, trước khi dừng lại bạn phải tạo mạch ngừng phẳng. Và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.

    Xử lý mạch ngừng bê tông khi gặp phải trời mưa: Khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì mạch ngừng phải được xử lý thật kỹ để 2 lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Nên thường sử dụng một số biện pháp thi công như sau:
    • Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới.
    • Đánh sờm bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng, rồi tưới nước xi măng.
    • Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng
    • Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt dừng khi thi công lớp bê tông trước.
    Đổ bê tông sau bao lâu thì khô

    Bê tông-xi măng sau khi đổ sẽ được bảo vệ trong những tấm cốp pha. Cho đến khi nào bê tông khô và đủ chắc chắn thì những tấm cốp pha này sẽ được dỡ bỏ. Vì vậy cần chú ý đến thời gian dỡ cốp pha.
    • Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường người ta thường coi thời điểm từ 3 đến 4 tuần. Sau khi đổ trong điều kiện bình thường ( 20 độ C – 30 độ C ) là đủ để dỡ cốp pha. Nhưng nếu có điều kiện càng để lâu càng tốt .
    • Có nhiều trường hợp do tháo dỡ cốp pha trước thời hạn quy định. Đã làm sụp đổ cấu kiện, gây tai nạn nghiêm trọng. Sau khi tháo dỡ cốp pha, cần chú ý rằng bê tông thương phẩm mới chỉ đạt đến cường độ chịu tĩnh tải (tức là trọng lượng bản thân nó). Mà còn phải rất lâu sau mới chịu được hoạt (tải trọng lượng của các đồ đạc khác, thiết bị). Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm. Nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại .
    Đổ bê tông sau bao lâu thì bảo dưỡng

    Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng – quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng. Để tránh hiên tượng trắng bề mặt bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15 độ C trở lên. Thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần. Ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.

    Tưới nước dùng cách phun sương, không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

    Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề mặt bê tông đã đủ cứng. Không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành liên tục trong 12 giờ. Khi trời nắng và khô cần tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bề mặt bê tông se lại để tránh rạn nứt. Nếu trời quá nắng dùng vải bố tẩm nước hoặc nylon phủ lên trên bề mặt. Để tránh hiện tượng bốc hơi nước quá nhanh gây rạn nứt. Nếu gặp mưa, tạm dừng để che phủ toàn bộ phần đã đổ.
     
  5. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Gác suốt là gì? Ứng dụng của gác suốt trong công trình

    Cụm từ gác suốt có thể sẽ xuất hiện với bạn khi bạn đang có nhu cầu xây dựng công trình nhà ở. Nhưng bạn vẫn còn chưa biết gác suốt là như thế nào thì hãy cùng Tt-s tham khảo bài viết này nhé.

    Gác suốt là gì?

    Gác suốt hay còn được gọi là tầng lửng, gác lửng là tầng trung gian giữa các tầng nhưng không được tính là một tầng và thường được đặt ở tầng dưới cùng của ngôi nhà với cầu thang nhỏ gọn đơn giản để đi lên.

    [​IMG]


    [​IMG]

    Mục đích của việc xây dựng gác suốt là giúp tăng diện tích sử dụng theo chiều cao của ngôi nhà. Việc thiết kế theo cấu trúc này sẽ phù hợp với những mặt bằng như: nhà có diện tích hẹp và nhà có những quy định giới hạn về chiều cao.

    [​IMG]

    Gần đây, thiết kế nhà có gác suốt cũng là một trong những xu hướng của những ngôi nhà hiện đại mà nhiều gia đình hay tham khảo. Với cả những mặt bằng có diện tích lớn thì vậy xây công trình có gác suốt cũng hoàn toàn khả thi và công trình sẽ vô cùng độc đáo.

    Ứng dụng của gác suốt vào trong công trình

    Trong công trình thì gác suốt có nhiều chức năng dụng vào thực tế như:
    • Gác suốt dùng để làm phòng thờ và ngăn làm 1 phòng ngủ
    • Góc suốt dùng để làm phòng làm việc
    • Gác suốt được tận dụng làm phòng khách
    • Sử dụng gác suốt để làm góc nhà kho…
    Những ngôi nhà có gác suốt thường có nhiều ưu điểm nhất định vì không gian của kiến trúc này khá rộng mở nên cảm giác ngôi nhà lúc nào cũng thoáng mát.

    [​IMG]

    Tiện lợi trong việc quan sát cả trên gác suốt và tầng dưới. Một ngôi nhà như vậy mà lại ít thành viên sẽ rất phù hợp vì sẽ dễ dàng gặp nhau hơn tạo mối liên kết khắn khít trong gia đình.

    Ngoài ra nếu dùng tầng dưới để kinh doanh và gác suốt để ở cũng vô cùng tiện lợi vì đứng trên gác suốt có thể kiểm soát được không gian bên dưới.

    Các quy định trong thiết kế nhà có gác suốt

    Hình thức thiết kế nhà có gác suốt cũng rất phong phú và đa dạng, đối với những ngôi nhà nhỏ và nằm trong hẻm nhỏ thiếu khu vực để xe hoặc tầng trệt muốn sử dụng vào mục đích khác thì việc đưa phòng khách, nhà bếp lên chiếm một phần của gác suốt cũng là một giải pháp tốt.

    [​IMG]

    Việc thiết kế nhà có gác lửng cũng tùy thuộc vào khu vực. Nhưng cụ thể các căn nhà gác suốt thường được quy định thiết kế là chiều cao từ cao độ nền tầng trệt đến sàn tầng 1 không thấp hơn 5m và không cao quá 5.8m.

    Diện tích xây dựng gác suốt không được vượt quá 80% diện tích xây dựng tầng trệt.

    Gác suốt thường được chia thành các loại đó là:

    – Gác suốt phía sau;

    – Gác suốt phía trước;

    – Gác suốt bên hông;

    – Gác suốt trong phòng.

    Những mẫu nhà có gác suốt đẹp

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trên đây là bài viết về nhà có gác suốt là như thế nào? Nếu như quý khách đang có nhu cầu xây nhà có gác suốt, gác lửng đẹp hoặc có nhu cầu sửa nhà làm thêm gác lửng vui lòng liên hệ Tt-s qua thông tin dưới đây để được tư vấn thêm.
     
  6. Tuyển Dụng CE GROUP

    Tuyển Dụng CE GROUP Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    26/2/2018
    Bài viết:
    1,720
    Đã được thích:
    188
    Điểm thành tích:
    103
    Lưu ý quan trọng khi xây nhà bằng khung thép tiền chế

    Nhà thép tiền chế từ lâu đã xuất hiện trên thế giới. Trong những năm thời gian trở lại đây, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, Việt Nam đã dần ứng dụng khung thép vào trong lĩnh vực xây dựng với mọi công trình lớn, nhỏ. Có thể nói khung thép tiền chế đem lại rất nhiều mặt tích cực về thời gian, chi phí nhân công và phong cách kiến trúc.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các nhà thầu không uy tín thi công xây dựng xảy ra sự cố khi xây nhà bằng khung thép tiền chế. Vậy cần phải lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn cho công trình? Tt-s mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

    1. Đối với Bulong neo và Bulong kết cấu


    [​IMG]

    Vai trò của Bulong neo dùng để kết nối cột thép và móng bê tông cốp thép để tạo sự chắc chắn, Bulong kết cấu để liên kết các cấu kiện thép với lại nhau. Vì vậy, để tạo được độ an toàn, tính bền vững khi xây nhà bằng khung thép tiền chế bắt buộc phải có 2 kết cấu này. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến cấp độ của các linh kiện tạo nên chúng. Phần bulong phải được sản xuất với độ chuẩn xác cao tùy theo các cấp độ đã quy định. Để biết cụ thể về linh kiện này bạn cần phải xem chứng chỉ xuất xưởng và phải xác định tính chất cơ học bằng những thí nghiệm cơ tính trước khi lắp dựng các khung thép cho công trình.

    2. Cấu kiện và phương vị

    Khi xây nhà bằng khung thép tiền chế, phương vị cũng là cấu kiện cần quan tâm đến. Trong đó, phương vị của 2 khung dầm kèo ở đầu hồi và 1 khung kèo chính là quan trọng nhất. Để đảm bảo việc thi công nhanh mà vẫn đạt được sự chắc chắn, sau khi lắp đặt xong từng phần của khung thép, bạn nên tiến hành căn chỉnh lại phương vị. kiểm tra các vị trí vừa lắp ghép như vậy sẽ không xảy ra sai sót về sau.

    3. Lưu ý gian khóa khi xây nhà thép tiền chế

    [​IMG]

    Đây là kết cấu được lắp đặt đầu tiên khi xây nhà bằng khung thép tiền chế. Vì vậy, phải đảm bảo độ chắc chắn, đạt tiêu chuẩn để đảm bảo gian khóa không bị lệch trước khi thực hiện tiếp các công việc khác. Ngoài ra, hệ thống cột cũng như dầm kèo gian khóa của nên được kiểm tra kỹ lưỡng.

    4. Yếu tố tự nhiên

    ió lớn cũng là một trong những điểm cần lưu ý khi xây nhà bằng khung thép tiền chế. Điều này khiến cho quá trình xây dựng không được như ý muốn và nặng hơn có thể làm sập công trình. Tuy nhiên, việc này là do lỗi kỹ thuật của các đơn vị xây dựng khi lắp cột trước, rồi mới đến lắp kèo và xà gồ sau. Vì vậy khi xây nhà bằng khung thép tiền chế phải lựa chọn công ty tư vấn thiết kế xây dựng uy tín để đảm bảo độ an toàn, chính xác cao.

    5. Kiểm tra lại toàn bộ kết cấu của nhà thép tiền chế


    [​IMG]

    Sau khi đã hoàn thành việc lắp dựng toàn bộ kết cấu của nhà thép tiền chế cho công trình cần phải kiểm tra toàn bộ chi tiết khung thép để điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện ra lỗi trước khi tiến hành hoàn thiện hạng mục khác.

    Xây nhà bằng khung thép tiền chế đang là xu hướng xây dựng của thời đại ngày nay. Thay thế hoàn toàn các vật liệu truyền thống như bê tông mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình và có thể tháo dỡ, di chuyển đến một nơi khác mà không mất quá nhiều chi phí xây mới. Bên cạnh những tính năng ưu việt thì nhà thép tiền chế cũng mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ hiện đại, tinh tế và đa dạng nhờ đặc điểm uốn dẻo của thép.
     
  7. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ưu nhược điểm các loại móng cọc nhà dân dụng

    Trong thi công xây dựng, mỗi công trình sẽ lựa chọn một loại móng cọc khác nhau sao cho phù hợp với công năng sử dụng. Vậy móng cọc là gì? Có những loại móng cọc nhà dân dụng nào? Ưu nhược điểm của mỗi loại như thế nào? Mời bạn xem thông tin chi tiết qua bài viết Tt-s chia sẻ dưới đây.

    Móng cọc là gì?

    Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng lớn hay được xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc bao gồm có đài và cọc, có nhiệm vụ chính là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sau và xung quanh nó.

    Các loại móng cọc nhà dân dụng phổ biến:

    1. Móng cọc ép neo

    2. Móng cọc khoan nhồi

    3. Móng cọc bê tông thường

    4. Móng cọc ly tâm ứng suất trước

    Ưu nhược điểm 4 loại móng cọc nhà dân dụng:

    1. Phương pháp cọc ép neo


    [​IMG]

    Ưu điểm :

    - Thời gian thi công ép cọc neo rất nhanh chóng. Việc thi công ép cọc chỉ mất từ 1 đến 3 ngày. Việc thi công ép neo cọc bê tông cốt thép cũng rất đơn giản.

    - Phương pháp này dễ dàng thi công ở những nơi có mặt bằng thi công không thuận lợi như những mặt bằng chật hẹp, hẻm nhỏ và có nhà liền kề xuống cấp, là loại móng cọc nhà dân dụng khá phổ biến.

    - Khi thi công ép cọc bằng phương pháp cọc ép neo sẽ không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng xung quanh. Đồng thời cũng không ảnh hưởng đến con người bởi nó không gây nhiều tiếng ồn như các phương pháp ép khác.

    - Sử dụng phương pháp ép neo cọc bê tông thì việc kiểm tra của chủ nhà và nhà thầu sẽ dễ dàng hơn.

    - Tiết kiệm được khá nhiều chi phí xây dựng khi sử dụng phương pháp này. Hiện nay đây là phương pháp có chi phí rẻ nhất do thi công nhanh, vận chuyển dễ dàng và vốn đầu tư ban đầu ít.

    Nhược điểm :

    - Phương pháp cọc ép neo chỉ thích hợp cho những công trình nhỏ như nhà dân. Không thích hợp cho những ngôi nhà cao tầng có tải trọng lớn.

    - Sức chịu lực sẽ không bằng các phương pháp ép khác.

    - Khi thi công ép cọc cần phải khảo sát thật kỹ để xác định được chiều sâu chôn cọc.

    2. Phương pháp móng cọc khoan nhồi


    [​IMG]

    Ưu điểm :

    - Khả năng chịu tải trọng lớn, sức chịu tải của cọc khoan nhồi có thể đạt đến 10000kN nên là loại móng cọc nhà dân dụng cao tầng, các công trình có tải trọng tương đối lớn

    - Không gây ảnh hưởng chấn động đến các công trình xung quanh, thích hợp cho việc xây chen ở các đô thị lớn, khắc phục được các nhược điểm trong điều kiện thi công hiện nay

    - Có khả năng mở rộng đường kính và chiều dài cọc đến mức tối đa. Hiện nay có thể sử dụng các móng cọc khoan nhồi có đường kính từ 600 2500mm hoặc lớn hơn (cọc khoan nhồi móng trụ cầu ở Cần thơ có đường kính 3000mm, sau 98m). Chiều sâu của cọc khoan nhồi có thể hạ đến độ sau 100m (trong điều kiện kỹ thuật thi công ở Việt Nam). Trong điều kiện thi công cho phép, có thể mở rộng đáy cọc với các hình dạng khác nhau như các nước phát triển đã thử nghiệm

    - Lượng thép bố trí trong móng cọc khoan nhồi thường ít hơn so với cọc đóng do trong cọc khoan nhồi cốt thép chủ yếu dùng để chịu tải trọng ngang (đối với các móng cọc đài cao)

    - Có khả năng thi công cọc khi qua các lớp đất cứng nằm xen kẽ.

    Nhược điểm:

    - Theo tổng kết sơ bộ, đối với những công trình là nhà cao tầng không lớn lắm (dưới 12 tầng), kinh phí xây dựng nền móng thường lớn hơn 2 -2.5 khi so sánh với các cọc ép. Tuy nhiên nếu số lượng tầng lớn hơn dẫn đến tải trọng công trình lớn thì giải pháp cọc khoan nhồi lại trở thành giải pháp hợp lý

    - Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật thuật cao, để tránh các hiện tượng phân tầng (có lỗ hổng trong bê tông) khi thi công đổ bê tông dưới nước có áp, các dòng thấm lớn hoặc di qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn (các loại bùn, các loại hạt cát nhỏ, bụi bão hòa thấm nước)

    - Biện pháp kiểm tra chất lượng bê tông trong cọc thường phức tạp gây nhiều tốn kém khi thực thi chủ yếu sử dụng phương pháp thử tĩnh và siêu âm một số cọc thử để kiểm tra chất lượng bê tông cọc

    - Khối lượng bê tông bị thất thoát trong quá trình thi công do thành lỗ khoan không bảo đảm và dễ bị sập hố khoan trước khi đổ bê tông gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thi công cọc

    - Ma sát bên thân cọc có phần giảm đi đáng kể so với cọc đóng và cọc ép do công nghệ khoan tạo lỗ.

    3. Phương pháp móng cọc bê tông thường


    [​IMG]

    Ưu điểm :

    - Khả năng chịu lực tương đối lớn, có khả năng cắm sâu vào lớp đất tốt ;

    - Thi công dễ dàng không đòi hỏi kỹ thuật cao;

    - Không gây chấn động làm phá hoại vùng đất xung quanh cọc và không ảnh hưởng đến công trình xung quanh;

    - Các đoạn cọc được chế tạo tại chỗ hay mua từ các đơn vị sản xuất nên dễ dàng kiểm tra được chất lượng móng cọc bê tông.

    Nhược điểm:

    - Đối với những công trình chịu tải lớn thì số lượng móng cọc bê tông tăng lên hoặc phải tăng kích thước dẫn đến chi phí thi công đài cọc tăng lên hoặc tiết diện cọc quá lớn không thể ép xuống được

    - Quá trình ép cọc thường xảy ra sự cố gặp các lớp đất cứng, đá cuội hay đụng phải các tảng đá mồ côi mà trong khi khoan địa chất không phát hiện được. Các sự cố thường gặp khi ép cọc: cọc bị dội ngược lại khi chưa đến độ sâu thiết kế, cọc bị gãy trong quá trình ép, . . .

    - Quá trình thi công móng cọc bê tông kéo dài hơn so với các oại móng cọc nhà dân dụng khác do thời gian dịch chuyển bệ ép tốn nhiều thời gian

    - Không kiểm soát được sự liên kết các mối nối.

    4. Phương pháp móng cọc ly tâm ứng suất trước


    [​IMG]

    Ưu điểm:

    - Với sức chịu tải lớn của cọc nên có thể giảm thiểu được số lượng cọc cần thiết trong thiết kế, tiết kiệm được thời gian vận chuyển, thuận lợi cho việc thi công cọc và công tác làm kết cấu đài móng

    - Đặc tính tải trọng dọc trục lớn hơn cọc vuông và cọc ly tâm thường, do đó có thể đóng sâu vào đất, tận dụng được tối đa khả năng chịu tải làm giảm tổng chiều dài cọc, làm giảm được số lượng tim trong mỗi đài móng, tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị cơ giới,…..

    - Trong thiết kế xây dựng nền móng thường người ta tính đến sức chịu tải của cọc và lực chấn động ngang phòng ngừa sự cố do thiên tai như động đất gây ra. Với các đặc tính chịu tải tốt, sức chịu uốn cao nên móng cọc ly tâm ứng suất trước là ưu thế của loại cọc PHC trong xu hướng thiết kế xây dựng nền móng hiện nay

    - Với sự kết hợp giữa bê tông và thép chủ cường độ cao đồng thời sử dụng với lực căng thép thích hợp nên sức chịu uốn của cọc bê tông sẽ được tăng cường. Đặc biệt sau khi thi công sức chịu uốn của cọc bê tông sẽ cao hơn rất nhiều so với các loại cọc thép cũng như các loại cọc không dự ứng lực

    - Do cọc PHC được ứng suất trước kết hợp với quay ly tâm nên làm cho sản phẩm cọc đặc chắc, chịu được tải trọng cao, chống thấm tốt. Vì vậy cọc ly tâm ứng suất trước PHC sử dụng phù hợp với các vùng ven biển, nước mặn, vùng có địa chất yếu

    - Cọc PHC có đặc tính chống ăn mòn rất cao, tốc độ ăn mòn của bê tông không tới 0.05mm/năm trong môi trường tự nhiên, tốc độ ăn mòn của muối tự nhiên, tốc độ ăn mòn của muối axit là 0.01mm/năm, mà tốc độ ăn mòn trung bình của loại cọc thép thường dưới môi trường nước biển là 0.3mm/năm. Do đó đặc tính chống ăn mòn của cọc bê tông sẽ tốt hơn so với loại cọc thép khác.

    Nhược điểm:

    - Do sử dụng bê tông và thép cường độ nên chí vật liệu cao hơn so với cọc thông thường cùng tiết diện

    - Công nghệ sản xuất phức tạp, nên đòi hỏi đội ngũ công nhân lành nghề

    - Phải sử dụng các thiết bị chuyên dùng để thi công ép và đóng cọc

    - Chi phí đầu tới dây chuyền sản xuất lớn

    - Khuôn ép còn hạn chế chiều sâu ép cọc vào trong đất so với phương pháp móng cọc khoan nhồi.

    Để biết được công trình của bạn phải thi công xây dựng loại móng cọc nhà dân dụng nào thì cần bạn có kiến thức chuyên môn hoặc các đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm tư vấn chi tiết hơn. Bài viết trên đây chỉ chia sẻ những thông tin tổng quát để bạn nắm được móng cọc là gì, các ưu nhược điểm của các loại móng.
     
  8. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Những lưu ý khi thi công biệt thự có tầng hầm

    Trong vài năm trở lại đây, kiểu nhà biệt thự có tầng hầm ngày càng được nhiều chủ đầu tư yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, để mang đến một không gian tầng hầm đẹp, phù hợp với công năng sử dụng không phải là điều đơn giản. Đòi hỏi chủ đầu tư và nhà thầu phải hiểu kỹ càng về những thông số kỹ thuật tiêu chuẩn trước khi tiến hành thi công biệt thự có tầng hầm. Vậy cần phải lưu ý những điều gì? Cùng Tt-s tìm hiểu qua bài viết sau.

    1. Có nên thi công biệt thự có tầng hầm hay không?

    [​IMG]

    Thiết kế và thi công biệt thự có tầng hầm hiện nay đang là giải pháp xây dựng được nhiều người ưa chuộng. Bởi nó giải quyết được những vấn đề về không gian diện tích để xe và làm kho lưu trữ vật dụng, giúp không gian trong ngôi nhà được mở rộng và thoáng đãng hơn. Ngoài những ưu điểm trên, các chủ đầu tư còn có thể thiết kế tầng hầm trở thành nơi vui chơi như quầy bar gia đình, phòng karaoke,… để giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Vì vậy, đây là một xu hướng xây dựng không thể bỏ qua trong năm 2022 này.

    2. Những lưu ý khi thi công biệt thự có tầng hầm

    2.1 Lưu ý về kỹ thuật:

    [​IMG]

    • Đối với nền đất: Mỗi nền đất sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu trước để có biện pháp thi công phù hợp.
    • Vị trí lô đất: Cần lưu ý vị trí công trình so với các công trình lân cận
    Để đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật khi thi công biệt thự có tầng hầm, cần phải khảo sát, đánh giá tổng quan về hiện trạng để đưa ra những biện pháp thi công hợp lý. Tránh trường hợp nhầm lẫn gây ra hậu quả không đáng có sau này.

    2.2 Biện pháp chống thấm phải được đặt hàng đầu

    [​IMG]

    Chân tường bị thấm nước khi không chống thấm kỹ càng

    Đối với mọi công trình, chống thấm luôn là yếu tố tiên quyết cần được thực hiện kỹ càng để đảm bảo tuổi thọ cho công trình. Tầng hầm hoặc bán hầm là phần nằm dưới mặt đất nên chịu sự ảnh hưởng của nguồn nước ngầm. Vì vậy cần phải tính toán kỹ cho phần chống thấm.

    [​IMG]
    • Trước khi tiến hành công tác chống thấm, cần lưu ý về bê tông và phụ gia chống bê tông phù hợp
    • Xử lý các mạch ngừng để tránh ảnh hưởng đến tính toàn khối của bê tông.
    • Trong trường hợp vị trí công trình đủ rộng, nên chống thấm bên trong lẫn bên ngoài để đảm bảo độ chắc chắn.
    • Đối với trường hợp không thể chống thấm bên ngoài, chủ đầu tư cần lưu ý phải có biện pháp thử nước vào trong để đo độ an toàn. Nếu bị thấm, phải xử lý ngay để công trình không bị gián đoạn.
    2.3 Hệ thống kỹ thuật ngầm:

    Khi thi công biệt thự có tầng hầm, phải tính toán hệ thống kỹ thuật ngầm một cách kỹ lưỡng để tránh đập phá sai vị trí, ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng chống thấm của vật liệu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo hai phương án cơ bản như: Hệ thống thoát nước ngầm để tránh tình trạng nước đọng khi trời mưa và hệ thống thông thoáng cho tầng hầm để không có mùi ẩm mốc sau một thời gian sử dụng.

    Thi công biệt thự có tầng hầm là phần thi công phức tạp, cần nhiều biện pháp thi công khác nhau. Vì vậy, phải chuẩn bị thật kỹ từ khâu thiết kế, biện pháp thi công, giải pháp xây dựng chặt chẽ. Bởi nếu có sự cố xảy ra thì hậu quả rất khó khắc phục.

    Trên đây là những thông tin về thi công biệt thự có tầng hầm mà Tt-s tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để bàn bạc cùng các công ty tư vấn thiết kế xây dựng uy tín để thiết kế tầng hầm an toàn và đúng công năng sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đến Tt-s để được tư vấn về biện pháp thi công biệt thự có tầng hầm phù hợp nhất.
     
  9. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tìm hiểu về các loại cột nhà trong thi công nhà phố

    Một trong những bộ phận nâng đỡ không thể thiếu của căn nhà đó là cột nhà. Không chỉ góp phần tạo nên kết cấu nhà bền vững, cột cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa chung của toàn bộ không gian. Để hiểu được cột nhà là gì và cách phân loại các loại cột nhà trong thi công nhà phố ra sao? Tt-s mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Cột nhà là gì?

    Cột nhà là bộ phận không thể thiếu trong xây dựng nhà ở, chịu lực tác động chính của toàn bộ công trình. Cột nhà được thiết kế chặt chẽ với móng, cấu thành nên một kết cấu bền vững, tạo nên nền tảng cơ bản chống đỡ cho phần cốt nhà.

    2. Vai trò của cột nhà


    [​IMG]

    Với vai trò là kết cấu chịu lực chính, cột cũng là bộ phận để gối đỡ các đầu dầm, nhận tải trọng từ các bộ phận phía trên truyền qua cột tạo thành lực nén thẳng đứng xuống móng và lực uốn ngang do sức nặng của gió sinh ra.

    Ngoài ra, cột còn là vật trang trí, làm đẹp trong các công trình kiến trúc biệt thự, nhà ở. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cột nhà đẹp hiện đại, phù hợp với từng phong cách thiết kế để bạn lựa chọn.

    3. Phân loại cột nhà đẹp hiện đại


    [​IMG]

    3.1 Theo hình dáng

    Trong các công trình thi công nhà phố biệt thự, cột nhà được phân loại theo hai kiểu: cột hình vuông và cột hình tròn (hình trụ)
    • Cột hình vuông: Đây là loại cột phù hợp với những công trình kiến trúc biệt thự hiện đại, được tạo hình bằng những đường thẳng như cột thần thoại Hy Lạp, hình khối kéo dài dứt khoát. Cột hình vuông không kết hợp với phù điêu hay các chi tiết trang trí ở đầu và chân cột.
    • Cột hình tròn: So với cột hình vuông, cột nhà này phụ thuộc vào độ lớn của công trình và không gian sử dụng. Đòi hỏi các KTS phải xác định tỷ lệ cột phù hợp với tổng thể chung. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loại cột này trong các biệt thự cổ điển và biệt thự tân cổ điển với kiểu trang trí cầu kỳ, hoa văn phức tạp.
    So với cột tròn thì biện pháp thi công của cột nhà hình vuông đơn giản hơn. Nhưng làm cột hình vuông, chữ nhật sẽ tốn vật liệu hơn so với cột tròn bởi phần nhô ra của 4 góc cột.

    3.2 Theo vị trí sử dụng

    Tùy theo vị trí sử dụng của cột nhà sẽ có chức năng và kiểu trang trí khác nhau. Vị trí cột thông thường được đặt ở sảnh và trong nhà.
    • Cột sảnh: Đây là loại cột nhà đẹp hiện đại ở vị trí tiền sảnh (hoặc sảnh phụ) có nhiệm vụ chịu lực và mang lại vẻ đẹp sang trọng, quyền thế cho toàn bộ không gian. Việc trang trí cột sảnh được rất nhiều chủ đầu tư ưu ái và lựa chọn vật liệu ốp đá, đắp thêm phào chỉ đầu cột, chân cột để tăng độ xa hoa, hiện đại của cột.
    • Cột trong nhà: Đối với các công trình nhà ở dân dụng hoặc biệt thự mini thường không sử dụng cột nhà. Bởi nó không cần thiết về kết cấu chịu lực cũng như đem lại cảm giác chật chội cho không gian bên trong.
    Tuy nhiên, với những công trình thi công nhà phố biệt thự lớn, đòi hỏi kết cấu chịu lực cao, các KTS sẽ thiết kế vị trí đặt cột cũng như làm sao để hòa hợp với các đồ nội thất bên trong.

    [​IMG]

    3.3 Theo vật liệu

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu cột nhà khác nhau, Tt-sxin nêu ra 3 loại cột được sử dụng phổ biến:
    • Cột gạch: Cột bằng gạch cũng là một trong những cấu tạo cột nhà thông dụng, được xây bằng vữa xi măng. Tiết diện cột phù hợp với kích thước của gạch. Thường thì cột gạch thường được sử dụng trong quá trình xây tường, có nghĩa là khi hoàn thiện sẽ không lộ kết cấu cột ra ngoài.
    • Cột thép: Là loại cột kết cấu theo phương đứng của khung, nhận tải trọng của mái, dầm cầu cậy và thiết bị vận chuyển nâng, tường treo… truyền vào móng.
    • Cột bê tông cốp thép: Đây là loại cột chịu được lực uốn tốt. Được sử dụng phổ biến trong các công trình có tải trọng lớn, có khả năng chống rung cao (như biệt thự 3 tầng trở lên).
    Tùy thuộc vào mong muốn xây nhà của chủ đầu tư, các công ty thiết kế xây dựng uy tín sẽ đưa ra phương án bản vẽ thiết kế nhà và lựa chọn loại cột nào nên sử dụng cho công trình.

    Hy vọng với những chia sẻ của Tt-s về cột nhà đẹp hiện đại, sẽ giúp bạn hiểu được cột nhà trong thi công nhà phố là gì và lựa chọn được loại cột ưng ý cho ngôi nhà của mình.
     
  10. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Điểm khác nhau giữa thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển và cổ điển

    Có rất nhiều kiểu thiết kế nội thất khác nhau, trong đó thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển và cổ điển thường xuyên bị nhầm lần bởi chính cái tên của nó. Điểm chung của hai kiểu thiết kế nội thất này là theo lối hoàng gia và sang trọng. Tuy nhiên, kiểu thiết kế này khá kén người vì phải dựa rất nhiều vào gout thẩm mỹ, lựa chọn đồ vật một cách tinh tế để tránh không bị sến và lạc hậu. Vậy điểm khác nhau giữa tân cổ điển và cổ điển như thế nào? Mời bạn đọc bài viết.

    1. Thiết kế nội thất biệt thự cổ điển


    [​IMG]

    Nét đặc trưng của trường phái cổ điển là tính đối xứng, vẻ đẹp tinh tế và hấp dẫn, đậm chất thời đại. Chính vì vậy, khi thiết kế nội thất biệt thự, các đồ vật được lựa chọn rất kỹ càng, được tạo nên từ những điểm nhấn theo xu hướng mộc mạc. Không khó để nhận ra được đặc điểm của phong cách cổ điển trong nội thất. Những mái vòm, những họa tiết đắp nổi, những cây cột, cửa lớn, cửa sổ được trang trí với họa tiết đường viền rõ ràng, lò sưởi bằng đá cẩm thạch và tất cả đồ nội thất đều có dạng hình chữ nhật.

    [​IMG]

    Đồ nội thất như bộ bàn ghế gỗ ở phòng khách nhìn tưởng chừng như đơn giản mộc mạc nhưng để có được sự mộc mạc đó lại vô cùng cầu kỳ. Trong việc khắc tạo từng đường nét nhỏ, cùng với những sự mộc mạc những đồ nội thất cổ cũng tạo nên điểm nhấn đẹp trong không gian nội thất biệt thự cổ điển.

    [​IMG]

    Tone màu chủ yếu được sử dụng là những màu pastel nhẹ nhàng. Các căn phòng lớn được trang trí với những bức điêu khắc theo hình tượng cổ tuyệt đẹp. Sử dụng đèn chùm pha lê, đèn làm bằng đá trong suốt hoặc thủy tinh đắt tiền. Đèn chùm theo phong cách cổ điển là một tác phẩm nghệ thuật thực sự và vật liệu tạo ra nó luôn là loại vật liệu tốt nhất. Đèn chùm theo phong cách cổ điển thường được đặt chính giữa trần nhà. Bên cạnh đó, các chùm đèn thường được trang trí với chân nến bằng đồng (hoặc mô phỏng các chân nến). Ngoài ra, những đồ trang trí khác như đồng hồ bằng đồng, những bức điêu khắc, tranh trang trí sẽ giúp làm nổi bật nét cổ điển đầy nghệ thuật của kiểu thiết kế nội thất biệt thự này.

    2. Thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển


    [​IMG]

    Không cầu kỳ, rườm rà và xa hoa như phong cách cổ điển. Tân cổ điển chỉ nhẹ nhàng ghi dấu ấn bằng những mặt phẳng của trần, tường và những đường cong tinh tế trên các món đồ nội thất. Giống như sự chắt lọc tinh túy từ quá khứ, cộng thêm nét phóng khoáng của con người hiện đại, thiết kế nội thất tân cổ điển vì thế luôn có được sức sống bền bỉ với những giá trị cao về nghệ thuật và thẩm mỹ.

    [​IMG]

    Tân cổ điển còn là sự tinh tế trong mỗi chi tiết trang trí tối giản – vẻ đẹp toát ra từ chính những đường cong tuyệt mỹ trong mỗi chi tiết nội thất.Thiết kế nội thất tân cổ điển thường tập trung vào các bức tường, đặc trưng là sự ngăn chia không gian bởi các chi tiết phào, chỉ tạo nên các mảng miếng. Với cái nhìn gợi cảm, thiết kế nội thất tân cổ điển tuy giản đơn lại vô cùng tinh tế, thanh lịch.

    [​IMG]

    Đặc biệt, trong phong cách tân cổ điển, Tt-s thường hay chú ý đến “tỷ lệ vàng” khi ngăn chia các ô, các mảng. Đây vốn là chìa khóa của vẻ đẹp và nghệ thuật, mang tới cái nhìn hài hòa. Với một không gian được thiết kế theo “tỷ lệ vàng”, dù rằng người xem không hiểu nhiều về kiến trúc, vẫn luôn bị thu hút một cách rất tự nhiên, đó điểm đặc sắc của kiểu thiết kế nội thất biệt thự này.

    Trên đây là những chia sẻ của Tt-s về hai kiểu thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển và cổ điển. Nếu bạn yêu thích sự hoài cổ và đường nét cầu kỳ thì hãy chọn phong cách thiết kế nội thất cổ điển. Còn nếu bạn thích sự đơn giản, mới mẻ nhưng vẫn sang trọng, cổ điển thì hãy lựa chọn phong cách thiết kế tân cổ điển. Hy vọng bạn sẽ có những nhận định riêng của mình và thiết kế cho "tổ ấm" của mình thật lung linh nhé!
     
  11. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm chi tiết nhất!

    Đi ngược với những ngày nắng gay gắt, ngày mưa xuất hiện như tái sinh lại mọi thứ, giúp không khí trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra rất nhiều hậu quả tiêu biểu như nước thấm tường từ đất nền dẫn đến hiện tượng ẩm mốc nhà ở, mái nhà bị dột...

    Trong đó, chống thấm tầng hầm luôn là hạng mục ưu tiên để xử lý đối với mỗi công trình toà nhà cao tầng. Bởi, tầng hầm nằm dưới mặt đất chịu tác động mạnh mẽ của mạch nước ngầm và của hệ thống cấp nước. Chính vì vậy, cần nhanh chóng thực hiện chống thấm tầng hầm càng sớm càng tốt để tiết kiệm chi phí trước khi công trình bị xuống cấp trầm trọng.

    1. Nguyên nhân tầng hầm bị thấm nước


    [​IMG]

    Theo kinh nghiệm của Tt-s, lớp phủ chống thấm của tầng hầm theo thời gian bị hư hỏng và cống thoát nước chậm hay tắc hoàn toàn dẫn tới việc ứ nước và vấn đề bị thấm nảy sinh.

    Một lí do khác, đó là áp lực nước quanh tường tầng hầm. Khi trời mưa, đất xung quanh tầng hầm dễ trở nên bão hoà với nước. Tuy hệ thống cống thoát nước trong tầng hầm chưa có thấy nước nhưng không đồng nghĩa việc tầng hầm của toà nhà được khô ráo. Bởi vì hệ thống thoát nước bên ngoài bị tắc nghẽn hoặc mưa lâu ngày khiến nước bị ứ đọng, không thể thoát ra. Chính vì điều đó, nước theo nền đát lỏng bắt đầu thấm xung quanh tường của tầng hầm.

    2. Các hạng mục kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm:

    • Chống thấm sàn tầng hầm
    • Chống thấm đáy tầng hầm
    • Chống thấm thành tầng hầm
    • Chống thấm cho tường tầng hầm
    • Chống thấm bê tông tầng hầm
    • Chống thấm nền tầng hầm
    • Chống thấm vách tầng hầm
    • Chống thấm ngoài tầng hầm
    • Chống thấm tường vây tầng hầm
    • Chống thấm khe lún tầng hầm
    3. Các phương án tối ưu chống thấm toà nhà cao tầng:

    3.1 Phương án dùng các sản phẩm dạng quét:


    [​IMG]

    Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoặc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm. Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).

    Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2. Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.

    3.2 Phương án chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng (khò đèn)


    [​IMG]

    Bước 1: Dùng máy khò làm nóng bề mặt thi công, trải màng chống thấm và khò cho nóng chảy rồi ấn dính xuống bề mặt thi công. Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp là 50mm

    Bước 2: Trát 1 lớp bê tông 3-4cm lên trên bề mặt đã thi công nhằm bảo vệ màng chống thấm. Tăng hiệu quả và kéo dài thời gian bền vững của công trình

    3.3 Phương án thi công dùng màng chống thấm tự dính (màng nguội)


    [​IMG]

    Bước 1: Bóc lớp bitum nilong trên bề mặt màng chống thấm. Trải và dán màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt cần thi công. Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp là từ 70-100mm. Để đảm bảo độ che phủ giữa các màng chống thấm là tốt nhất.

    Bước 2: Trát lớp bê tông 3-4cm lên bề mặt đã thi công để bảo vệ màng chống thấm. Tăng hiệu quả và thời gian bền vĩnh cửu công trình.

    3.4 Phương án thi công dùng hoá chất

    Bước 1: Làm ẩm bề mặt cần thi công, sau đó tiến hành quét hóa chất chống thấm lên toàn bộ bề mặt.

    Bước 2: Thi công hai lớp cách nhau từ 2h-4h để bảo đảm độ khô của lớp hóa chất trước. Quét lớp thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp thứ 1. Phương án này đòi hỏi thao tác phức tạp nhưng mang lại hiệu quả chống thấm và độ bền cao. Đảm bảo chất lượng rất tốt trong thời gian dài và vẫn an toàn cho sức khỏe của người thi công và người sử dụng.

    Tóm lại, chống thấm tầng hầm toà nhà cao tầng hay thậm chí là không gian sinh hoạt, cần phải có kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm kỹ lưỡng và chuyên nghiệp để không xảy ra sai sót. Các phương pháp chống thấm tầng hầm được Tt-s tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
     
  12. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hướng dẫn xử lý mái tôn bị dột - đơn giản Nhất, hiệu quả Nhất

    Mái tôn thường xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng, do chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam mái tôn thường xuất hiện những vết rỉ sét lâu ngày tạo nên vết nứt lớn khiến nước mưa thấm dột vào nhà. Vậy nên xử lý mái tôn bị dột thế nào để kịp thời tránh tình trạng này khi mùa mưa lớn sắp đến? Bài viết dưới đây Tt-s sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý mái tôn bị dột đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ, cùng theo dõi nhé!

    Đối với vấn đề dột của mái tôn, tạm chia thành ba dạng là: dột ở vị trí tôn bị thủng; dột ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ; dột ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái. Dù là ở dạng nào thì trước khi thực hiện cách chống dột mái tôn đơn giản hiệu quả nhất, ta phải tiến hành công việc vệ sinh. Dùng bàn chải sắt loại bỏ những chất bám bẩn trên bề mặt tôn bị hỏng. Tiếp đó, hãy lấy khăn lau sạch bề mặt nơi cần khắc phục.

    Sau khi tiến hành vệ sinh bề mặt, ta tiếp tục những công việc tiếp theo. Cụ thể đối với từng cách chống dột mái tôn đơn giản hiệu quả nhất như sau:

    1. Cách chống dột mái tôn ở các vị trí thủng tôn

    - Nguyên nhân:

    Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ do lâu ngày gặp phản ứng điện hóa bị ăn mòn tôn hoặc do sử dụng loại tôn kém chất lượng gặp nắng nóng giãn ra, lạnh co đột ngột làm thủng lỗ trên mái càng lâu càng nhiều. Lưu ý nếu thủng quá nhiều thì có thể phải thay tôn mới.

    - Cách chống dột mái tôn đơn giản hiệu quả nhất

    + Bước 1: Xác định bề rộng của mái tôn là bao nhiêu m2. Để tính lượng nước mưa khi trời mưa xuống máng và ống thoát nước mới thoát được hết.

    + Bước 2: Máng tôn nhỏ thì thay máng tôn to hơn, bổ sung hoặc thay ống thoát nước to hơn, dày hơn vào các vị trí cần thay lắp.

    + Bước 3: Bơm keo chống dột mái tôn Silicon và các vị trí nối máng, nối mái, cổ ống, đầu vít….tránh cho nước mưa thấm qua.

    [​IMG]

    Sử dụng keo silicon là một trong những cách xử lý chống dột mái tôn hiệu quả nhất

    2. Cách sửa mái tôn bị dột ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ

    - Nguyên nhân:

    Dột từ những vị trí nối tôn, nhất là phía cuối máng thoát nước có độ dốc máng nhỏ, máng thoát nước bé, ống thoát nước nhỏ hoặc khoảng cách đặt ống nước quá xa nên lượng nước mưa thoát không kịp dẫn đến tràn ra ngoài, thấm qua các vị trí nối tôn.

    - Cách sửa mái tôn bị dột:

    + Bước 1: Xác định vị trí tôn thủng.

    + Bước 2: Cắt một miếng tôn to hơn vị trí thủng.

    + Bước 3: Dán hoặc bắt đè miếng tôn cắt lên vị trí thủng.

    + Bước 4: Bơm keo chống dột mái tôn Silicon lên các mép tiếp giáp xung quanh giữa miếng tôn dán và mái tôn được dán hoặc đầu vít tôn bị bắt đè lên.

    [​IMG]

    Cách xử lý chống dột mái tôn ở các mối nối, máng thoát nước hiệu quả nhất

    3. Cách xử lý mái tôn bị dột ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái

    - Nguyên nhân:

    Mái tôn thường xuyên tiếp xúc với nước mưa nên lâu dần tại vị trí đinh ốc vít gắn trên mái bị ăn mòn gây tôn rỉ sét, mục ngày càng rộng ra. Khi có gió thổi mạnh các mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở gioăng sẽ gây rò rỉ nước hoặc mái tôn bị lật lên.

    - Cách xử lý mái tôn bị dột đơn giản hiệu quả nhất:

    + Bước 1: Chuẩn bị keo chống dột mái tôn Silicon và súng bắn vít ( ốc vít, súng bắn Silicon….)

    + Bước 2: Bắn vít bổ sung vào các vị trí ốc vít bị han rỉ, bị bay mũ… để đè tấm tôn xuống.

    + Bước 3: Bơm keo Silicon vào các đầu ốc vít bị han rỉ, vào các lỗ bắn ốc vít cũ, bơm keo lên các đầu ốc vít mới bắn bổ sung.

    [​IMG]

    Cách xử lý chống dột mái tôn hiệu quả nhất trong trường hợp khẩn cấp

    Trong những trận mưa lớn, những cơn bão dữ dội, hãy đảm bảo rằng ngôi nhà bạn luôn bền chắc, nhất là phần mái, cụ thể là mái tôn. Nếu bạn muốn có một ngôi nhà vừa ý cùng phần mái tôn đảm bảo được việc chống dột, chống thấm thì hãy tham khảo 3 cách chống dột mái tôn đơn giản hiệu quả nhất trên đây, chúng rất hữu ích cho bạn trong những lúc khẩn cấp cần xử lý nhanh.
     
  13. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất

    Đối với những ngôi nhà có diện tường tiếp xúc ở hướng Tây, trong những ngày hè đỉnh điểm như hiện nay đúng là cực hình. Sự hấp nhiệt cùng tỏa nhiệt diễn ra chậm chạp khiến không gian bên trong vô cùng bí bách. Liệu rằng có cách nào khắc phục hoặc giảm bớt tác động tiêu cực đó? Sau đây là những nguyên nhân gây nên nhà bị nóng và các cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất giúp ngôi nhà của bạn trở lên mát mẻ hơn. Cùng Tt-s tìm hiểu nhé.

    1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà bị nóng

    - Trong điều kiện đô thị đông đúc, gió đến nhà sau khi đã đi qua các bề mặt tích nhiệt khác (như đường sá, nhà bên cạnh…), luôn chứa đựng hơi nóng hơn là gió trong điều kiện nông thôn vốn chủ yếu là cây xanh và ruộng đồng.

    - Bố trí nhiều vật dụng, thiết bị tỏa nhiệt (như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng…), rèm vải dày, bàn ghế nệm, ...

    - Việc cách nhiệt không tốt (chống nóng trần nhà bê tông, tường bao chung quanh…) cũng khiến ngôi nhà tuy có mở cửa đón gió mà vẫn bị nóng hầm hập. Cần lưu ý các cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất và thông gió luôn là hai việc song hành nhau.

    [​IMG]

    2. Một số cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất

    2.1 Làm giếng trời

    Nếu cả ba phía mặt nhà bạn bị bịt kín bởi nhà khác thì làm giếng trời là cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất cho bạn. Thông thường, không khí nhà ống kém lưu thông nên dễ bị nóng, rất cần lỗ thông gió. Nếu nhà không có lỗ thông gió thì không khí nóng trong nhà không thoát ra được, kéo theo đó là nhà sẽ bị hầm hơi và rất nóng. Trong trường hợp này, bạn nên làm lỗ hổng đàn hồi (lỗ thông gió gắn liền với mọi tầng nhà) để không khí nóng dễ thoát ra khỏi nhà. Cửa mở của lỗ đàn hồi nên đặt ở tầng cao nhất, giúp không khí nóng thoát ra khỏi nhà, không khí lạnh dễ vào làm nhà luôn thoáng mát.

    [​IMG]

    2.2 Treo vải nhúng nước, mành trước cửa

    Cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất nhưng ít người biết đến là treo ở cửa ra vào, cửa sổ những tấm vải to nhúng nước để ngăn hơi nóng từ ngoài vào nhà. Ngoài ra, bạn nên đóng cửa các phòng trống. Luôn mở cửa sổ ban đêm và sáng sớm - khi nhiệt độ còn thấp để không khí mát vào nhà nhiều. Khi nắng lên thì kéo rèm cửa để giữ độ mát lâu hơn, hạn chế nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị tạo nhiệt trong nhà (như đèn, lò nướng, máy tính...), dùng đèn compact để giảm điện năng và nhiệt độ tỏa ra nhà. Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư các thiết bị cách nhiệt tại vùng đón nhiều ánh nắng bằng gạch, xốp, film cách nhiệt, sơn trắng để giảm độ hấp thụ nhiệt.

    [​IMG]

    2.3 Trồng cây xanh

    Một trong những cách chống nóng cho nhà ở hiệu quả nhất đó là trồng cây xung quanh nhà. Sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo nên bóng râm, độ phủ của cây sẽ cản bớt nguồn nhiệt từ bên ngoài vào ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể áp dụng giải pháp này do hạn chế về diện tích, nhất là nhà phố nhỏ và hẹp. Chúng ta có thể mang cây xanh vào nhà bằng việc treo các chậu hoa ở hành lang, trên lan can kính, trồng dây leo, làm giàn hoa… để mang đến không khí trong lành và mát mẻ cho ngôi nhà.

    Hoặc bạn có thể thiết kế một tiểu cảnh nước, non bộ, suối giả… để hơi nước bốc lên mang lại cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà trong ngày hè. Bạn có thể đặt chúng trước hiên nhà, trong nhà và ngay cả trên sân thượng để vừa trang trí cho ngôi nhà, vừa là cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất.

    2.4 Cách chống nóng tường nhà và mái nhà

    Mái nhà chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và làm cho ngôi nhà nóng lên rất nhiều, nếu chúng ta áp dụng cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất khu vực này sẽ giúp ngôi nhà mát hơn rất nhiều. Có khá nhiều vật liệu chống nóng mái nhà mà chúng ta có thể áp dụng như mái ngói, gạch, tấm lợp… Khi lắp đặt chú ý giữa mái và trần nên có khoảng cách để giảm bớt độ nóng.

    Tường nhà cũng là vị trí chịu nhiều tác động của ánh nắng, nếu có thể nên sử dụng loại gạch block là loại vật liệu chống nóng cho tường nhà vì nó có khả năng cách nhiệt tốt. Để tăng thêm hiệu quả chúng ta sẽ xây hai lớp gạch nhằm giúp ngôi nhà vững chắc hơn, đồng thời chống nóng tốt nhất. Không chỉ vậy, mọi người nên sử dụng sơn cách nhiệt cho bức tường, trồng thêm dây leo sẽ mang lại hiệu quả chống nóng tường nhà tuyệt đối.

    [​IMG]

    Cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất không chỉ dựa vào việc bạn lựa chọn vật liệu chống nóng lợp mái, chọn gạch xây tường mà nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn bố trí nội thất bên trong ngôi nhà. Mọi người có thể sử dụng vòi phun sương, mái hiên để giảm bớt lượng nhiệt hắt vào nhà và ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

    Hãy sơn mới lại ngôi nhà với những màu sơn nước sáng, lựa chọn gạch lát nền cùng tông để giảm nhiệt cho ngôi nhà, giúp không gian thoáng hơn và nhất là tạo cảm giác ngôi nhà rộng rãi hơn rất nhiều.

    2.5 Màu sắc và vật liệu nội thất giúp giải nhiệt mùa hè

    Màu sắc cho nhà cần dùng tông màu nhạt bên ngoài nhà để giảm hấp thu nhiệt và nhanh giải nhiệt. Bạn cũng nên chọn màu mát mẻ gần gũi với thiên nhiên như màu bã trầu, vàng đất, xanh rêu cho không gian nội thất bên trong. Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu lạnh như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn.

    Còn với vật liệu, bạn nên lựa chọn, sử dụng các vật liệu chống nóng hiệu quả, có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, đá hoa cương, gạch ốp lát dạng đất nung... nhằm hỗ trợ sự thẩm thấu và bay hơi.

    [​IMG]

    Trên đây là những gợi ý giúp ngôi nhà của bạn trở lên mát mẻ hơn vào những ngày hè oi bức này. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng cách chống nóng trong nhà hiệu quả nhất một cách khoa học để mùa hè bớt đi sự khắc nghiệt nhé !
     
  14. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

    Nhà vệ sinh của bạn tuy rằng có diện tích nhỏ hẹp nhất trong căn nhà nhưng lại có vai trò quan trọng vì phải thường xuyên sử dụng, do đó việc xử lý nhà vệ sinh bị thấm nếu không quan tâm ngày từ đầu sẽ gây ra những hiện tượng như thấm dột, ẩm mốc, vừa làm mất mỹ quan, vừa dễ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy Tt-s sẽ hướng dẫn bạn những cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và đơn giản nhất.

    Chống thấm nhà vệ sinh bằng tấm chống thấm


    [​IMG]

    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công :

    - Vệ sinh, làm sạch bề mặt thi công để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.

    - Các vị trí lồi lõm cần được làm bằng phẳng và sạch sẽ bằng các loại vữa pha trộn phụ gia

    Bước 2: Dùng đèn khò khí gas làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm.

    Bước 3: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên trên mặt sàn.

    Bước 4: Dùng máy khò đốt trực tiếp lên bề mặt tấm chống thấm nhà vệ sinh trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều sau đó dính xuống mặt sàn. Đốt nhựa bitum chảy đến đâu thì lăn màng chống thấm đến đó.

    Bước 5: Tại các cổ ống nước phải dán bo kỹ ở trong và ngoài miệng ống để tránh nước thấm xung quanh cổ ống. Để đảm bảo tốt nhất, nên dùng gioăng trương nở quấn xung quanh để chặn nước rò rỉ ra.

    Bước 6: Tại các chân tường dán vén lên 15 - 20cm để vị trí tiếp giáp giữa sàn và tường khít, hạn chế nguy cơ tạo kẽ hở, nứt gây thấm dột. Các cổ ống nước dán kín cả trong lẫn ngoài, tốt nhất quấn gioăng trương nở xung quanh

    Bước 7: Sau khi thi công xong tiến hành trát một lớp xi măng cát lên trên để bảo vệ lớp tấm chống thấm nhà vệ sinh, hoàn trả mặt bằng.

    Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bằng hóa chất

    1. Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm Water Seal


    [​IMG]
    • Chuẩn bị vật liệu sử dụng:
    - Dung dịch chống thấm Water Seal (Nhập khẩu Anh Quốc): Là dung dịch chống thấm dạng lỏng gốc polymer Silane và Siloxane, tác dụng thẩm thấu vào bê tông giúp bê tông tạo thành Gel bịt kín các vết nứt nhỏ (< 0,2 mm) giúp đặc chắc bê tông, đồng thời chống thấm ngăn nước hiệu quả, đây là cách thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

    - Chất chống thấm tạo màng hai thành phần Master Seal 540 (nhập khẩu Đức).

    - Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass, co giãn, đàn hồi tốt, chống nứt cực kỳ hiệu quả.

    - Phụ gia chống thấm Sika Latex.

    - Keo trám cổ ống Sikaflex Constructions.

    - Vữa rót tự san Grout không co ngót, sử dụng để đổ cổ ống.
    • Các bước thực hiện
    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

    - Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt. Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.

    - Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.

    - Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

    Bước 2: Chống thấm cổ ống thoát nước sàn: sử dụng máy mục đục cổ ống cách ống 2 – 3 cm, đục tỉa nhẹ theo hình chữ V, thổi sạch bụi bẩn và vệ sinh sạch sẽ cổ ống. Sau đó dùng xốp hoặc giấy chèn bên dưới cổ ống để đổ vữa không bị chảy. Sau khi chèn kín cổ ống, chúng ta trộn vữa Grout và tiến hành đổ vữa vào cổ ống thoát sàn đã được chèn kín, đổ vữa sao cho cách bề mặt sàn bê tông chừng 2 – 3 cm thì dừng lại. Sau khi vữa Grout khô tiếp tục trám cổ ống bằng keo trám Sikaflex constructions.

    Bước 3: Trộn hồ dầu Sika Latex với xi măng và tiến hành quét lớp hồ dầu lên bề mặt sàn và phần chân tường sau đó dải lưới Fiber Glass lên trên. Sau 2 giờ tiếp tục trộn Sika Latex với vữa hồ dầu xi măng hơi sệt rồi cán lên bề mặt đã dải lưới.

    Bước 4: Sau 10 – 12 giờ tiến hành lắc đều rồi phun dung dịch chống thấm Water Seal lên bề mặt sàn bê tông sàn và tường nhà vệ sinh, từ chân tường lên khoảng 40 – 50 cm. Sau 2 – 3 giờ tiếp tục phun lớp thứ 2. Với định mức 1lít/ 5m2.

    Bước 5: Sau khi phun Water Seal 4 -5 giờ, tiếp tục trộn đều và quét 2 lớp Master Seal 540 lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước, đợi lớp màng chống thấm Master Seal 540 khô (từ 10 – 12 giờ) thì tiến hành trộn vữa latex với xi măng hồ dầu quét lên bề mặt trên cùng để bảo vệ lớp chống thấm.

    Bước 6: Sau 12 giờ thi công chống thấm hòa thành tiến hành phun ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.

    2. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng hóa chất 2 thành phần sika Việt Mỹ
    • Chuẩn bị vật liệu cần sử dụng:
    - Vữa chống thấm và đàn hồi Sikatop Seal 107 ( đây là loại vữa gồm 5kg thành phần A dạng chất lỏng màu trắng và 20kg thành phần B dạng bột màu xám)

    - 01 chiếc thùng sạch

    - Máy khuấy sơn

    - Chổi quét sơn, cọ lăn, bay

    - Bàn chải sắt hoặc máy chà tường

    - Ca nhựa hoặc máy phun nước, máy phun ẩm

    - Máy thổi hoặc máy hút bụi

    [​IMG]
    • Các bước thi công
    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

    - Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công bằng bàn chải sắt, máy thổi cầm tay hoặc máy hút bụi công nghiệp.

    - Làm ẩm bề mặt bằng cách tưới, dùng máy phun nước áp lực hoặc máy phun ẩm rửa bề mặt bê tông bão hòa nước

    Bước 2: Pha trộn vữa chống thấm Sika Top Seal 107

    - Đổ thành phần A ra một chiếc thùng sạch

    - Cho từ từ Thành phần B vữa chống thấm Sika top Seal 107 vào thành phần A theo tỷ lệ 1kg thành phần A : 4kg thành phần B

    - Khuấy đều đến khi hỗn hợp tạo thành một khối đồng nhất có độ sánh mịn

    Bước 3: Thi công lớp thứ nhất

    Dùng cọ lăn hoặc chổi quét sơn lăn từ từ hỗn hợp vữa chống thấm vừa trộn ở công đoạn trên tường và sàn nhà vệ sinh với định mức 2kg/m2/lớp

    Lưu ý: Chỉ nên thi công theo một chiều từ dưới lên để vừa tiết kiệm nguyên liệu vừa có lớp màng mịn đều.

    Bước 4: Thi công lớp thứ hai

    Lớp thứ hai thi công sau lớp thứ nhất khoảng 3-4 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời ( đây là thời điểm bề mặt sơn của lớp thứ nhất đã khô nhưng chưa hoàn toàn cứng)

    Lưu ý: Khi thi công trên sàn nhà vệ sinh bạn có thể thay chổi quét hằng bay.

    Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm

    Sau khi lớp thứ hai hoàn toàn khô dùng miếng xốp làm để làm sạch và nhẵn bề mặt

    Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bằng sika sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng mẹo nhỏ sau: Sau khi thi công xong nên dùng nilon, bao tải ướt hoặc máy phun ẩm liên tục để tránh hiện tượng vật liệu chống thấm bị khô nhanh. Bởi vật liệu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt.

    Chống thấm nhà vệ sinh bằng hóa chất kết tinh gốc xi măng kết hợp với màng đàn hồi gốc xi măng
    • Chuẩn bị vật liệu sử dụng
    - Hawa Seal B01: Chất chống thấm tinh thể gốc xi măng, tác dụng thẩm thấu vào bê tông giúp bê tông không bị rạn nứt, đặc chắc, đồng thời chống thấm ngăn nước hiệu quả.

    - Màng gốc xi măng SBR 003 (hoặc màng xi măng Materseal 540 của Đức): Tạo ra lớp màng gốc xi măng bám chặt đồng nhất với bê tông, chống thấm cực kỳ hiệu quả và lâu dài.
    • Quy trình thi công
    - Làm ẩm bề mặt trước khi thi công, tiến hành quét hóa chất chống thấm lên toàn bộ bề mặt thi công.

    - Đối với các cổ ống nước đục rộng ra từ 20 - 30 mm, đổ vữa Sikagrout 214 -11 không co ngót, sau đó trám trên bề mặt bằng Sikaflex Construction, mục đích để sau này cổ ống nhựa không tách lớp với sàn bê tông.

    - Quét chất chống thấm tinh thể thẩm thấu Hawa Seal B01 từ 1 - 1,5kg/ m2 lên toàn bộ bề mặt sàn và chân nhà vệ sinh. Thi công 2 lớp cách nhau từ 2h đến 3h , quét lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất lên bề mặt cần thi công.

    - Thi công 2 -3 lớp màng đàn hồi gốc xi măng với định mức 2 - 2,5kg/ m2 lên toàn bộ bề mặt sàn. Lớp trước cách lớp sau từ 3 - 4 giờ đồng hồ, thi công quét vuông góc.

    - Sau khi vật liệu khô, thông thường sau 12h tiến hành ngâm thử nước. Ngâm thử nước trong vòng 24h.

    [​IMG]

    Một số cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả mà Tt-s giới thiệu trên đây hy vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu áp dụng hiệu quả cho các bạn. Nếu các bạn muốn phòng tránh những tác hại do thấm dột ẩm mốc gây ra thì ngay từ khi thi công nhà hãy quan tâm và sử dụng các biện pháp này để xử lý kịp thời.
     
  15. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Đem tài lộc về nhà khi cải tạo mới nhà vệ sinh

    Trong các hạng mục cải tạo nhà cửa, nhà vệ sinh cũng chiếm phần rất quan trọng, ảnh hưởng tới phong thuỷ của cả gia đình. Nhà sinh vệ đẹp, sạch sẽ giúp cho vượng khí của gia đình luôn dồi dào. Nếu bạn đang có dự định cải tạo nhà vệ sinh thì đây là bài viết dành cho bạn.

    1. Bố trí hợp lý trong cải tạo nhà vệ sinh hiện đại


    [​IMG]

    Các phương pháp bố trí, cải tạo nhà vệ sinh hiện đại đều theo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Trong số đó, cách bố trí lý tưởng là bồn rửa tay hướng về phía cửa của nhà vệ sinh, còn thiết kế khu tắm vòi hoa sen trong cùng. Với gia đình có thu nhập cao, họ thường tách hai không gian nhà vệ sinh và phòng tắm thành hai để được sử dụng độc lập. Tuy nhiên, chi phí cải tạo nhà vệ sinh, xây dựng tương đối cao.

    Một nhà vệ sinh kiêm phòng tắm, bồn rửa mặt cùng trong một không gian, máy giặt không được đặt trong nhà vệ sinh, mà nên xem xét để trên sân thượng. Có thể thấy cách bố trí tiết kiệm không gian, bố trí các đường ống đơn giản là cách bố trí thường thấy trong những ngôi nhà nhỏ.

    2. Thi công cải tạo nhà vệ sinh


    [​IMG]

    1. Cải tạo tường:

    Sau khi tháo dỡ tường cũ ban đầu, để cải tạo nhà vệ sinh các bức tường cần phải sử dụng vữa xi măng để làm cho phẳng, để tạo điều kiện ốp lát bằng phẳng cho giai đoạn sau này.

    2. Cải tạo đường điện nước

    Dựa theo bản vẽ thiết kế mới, bố trí lại các mạch và đường ống nước. Cả hai đường ống nước và đường ống điện phải đi vào tường và trần nhà, và không được đi xuống đất. Đó là bởi vì nếu như đường ống nước được lắp đặt trong đất, dần dần sẽ xuất hiện tình trạng ngấm nước, không dễ để nhận biết từ đó rất bất tiện cho việc cải tạo.

    3, Xử lý chống thấm

    Xử lý chống thấm nước cho tường, bạn nên sử dụng chất chống thấm cứng, một mặt có tác dụng chống thấm, một mặt sẽ chống sự xuất hiện của các lỗ hổng của các bức tường.

    4. Cải tạo gạch ốp lát

    Khi lựa chọn gạch ốp tường thì phải lấy tiêu chí thẩm mỹ, dễ dàng xử lý để làm nguyên tắc. Gạch ốp sàn tốt nhất là nên chọn những loại chống trơn trượt và có thêm miếng trải sàn. Khu vực thoát nước phải thấp hơn toàn bộ bề mặt, tạo điều kiện cho việc thoát nước.

    3. Trang trí cho phòng vệ sinh

    [​IMG]

    Khi cải tạo nhà vệ sinh hiện đại bạn nên trang trí kiểu đơn giản nhưng vẫn tinh tế và sang trọng. Có thể đóng thêm kệ, tủ trên khoảng trống của bồn rửa mặt để đựng các dụng cụ gọn gàng và sạch sẽ. Căn cứ theo tần suất sử dụng để sắp xếp đồ vật từ cao cho đến thấp. Hoặc lắp đặt một số giá lưu trữ, gần với không gian mở bên cạnh bồn rửa tay, có thể dễ dàng chứa tất cả các loại bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn tắm, sữa rửa mặt...

    [​IMG]

    Hiện nay có các loại bóng đèn LED cho gương phòng tắm, có thể tận dụng để trang điểm mọi góc cạnh trên khuôn mặt. Việc cải tạo nhà vệ sinh hiện đại được bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất. Nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước để tiết kiệm chi phí cải tạo nhà vệ sinh khi bắt đầu thực hiện nhé!

    Trên đây là những kinh nghiệm cải tạo nhà vệ sinh hiện đại của Tt-s đúc kết lại. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được phòng vệ sinh mới, hiện đại như mong muốn.
     
  16. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    8 Giải pháp tăng không gian nhà ở “không thể không biết”

    Nếu bạn đang sở hữu một căn nhà diện tích khiêm tốn, bạn vẫn đang tìm giải pháp cải tạo diện tích không gian nhà ở để cảm thấy rộng rãi hơn? Bài viết của Tt-s ngày hôm nay chính là “bí kíp” bạn đang tìm kiếm, chỉ cần một vài thủ thuật đơn giản tạo ra những cảm giác về chiều rộng và chiều sâu là những giải pháp tăng không gian nhà ở giúp căn nhà trở nên rộng thoáng hơn rất nhiều, cùng tìm hiểu nhé!

    1. Sơn tường màu tối

    Điều này có vẻ mâu thuẫn với ý tưởng sử dụng màu xanh nhạt, sương mù, nhưng trong một số trường hợp, màu tối sẽ là giải pháp tăng không gian nhà ở. Mấu chốt nằm ở sự tương phản: chỉ có bức tường phía sau màu tối, bạn sẽ có cảm giác căn phòng sâu hun hút hơn.

    [​IMG]

    2. Tạo ra các đường thẳng song song

    Phối cảnh tuyến tính là tạo ra cảm giác những vật cùng kích thước sẽ nhỏ hơn khi chúng ở xa chúng ta hơn. Vì thế, tạo ra các đường song song để hút tầm mắt sẽ tạo ra cảm giác khoảng cách lớn hơn, là giải pháp tăng không gian nhà ở dễ dàng áp dụng. Ví dụ, chúng ta có thể treo rèm cửa ngay dưới trần nhà, tạo hai đường thẳng song song trước mặt, ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng một tấm thảm sọc dọc đặt trong phòng.

    [​IMG]

    3. Thiết kế đèn ở các góc

    Giống như cảnh mặt trời chiếu xuyên qua cây cối hoặc qua rìa các dãy núi, một vài bóng đèn nhỏ ở các góc phòng sẽ tạo cảm giác về không gian. Giải pháp tăng không gian nhà ở, chúng ta có thể đặt các bóng đèn nhỏ sau cây cảnh hoặc trong góc tường để chiếu sáng các góc tối đó.

    [​IMG]

    4. Làm mờ giới hạn căn phòng bằng cây xanh

    Trong các bức tranh phong cảnh, họa sĩ bị giới hạn bởi khung tranh. Tuy nhiên, họ đã vẽ cây xanh lên các mép tranh tạo cảm giác không gian vượt ra được giới hạn của khung tranh. Đây chính là thủ thuật chúng ta có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, với một vài cây cảnh trong phòng đặt ở tường, gần cửa sổ hoặc trước gương.

    5. Tạo chiều sâu nhiều lớp

    Trong một bức tranh phong cảnh, các bố cục phân lớp và chồng chéo tạo cảm giác về chiều sâu. Bạn cũng có thể làm điều tương tự cho không gian của bạn bằng cách thêm một số nội thất dệt may, các tác phẩm nghệ thuật hoặc trang trí cửa sổ để có thể biến căn phòng của bạn hút sâu vào mắt nhìn. Dưới đây là một số giải pháp tăng không gian nhà ở phổ biến:

    - Sử dụng màn treo

    - Đặt chồng một tấm thảm nhỏ hơn lên trên thảm lớn

    - Đặt một vài tác phẩm nghệ thuật trước tủ sách

    - Đặt gối và chăn lên ghế sofa

    [​IMG]

    6. Thiết kế các đường chéo

    Một đường chéo sẽ dài hơn so với đường ngang/dọc tạo ra cảm giác về chiều sâu và khoảng cách. Trong các bức tranh phong cảnh, đường chéo có thể là một đường bờ biển, còn trong nhà bạn, bạn có thể vẽ các đường chéo lên tường để tạo cảm giác này.

    7. Sử dụng một phông nền mờ

    Khi chúng ta nhìn vào một khung cảnh tự nhiên, những thứ ở xa sẽ mờ hơn những thứ ở gần chúng ta. Họa sĩ phong cảnh đã sử dụng hiệu ứng này được gọi là phối cảnh không gian, bằng cách vẽ ít chi tiết và màu nhạt hơn cho các vật ở xa. Để có được hiệu ứng tương tự trong phòng, giải pháp tăng không gian nhà ở là chúng ta có thể sơn tường bằng màu xanh sương mù.

    [​IMG]

    8. Những vật ở gần cửa hơn sẽ có màu sắc sặc sỡ và hình dáng đa dạng

    Khi các vật ở xa sẽ ít chi tiết và màu nhạt hơn, những vật dụng ở gần cửa có màu sắc sặc sỡ và hình dáng đa dạng sẽ tạo cảm giác chiều sâu như ta nhìn vào bức tranh.

    [​IMG]

    Phòng khách của bạn không có "tiền cảnh" như bức tranh, nhưng khi ta thiết kế các vật sặc sỡ và đa dạng ở gần cửa sẽ tạo thành chiều sâu cho căn phòng. Như hình dưới, một chiếc ghế màu sặc sỡ sẽ tạo ra một tiêu điểm nổi bật phía trước là giải pháp tăng không gian nhà ở được nhiều người áp dụng cho các căn hộ hiện nay.
     
  17. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Có nên thiết kế nền phòng bếp cao hơn nền nhà không?

    Nhiều gia đình muốn thay đổi kiểu thiết kế, tạo tính độc đáo cho phòng bếp của mình đã chọn cách thiết kế nền phòng bếp cao hơn nền nhà. Theo như phong thuỷ thì đây là thiết kế không nên làm. Vậy nguyên nhân tại sao lại như vậy? Mời bạn cùng Tt-s tìm hiểu nhé.

    1. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tiện nghi

    Nhiều người cho rằng nền nhà bếp cao hơn nền nhà và việc tạo ra bậc tam cấp nối giữa phòng khách và phòng bếp là để tạo điểm nhấn cho kiến trúc nội thất để không gian nội thất không bị đồng đều quá nhưng trên thực tế đó là một ý tưởng sai lầm.

    [​IMG]

    - Về thẩm mỹ

    Nền phòng bếp cao hơn nền nhà thì chắc chắn những nguyên liệu này sẽ chảy lan qua các phòng khác gây mất vệ sinh. Thêm nữa nền nhà bếp cao hơn nền nhà sẽ khiến cho nước thải từ trong quá trình nấu nướng vệ sinh nhà bếp sẽ chảy sang không gian của phòng khách.

    Việc thiết kế nền các phòng ở độ cao khác nhau cũng sẽ làm cho ngôi nhà trở nên rối mắt hơn, khiến căn nhà trở nên chật hẹp hơn khá nhiều. Những căn nhà biệt thự rộng thì không ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mĩ nhưng với những ngôi nhà ống, nhà nhỏ thì sẽ gây cảm giác không gian 2 phòng đều trở nên chật chội, nhỏ hẹp hơn, nhìn không có độ thoáng.

    - Về tiện nghi

    Có thể bạn không để ý, nếu nền phòng bếp cao hơn nền nhà, trong các gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi việc đi lại di chuyển trong nhà sẽ gây khó khăn hơn. Tình trạng trẻ em hay người lớn tuổi bị vấp ngã là khi di chuyển là rất dễ xảy ra.

    Thêm vào đó, những ngôi nhà nhỏ làm bếp và khách liên thông, chủ nhà cho rằng xây bậc nền nhà bếp cao hơn để làm sự ngăn cách giữa 2 không gian để phân biệt và không cần phải làm vách ngăn nhưng trên thực tế không cần thiết đó là điều không hợp lý về kiến trúc mới. Chính vì thế các chuyên gia, KTS khuyên các bạn: Trong thiết kế tổng thể nên hạn chế tối đa sự chệnh lệch giữa các phòng. Nền của các phòng nên để cùng một mặt sàn trừ những bậc cầu thang lên xuống. Việc thiết kế nền các phòng ở độ cao khác nhau sẽ làm cho ngôi nhà trở nên rối mắt hơn, khiến căn nhà trở nên trật hẹp hơn khá nhiều.

    Một vấn đề nữa là khi có người đang ngồi ở phòng khách sẽ nhìn lên phòng bếp rất rõ ràng và có phần không lịch sự khi phòng khách ở vế dưới và nhìn lên phòng bếp sẽ không nhã nhặn cho lắm. Điều này ít ai để ý nhưng nếu để nền phòng bếp cao hơn nền nhà sẽ tạo ra sự khiếm nhã khi người ngồi phòng khách quan sát hết được những cử chỉ có phần không đẹp mắt với người nội trợ, trong quá trình nấu nướng cần sự thoải mái nhất có thể nên thường không để ý đến cử chỉ, điệu bộ của mình.

    2. Đối với phong thuỷ phòng khách

    Xét về vấn đề phong thủy nhà ở, bếp là không gian được đánh giá là một trong số những nơi quan trọng nhất của phong thủy dương trạch, đặt bếp sai hướng và bố trí bếp sai lệch sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận mà còn ảnh hưởng đến cả con cháu và thế hệ tiếp theo.

    [​IMG]

    Còn đối với phòng khách là không gian chính của ngôi nhà, KTS khi thiết kế phòng khách cũng phải dựa vào những yếu tố phong thủy chính để bố trí sao cho hài hòa nhất, phòng khách là không gian tâm điểm trong việc thiết kế nội thất. Vì thế khi thiết kế nền phòng khách thấp hơn phòng bếp sẽ xảy ra sự xáo trộn nhất định trong gia đình từ các mối quan hệ không được hài hòa, con cháu không hiếu thuận hoặc có những hành vi không phải với đạo lí, đồng thời sự phát triển trong công việc cũng như tiền bạc đều bị ảnh hưởng.

    [​IMG]

    Với những điều cần lưu ý trong phong thủy nhà ở thì cũng có khá nhiều vấn đề nhưng cũng không cần quá nặng nề với những vấn đề nhỏ nhặt. Mặc dù chúng tôi đã nhấn mạnh tình trạng nền phòng bếp cao hơn là nền nhà là không tốt trong cả kiến trúc và phong thủy, nhưng nếu như không thể sửa lại nền nhà ở thế cân bằng mà gia đình không thấy có biểu hiện rối loạn hay hay bất thường trong nhà như đã kể trên thì có thể không cần bận tâm đến tình trạng này và không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu đang chuẩn bị thiết kế hay xây dựng thì nên chú ý ngay từ ban đầu.
     
  18. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mẹo cải tạo trần nhà thấp với vài bước đơn giản

    Chiều cao của một căn phòng luôn là yếu tố cố định và không thể thay đổi được. Trong đó trần nhà thấp sẽ khiến cho không gian trở lên eo hẹp, gây trở ngại trong việc lựa chọn đồ nội thất dễ tạo ra sự mất cân đối về kích thước, dẫn đến sự khó chịu cho mắt. Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục chỉ thông qua một vài mẹo xử lý tinh tế về nội thất và màu sắc rất đơn giản đem hiệu quả cao. Mời bạn cùng Tt-s xem cách cải tạo trần nhà thấp như thế nào nhé!

    1. Màu sắc trong cải tạo trần nhà thấp

    Để căn phòng trông trần cao và sáng, bạn nên dùng sơn màu sáng, tốt nhất là màu sơn trắng tinh thay vì màu trắng ngà hay kem. Trần sáng màu sẽ khiến cho ánh sáng được phản chiếu nhiều hơn. Ngoài ra việc bố trí màu sắc sáng dần từ sàn qua tường rồi lên trần cũng khiến cho căn phòng thêm thoáng đãng và mở rộng thêm tầm nhìn. Nếu kết hợp giữa trần nhà màu sáng với sàn nhà màu tối thì hiệu quả càng tăng lên rõ rệt. Tường nhà khi đó sẽ có tác dụng làm không gian chuyển tiếp giữa sàn và trần và sẽ có hiệu quả khi có màu trung gian giữa chúng, nhưng gần với màu trần hơn.

    [​IMG]

    Nếu bạn không thích tường trắng bạn có thể sử dụng giấy dán tường với các hoạt tiết có hình kẻ sọc, nhưng màu sắc nên chìm mờ để đánh lừa giác quan, lúc này bạn sẽ có cảm giác căn phòng cao hơn. Hoặc bạn cũng có thể dùng giấy dán có các hình vẽ không gian xa vời, phóng tầm mắt như nhìn ra bãi biển, nhìn ra cánh đồng xa xa… Lúc này, không chỉ không gian trông sáng và rộng mà căn phòng cũng sẽ không bị bức bí vì trần nhà thấp.

    [​IMG]

    Những tấm thảm sắc sỡ cũng là một cách hay để bạn làm căn phòng thoáng hơn, bạn hãy chọn những tấm thảm có kích thước lớn để tạo điểm nhấn trong phòng và chú ý sử dụng màu sắc sao cho phù hợp trần và tường. Hoặc sử dụng loại rèm sát trần, thả dài hết đến sàn cũng giúp cải tạo trần nhà thấp.

    2. Sắp xếp nội thất trong cải tạo trần nhà thấp

    Bạn có thể sử dụng các bóng đèn gắn trên cột chiếu hắt ánh sáng lên phía trần, vừa tạo vẻ thẩm mỹ, vừa làm nhà như cao hơn. Bạn lưu ý chỉ nên đặt các thiết bị nội thất cần thiết và sắp xếp chúng một cách gọn gàng, sạch sẽ. Đèn phòng luôn đảm bảo đủ ánh sáng, tốt nhất nên đặt hai đèn ở hai bức tường đối nhau, gắn cao lên gần trần…

    [​IMG]

    Cửa mở rộng tạo nên không gian thoáng đãng, làm mất đi cảm giác bí bách của những chiếc trần thấp. Sử dụng loại rèm sát trần và thả hết đến sàn sẽ tạo cảm giác trần cao hơn. Ngay cả khi đã thiết kế loại cửa sổ nhỏ, bạn cũng nên treo loại rèm có chiều dài gần với chiều cao của trần.

    [​IMG]

    Ngoài ra, để cải tạo trần nhà thấp, nhiều gia đình hay dùng gương cao. Vừa đánh lừa cảm giác về cao độ, vừa tăng cường ánh sáng, đem đến cảm giác thông thoáng, thoải mái trong những khu vực chật hẹp. Đặc biệt, các mảng kính lớn giúp tính liên thông và gắn kết với không gian bên ngoài trở nên rõ ràng hơn. Nếu nhà bạn đang ốp gỗ tường thì cần đặc biệt cẩn thận vì những tấm gỗ ốp tường, nhất là những loại có màu tối cũng sẽ càng làm trần nhà bạn thấp hơn.

    Trên đây là một số cách để cải tạo trần nhà thấp giúp bạn tận hưởng không gian thoáng đãng thay vì bí bách như xưa. Nếu như nhà bạn là chung cư thì càng nên chú ý nữa nhé. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
     
  19. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cách xử lý trần thạch cao bị thấm nước hiệu quả nhất !!!

    Trần nhà thạch cao đang dần trở thành xu hướng mới, với những ưu điểm tuyệt đối về tính thẩm mỹ và công năng vượt trội. Đây là giải pháp tối ưu nhất để thay thế những loại trần truyền thống như gạch, nhựa. Tuy nhiên, chúng vẫn thường hay gặp những vấn đề như thấm nước, dột. Gây rất nhiều phiền toái tới sinh hoạt gia đình. Tt-s mời bạn đọc bài viết để hiểu rõ cách xử lý trần thạch cao bị thấm nước hiệu quả nhất!

    1. Xác định rõ nguyên nhân trần thạch cao bị thấm nước


    [​IMG]
    • Nguyên nhân chủ yếu khiến trần thạch cao bị thấm dột là do mái nhà đã cũ, bị nứt hoặc bị đọng nước lâu ngày.
    • Trần nhà có nhiều vết rạn nứt, trần nhà bị ngả màu ố vàng, một số chỗ có dấu hiệu bị đọng nước và nước nhỏ giọt xuống dưới
    • Khi trời mưa lớn không thoát nước kịp và bị tràn lên mái.
    2. Cách khắc phục trần thạch cao bị thấm nước


    [​IMG]

    – Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì chúng ta sẽ khắc phục như sau

    + Đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm.

    + Phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm.

    + Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

    - Trong trường hợp mái nhà bị dột có thể áp dụng

    + Trám bít các vết nứt lại

    + Kiểm tra các ống thoát nước để không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, vào mặt tường hoặc các chỗ nối giữa tường, mái và cửa.

    - Trong trường hợp do mưa lớn, thoát nước không kịp

    + Bạn cũng nên thay máng mới có lòng sâu hoặc đục thêm các lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn để chống nước mưa thoát không kịp và tràn lên mái.

    + Sử dụng cốt pha kín để be máy, sau đó đổ hỗn hợp vữa vào. Hỗn hợp này sẽ tự động thấm vào bề mặt bê tông ở chỗ các khe rỗng, khi khô lại sẽ làm liền các vết nứt. Cuối cùng ta sẽ xử lý bề mặt bằng xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.

    - Trong trường hợp trần thạch cao bị mưa lâu ngày ố vàng

    [​IMG]

    + Sơn lại trần thạch cao bị thấm nước nếu bạn chưa muốn thay đổi tấm mới. Có nhiều cách sơn để che lấp đi vệt thấm. Ví dụ như bạn có thể sơn theo kiểu tạo những vệt, mảng màu vàng cam ấn tượng đan xen với màu trắng lan từ trần chạy xuống tường.

    Thông thường các loại trần thạch cao được sử dụng trong nhà mái tôn hay nhà mái ngói là những loại trần dễ bị ố vàng trên bề mặt nhất. Nguyên nhân là do độ an toàn của mái ngói và mái tôn đối với trần thạch cao luôn xếp ở mức thấp. Với đặc điểm khí hậu thường xuyên có mưa bão, trong quá trình thi công trần thạch cao nếu không thực hiện các biện pháp an toàn, bưng bít, nước mưa rất dễ hắt vào và làm ảnh hưởng đến bề mặt trần thạch cao.

    Hy vọng với những chia sẻ của Tt-s sẽ giúp bạn có những biện pháp khắc phục trần thạch cao bị thấm nước hiệu quả và kịp thời.
     
  20. TTS Decor

    TTS Decor Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2020
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cải tạo nâng tầng nhà và những lưu ý quan trọng cần nhớ

    Rất nhiều gia đình có tâm sự với Tt-s rằng: Họ muốn có một căn nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi nhưng lại không có nhiều kinh phí để đầu tư xây mới. Nếu như bạn cũng có trăn trở giống như vậy, phương án cải tạo nâng tầng nhà chính là giải pháp thông minh tuyệt vời dành cho bạn. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện việc cải tạo nền móng cũ là điều không hề dễ dàng. Cùng Tt-s lưu ý các điều sau đây!

    1. Không nên nâng tầng quá cao so với nền móng cũ


    [​IMG]

    Mỗi lần nâng tầng, tuổi thọ căn nhà sẽ bị giảm đi đáng kể do trọng lực đè lên nền móng rất lớn, nguy cơ sụt lún, nghiêng nhà, thậm chí đổ nhà có thể xảy ra. Các vật liệu như sắt thép mới khi kết hợp với nền móng cũ có thể không đồng nhất chính vì vậy cần tính toán thật kỹ và không lơ trước những hiện tượng lạ của căn nhà.

    Nhiều gia đình đều muốn xây nhà cao cửa rộng khi mà cấu trúc nhà cũ không cho phép. Họ sẵn sàng trả thêm tiền để xây nhà cao hơn so với thiết kế. Điều này hoàn toàn không nên, bởi trước hết là vi phạm pháp luật, điều thứ là nó ảnh hưởng đến sự an toàn của căn nhà. Ngoài ra, có một số công trình, mặc dù đã thi công rồi nhưng vẫn nên xem xét lại khả năng chịu lực trên thực tế. Để nếu phát hiện ra sai sót thì có phương án điều chỉnh kịp thời.

    2. Lựa chọn một chuyên gia trong việc thẩm định kết cấu căn nhà


    [​IMG]

    Nếu bạn là chủ nhà và có kinh nghiệm trong sửa chữa nhà ở thì đây là chuyện rất dễ dàng với bạn. Nhưng hầu hết mọi người không có vốn am hiểu sâu về kiến trúc xây dựng, việc thẩm định căn nhà là điều rất khó khăn. Lúc này, lời khuyên được đưa ra là hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người có chuyên môn trong ngành. Giúp bạn thẩm định xem kết cấu của ngôi nhà có đủ lực để nâng tầng, nền móng có vững chắc hay không, nên và không nên làm những gì.

    Sau khi kiểm tra hiện trạng, có bản vẽ chi tiết, gia chủ nên xem xét kỹ lưỡng để cân đối tài chính cho phù hợp.

    3. Lựa chọn một bản vẽ thiết kế nâng tầng phù hợp

    Đó là một bản vẽ thiết kế mà giúp cho ngôi nhà của bạn bền vững, an toàn, nhưng không phá vỡ kết cấu của căn nhà cũ. Quan trọng hơn hết là có thể tiết kiệm kha khá chi phí.

    4. Gia cố cột và gia cố móng


    [​IMG]

    Nhà đã xuống cấp dĩ nhiên khả năng chịu lực của các cột trụ và nền móng giảm đi rất nhiều, việc gia cố cột và gia cố móng lúc này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bạn không nên bỏ qua công đoạn này chỉ vì tiết kiệm chi phí vì nó liên quan đến tuổi thọ, độ bền và độ sự an toàn của căn nhà.

    5. Chọn vật liệu sử dụng nhẹ và bền nhất có thể

    Việc giảm trọng lực của tầng nhà được nâng là rất quan trọng để đảm bảo cho nền móng vững chắc và có thể chịu được phần nhà mới cải tạo. Chọn vật liệu bền để có thể đảm bảo tính an toàn và gắn bó lâu dài với mình.

    Trên đây là những lưu ý dựa trên kinh nghiệm của Tt-s có được. Hy vọng sẽ giúp bạn phần nào đó trong công cuộc cải tạo nâng tầng nhà ở hoàn hảo và đúng nguyện vọng.
     

Chia sẻ trang này