Người Phật Tử Cần Biết!

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi bigoogle, 6/9/2021.

  1. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Làm ác, làm đau khổ chúng sanh, thì không có ai mà hưởng hạnh phúc, an vui được, dù là vua chúa có đầy đủ uy quyền, vẫn phải sống thọ khổ, huống là những người dân tầm thường như chúng ta làm sao thoát khỏi được.

    Từ xưa đến giờ, xét lại trong đời sống con người, có cặp vợ chồng nào sống an vui, hạnh phúc trọn vẹn đâu? Họ đều có sự vui, sự buồn, nghịch ý, trái lòng, bất toại nguyện, nhưng họ cũng chẳng biết nguyên nhân nào mang đến sự vui buồn này. Họ không có lối nào thoát khỏi quả báo được, vì cuộc sống là như vậy, nên đành phải tùy thuận, nhẫn nhục, để sống với nhau cho đến ngày đầu bạc, răng long, nằm xuống lòng đất, mà chưa có phút nào gọi là được thanh thản, an lạc nhất."
     
    Đang tải...


  2. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    CẦN XẢ BỎ MÊ TÍN, LẠC HẬU

    Hỏi: Kính thưa Thầy, đời thường của cư sĩ tại gia chúng con thường xuyên phải va chạm nhiều vấn đề, nếu không cẩn thận thì phạm giới. Hiện giờ, chúng con cứ lo tu tập sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả. Những việc ma chay và cưới xin, nói chung là tất cả phong tục, tập quán đều có thể ảnh hưởng đến việc tu tập của chúng con không ít, mà trong giáo án của Thầy không có dạy. Vậy cúi xin Thầy từ bi lân mẫn chỉ dạy cho chúng con.

    Đáp: Là đệ tử của Phật, dù cư sĩ hay tu sĩ đều phải theo lời dạy của đức Phật, lần lượt xả bỏ không những thế giới siêu hình mà còn xả luôn cả thế giới hữu hình.

    Bởi vậy, nếu đúng theo tinh thần của Phật giáo, thì trong gia đình người cư sĩ đệ tử của đức Phật, việc ma chay và cưới xin phải giản đơn và không sát sanh, không nên tổ chức linh đình, vì chung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người bất hạnh thiếu cơm ăn, áo mặc. Tổ chức đám tiệc (94) thực phẩm trai tịnh, thanh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh, không được làm ồn náo, ầm ĩ, ca nhạc phải khéo chọn những bài hát có ý nghĩa sâu kín của người Á Đông, nói lên được sự hạnh phúc của đôi tân hôn với truyền thống Việt Nam, phải trang hoàng, thanh nhã, lịch sự, không quá cầu kỳ.

    Tổ chức ma chay không được trống kèn ầm ĩ, ca, xướng, hát, tán tụng, hò hét, đàn địch, phải giữ gìn im lặng, trang nghiêm. Cúng bái, tế lễ phải nghiêm túc, hết sức, phải có tôn ti trật tự hẳn hòi, không nên tổ chức ầm ĩ cả ban đêm, ảnh hưởng trật tự an ninh và sức khỏe của mọi người.

    Tổ chức đám cưới, tuy có ca hát, nhưng không được ca hát quá trớn, biết rằng đám cưới là đám vui, vui trong đạo đức lành mạnh của người dân Á Châu. Cho nên, phải chọn những bài ca chúc tụng, những bài ca có tình, có nghĩa, ca ngợi những lòng chung thủy, không được dùng những bài ca nhảm nhí, thương vay, khóc mướn, tình tứ bi thảm. Điều cấm kỵ nhất trong đám cưới cũng như đám tang, không được chè chén, say sưa, tiếng qua, tiếng lại, tranh luận hơn thua, hoặc la hét chửi mắng hoặc đấm đá nhau, v.v… Phải giữ gìn im lặng, trang nghiêm, để bầu không khí thiêng liêng trong những giờ phút chia vui đám cưới, chia buồn đám tang thêm đầy đủ ý nghĩa…

    Nếu tất cả mọi việc đều giữ được sự trang nghiêm, thanh tịnh và không làm theo sự mê tín, dị đoan của kinh sách Đại thừa và phong tục tập (95) quán dân gian, thì sự tu tập theo đạo Phật rất dễ dàng. Trong việc ma chay và cưới hỏi, nếu không giết hại chúng sanh làm cỗ bàn, thì sự tu tập rất là an tịnh, tinh thần thoải mái, thanh thản và an lạc.

    Nếu tổ chức ma chay và cưới xin đúng cách theo đạo Phật, thì mọi người trong gia đình đều được an vui, hạnh phúc. Vì tạo nhân làm điều thiện và đơn giản, nên sau khi đám tiệc xong rồi, người trong nhà không có ai nợ nần, và không có thấy máu chúng sanh đổ, nên tâm hồn thảnh thơi. Vì tổ chức làm đám giản đơn nên mọi người không mệt nhọc, không bề bộn, cả nhà đều được khỏe khoắn, an vui.

    Ở đời, người ta chạy theo những lời khen, chê ngoài miệng: “Nhà đó tổ chức đám tiệc linh đình, ầm ĩ, không có gia đình nào hơn được”. Chỉ là những lời khen rỗng tuếch đó, mà tất cả mọi người trong gia đình đều mệt nhọc và khổ sở, lại còn mang nợ nần và gieo nhân quả ác khác nữa. Đám tiệc xong, có khi mọi người trong gia đình phải đau bịnh. Thật là vô minh, u tối, chỉ có một lời khen hão mà con người từ xưa cho đến nay đều ngu si chạy theo danh hão đó, nên bảo sao đời người khổ là vậy.

    Theo đạo Phật chỉ cầu sự giải thoát, còn tất cả phong tục, tập quán, dù có truyền thống lâu đời, ta vẫn tổ chức rất đơn giản, không chạy theo xu hướng của người khác. Cứ làm y theo sự đơn giản mà đức Phật đã chỉ dạy, còn tất cả những phong (96) tục nào mê tín, lạc hậu, thì mạnh mẽ, cương quyết không chấp nhận, đình chỉ, phá bỏ, nhất định không tổ chức những điều mê tín đó. Mục đích đập, phá như vậy là để giúp cho con cháu đời sau đỡ hao tài, tốn của một cách vô ích và phi lý.

    Người cư sĩ đệ tử của Phật phải sáng suốt nhận định, cái nào đúng có lợi ích cho mình, cho người, và những việc làm nào không làm khổ mình, khổ người thì hãy duy trì và giữ gìn bảo vệ những phong tục đó, để mang lại cho cá nhân, gia đình, xã hội và đất nước một sự an vui, thanh bình, trật tự, hạnh phúc và phồn vinh. Ngược lại, những phong tục mê tín, lạc hậu nào làm hao tiền, tốn của, chẳng ích lợi gì, mà còn gây tai hại, tạo nhân ác làm đau khổ mọi người và chúng sanh thì ta phải phá bỏ và dẹp sạch để, làm lợi ích cho con cháu về sau không bị ảnh hưởng cha truyền, con nối, hoặc theo kiểu “Tổ Tổ truyền nhau”.

    --o0o--

    (Sưu tầm)
     
  3. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Bởi vậy, nếu đúng theo tinh thần của Phật giáo, thì trong gia đình người cư sĩ đệ tử của đức Phật, việc ma chay và cưới xin phải giản đơn và không sát sanh, không nên tổ chức linh đình, vì chung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người bất hạnh thiếu cơm ăn, áo mặc. Tổ chức đám tiệc thực phẩm trai tịnh, thanh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh, không được làm ồn náo, ầm ĩ, ca nhạc phải khéo chọn những bài hát có ý nghĩa sâu kín của người Á Đông, nói lên được sự hạnh phúc của đôi tân hôn với truyền thống Việt Nam, phải trang hoàng, thanh nhã, lịch sự, không quá cầu kỳ."
     
  4. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Ở đời, người ta chạy theo những lời khen, chê ngoài miệng: “Nhà đó tổ chức đám tiệc linh đình, ầm ĩ, không có gia đình nào hơn được”. Chỉ là những lời khen rỗng tuếch đó, mà tất cả mọi người trong gia đình đều mệt nhọc và khổ sở, lại còn mang nợ nần và gieo nhân quả ác khác nữa. Đám tiệc xong, có khi mọi người trong gia đình phải đau bịnh. Thật là vô minh, u tối, chỉ có một lời khen hão mà con người từ xưa cho đến nay đều ngu si chạy theo danh hão đó, nên bảo sao đời người khổ là vậy."
     
  5. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Theo đạo Phật chỉ cầu sự giải thoát, còn tất cả phong tục, tập quán, dù có truyền thống lâu đời, ta vẫn tổ chức rất đơn giản, không chạy theo xu hướng của người khác. Cứ làm y theo sự đơn giản mà đức Phật đã chỉ dạy, còn tất cả những phong tục nào mê tín, lạc hậu, thì mạnh mẽ, cương quyết không chấp nhận, đình chỉ, phá bỏ, nhất định không tổ chức những điều mê tín đó. Mục đích đập, phá như vậy là để giúp cho con cháu đời sau đỡ hao tài, tốn của một cách vô ích và phi lý."
     
  6. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    LẠC HẬU, MÊ TÍN, TIỀN MẤT, TẬT MANG

    Hỏi: Kính thưa Thầy, con có một việc xin trình lại thầy, mong Thầy từ bi chỉ giáo cho con được rõ. Thưa Thầy, một việc vừa xảy ra trong gia đình anh ruột người bạn đời của con. Tháng chín năm ngoái, anh này có làm một gian nhà cho con trai anh, móng nhà có sẵn, chỉ cần thêm và bổ túc xây lên hai tầng và một tum nhỏ ra sân thượng. Năm ngoái, anh 71 tuổi và con trai là 40 tuổi. Cháu này đến gặp con và có trình bày hai tuổi này, con theo sách nhà Phật dạy con, bảo:

    Theo cô thì ngày nào cũng tốt, năm nào cũng tốt, giờ nào cũng tốt, cô thấy như vậy, mà có sao thì do nhân quả thôi. Bố cháu già rồi, lo gì Kim Lâu? Thế là cháu nó nghe lời con bảo, thì cũng cho qua Kim Lâu và bắt tay vào làm, đến tháng 12 là vừa xong nhà. Cháu có bảo mời cô lại lễ Phật cho, vì nhà cháu có thờ Phật, chính do con chỉ dẫn thờ Phật.

    Tất cả từ nhỏ đến lớn, cháu trai này đều tin tưởng nơi con và thành tâm lễ bái, nhưng trong thành tâm cháu còn mê tín xen vào như: phù hộ, cầu khẩn, v.v... đã có nhiều lần con giải thích với cháu là không nên mê tín, nhưng kết quả cũng chưa giác ngộ là bao nhiêu.

    Sự việc xảy ra trong khi con đi Sài Gòn (về Tu Viện), lúc trở về Hà Nội thì bố của cháu đã đi nằm viện được 10 ngày. Bịnh tình càng ngày càng nặng, thấy thế, con góp ý là nên lo thuốc thang và thầy giỏi, nếu còn duyên thì khỏi, mà chẳng may bố cháu hết duyên thì chẳng làm thế nào được cả? Nhưng các cháu cuống cuồng đi xem bói, chia ra ba ngả:

    1- Ngả đi hỏi cô đồng.

    2- Ngả đi hỏi ông thầy ở Huế gọi điện thoại vào.

    3- Ngả đi gọi ông thầy địa lý về xem đất cát xây nhà.

    Thưa Thầy, trong vòng một tuần con thật sự mất bình tĩnh, vì nghe các cháu kể là bố cháu tự nhiên sốt xong chân phù nề, bụng to lên, da vàng. Đi làm xét nghiệm thì bác sĩ đều nói là chưa tìm ra bịnh gì cả, sốt do đâu cũng không rõ.

    Càng ngày bịnh càng tăng lên, cháu phải đi sắm lễ may ra mới khỏi.

    Lúc này, con khuyên các cháu nên bình tĩnh, việc gì đến cũng phải bình tĩnh giải quyết. Cuối cùng, các cháu và các chị gái và em dâu của ông này đồng tình đi xem và làm lễ. Họ đều nói giống nhau, là nếu ông sống qua ngày 30 đến sáng ngày mùng 1 tháng tư này thì sẽ qua khỏi.

    Và ông thầy địa lý bảo là động long mạch vì làm nhà, và họ đều nói với lý do là không ai làm nhà vào hai tuổi kim Lâu (cả bố và con đều tuổi Kim Lâu).

    Thưa Thầy, kết quả là tiền mất và ông anh con vẫn ra đi trong đau đớn trên giường bịnh, kéo dài thêm một tuần nữa sau khi các vị làm ba cái lễ. Bác sĩ họ tạm kết luận là bịnh gan.

    Lúc mất rồi lại đi xem ngày mất có phạm vào đâu không? Hai nơi họ nói giống nhau là ông này chết có 3 nhập mộ (có nghĩa là có ba người chết theo).

    Nhưng họ không quên bảo cháu của con phải mua bùa về yểm. Ở Hà Nội có chùa Liên Phái ở phố Bạch Mai chuyên bán bùa yểm, đến đây mua về yểm vào quan tài và mộ, vì năm nay vợ ông này hạn nặng lắm, con trai cả cũng thế.

    Đến khi chết được ba ngày, lại mời ông sư về nhà tụng kinh cầu siêu cho vong. Và cứ như thế bảy ngày một lần cúng, cho đến 7 tuần là 49 ngày thì mới xong.

    Thưa Thầy, con chỉ còn biết im lặng và tùy thuận để các cháu làm. Việc làm của con từ đầu (xây nhà) cho tới cuối cùng im lặng như thế con có lỗi gì với đạo Phật hoặc với gia đình không thưa Thầy? Con mong Thầy từ bi thương xót chỉ bảo cho con để thân tâm con được an ổn, đây là bài học bổ ích cho con về sau này. Thưa Thầy, con phải làm như thế nào cho đúng pháp của Phật?

    Đáp: Hoàn cảnh xảy đến của gia đình anh con, con không có lỗi gì cả với Phật giáo và gia đình, mà khả năng con không đủ lôi kéo mọi người ra khỏi bàn tay ác độc của Đại thừa giáo.

    Nó đã truyền thừa những điều mê tín, những điều phi đạo đức đã ăn sâu vào cốt tủy của con người, trong gia đình ông anh của con và còn biết bao nhiêu gia đình khác nữa. Nó đã mang đến cho xã hội một ít tốt đẹp để làm bề mặt đạo đức giả, ngõ hầu để không ai thấu rõ sự lừa đảo của nó mang lại cho xã hội trùng trùng đau khổ.

    Các nhà tà giáo học kinh sách Đại thừa, lợi dụng gia cảnh người khác đang gặp nhân quả khó khăn để làm tiền bất chánh. Tuổi 71 và 40 cất nhà làm sao bị Kim Lâu, những người thầy này xem sách nào gạt người như thế? Dương Trạch, Bát Trạch, Thông Thư, Ngọc Hạp, Trần Tử, v.v...

    Tất cả sách xem ngày, giờ tốt, xấu; dựng vợ, gả chồng, cất nhà, xây mồ mả, v.v... Sách nào dạy điều này? Theo kinh sách coi ngày giờ tốt, xấu thì tuổi 40 cất nhà được “tứ tấn tài”, tuổi 71 cất nhà được “đại kiết lợi”, sao quý Thầy này lại bảo là “Kim Lâu”, sách vở nào? Ở đâu?

    Khi nào cất nhà bị Kim Lâu là nhà cất đủ bốn dài, còn hai dài, ba dài, năm dài thì không bị Kim Lâu. Vả lại, cất nhà theo kiểu thời đại hiện giờ, vi la, biệt thự, phố, v.v... thì không bị Kim Lâu, vì không đủ bốn dài.

    Còn ông Thầy nào dám bảo động Long mạch, khi mà nền móng đã có sẵn làm sao mà động Long mạch được. Phải chi nền móng chưa có, động thổ làm nền móng thì động Long mạch có lý. Toàn bộ các cháu đều bị những kẻ vô đạo đức đội lốt tu sĩ lừa đảo “tiền mất tật mang”.

    Nhân quả ác đã đến thì không có Thần, Thánh nào cứu mạng được, nhân quả ác chưa đến mà còn chút phước thừa thì uống nước lạnh cũng hết bịnh. Đông y có câu: “Vận bĩ hoài sơn năng sát chúng, Thời lai bạch thủy cứu nhân gian”. Cho nên, vận bĩ tức là lúc có nhân quả xấu ác, thời lai tức là lúc nhân quả tốt thiện. Vị Thầy thuốc và bịnh nhân đều có sự tương quan nhân quả thiện, ác, nên bịnh hết hay chết đều do nhân quả.

    Tất cả sự việc xảy ra trong gia đình anh con đều do tinh thần các cháu quá yếu và chưa được trang bị đạo đức nhân quả đầy đủ, lòng tin đối với luật nhân quả chưa sâu và còn bị ảnh hưởng truyền thống mê tín lâu đời chưa cởi bỏ.

    Đại thừa giáo đã truyền thừa giáo pháp của họ vào đất nước Việt Nam cuối thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ thứ ba, tính ra có hơn hai ngàn năm. Vì thế, dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng mê tín sâu dày và đối với thế giới siêu hình tinh thần càng lúc càng yếu kém, chỉ còn biết tựa nương vào tha lực của Thần Thánh, nhưng cuối cùng, chưa có ai tránh khỏi nhân quả khổ đau. Cho nên, chúng ta hãy mạnh dạn chỉ mặt, vạch tên để cho mọi người hiểu biết rõ, không bị quý thầy Đại thừa lừa đảo lường gạt, nhờ đó đời sống mọi người bớt khổ đau. Lại nghe lời các thầy Đại thừa đem bùa yểm cha thì còn nghĩa lý gì đạo đức làm người.

    Rước thầy tụng kinh cầu siêu cho cha mà cha đã bị bùa yểm thì còn siêu cái gì?

    Bảy mươi mốt chết là cung Khảm, đó là cung tốt để lại cho con cháu làm giàu có, có đâu tam liên tử, có nghĩa là ba người chết theo nữa (3 nhập mộ). Ba người chết theo nữa là chết nhằm cung Càn, còn nếu 72 chết thì cung Cấn, theo sách vở thì chết theo một người nữa. Đó là xem đúng sách vở của Đại thừa. Còn các Thầy này không theo sách vở, bịa đặt xảo ngôn hại người, có lý đâu lại khiến cho người ta bất nghĩa, bất hiếu đem bùa yểm cha, lại còn bày trò cầu siêu hiếu hạnh.

    Nếu quả có ba người chết theo nữa, thì đâu phải cha mình chết tạo ra cái chết đó, mà do số phận nhân quả của những người này đã tạo ngắn số ở tiền kiếp. Tại sao các cháu không thấy chánh kiến, mà lại thấy và theo tà kiến như vậy, để làm một lỗi lầm rất lớn, một tội bất hiếu không tha thứ được. Các Thầy Đại thừa dạy người bất nghĩa, bất nhân, bất hiếu, phi đạo đức. Bây giờ các cháu đem bùa yểm cha, sau này con của các cháu cũng đem bùa yểm các cháu, hành động của các cháu làm là hành động phi đạo đức, nhân quả này đời đời vay trả biết bao giờ dứt.

    Các cháu phải bình tĩnh và sáng suốt, đừng nghe theo những thầy tà giáo ngoại đạo Đại thừa làm điều không tốt, về sau phải gánh chịu luật nhân quả.

    (Nguồn)
     
  7. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Nhân quả ác đã đến thì không có Thần, Thánh nào cứu mạng được, nhân quả ác chưa đến mà còn chút phước thừa thì uống nước lạnh cũng hết bịnh. Đông y có câu: “Vận bĩ hoài sơn năng sát chúng, Thời lai bạch thủy cứu nhân gian”. Cho nên, vận bĩ tức là lúc có nhân quả xấu ác, thời lai tức là lúc nhân quả tốt thiện. Vị Thầy thuốc và bịnh nhân đều có sự tương quan nhân quả thiện, ác, nên bịnh hết hay chết đều do nhân quả."
     
  8. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    CẦU PHÚC, XIN LỘC

    Hỏi: Kính thưa Thầy, đầu năm đi chùa để lễ bái cầu phúc, cầu lợi, có lợi lạc gì không thưa Thầy? Nhất là ngày rằm tháng giêng thì chùa nào cũng đông nghẹt, từ sáng sớm đến khuya, vì người ta nghĩ “Đi lễ quanh năm không bằng đi ngày rằm tháng giêng”!

    Chúng con cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.

    Đáp: Đó là phong tục mê tín từ lâu trong các chùa Đại thừa, dùng cầu phúc, cầu lợi để lừa đảo tín đồ Phật giáo, đem phúc, lợi cho những tu sĩ ngồi trong mát ăn bát vàng, hơn là phúc, lợi cho tín đồ, đi chùa để nghe pháp, nhớ lời Phật dạy về đạo đức làm người để sống toàn thiện. Nếu một người nghe lời Phật dạy, luôn luôn sống toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải đi chùa cầu phước, cầu lợi? Nếu đi chùa quanh năm, hoặc nhân ngày rằm tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc, ban lộc, mà chẳng làm một điều lành, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, không hề tu tập nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, lúc nào cũng có phiền não, sân hận, bất toại nguyện, v.v... thì có ích lợi gì? Có Phật nào ban cho phúc lộc hay không? Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om sòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh, thì dù có lạy Phật đến sói đầu cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào. Đó là một việc làm mê tín, mơ hồ, phi đạo đức, không có thánh thần, chư Phật, chư Bồ Tát nào ban phước, ban lộc cho quý vị ấy được, vì những việc ban phước, ban lộc như vậy không đúng đạo đức công bằng và công lý.

    Cầu phúc, cầu lợi bằng cách sống đúng đạo đức nhân quả. Không làm khổ mình, khổ người thì cuộc sống sẽ có phuớc báo đầy đủ. Đó chính là hành động đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng với mọi người.

    Cầu phúc, cầu lợi là một việc làm mê tín trừu tượng, ảo mộng, vì chẳng có ai ban phước, ban lộc cho mình, mà chỉ có chính mình làm được những hành động thiện, thân, miệng, ý không làm khổ mình khổ người. Đó sẽ là sự ban phước, ban lộc cho mình cụ thể, thiết thực và rõ ràng.

    Đi chùa cầu phước, cầu lộc là việc làm thiếu trí tuệ. Nếu chúng ta làm ác, bỏn xẻn, ích kỷ, thì thử hỏi có ai dám đem phước lộc đến chúng ta chăng?

    Phước, lộc không phải tự dưng mà đến với chúng ta. Nó đến với chúng ta bằng tâm niệm tốt của chúng ta, do chúng ta biết thương người, biết giúp đỡ người trong cảnh bất hạnh tai ương, biết ban phúc, ban lộc cho người gặp cảnh khó khăn.

    Phước, lộc đến với chúng ta là phải đến với sự công bằng và công lý. Nếu ta làm xấu ác, chẳng giúp người trong cảnh khổ nạn, thì khi chúng ta gặp khổ nạn chẳng bao giờ có phước, lộc đến với chúng ta được. Nếu chúng ta có ban phước, lộc cho người, thì phước, lộc mới đến với chúng ta, chẳng cần cầu khẩn gì cả. Thế nên, đức Phật đứng trong góc độ đạo đức nhân quả mà dạy chúng ta tu hành. Đầu năm đi chùa, lễ bái, cầu phúc, xin lộc chẳng được phước, lộc, mà còn bị kẻ khác lừa đảo, lường gạt, tiền mất tật mang. Đầu năm đi chùa lễ bái cầu phúc, xin lộc để rồi trở thành những tín đồ Phật giáo mê tín dị đoan, lạc hậu, bị người cười chê là người phật tử ngu si, mê muội.

    Đầu năm đến chùa xin được đảnh lễ bậc chân tu, giới đức, để học hỏi những đức hạnh của người thì đó là phước, là lộc. Người chân tu hướng dẫn và chỉ dạy cho mình những hành động sống để được phúc, lộc, an vui, thanh thản và hạnh phúc.

    Đầu năm đi chùa cầu phúc, xin lộc như vậy mới là chân chánh, vì ích lợi thiết thực cho mình, cho gia đình, cho xã hội và cho đất nước quê hương.

    Tóm lại, đi chùa lễ bái cầu phúc, xin lộc là hành động mê tín, dị đoan, thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, là si mê. Đi chùa lễ bái bậc chân tu xin dạy đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người là chân chánh, không mê tín, lạc hậu. Đó là người cư sĩ đệ tử Phật thông minh và trí tuệ, tìm học những điều phúc, lộc chân chánh, cụ thể, thực tế, không mơ hồ, trừu tượng.


    (TL Thích Thông Lạc)
     
  9. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om sòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh, thì dù có lạy Phật đến sói đầu cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào.

    Đó là một việc làm mê tín, mơ hồ, phi đạo đức, không có thánh thần, chư Phật, chư Bồ Tát nào ban phước, ban lộc cho quý vị ấy được, vì những việc ban phước, ban lộc như vậy không đúng đạo đức công bằng và công lý."
     
  10. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Cầu phúc, cầu lợi là một việc làm mê tín trừu tượng, ảo mộng, vì chẳng có ai ban phước, ban lộc cho mình, mà chỉ có chính mình làm được những hành động thiện, thân, miệng, ý không làm khổ mình khổ người. Đó sẽ là sự ban phước, ban lộc cho mình cụ thể, thiết thực và rõ ràng."
     
  11. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Tóm lại, đi chùa lễ bái cầu phúc, xin lộc là hành động mê tín, dị đoan, thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, là si mê. Đi chùa lễ bái bậc chân tu xin dạy đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người là chân chánh, không mê tín, lạc hậu. Đó là người cư sĩ đệ tử Phật thông minh và trí tuệ, tìm học những điều phúc, lộc chân chánh, cụ thể, thực tế, không mơ hồ, trừu tượng."
     
  12. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    ĐẤT CÓ THẦN LINH, SÔNG CÓ HÀ BÁ

    Hỏi: Kính bạch Thầy, trong dân gian và các chùa từ xưa đến nay họ vẫn nói câu: “Đất có thần linh, sông có hà bá”, và nhà nhà ai ai cũng có một bát hương thờ những vị thần đó.

    Từ xưa đến nay, người trước truyền cho người sau, gây một ấn tượng sâu sắc vào tâm hồn của mọi người về thần linh của thế giới siêu hình. Những vị thần này có đủ quyền hành trong tay, làm thịnh, làm suy nếu ai không thờ cúng họ, thờ cúng thì phải có rượu thịt hàng đầu. Vậy con xin Thầy dạy bảo: “Việc hiểu của dân gian trong thiên hạ như vậy có đúng không? Có ông Thần linh đó hay không? Hiện giờ, mỗi người phải làm gì với tục lệ này để đúng với ý nghĩa chánh pháp mà không lạc vào mê tín dị đoan.

    Còn các chùa miền Bắc có tục lệ thờ đủ thứ Phật như: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, Phật Dược Sư, Phật Đại Thế Chí, Phật Văn Thù Sư Lợi, Phật Phổ Hiền[1] (90), v.v… còn bên mặt thì thờ Đức Ông Quan Thánh Đế Quân và bên trái thì thờ Bà Chúa Tiên, Chúa Sứ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, phía sau thờ Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, tức là ông giám trai, phía trước thờ ông Thiện, ông Ác và Hộ Pháp.

    Thường trong chùa đều cúng dâng hoa quả, nhưng đặc biệt cúng Đức Ông là phải rượu thịt. Vậy việc thờ phụng trên có đúng chánh pháp không? Và mỗi khi đến chùa chúng con phải cúng dàng như thế nào cho đúng chánh pháp? Xin Thầy từ bi dạy bảo cho chúng con được rõ.


    Đáp: “Đất có Thần Linh, sông có Hà Bá”, đó là câu tục ngữ mê tín của dân gian đã được truyền tụng từ xưa đến nay. Người xưa trí hiểu biết còn thấp kém, sống trong các bộ lạc, đứng trước thời tiết nắng, mưa, gió, bão, núi sông, đất đai, rừng rú, ao hồ, thú vật, v.v… quá khiếp đảm, thấy con người quá nhỏ nhoi, cho nên người xưa đặt: Đất thì có thổ thần, núi thì có thần núi, tiền bạc thì có thần tài, mưa thì có thần mưa, gió thì có thần gió, cây thì có mộc thần, lửa thì có hỏa thần, sông thì có Hà Bá, giếng thì có bà Thủy Long, sấm chớp thì gọi là thần sấm, thần sét, v.v… Tất cả những vị thần trên đây đều do trí tưởng tượng dựng lên, chứ những vị thần này không bao giờ có, vì thế giới siêu hình cũng không có.

    Muốn cho đúng ý nghĩa và đạo đức làm người thì đối với đất chúng ta không nên bỏ hoang, mà phải ra công sản xuất làm ra nhiều thực phẩm thì không phụ lòng của đất. Đó là biết ơn đất, còn người nào bỏ đất hoang, không trồng tỉa, chăm nom, không lo sản xuất ra thực phẩm, đó là (91) những người phụ ơn đất. Thờ cúng đất như một ông thần linh bằng thịt, heo, bò, gà, vịt, cá, tôm, v.v… đó là mê tín, lạc hậu, ngu si, chỉ là người không có trí hiểu biết chân chánh, hiểu biết như thật. Bởi vì không bao giờ có ông thần đất nào cả, mà chỉ có đất giúp cho con người sản xuất ra thực phẩm để nuôi sống đúng theo đạo đức nhân quả. Ca dao Việt Nam có câu kêu gọi chúng ta đừng quên ơn nghĩa đất:

    “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

    Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

    Ý nghĩa câu ca dao này đã nói lên lòng yêu quý và tôn trọng đất đai đúng với tinh thần đạo đức nhân quả làm người của dân tộc Việt Nam thời xưa, chứ không phải mê tín thờ thần đất (Thổ thần), thần sông (Hà Bá) như những người dân còn lạc hậu trong vùng rừng núi xa xôi của thời xa xưa. Người biết ơn đất thì không bao giờ bỏ ruộng đất hoang, đất là sự sống, là vàng là bạc của con người, đất thương người như người mẹ hiền, đất không phụ lòng người, nhưng người phụ ơn đất. Người thờ cúng bái lạy đất, xem đất như thần linh, đó là phụ ơn đất, đó là đã biến đất thành một người vô đạo đức.

    Sông và nước, nước từ trên nguồn đổ xuống chảy khoét thành sông, sông là đường đi của nước để ra biển, nước từ biển bốc hơi thành mây, mây gặp lạnh thành nước, nước rơi xuống nguồn, từ trên nguồn nước đổ theo sông ra biển, đó là sự tuần hoàn của nước, chứ nào có thủy thần (Hà (92) Bá) ở đâu? Người ta cúng tế Hà Bá là vì sóng nước mênh mông gào thét ầm ì ghê rợn, khiến cho người ta quá sợ hãi vì mạng sống con người ở trên sóng nước như sợi chỉ mành treo chuông, dễ dàng chết trong chớp mắt. Vì thế, người ta tưởng ra một vị thần ở trong nước (Hà Bá), có thể phù hộ hay giết hại những người nào ngang tàng, không cúng tế, bái lạy khi ở trên sông nước.

    Sông là lộ trình của nước để nước đi ra biển, chứ sông nước không có thần linh gì cả, sông nước có thần linh là do tâm tưởng của con người tạo ra. Sông nước là môi trường sống của loài thủy tộc, nếu không có sông nước thì loài thủy tộc không thể sống được.

    Trong chùa thờ cúng nhiều tượng Phật là thờ cúng không đúng chánh pháp. Trên thế gian này duy nhất chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu ni là một vị Phật có lịch sử chân thật của loài người. Còn tất cả các vị Phật khác đều là Phật giả tưởng của người sau đặt ra, đó là những nhân vật truyền thuyết, nhân vật tiểu thuyết không thật có. Thờ những tượng Phật không có lịch sử chân thật là thờ cúng mê tín, thờ cúng trong vô minh, không đúng chánh pháp, là thờ cúng theo kiểu ngoại đạo.

    Các con là đệ tử của Phật, các con phải thờ cúng đúng chánh pháp. Thờ cúng đúng chánh pháp là thờ cúng trong tinh thần đạo đức nhân bản làm người, nghĩa là thờ cúng trong sự tôn (93) kính và biết ơn, chứ không phải thờ cúng theo kiểu mê tín, cầu khấn phù hộ.

    (Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách Người Phật Tử Cần Biết - Tập 1 - Trang 90 tại website: https://thuvienchonnhu.net)
     
  13. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Muốn cho đúng ý nghĩa và đạo đức làm người thì đối với đất chúng ta không nên bỏ hoang, mà phải ra công sản xuất làm ra nhiều thực phẩm thì không phụ lòng của đất. Đó là biết ơn đất, còn người nào bỏ đất hoang, không trồng tỉa, chăm nom, không lo sản xuất ra thực phẩm, đó là (91) những người phụ ơn đất.

    Thờ cúng đất như một ông thần linh bằng thịt, heo, bò, gà, vịt, cá, tôm, v.v… đó là mê tín, lạc hậu, ngu si, chỉ là người không có trí hiểu biết chân chánh, hiểu biết như thật. Bởi vì không bao giờ có ông thần đất nào cả, mà chỉ có đất giúp cho con người sản xuất ra thực phẩm để nuôi sống đúng theo đạo đức nhân quả.
    "
     
  14. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Thờ cúng đúng chánh pháp là thờ cúng trong tinh thần đạo đức nhân bản làm người, nghĩa là thờ cúng trong sự tôn kính và biết ơn, chứ không phải thờ cúng theo kiểu mê tín, cầu khấn phù hộ."
     
  15. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    CẦN XẢ BỎ MÊ TÍN, LẠC HẬU

    Hỏi: Kính thưa Thầy, đời thường của cư sĩ tại gia chúng con thường xuyên phải va chạm nhiều vấn đề, nếu không cẩn thận thì phạm giới. Hiện giờ, chúng con cứ lo tu tập sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả. Những việc ma chay và cưới xin, nói chung là tất cả phong tục, tập quán đều có thể ảnh hưởng đến việc tu tập của chúng con không ít, mà trong giáo án của Thầy không có dạy. Vậy cúi xin Thầy từ bi lân mẫn chỉ dạy cho chúng con.

    Đáp: Là đệ tử của Phật, dù cư sĩ hay tu sĩ đều phải theo lời dạy của đức Phật, lần lượt xả bỏ không những thế giới siêu hình mà còn xả luôn cả thế giới hữu hình.

    Bởi vậy, nếu đúng theo tinh thần của Phật giáo, thì trong gia đình người cư sĩ đệ tử của đức Phật, việc ma chay và cưới xin phải giản đơn và không sát sanh, không nên tổ chức linh đình, vì chung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người bất hạnh thiếu cơm ăn, áo mặc. Tổ chức đám tiệc (94) thực phẩm trai tịnh, thanh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh, không được làm ồn náo, ầm ĩ, ca nhạc phải khéo chọn những bài hát có ý nghĩa sâu kín của người Á Đông, nói lên được sự hạnh phúc của đôi tân hôn với truyền thống Việt Nam, phải trang hoàng, thanh nhã, lịch sự, không quá cầu kỳ.

    Tổ chức ma chay không được trống kèn ầm ĩ, ca, xướng, hát, tán tụng, hò hét, đàn địch, phải giữ gìn im lặng, trang nghiêm. Cúng bái, tế lễ phải nghiêm túc, hết sức, phải có tôn ti trật tự hẳn hòi, không nên tổ chức ầm ĩ cả ban đêm, ảnh hưởng trật tự an ninh và sức khỏe của mọi người.

    Tổ chức đám cưới, tuy có ca hát, nhưng không được ca hát quá trớn, biết rằng đám cưới là đám vui, vui trong đạo đức lành mạnh của người dân Á Châu. Cho nên, phải chọn những bài ca chúc tụng, những bài ca có tình, có nghĩa, ca ngợi những lòng chung thủy, không được dùng những bài ca nhảm nhí, thương vay, khóc mướn, tình tứ bi thảm. Điều cấm kỵ nhất trong đám cưới cũng như đám tang, không được chè chén, say sưa, tiếng qua, tiếng lại, tranh luận hơn thua, hoặc la hét chửi mắng hoặc đấm đá nhau, v.v… Phải giữ gìn im lặng, trang nghiêm, để bầu không khí thiêng liêng trong những giờ phút chia vui đám cưới, chia buồn đám tang thêm đầy đủ ý nghĩa…

    Nếu tất cả mọi việc đều giữ được sự trang nghiêm, thanh tịnh và không làm theo sự mê tín, dị đoan của kinh sách Đại thừa và phong tục tập (95) quán dân gian, thì sự tu tập theo đạo Phật rất dễ dàng. Trong việc ma chay và cưới hỏi, nếu không giết hại chúng sanh làm cỗ bàn, thì sự tu tập rất là an tịnh, tinh thần thoải mái, thanh thản và an lạc.

    Nếu tổ chức ma chay và cưới xin đúng cách theo đạo Phật, thì mọi người trong gia đình đều được an vui, hạnh phúc. Vì tạo nhân làm điều thiện và đơn giản, nên sau khi đám tiệc xong rồi, người trong nhà không có ai nợ nần, và không có thấy máu chúng sanh đổ, nên tâm hồn thảnh thơi. Vì tổ chức làm đám giản đơn nên mọi người không mệt nhọc, không bề bộn, cả nhà đều được khỏe khoắn, an vui.

    Ở đời, người ta chạy theo những lời khen, chê ngoài miệng: “Nhà đó tổ chức đám tiệc linh đình, ầm ĩ, không có gia đình nào hơn được”. Chỉ là những lời khen rỗng tuếch đó, mà tất cả mọi người trong gia đình đều mệt nhọc và khổ sở, lại còn mang nợ nần và gieo nhân quả ác khác nữa. Đám tiệc xong, có khi mọi người trong gia đình phải đau bịnh. Thật là vô minh, u tối, chỉ có một lời khen hão mà con người từ xưa cho đến nay đều ngu si chạy theo danh hão đó, nên bảo sao đời người khổ là vậy.

    Theo đạo Phật chỉ cầu sự giải thoát, còn tất cả phong tục, tập quán, dù có truyền thống lâu đời, ta vẫn tổ chức rất đơn giản, không chạy theo xu hướng của người khác. Cứ làm y theo sự đơn giản mà đức Phật đã chỉ dạy, còn tất cả những phong (96) tục nào mê tín, lạc hậu, thì mạnh mẽ, cương quyết không chấp nhận, đình chỉ, phá bỏ, nhất định không tổ chức những điều mê tín đó. Mục đích đập, phá như vậy là để giúp cho con cháu đời sau đỡ hao tài, tốn của một cách vô ích và phi lý.

    Người cư sĩ đệ tử của Phật phải sáng suốt nhận định, cái nào đúng có lợi ích cho mình, cho người, và những việc làm nào không làm khổ mình, khổ người thì hãy duy trì và giữ gìn bảo vệ những phong tục đó, để mang lại cho cá nhân, gia đình, xã hội và đất nước một sự an vui, thanh bình, trật tự, hạnh phúc và phồn vinh. Ngược lại, những phong tục mê tín, lạc hậu nào làm hao tiền, tốn của, chẳng ích lợi gì, mà còn gây tai hại, tạo nhân ác làm đau khổ mọi người và chúng sanh thì ta phải phá bỏ và dẹp sạch để, làm lợi ích cho con cháu về sau không bị ảnh hưởng cha truyền, con nối, hoặc theo kiểu “Tổ Tổ truyền nhau”.
     
  16. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "... việc ma chay và cưới xin phải giản đơn và không sát sanh, không nên tổ chức linh đình, vì chung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người bất hạnh thiếu cơm ăn, áo mặc.

    Tổ chức đám tiệc thực phẩm trai tịnh, thanh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh, không được làm ồn náo, ầm ĩ, ca nhạc phải khéo chọn những bài hát có ý nghĩa sâu kín của người Á Đông, nói lên được sự hạnh phúc của đôi tân hôn với truyền thống Việt Nam, phải trang hoàng, thanh nhã, lịch sự, không quá cầu kỳ."
     
  17. trangmiu2011

    trangmiu2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/10/2019
    Bài viết:
    1,107
    Đã được thích:
    164
    Điểm thành tích:
    103
  18. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Nếu tất cả mọi việc đều giữ được sự trang nghiêm, thanh tịnh và không làm theo sự mê tín, dị đoan của kinh sách Đại thừa và phong tục tập quán dân gian, thì sự tu tập theo đạo Phật rất dễ dàng.

    Trong việc ma chay và cưới hỏi, nếu không giết hại chúng sanh làm cỗ bàn, thì sự tu tập rất là an tịnh, tinh thần thoải mái, thanh thản và an lạc."
     
  19. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Nếu tổ chức ma chay và cưới xin đúng cách theo đạo Phật, thì mọi người trong gia đình đều được an vui, hạnh phúc.

    Vì tạo nhân làm điều thiện và đơn giản, nên sau khi đám tiệc xong rồi, người trong nhà không có ai nợ nần, và không có thấy máu chúng sanh đổ, nên tâm hồn thảnh thơi.

    Vì tổ chức làm đám giản đơn nên mọi người không mệt nhọc, không bề bộn, cả nhà đều được khỏe khoắn, an vui."
     
  20. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773

Chia sẻ trang này