Tranh luận: Niềng Răng - Hóp Má Hay Không?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Dương Trúc Vy, 5/8/2022.

  1. Dương Trúc Vy

    Dương Trúc Vy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/7/2022
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    “ Nói đến niềng răng, ngoài các nỗi lo lắng từ việc chọn phòng khám uy tín, đến chi phí niềng và nỗi sợ đau đớn, có một nỗi lo lớn nhất mà đa số các chị em phụ nữ hay gặp phải. Đó là: Niềng răng có bị hóp má hay không?
    [​IMG]





    Vậy đầu tiên, chúng ta tìm hiểu một chút về khái niệm niềng răng. Niềng răng là gì?


    [​IMG]
    Niềng răng là một phương pháp thúc đẩy răng di chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm, nhờ vào việc sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng gắn lên răng.


    Thời gian đeo các khí cụ nha khoa này kéo dài từ 18 – 36 tháng, tùy thuộc vào từng khuyết điểm và mức độ sai lệch của răng.


    Vì sao lại nói niềng răng sẽ gây ra hóp má?
    Thông thường khi niềng răng, các nha sĩ sẽ nhổ bỏ 2 răng số 4 để giúp tạo khoảng trống cho răng di chuyển dễ dàng hơn. Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến khung hàm và gây ra hóp má như nhiều người lầm tưởng.

    Trên thực tế, không phải trường hợp nào niềng răng cũng bắt buộc phải nhổ răng. Có rất nhiều bệnh nhân không cần thiết phải nhổ răng như niềng răng vòm hàm rộng, niềng răng thưa, bị mất răng từ trước, bệnh nhân có xương hàm chưa ổn định,...

    Vậy nguyên nhân của việc hóp má là do đâu?

    Thói quen và chế độ ăn uống


    [​IMG]
    Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị hóp má khi niềng răng là do thói quen và chế độ ăn uống sau khi niềng.


    Trong khoảng thời gian đầu niềng răng (tuần đầu tiên), các nha sĩ thường khuyên bạn nên ăn thức ăn mềm và lòng để hạn chế đau răng và làm quen với các khí cụ nha khoa trong miệng.

    Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện trong 1 tuần đầu, đúng theo chỉ dẫn của nha sĩ. Nếu tiếp tục kéo dài chế độ ăn uống như vậy, các cơ nhai sẽ kém hoạt động dẫn đến việc teo cơ và hóp má.

    Bên cạnh đó, niềng răng cũng sẽ khiến cho việc ăn uống gặp khó khăn hơn so với bình thường, tùy vào thể trạng của từng người. Việc duy trì chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài cũng khiến cơ thể phân hủy nhưng phân tử chất béo có trong mô mỡ, dẫn đến giảm mỡ và hóp má.

    Kĩ thuật chỉnh nha sai

    Trước đây, do kỹ thuật và các thiết bị nha khoa còn hạn chế, nên việc hóp má khi niềng răng là không thể tránh khỏi.

    Trong giai đoạn đầu điều trị, nha sĩ có thể đi dây cung lớn với độ đàn hồi kém, dẫn đến việc răng bị tác dụng một lực quá mạnh, gây cảm giác đau răng đột ngột và ảnh hưởng không tốt đến khung hàm.

    [​IMG]


    Hiện nay, công nghệ chỉnh nha đã được cải tiến và áp dụng rất nhiều kĩ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó, các khí cụ chỉnh nha cũng được cải tiến rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng chỉnh nha sai vẫn có thể xảy ra nhất là khi chọn địa chỉ niềng răng tại Hà Nội không uy tín, hoặc các thiết bị, vật liệu nha khoa không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

    Mất nhiều răng sau

    Má của chúng ta được nâng đỡ bởi các răng sau. Khi các răng này mất đi, mô cơ và mỡ ở vùng má sẽ đùn vào khoang miệng tại vị trí các răng đã mất, gây ra hóp má. Tình trạng này chỉ xảy ra khi bạn mất quá nhiều răng so với ban đầu.

    Vậy làm thế nào để niềng răng không bị hóp má?

    Để tránh tình trạng hóp má khi niềng răng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp đơn giản sau đây:

    Ăn nhai bình thường sau 2 tuần kể từ ngày bắt đầu niềng răng.

    Duy trì chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất.

    Lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ nha sĩ tay nghề giỏi và thiết bị vật liệu nha khoa đảm bảo.

    Tái khám đúng hẹn và làm theo chỉ dẫn của nha sĩ, thông báo với nha sĩ để có thể can thiệp kịp thời với các trường hợp cần thiết.

    Với những thông tin trên, bạn đã hiểu phần nào về việc niềng răng có gây ra hóp má hay không chưa? Hãy để lại bình luận và các thắc mắc của bạn dưới đây nhé!

    XEM THÊM

    Hoại tử xương hàm - Di chứng hậu Covid-19?

    Lưu trữ tế bào gốc từ Túy răng sữa

    Nguồn: Blog Nha khoa thú vị!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Dương Trúc Vy
    Đang tải...


  2. Dương Trúc Vy

    Dương Trúc Vy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/7/2022
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tìm ra nguyên nhân gây Hoại tử xương hàm hậu Covid-19!!!

    Sau khi tiếp nhận thông tin về các trường hợp Hoại tử xương hàm, một nhà khoa học Ai Cập đã tiến hành nghiên cứu và công bố báo cáo về các trường hợp này.



    [​IMG]




    Biểu hiện lâm sàng
    Tất cả các trường hợp đều bị hoại tử xương hàm trên, một thời gian sau khi đã chữa khỏi Covid-19.

    Ban đầu, một đoạn răng hàm trên bị lung lay xảy ra ở 9 bệnh nhân, lỗ rò rỉ mủ ở 8 bệnh nhân, sưng vòm miệng ở 3 bệnh nhân và lộ xương hoại tử kèm theo loét niêm mạc ở 4 bệnh nhân.

    Xét nghiệm cho thấy không có sự xâm nhập hoặc phát triển của nấm.



    [​IMG]


    Kết quả nghiên cứu đã phát hiện điều gì?
    - Thời gian bắt đầu phát triển hoại tử hàm là từ 3 đến 12 tuần, trung bình là 5,5 tuần, kể từ ngày xét nghiệm âm tính.

    - Tất cả các bệnh nhân đều được kê đơn corticosteroid trong phác đồ điều trị Covid-19.

    - 5 bệnh nhân nhập viện được tiêm 6 mg Dexamethasone mỗi 24 giờ trong 10 ngày

    - 7 trường hợp tại nhà được tiêm 6 mg Dexamethasone uống trong 10 ngày.

    Các nghiên cứu gần đây trên bệnh nhân đã phục hồi Covid-19 đã cho thấy nguy cơ phát triển hoại tử xương tăng lên khi sử dụng glucocorticoid.
    Có thể kết luận rằng có đủ bằng chứng về nguy cơ hoại tử xương do thiếu máu nuôi dưỡng - liên quan đến corticosteroid ở bệnh nhân Covid-19, theo ResearchGate.

    - Tất cả các bệnh nhân đều có bệnh nền tiểu đường. Một số báo cáo đã cho thấy nhiễm Covid-19 ở bệnh nhân tiểu đường làm tăng nguy cơ xuất hiện hoại tử xương hàm và các xương khác.

    Một biến chứng của bệnh tiểu đường là bệnh vi mạch - làm suy giảm dinh dưỡng của xương do mất chức năng của các mạch dinh dưỡng trong xương.
    Tại sao xảy ra ở xương hàm trên?

    Điều này có thể là do niêm mạc mũi và xoang hàm trên gần nhau. Hơn nữa, biểu hiện cao của các thụ thể ACE-2 trong các tế bào biểu mô niêm mạc mũi và miệng có thể là nguyên nhân làm giảm cung cấp máu khu vực này. Các nhà nghiên cứu cho rằng viêm tủy xương do viêm xoang là điểm khởi đầu cho tình trạng này vì Covid-19 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, theo ResearchGate.

    4 nguyên nhân chính gây ra hoại tử xương hàm
    - Virus: gây giảm điều hòa ACE-2 và trạng thái viêm quá mức sau đó, kèm theo tăng cytokine và rối loạn điều hòa miễn dịch và tình trạng tăng đông máu.

    - Các loại thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng viêm quá phát và cơn bão cytokine: đó là các corticosteroid và các loại thuốc sinh học như kháng thể đơn dòng Tocilizumab.

    - Các bệnh đồng nhiễm: có thể là nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hoặc nấm.

    - Các bệnh nền kèm theo (đặc biệt là tiểu đường): làm suy giảm hơn nữa khả năng miễn dịch cơ thể, theo ResearchGate.

    Theo các nhà nghiên cứu, đây là những trường hợp đầu tiên được báo cáo bị hoại tử xương hàm trên do hậu Covid-19. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu thêm trong tương lai, theo ResearchGate.

    TIN LIÊN QUAN

    Hoại tử xương hàm - Di chứng hậu Covid-19?

    Niềng răng - Hóp má hay không?

    Nguồn: Blog Nha khoa thú vị
     
    Sửa lần cuối: 5/8/2022
  3. Dương Trúc Vy

    Dương Trúc Vy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/7/2022
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Lưu trữ Tế bào gốc từ Tủy răng sữa

    Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ "Lưu trữ tế bào gốc" hay chưa?



    Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo hệ lụy là các tòa nhà mọc lên như nấm, năng lượng điện tiêu thụ quá nhiều, môi trường ngày càng ô nhiễm. Điều này vô tình dẫn đến việc sức khỏe của con người ngày một đi xuống. Các căn bệnh lạ và cả những bệnh từ thuở xa xưa thay nhau xuất hiện, trở thành một mối quan tâm đáng lo ngại của toàn cầu.
    Một trong những cách để bảo vệ sức khỏe của chúng ta, đó là phương pháp Lưu trữ tế bào gốc.
    Vậy cùng tìm hiểu về Tế bào gốc và phương pháp Lưu trữ Tế bào gốc trước nhé.


    Ý nghĩa của Tế bào gốc
    Tế bào gốc có thể hiểu là tổ tiên của các tế bào, là thứ tạo nền móng cho cơ thể. Chúng có khả năng tự tạo mới và tiềm năng biệt hóa. Có thể hiểu tế bào gốc có khả năng phân chia để tạo ra nhiều tế bào khác, hoặc tạo thành nhiều loại tế bào gốc chức năng khác như tế bào tóc, tế bào da, tế bào xương…
    [​IMG]
    Tế bào gốc sẽ liên tục thay thế tế bào bị tổn thương, tế bào già trong cơ thể. Quá trình này giúp cơ thể luôn tươi mới, khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa. Chính vì thế vai trò của chúng trong cơ thể vô cùng quan trọng.


    [​IMG]


    Trong y học, tế bào gốc được dùng để tái tạo mô tạng, làm lành các tổn thương, chữa khỏi bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Tế bào gốc có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau như tủy xương, mô mỡ, dây rốn, máu ngoại vi, và cả trong tủy răng sữa.

    Trong đó, tế bào gốc từ tủy răng sữa đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, nhờ tiềm năng biệt hóa thần kinh và xương cao, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý thần kinh, tái tạo xương và các bệnh nha khoa.
    Tế bào gốc từ tủy răng sữa
    [​IMG]
    Răng sữa của trẻ em thường mọc từ khoảng 6 tháng đến 3-4 tuổi. Từ 5-6 tuổi (có thể sớm hoặc muộn hơn), răng sữa sẽ lung lay và răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế.

    Thông thường, những chiếc răng sữa này sẽ được vứt bỏ. (Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, răng dưới thì vứt lên nóc nhà còn răng trên thì chôn xuống đất ^^).

    Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp tách được tế bào gốc từ phần tủy của những chiếc răng tưởng như đã bỏ đi này. Đây là những tế bào gốc còn non, có khả năng sinh sản và hình thành các loại tế bào chuyên hóa tốt hơn nhiều lần so với nguồn từ người trưởng thành.


    Tế bào gốc từ tủy răng sữa có thể lưu trữ lâu dài (tương tự nhu tế bào gốc từ cuống rốn). Vì thế, các cha mẹ có thể lựa chọn lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng sữa nếu chưa kịp lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn khi trẻ mới sinh.
    Phương pháp Lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng sữa
    Bước 1: Lấy mẫu lưu trữ tế bào gốc tủy răng sữa
    Về cơ bản, răng sữa sẽ tự rụng hoặc được nhổ khi bị lung lay, vì thế việc lấy răng sữa để tách tế bào gốc từ tủy răng sữa không cần thiết phải can thiệp hay xâm lấn gì trên cơ thể.

    Răng sữa sau khi nhổ sẽ được làm sạch và chuyển ngay vào dung dịch vận chuyển chuyên dụng để đảm bảo độ ẩm, tránh thay đổi áp suất thẩm thấu khiến tủy răng chết.

    Răng sữa được chọn để lấy tế bào gốc từ tủy răng phải là răng bình thường, không có can thiệp nha khoa đặc biệt, không sâu răng, viêm tủy.

    Thường các răng cửa và răng nanh có buồng tủy hẹp và sâu nên tủy răng sau khi nhổ sẽ được bảo quản tốt hơn, tỉ lệ lấy tế bào gốc thành công cao hơn. Vì vậy, khi quyết định lưu trữ tế bào gốc tủy răng sữa, cha mẹ cần đưa ra quyết định sớm vì răng cửa và răng nanh thường sẽ lung lay trước các răng hàm.
    Bước 2: Phân lập và nuôi cấy tế bào gốc
    Sau khi được chuyển đến nơi xử lý, tủy răng sẽ được tách ra khỏi răng, tách khỏi tế bào gốc và được nuôi cấy trong điều kiện đặc biệt trong khoảng thời gian 20-30 ngày. Trong thời gian này, số lượng tế bào gốc từ tủy răng sữa sẽ tăng lên nhanh chóng.
    Bước 3: Bảo quản tế bào gốc
    Để bảo quản các tế bào gốc, nhiệt độ sẽ được làm lạnh xuống âm 150°C bằng nitơ pha lỏng để tránh làm chết tế bào. Các tế bào gốc lúc này sẽ tạm thời ngủ đông và vẫn duy trì đặc tính vốn có của mình.

    Tóm lại, trong tương lai, khi trẻ hoặc người khác gặp vấn đề về sức khỏe có thể được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, các tế bào gốc từ răng sữa sẽ được rã đông và nuôi cấy trước khi chuyển lại cho bệnh nhân.

    Xem thêm các bài viết thú vị và bố ích khác tại đây
    Nguồn: Blog Nha khoa thú vị, vinmec.com
     
    Sửa lần cuối: 5/8/2022
  4. Pi a marketing

    Pi a marketing Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/10/2021
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Bị móm thì do hàm hay chân răng ạ?
     

Chia sẻ trang này