Thông tin: Những Thực Phẩm Cần Tránh Khi Bé Đang Trong Thời Kỳ Ăn Dặm

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi mecuty2007, 26/12/2014.

  1. mecuty2007

    mecuty2007 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/10/2014
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Cho dù những thực phẩm đó có thể giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người nói chung nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ em trong thời kỳ tập ăn dặm. Dưới đây là 9 thực phẩm bé cần tránh khi ăn dặm:

    Muối

    Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.

    Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.

    Mật ong

    [​IMG]

    Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là rất ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.

    Khi bé trên 1 tuổi mẹ mới cho bé nếm thử mật ong để thăm dò phản ứng của con.

    Sữa bò

    Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.

    Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.

    Đậu phộng

    Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.

    Pate

    Không nên cho bé ở thời kỳ tập ăn dặm ăn pate vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.

    Động vật có vỏ

    Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.

    Phô mai mềm

    Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.

    Thực phẩm có nhiều đường

    Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.

    Một số loại cá

    Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.

    Mẹ có thể xem thêm tại Blog: http://blog.ubaby.vn/nhung-thuc-pham-can-tranh-khi-be-dang-trong-thoi-ky-an-dam.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mecuty2007
    Đang tải...


  2. mecuty2007

    mecuty2007 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/10/2014
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Một số thực phẩm không được cho trẻ ăn trước khi ngủ

    Đối với những em bé thích ăn vặt, cữ ăn cuối quá sát giờ đi ngủ hoặc dù đã hơn 2 tuổi nhưng vẫn duy trì thói quen ăn đêm, nhiều cha mẹ thường cho con ăn các thực phẩm bố sung trước khi đi ngủ để tránh cho bé đỡ đói. Dưới đây là những thực phẩm không được cho trẻ ăn trước khi ngủ.

    1. Sữa nguyên kem

    Nhiều chị em hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết sữa hoá ra lại là thực phẩm không nên cho con ăn trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, đó là sự thật.

    Uống sữa trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ nhanh buồn ngù, ngủ sâu và tốt nhưng vấn đề ở đây là sữa nguyên kem nếu uống buổi tối rất dễ làm cơ thể trẻ tích luỹ thừa chất béo. Trước khi đi ngủ, mẹ nên cho con uống sữa tách béo là tốt nhất.

    [​IMG]

    2. Mì ăn liền

    Dù rất nhiều người đã biết về lời khuyên không nên ăn mì ăn liền buổi tối, tuy nhiên vẫn cần phải nhắc lại. Mì ăn liền chứa quá nhiều chất béo, muối và chất bảo quản, đặc biệt không tốt cho trẻ em. Ăn mì ăn liền vào buổi tối sẽ càng khiến bé khó tiêu, đồng thời thu nạp nhiều chất không cần thiết cho cơ thể.

    3. Các loại thực phẩm chiên

    Trước khi đi ngủ mà để bé ăn khoai tây chiên, gà rán hay đồ dầu mỡ thì khả năng cơ thể qua một đêm sẽ tích đến hơn 95% chất béo. Điều này thật sự đáng báo động, nhất là với những em bé đang trong mức độ cận béo phì.

    4. Khoai lang, hạt dẻ

    Mặc dù dinh dưỡng của khoai lang, hạt dẻ rất tốtnhưng nó lại là “vua khí gas”. Sau khi ăn khoai lang, hạt dẻ, cơ thể trẻ sẽ sanmr sinh rất nhiều khí trong bụng. Nếu bé đi ngủ ngay, đương nhiên sẽ rất khó ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc.

    5. Sô cô la tráng miệng hoặc các loại kẹo

    Các thực phẩm có thành phần từ ca cao như rất dễ gây kích thích, mất ngủ. Ăn kẹo ban đêm sẽ thậm chí khiến lượng đường nạp vào tăng cao, gây sâu răng cho trẻ. Mẹ nên cấm tuyệt đối con không được ngậm kẹo trong hoặc trước khi đi ngủ.

    Mẹ có thể xem thêm tại Blog: http://blog.ubaby.vn/mot-so-thuc-pham-khong-duoc-cho-tre-an-truoc-khi-ngu.html
     
  3. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Những thực phẩm cần tránh khi bé đang trong thời kỳ ăn dặm

    Trong thời kì ăn dặm bé đang phải kiêng nhiều thứ vì thế mẹ cần có hiểu biết để cho bé ăn một cách tốt nhất tránh gây hại đến sức khỏe bé.
     
  4. hoangphithuongcoma18

    hoangphithuongcoma18 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    1/4/2015
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    ôi nhiều thứ cần tránh quá.cảm ơn các mẹ nhé
     
  5. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    trong thời kì ăn dặm bé đang phải kiêng nhiều thứ nên mẹ cần chú ý nhé
     
  6. anhvienshop

    anhvienshop Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/9/2019
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    48
    Thông tin rất bổ ích
     

Chia sẻ trang này