Thông tin: Cách Dạy Trẻ Biết Vâng Lời Bạn Có Thể Thử Áp Dụng Ngay

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi yeutrevn, 15/8/2022.

  1. yeutrevn

    yeutrevn Yêu trẻ là trang tạp chí mẹ và bé

    Tham gia:
    15/7/2020
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Cách dạy trẻ biết vâng lời là việc khiến nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ khá đau đầu khi thực hiện. Vì trẻ nhỏ ở mỗi độ tuổi đều có suy nghĩ và phản ứng khác nhau đối với “luật lệ” mà bạn đặt ra. Trẻ không vâng lời bạn không phải vì chúng hư đốn, nhưng có thể bởi nhiều nguyên nhân khác, trong đó việc chúng không phục sự áp đặt của bạn có khả năng là một lý đo. Vì vậy chúng ta phải có phương pháp giáo dục trẻ ngay từ nhỏ

    Dưới đây là một số cách dạy trẻ biết vâng lời bạn có thể áp dụng ngay, hãy cùng xem chúng là gì nhé:

    1. Nói chuyện với con ở tư thế ngang tầm mắt của con
    Khi cần sự lắng nghe của trẻ, bạn hãy đảm bảo mình thu hút được sự chú ý của con. Để làm được điều này thì giao tiếp bằng mắt rất quan trọng. Khi bạn cúi thấp người để nhìn vào mắt trẻ, bạn không chỉ xác nhận được việc trẻ nhìn và nghe thấy bạn mà còn tăng cường được mức độ giao tiếp với con.

    Điều này có nghĩa là bạn cần phải rời khỏi chiếc máy giặt, tô bột đang nhồi dở, hoặc thậm chí là nồi canh trên bếp để đến bên cạnh trẻ. Sự gần gũi chính là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả với trẻ. Bạn không nên nói với ra hoặc ra lệnh cho trẻ từ phòng khác.

    2. Hạn chế cách nói phủ định là cách dạy trẻ biết vâng lời hiệu quả
    Để thực hiện cách dạy trẻ biết vâng lời hiệu quả, bạn hãy hạn chế cách nói, yêu cầu mang tính phủ định với trẻ.

    Các mệnh lệnh có tính phủ định sẽ đòi hỏi trẻ phải xử lý gấp đôi thông tin nhận được. Lúc này trẻ sẽ phải tự trả lời hai câu hỏi:

    - Mẹ không muốn mình làm gì?

    - Thay vào đó, mẹ muốn mình làm gì?

    Điều này sẽ thật khó hiểu và mâu thuẫn với đầu óc non nớt của trẻ.

    Ví dụ, nếu bạn nói: “Đừng đụng vào em trai (còn nhỏ) của con”, thì một đứa trẻ sẽ phải dừng hành vi hiện tại và xác định hành vi thay thế thích hợp. Trẻ sẽ phải tự hỏi nếu mình không được đụng vào em, điều đó có nghĩa là mình cũng không được ôm em, không được đập tay khi chơi, hay không được giúp em mặc áo,…

    Chỉ một yêu cầu đơn giản đối với bạn nhưng có thể khiến trẻ cực kỳ bối rối và không biết làm thế nào cho thỏa đáng.

    Chính vì vậy, thay vì bảo trẻ không được làm việc gì đó, bạn hãy yêu cầu con chính xác việc con nên làm.

    Ví dụ, thay vì nói “Đừng đụng vào em trai của con” bạn có thể nói “Em con không muốn ai đụng vào lúc này, vậy nên con cứ ngồi yên khi mình còn trong xe nhé”.

    Thay vì la trẻ “Đừng để đồ chơi của con dưới sàn”, bạn hãy nói “Con hãy bỏ đồ chơi vào giỏ nhé”.

    Thay vì yêu cầu con “Không chạy trong hội trường” bạn có thể nói “Chúng ta chỉ đi lại nhẹ nhàng trong hội trường thôi nhé”.

    3. Trả lời có nhiều hơn đối với các yêu cầu của trẻ
    Ngoài việc hạn chế cách nói phủ định, việc trả lời có nhiều hơn đối với các yêu cầu của trẻ cũng sẽ giúp bạn thực hiện cách dạy trẻ biết vâng lời tốt hơn.

    Trên thực tế, có lẽ phần lớn các bậc cha mẹ có con nhỏ đều trả lời “không” đối với 9/10 yêu cầu của trẻ.

    Khi bạn bị “dội bom” bởi những yêu cầu dồn dập từ trẻ, thật khó để sàng lọc chúng một cách có ý nghĩa. Vì vậy bạn sẽ thường chọn cách dễ nhất, đó là đưa ra các câu trả lời đã soạn trước – “Không, không phải hôm nay/ không phải bây giờ”, “Không, mẹ đang bận”, “Không, không và không”.

    Nhưng khi “không” là câu trả lời liên tục của bạn, thì không có gì lạ khi trẻ chọn cách không còn lắng nghe bạn.

    Thay vì nói không, bạn hãy tìm lý do để nói có thường xuyên hơn. Câu trả lời có của bạn sẽ khiến trẻ thích thú và ngạc nhiên hơn, đồng thời khiến chúng chú ý hơn khi bạn yêu cầu điều gì đó.

    Thay vì trả lời “Không, chúng ta không thể đi công viên bây giờ”, bạn hãy thử “Đi công viên nghe thật là thú vị. Chúng ta nên đi sau giờ học sáng thứ sáu hay ngày thứ bảy nhỉ?”.

    Thay vì “Không, con không nên ăn kem”, bạn có thể nói với trẻ “Kem rất ngon, con có muốn dùng để tráng miệng vào tối thử bảy hay chủ nhật không?”.

    Mặc dù vẫn có những tình huống bạn bắt buộc phải trả lời không với trẻ, nhưng bằng cách đưa ra nhiều đáp án “có” hơn. Như vậy, bạn sẽ tăng khả năng trẻ bắt nhịp lại với yêu cầu của bạn.

    4. Rút ngắn yêu cầu/ mệnh lệnh/ lời giải thích của bạn
    Đây là việc rất cần thiết trong cách dạy trẻ biết vâng lời.

    Chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ có xu hướng biến một câu trả lời đáng lý ra dài 5 giây, thành một bài phát biểu dài đến 5 phút.

    Bạn lưu ý rằng trẻ nhỏ sẽ không thể hiểu và ghi nhớ hết những gì bạn nói, đặc biệt khi đó là những điều “lan man” không đúng trọng tâm.

    Vì vậy, khi muốn yêu cầu trẻ điều gì, bạn hãy càng ngắn gọn, rõ ràng càng tốt.

    5. Nói cảm ơn trước chính là cách dạy trẻ biết vâng lời hiệu quả
    Giúp trẻ đưa ra lựa chọn thích hợp bằng cách thể hiện sự tin tưởng của mình chính là một cách dạy trẻ biết vâng lời hiệu quả.

    Lời nói trước của bạn “Cảm ơn con vì đã treo khăn lên khi tắm xong” sẽ khuyến khích trẻ có hành vi tốt hơn nhiều so với cách nói “Tốt hơn hết đừng để mẹ thấy khăn của con nằm trên sàn đấy”.

    Mọi người, ngay cả trẻ em thường sẽ sống theo kỳ vọng của chúng ta nếu chúng ta quản lý chúng theo cách tích cực. Việc cho trẻ biết trước bạn tin tưởng chúng sẽ làm điều đúng đắn, sẽ giúp tạo ra các mối liên hệ cởi mở và tăng khả năng trẻ hoàn thành nhiệm vụ.

    6. Đưa ra lời nhận xét cũng là bước cần thiết trong cách dạy trẻ biết vâng lời
    Nếu thấy một nhiệm vụ trẻ chưa hoàn thành, bạn đừng vội khiển trách mà chỉ cần đưa ra lời nhận xét về điều bạn quan sát được: “Mẹ trông thấy áo khoác của con nằm trên sàn nhà đấy” hoặc “Kế hoạch xử lý thùng rác của con hôm nay là gì?”.

    Vì vậy, trước khi trách mắng, nổi giận, hay quy cho trẻ là lì lợm, không biết vâng lời, bạn hãy tìm hiểu lý do dẫn đến hành động đó của trẻ, cũng như nhu cầu, mong muốn của con. Như vậy bạn sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề và sẽ áp dụng được cách dạy con biết vâng lời một cách hiệu quả và tích cực hơn.
    Chi tiết bài viết: https://yeutre.vn/bai-viet/cach-day-tre-biet-vang-loi-ban-co-the-thu-ap-dung-ngay.25946/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi yeutrevn
    Đang tải...


  2. Tiến GoGroup

    Tiến GoGroup Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/9/2022
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Thông tin bài viết bổ ích! Mình sẽ áp dụng vì sắp làm bố :h:
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    phương pháp này rất hiệu quả
     
  4. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2021
    Bài viết:
    871
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    thông tin thật bổ ích. mấy lỗi trên mình cũng hay mắc phải
     
  5. Chinhsabina

    Chinhsabina Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/3/2021
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Đưa ra lời nhận xét cũng là bước cần thiết trong cách dạy trẻ biết vâng lời, cái này quan trọng nè
     
  6. chunlee1989

    chunlee1989 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/4/2023
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thông tin bài viết bổ ích! Mình sẽ áp dụng vì sắp làm bố :h:
     
  7. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2021
    Bài viết:
    871
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    bố mẹ chính là tấm gương tốt nhất cho các bé học theo. vì vậy bố mẹ cần chú ý hành động, lời nói của mình để các bé học theo nhé
     

Chia sẻ trang này