Người Phật Tử Cần Biết!

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi bigoogle, 6/9/2021.

  1. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Ở đời, người ta chạy theo những lời khen, chê ngoài miệng: “Nhà đó tổ chức đám tiệc linh đình, ầm ĩ, không có gia đình nào hơn được”. Chỉ là những lời khen rỗng tuếch đó, mà tất cả mọi người trong gia đình đều mệt nhọc và khổ sở, lại còn mang nợ nần và gieo nhân quả ác khác nữa.

    Đám tiệc xong, có khi mọi người trong gia đình phải đau bịnh. Thật là vô minh, u tối, chỉ có một lời khen hão mà con người từ xưa cho đến nay đều ngu si chạy theo danh hão đó, nên bảo sao đời người khổ là vậy."
     
    Đang tải...


  2. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    LẠC HẬU, MÊ TÍN, TIỀN MẤT, TẬT MANG

    Hỏi: Kính thưa Thầy, con có một việc xin trình lại thầy, mong Thầy từ bi chỉ giáo cho con được rõ. Thưa Thầy, một việc vừa xảy ra trong gia đình anh ruột người bạn đời của con. Tháng (97) chín năm ngoái, anh này có làm một gian nhà cho con trai anh, móng nhà có sẵn, chỉ cần thêm và bổ túc xây lên hai tầng và một tum nhỏ ra sân thượng. Năm ngoái, anh 71 tuổi và con trai là 40 tuổi. Cháu này đến gặp con và có trình bày hai tuổi này, con theo sách nhà Phật dạy con, bảo: Theo cô thì ngày nào cũng tốt, năm nào cũng tốt, giờ nào cũng tốt, cô thấy như vậy, mà có sao thì do nhân quả thôi. Bố cháu già rồi, lo gì Kim Lâu? Thế là cháu nó nghe lời con bảo, thì cũng cho qua Kim Lâu và bắt tay vào làm, đến tháng 12 là vừa xong nhà. Cháu có bảo mời cô lại lễ Phật cho, vì nhà cháu có thờ Phật, chính do con chỉ dẫn thờ Phật.

    Tất cả từ nhỏ đến lớn, cháu trai này đều tin tưởng nơi con và thành tâm lễ bái, nhưng trong thành tâm cháu còn mê tín xen vào như: phù hộ, cầu khẩn, v.v… đã có nhiều lần con giải thích với cháu là không nên mê tín, nhưng kết quả cũng chưa giác ngộ là bao nhiêu.

    Sự việc xảy ra trong khi con đi Sài Gòn (về Tu Viện), lúc trở về Hà Nội thì bố của cháu đã đi nằm viện được 10 ngày. Bịnh tình càng ngày càng nặng, thấy thế, con góp ý là nên lo thuốc thang và thầy giỏi, nếu còn duyên thì khỏi, mà chẳng may bố cháu hết duyên thì chẳng làm thế nào được cả? Nhưng các cháu cuống cuồng đi xem bói, chia ra ba ngả:

    1- Ngả đi hỏi cô đồng. (98)

    2- Ngả đi hỏi ông thầy ở Huế gọi điện thoại vào.

    3- Ngả đi gọi ông thầy địa lý về xem đất cát xây nhà.

    Thưa Thầy, trong vòng một tuần con thật sự mất bình tĩnh, vì nghe các cháu kể là bố cháu tự nhiên sốt xong chân phù nề, bụng to lên, da vàng. Đi làm xét nghiệm thì bác sĩ đều nói là chưa tìm ra bịnh gì cả, sốt do đâu cũng không rõ. Càng ngày bịnh càng tăng lên, cháu phải đi sắm lễ may ra mới khỏi.

    Lúc này, con khuyên các cháu nên bình tĩnh, việc gì đến cũng phải bình tĩnh giải quyết. Cuối cùng, các cháu và các chị gái và em dâu của ông này đồng tình đi xem và làm lễ. Họ đều nói giống nhau, là nếu ông sống qua ngày 30 đến sáng ngày mùng 1 tháng tư này thì sẽ qua khỏi. Và ông thầy địa lý bảo là động long mạch vì làm nhà, và họ đều nói với lý do là không ai làm nhà vào hai tuổi Kim Lâu (cả bố và con đều tuổi Kim Lâu).

    Thưa Thầy, kết quả là tiền mất và ông anh con vẫn ra đi trong đau đớn trên giường bịnh, kéo dài thêm một tuần nữa sau khi các vị làm ba cái lễ. Bác sĩ họ tạm kết luận là bịnh gan.

    Lúc mất rồi lại đi xem ngày mất có phạm vào đâu không? Hai nơi họ nói giống nhau là ông này chết có 3 nhập mộ (có nghĩa là có ba người chết theo). (99)

    Nhưng họ không quên bảo cháu của con phải mua bùa về yểm. Ở Hà Nội có chùa Liên Phái ở phố Bạch Mai chuyên bán bùa yểm, đến đây mua về yểm vào quan tài và mộ, vì năm nay vợ ông này hạn nặng lắm, con trai cả cũng thế.

    Đến khi chết được ba ngày, lại mời ông sư về nhà tụng kinh cầu siêu cho vong. Và cứ như thế bảy ngày một lần cúng, cho đến 7 tuần là 49 ngày thì mới xong.

    Thưa Thầy, con chỉ còn biết im lặng và tùy thuận để các cháu làm. Việc làm của con từ đầu (xây nhà) cho tới cuối cùng im lặng như thế con có lỗi gì với đạo Phật hoặc với gia đình không thưa Thầy? Con mong Thầy từ bi thương xót chỉ bảo cho con để thân tâm con được an ổn, đây là bài học bổ ích cho con về sau này. Thưa Thầy, con phải làm như thế nào cho đúng pháp của Phật?

    Đáp: Hoàn cảnh xảy đến của gia đình anh con, con không có lỗi gì cả với Phật giáo và gia đình, mà khả năng con không đủ lôi kéo mọi người ra khỏi bàn tay ác độc của Đại thừa giáo.

    Nó đã truyền thừa những điều mê tín, những điều phi đạo đức đã ăn sâu vào cốt tủy của con người, trong gia đình ông anh của con và còn biết bao nhiêu gia đình khác nữa. Nó đã mang đến cho xã hội một ít tốt đẹp để làm bề mặt đạo đức giả, ngõ hầu để không ai thấu rõ sự lừa đảo của nó mang lại cho xã hội trùng trùng đau khổ. (100)

    Các nhà tà giáo học kinh sách Đại thừa, lợi dụng gia cảnh người khác đang gặp nhân quả khó khăn để làm tiền bất chánh. Tuổi 71 và 40 cất nhà làm sao bị Kim Lâu, những người thầy này xem sách nào gạt người như thế? Dương Trạch, Bát Trạch, Thông Thư, Ngọc Hạp, Trần Tử, v.v… Tất cả sách xem ngày, giờ tốt, xấu; dựng vợ, gả chồng, cất nhà, xây mồ mả, v.v… Sách nào dạy điều này? Theo kinh sách coi ngày giờ tốt, xấu thì tuổi 40 cất nhà được “tứ tấn tài”, tuổi 71 cất nhà được “đại kiết lợi”, sao quý Thầy này lại bảo là “Kim Lâu”, sách vở nào? Ở đâu?

    Khi nào cất nhà bị Kim Lâu là nhà cất đủ bốn dài, còn hai dài, ba dài, năm dài thì không bị Kim Lâu. Vả lại, cất nhà theo kiểu thời đại hiện giờ, vi la, biệt thự, phố, v.v… thì không bị Kim Lâu, vì không đủ bốn dài.

    Còn ông Thầy nào dám bảo động Long mạch, khi mà nền móng đã có sẵn làm sao mà động Long mạch được. Phải chi nền móng chưa có, động thổ làm nền móng thì động Long mạch có lý. Toàn bộ các cháu đều bị những kẻ vô đạo đức đội lốt tu sĩ lừa đảo “tiền mất tật mang”.

    Nhân quả ác đã đến thì không có Thần, Thánh nào cứu mạng được, nhân quả ác chưa đến mà còn chút phước thừa thì uống nước lạnh cũng hết bịnh. Đông y có câu: “Vận bĩ hoài sơn năng sát chúng, Thời lai bạch thủy cứu nhân gian”. Cho nên, vận bĩ tức là lúc có nhân quả xấu ác, thời lai tức là lúc nhân quả tốt (101) thiện. Vị Thầy thuốc và bịnh nhân đều có sự tương quan nhân quả thiện, ác, nên bịnh hết hay chết đều do nhân quả.

    Tất cả sự việc xảy ra trong gia đình anh con đều do tinh thần các cháu quá yếu và chưa được trang bị đạo đức nhân quả đầy đủ, lòng tin đối với luật nhân quả chưa sâu và còn bị ảnh hưởng truyền thống mê tín lâu đời chưa cởi bỏ.

    Đại thừa giáo đã truyền thừa giáo pháp của họ vào đất nước Việt Nam cuối thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ thứ ba, tính ra có hơn hai ngàn năm. Vì thế, dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng mê tín sâu dày và đối với thế giới siêu hình tinh thần càng lúc càng yếu kém, chỉ còn biết tựa nương vào tha lực của Thần Thánh, nhưng cuối cùng, chưa có ai tránh khỏi nhân quả khổ đau. Cho nên, chúng ta hãy mạnh dạn chỉ mặt, vạch tên để cho mọi người hiểu biết rõ, không bị quý thầy Đại thừa lừa đảo lường gạt, nhờ đó đời sống mọi người bớt khổ đau. Lại nghe lời các thầy Đại thừa đem bùa yểm cha thì còn nghĩa lý gì đạo đức làm người. Rước thầy tụng kinh cầu siêu cho cha mà cha đã bị bùa yểm thì còn siêu cái gì?

    Bảy mươi mốt chết là cung Khảm, đó là cung tốt để lại cho con cháu làm giàu có, có đâu tam liên tử, có nghĩa là ba người chết theo nữa (3 nhập mộ). Ba người chết theo nữa là chết nhằm cung Càn, còn nếu 72 chết thì cung Cấn, theo sách vở thì chết theo một người nữa. Đó là xem đúng sách vở của Đại thừa. Còn các Thầy này (102) không theo sách vở, bịa đặt xảo ngôn hại người, có lý đâu lại khiến cho người ta bất nghĩa, bất hiếu đem bùa yểm cha, lại còn bày trò cầu siêu hiếu hạnh.

    Nếu quả có ba người chết theo nữa, thì đâu phải cha mình chết tạo ra cái chết đó, mà do số phận nhân quả của những người này đã tạo ngắn số ở tiền kiếp. Tại sao các cháu không thấy chánh kiến, mà lại thấy và theo tà kiến như vậy, để làm một lỗi lầm rất lớn, một tội bất hiếu không tha thứ được. Các Thầy Đại thừa dạy người bất nghĩa, bất nhân, bất hiếu, phi đạo đức. Bây giờ các cháu đem bùa yểm cha, sau này con của các cháu cũng đem bùa yểm các cháu, hành động của các cháu làm là hành động phi đạo đức, nhân quả này đời đời vay trả biết bao giờ dứt.

    Các cháu phải bình tĩnh và sáng suốt, đừng nghe theo những thầy tà giáo ngoại đạo Đại thừa làm điều không tốt, về sau phải gánh chịu luật nhân quả.

    --o0o--

    (Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách Người Phật Tử Cần Biết - Tập 1 - Trang 97 tại website: https://thuvienchonnhu.net)
     
  3. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    CẦU PHÚC, XIN LỘC

    Hỏi: Kính thưa Thầy, đầu năm đi chùa để lễ bái cầu phúc, cầu lợi, có lợi lạc gì không thưa Thầy? Nhất là ngày rằm tháng giêng thì chùa nào cũng đông nghẹt, từ sáng sớm đến khuya, vì người ta nghĩ “Đi lễ quanh năm không bằng đi ngày rằm tháng giêng”!

    Chúng con cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.

    Đáp: Đó là phong tục mê tín từ lâu trong các chùa Đại thừa, dùng cầu phúc, cầu lợi để lừa đảo tín đồ Phật giáo, đem phúc, lợi cho những tu sĩ ngồi trong mát ăn bát vàng, hơn là phúc, lợi cho tín đồ, đi chùa để nghe pháp, nhớ lời Phật dạy về đạo đức làm người để sống toàn thiện. Nếu một người nghe lời Phật dạy, luôn luôn sống toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải đi chùa cầu phước, cầu lợi? Nếu đi chùa quanh năm, hoặc (106) nhân ngày rằm tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc, ban lộc, mà chẳng làm một điều lành, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, không hề tu tập nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, lúc nào cũng có phiền não, sân hận, bất toại nguyện, v.v… thì có ích lợi gì? Có Phật nào ban cho phúc lộc hay không? Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om sòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh, thì dù có lạy Phật đến sói đầu cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào. Đó là một việc làm mê tín, mơ hồ, phi đạo đức, không có thánh thần, chư Phật, chư Bồ Tát nào ban phước, ban lộc cho quý vị ấy được, vì những việc ban phước, ban lộc như vậy không đúng đạo đức công bằng và công lý.

    Cầu phúc, cầu lợi bằng cách sống đúng đạo đức nhân quả. Không làm khổ mình, khổ người thì cuộc sống sẽ có phước báo đầy đủ. Đó chính là hành động đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng với mọi người.

    Cầu phúc, cầu lợi là một việc làm mê tín trừu tượng, ảo mộng, vì chẳng có ai ban phước, ban lộc cho mình, mà chỉ có chính mình làm được những hành động thiện, thân, miệng, ý không làm khổ mình khổ người. Đó sẽ là sự ban phước, ban lộc cho mình cụ thể, thiết thực và rõ ràng.

    Đi chùa cầu phước, cầu lộc là việc làm thiếu trí tuệ. Nếu chúng ta làm ác, bỏn xẻn, ích kỷ, thì (107) thử hỏi có ai dám đem phước lộc đến chúng ta chăng?

    Phước, lộc không phải tự dưng mà đến với chúng ta. Nó đến với chúng ta bằng tâm niệm tốt của chúng ta, do chúng ta biết thương người, biết giúp đỡ người trong cảnh bất hạnh tai ương, biết ban phúc, ban lộc cho người gặp cảnh khó khăn.

    Phước, lộc đến với chúng ta là phải đến với sự công bằng và công lý. Nếu ta làm xấu ác, chẳng giúp người trong cảnh khổ nạn, thì khi chúng ta gặp khổ nạn chẳng bao giờ có phước, lộc đến với chúng ta được. Nếu chúng ta có ban phước, lộc cho người, thì phước, lộc mới đến với chúng ta, chẳng cần cầu khẩn gì cả. Thế nên, đức Phật đứng trong góc độ đạo đức nhân quả mà dạy chúng ta tu hành. Đầu năm đi chùa, lễ bái, cầu phúc, xin lộc chẳng được phước, lộc, mà còn bị kẻ khác lừa đảo, lường gạt, tiền mất tật mang. Đầu năm đi chùa lễ bái cầu phúc, xin lộc để rồi trở thành những tín đồ Phật giáo mê tín dị đoan, lạc hậu, bị người cười chê là người phật tử ngu si, mê muội.

    Đầu năm đến chùa xin được đảnh lễ bậc chân tu, giới đức, để học hỏi những đức hạnh của người thì đó là phước, là lộc. Người chân tu hướng dẫn và chỉ dạy cho mình những hành động sống để được phúc, lộc, an vui, thanh thản và hạnh phúc. Đầu năm đi chùa cầu phúc, xin lộc như vậy mới là chân chánh, vì ích lợi thiết thực cho mình, cho gia đình, cho xã hội và cho đất nước quê hương. (108)

    Tóm lại, đi chùa lễ bái cầu phúc, xin lộc là hành động mê tín, dị đoan, thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, là si mê. Đi chùa lễ bái bậc chân tu xin dạy đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người là chân chánh, không mê tín, lạc hậu. Đó là người cư sĩ đệ tử Phật thông minh và trí tuệ, tìm học những điều phúc, lộc chân chánh, cụ thể, thực tế, không mơ hồ, trừu tượng.

    --o0o--
     
  4. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Nếu một người nghe lời Phật dạy, luôn luôn sống toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải đi chùa cầu phước, cầu lợi?

    Nếu đi chùa quanh năm, hoặc nhân ngày rằm tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc, ban lộc, mà chẳng làm một điều lành, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, không hề tu tập nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, lúc nào cũng có phiền não, sân hận, bất toại nguyện, v.v… thì có ích lợi gì? Có Phật nào ban cho phúc lộc hay không? "
     
  5. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om sòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh, thì dù có lạy Phật đến sói đầu cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào.

    Đó là một việc làm mê tín, mơ hồ, phi đạo đức, không có thánh thần, chư Phật, chư Bồ Tát nào ban phước, ban lộc cho quý vị ấy được, vì những việc ban phước, ban lộc như vậy không đúng đạo đức công bằng và công lý."
     
  6. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Cầu phúc, cầu lợi bằng cách sống đúng đạo đức nhân quả. Không làm khổ mình, khổ người thì cuộc sống sẽ có phước báo đầy đủ. Đó chính là hành động đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng với mọi người."
     
  7. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Đi chùa cầu phước, cầu lộc là việc làm thiếu trí tuệ. Nếu chúng ta làm ác, bỏn xẻn, ích kỷ, thì (107) thử hỏi có ai dám đem phước lộc đến chúng ta chăng?

    Phước, lộc không phải tự dưng mà đến với chúng ta. Nó đến với chúng ta bằng tâm niệm tốt của chúng ta, do chúng ta biết thương người, biết giúp đỡ người trong cảnh bất hạnh tai ương, biết ban phúc, ban lộc cho người gặp cảnh khó khăn."
     
  8. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Đầu năm đi chùa, lễ bái, cầu phúc, xin lộc chẳng được phước, lộc, mà còn bị kẻ khác lừa đảo, lường gạt, tiền mất tật mang. Đầu năm đi chùa lễ bái cầu phúc, xin lộc để rồi trở thành những tín đồ Phật giáo mê tín dị đoan, lạc hậu, bị người cười chê là người phật tử ngu si, mê muội.

    Đầu năm đến chùa xin được đảnh lễ bậc chân tu, giới đức, để học hỏi những đức hạnh của người thì đó là phước, là lộc. Người chân tu hướng dẫn và chỉ dạy cho mình những hành động sống để được phúc, lộc, an vui, thanh thản và hạnh phúc. Đầu năm đi chùa cầu phúc, xin lộc như vậy mới là chân chánh, vì ích lợi thiết thực cho mình, cho gia đình, cho xã hội và cho đất nước quê hương."
     
  9. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Tóm lại, đi chùa lễ bái cầu phúc, xin lộc là hành động mê tín, dị đoan, thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, là si mê.

    Đi chùa lễ bái bậc chân tu xin dạy đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người là chân chánh, không mê tín, lạc hậu. Đó là người cư sĩ đệ tử Phật thông minh và trí tuệ, tìm học những điều phúc, lộc chân chánh, cụ thể, thực tế, không mơ hồ, trừu tượng."
     
  10. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    XÓC THẺ

    Hỏi: Kính bạch Thầy! Đầu năm, nhất là trong những ngày Tết Nguyên Đán, chùa nào cũng có làm một bàn thờ phục vụ cho những người đến xóc thẻ. Trong một mâm đầy những tờ giấy đã được in và giải thích trong thẻ quẻ đó sẵn theo số thứ tự, ai xóc được thẻ số mấy thì đến nhận tờ giải số đó.

    Ai xóc được thẻ nói tốt thì vui mừng phấn khởi, còn ai được thẻ nói xấu thì buồn phiền lo âu. Kính thưa Thầy, như vậy trong tờ xem số mệnh có lợi ích gì mà đầu năm người nào cũng xóc thẻ, nhất là phụ nữ chúng con. Mong Thầy vì lợi ích giải thích cho chúng con được hiểu.


    Đáp: Thường thường, theo các chùa cổ ở miền Nam thì có hai nơi xóc thẻ. Một bên xóc thẻ gọi là sóc thẻ xăm ông, và một bên khác gọi là xóc thẻ xăm bà.

    Ông thường là những danh tướng người Hoa như Quan Thánh Đế Quân, tức Quan Công hay còn gọi là Quan Vân Trường, (một danh tướng thời Tam quốc bên Tàu), còn người Việt như Lê Văn Duyệt, Thủ Khoa Huân, v.v…

    Các Bà thường là những người Việt, Hoa, Chiêm Thành như Bà Đen, hay Lê Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Quan Âm Bà Chúa Xứ, Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Bà Mẹ Sanh, Mẹ Độ, v.v…

    Thường những nơi bàn thờ của các vị đó đều có ống xóc thẻ. Hằng năm đồng bào mê tín đến cúng bái gà, vịt, heo quay, v.v… với số tiền rất lớn.

    Xóc thẻ là một hình thức bói toán qua tư tưởng mê tín, lạc hậu, cho rằng con người có số mệnh. Ai có số giàu là giàu, số nghèo là nghèo; số nghèo thì không làm sao làm giàu nổi. Do tin tưởng vào số mệnh, nên có một số người tiêu cực sanh ra lười biếng, bê tha, rượu, chè, bài bạc, cho số mình là vậy.

    Cũng từ thuyết định mệnh đã khiến cho một số người tiêu cực không làm việc, mà đã không làm việc thì nghèo lại càng nghèo hơn. Vì không làm việc nên có thì giờ rảnh rỗi nhiều, rồi sanh ra bài bạc, đàng điếm, trộm cướp, khiến cho gia đình tan nát, xã hội rối ren, mất trật tự an ninh. Bởi vậy, thuyết định mệnh ra đời là một tai hại rất lớn cho loài người.

    Từ thuyết định mệnh mới sanh ra bói toán, chiêm tinh, dịch số tiên tử, xin xăm, xóc thẻ, xem ngày tốt, xấu, v.v… tạo biết bao nhiêu sự mê tín, dị đoan, khiến cho mọi người tốn hao tiền bạc rất nhiều.

    Nếu xóc thẻ tốt rồi chúng ta đi ăn trộm, ăn cắp thì thử xem có bị ở tù hay không? Một việc làm ác là tự mình làm khổ cho mình chứ thẻ nào nói là tốt?

    Luật nhân quả vốn công bằng và công lý, ai làm ác thì phải thọ khổ, ai làm thiện thì phải hưởng phước, không thể ở chỗ tốt, xấu của thẻ mà được. Nếu thẻ bảo xấu mà chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người thì làm sao có xấu được. Người ta chửi mình mà mình không giận hờn thì có xấu đâu.

    Trong các chùa biết đó là mê tín, nhưng quý thầy cứ duy trì, vì duy trì có lợi rất lớn. Nếu một ngôi chùa duy trì sự xóc thẻ, xin xăm thì hằng năm kiếm cũng được 5, 10 triệu đồng dễ dàng. Nhất là những ngôi chùa ở nơi thắng cảnh, hằng năm phật tử trảy hội 3 tháng mùa Xuân thì nhà chùa kiếm hằng tỷ bạc. Đó là sự mê tín rất tai hại và làm hao tốn tiền của rất nhiều cho đồng bào.

    --o0o--

    (Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách Người Phật Tử Cần Biết - Tập 1 - Trang 109 tại website: https://thuvienchonnhu.net)
     
  11. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Xóc thẻ là một hình thức bói toán qua tư tưởng mê tín, lạc hậu, cho rằng con người có số mệnh. Ai có số giàu là giàu, số nghèo là nghèo; số nghèo thì không làm sao làm giàu nổi. Do tin tưởng vào số mệnh, nên có một số người tiêu cực sanh ra lười biếng, bê tha, rượu, chè, bài bạc, cho số mình là vậy.

    Cũng từ thuyết định mệnh đã khiến cho một số người tiêu cực không làm việc, mà đã không làm việc thì nghèo lại càng nghèo hơn. Vì không làm việc nên có thì giờ rảnh rỗi nhiều, rồi sanh ra bài bạc, đàng điếm, trộm cướp, khiến cho gia đình tan nát, xã hội rối ren, mất trật tự an ninh. Bởi vậy, thuyết định mệnh ra đời là một tai hại rất lớn cho loài người."
     
  12. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    ''Luật nhân quả vốn công bằng và công lý, ai làm ác thì phải thọ khổ, ai làm thiện thì phải hưởng phước, không thể ở chỗ tốt, xấu của thẻ mà được.

    Nếu thẻ bảo xấu mà chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người thì làm sao có xấu được. Người ta chửi mình mà mình không giận hờn thì có xấu đâu."
     
  13. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    XEM NGÀY, GIỜ TỐT, XẤU

    Hỏi: Kính thưa Thầy, các cư sĩ tại gia khi làm nhà, đào móng xây tường, hoặc làm chuồng heo, chuồng bò, làm cổng ngõ, đào giếng, v.v… đều xem ngày tốt, xấu. Khi cất nhà xong thì gia chủ lập đàn Đại Bi, năm ngày đêm trì chú cầu nguyện cho gia chủ được may mắn, phát tài, phát lộc. Thưa Thầy, xem ngày giờ tốt, xấu như vậy có đúng không? Xin Thầy chỉ dạy.

    Trong kinh Bát Dương dạy: Ngày nào cũng tốt, tháng nào, năm nào, giờ nào cũng tốt, nếu ai nói ngày tháng năm giờ tốt, xấu là phản lại Thiên thần, địa lý. Tuy trong kinh dạy như vậy, nhưng nếu khi làm nhà, cưới hỏi, chết, bốc mộ, làm chuồng nuôi gia súc, v.v… tùy trường hợp xem ngày tốt, xấu lại mang kinh Bát Dương ra tụng. Thưa Thầy, như thế là như thế nào?


    Đáp: Xem ngày tốt, xấu là sự mê tín của Trung Quốc, nên có những bộ sách mà trong các chùa dùng để xem ngày tháng tốt, xấu như Ngọc Hạp, Thông Thư, Trần Tử, Văn Công, Thọ Mai, v.v… Những loại sách lịch này không phải của Phật giáo, mà của văn minh Trung Quốc sản xuất ra dưới các triều đại phong kiến. Từ âm dương bát quái, dịch số, đến tứ thời, ngũ hành, thập nhị bát tú, v.v… Do đó, các nhà tri thức lập thành theo vận khí âm, dương để xem ngày tốt, xấu, đoán vận mạng cho loài người. (112)

    Đối với đạo Phật thì kinh sách này không đúng với tinh thần của Phật giáo. Đôi mắt của Phật giáo nhìn các pháp thế gian đều là do duyên hợp tạo thành, diễn biến theo luật nhân quả nên không thể nào đoán vận mạng được. Vì đạo Phật cho rằng vận mạng của con người di động theo diễn biến hành động thiện, ác của con người, nên làm sao biết chắc được rằng đúng.

    Ví dụ: có người muốn cất nhà, đến xem tuổi năm nay có cất nhà được không. Ông Thầy xem tuổi bảo năm nay tuổi tốt, cất nhà khỏi Kim Lâu, Địa Sát, Thọ Tử, được tứ Tấn Tài, Đại Kiết, kế đó xem tháng tốt, ngày tốt. Đến ngày giờ làm lễ khởi công. Cất xong nhà, thỉnh quý sư Thầy đến tụng kinh cầu an. Nhưng người gia chủ này làm nghề buôn bán đồ lậu thuế, nhà nước phát giác ra bắt bỏ tù và niêm phong nhà cửa, tài sản.

    Như vậy, cất nhà coi tuổi tốt, ngày, tháng tốt, được tấn tài, tấn lộc, đại kiết, mà sao lại không tấn tài, tấn lộc, đại kiết, mà phải đi ở tù và của cải bị tịch thu? Xét như vậy xem ngày tốt, xấu có đúng không? Hay do hành động làm điều ác? Nếu người này không buôn bán đồ lậu thuế thì làm sao có sự việc ở tù, của cải bị tịch thu. Gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy, chớ không phải do cất nhà, tuổi tác, ngày giờ tốt, xấu mà tốt được. Tốt xấu là do hành động thiện ác của mình. Vì vậy, trong kinh Bát Dương dạy: “Ngày tháng năm nào cũng tốt, tốt xấu là do hành động thiện, ác của mình”. Kinh Bát Dương là một loại kinh (113) Đại thừa thuộc Bà La Môn giáo, đập phá sự mê tín xem ngày tốt, xấu của văn minh Trung Quốc, nhưng lại bày vẽ cúng kiến, tụng niệm theo sự mê tín của tôn giáo này. Cất nhà, cưới hỏi, chết, bốc mộ, làm chuồng nuôi gia súc đều đem kinh Bát Dương ra tụng để cầu tài, cầu lợi, thì sự mê tín lại còn dị đoan, lạc hậu nhất.

    Xem ngày tốt, xấu người ta dựa theo luật âm dương mà tính toán ra ngày tốt, xấu đối với con người còn có chút khoa học, còn kinh Bát Dương thì không có khoa học chút nào, chỉ dựa vào chư Phật cứu độ, gia hộ tai qua nạn khỏi thì thật là lạc hậu. Nếu giết người, cướp của, đi buôn đồ lậu thuế bị bắt ở tù rồi đem kinh Bát Dương ra tụng, thì dù cho tụng cả ngàn biến cũng chẳng tiêu tai giải nạn nổi. Đó là sự lừa đảo của các loại kinh Đại thừa với những người chưa có trình độ kiến thức sâu rộng mới tin và nghe theo.

    Từ các mê tín xem ngày tốt, xấu đến cái mê tín cúng bái của kinh sách Đại thừa, tất cả đều là lừa đảo người để làm tiền một cách trắng trợn mà không ai bắt tội được. Quý phật tử cần nên sáng suốt, đừng để bị lừa gạt bởi những kẻ vô lương tâm làm nghề bất chính. Phải mạnh dạn thực hiện đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người, tức là sống thiện, làm thiện, ăn ở thiện, thì mọi phước báo và sự an vui sẽ đến với quý vị. (114)

    --o0o--
     
  14. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Xem ngày tốt, xấu là sự mê tín của Trung Quốc, nên có những bộ sách mà trong các chùa dùng để xem ngày tháng tốt, xấu như Ngọc Hạp, Thông Thư, Trần Tử, Văn Công, Thọ Mai, v.v… Những loại sách lịch này không phải của Phật giáo, mà của văn minh Trung Quốc sản xuất ra dưới các triều đại phong kiến. Từ âm dương bát quái, dịch số, đến tứ thời, ngũ hành, thập nhị bát tú, v.v… Do đó, các nhà tri thức lập thành theo vận khí âm, dương để xem ngày tốt, xấu, đoán vận mạng cho loài người.

    Đối với đạo Phật thì kinh sách này không đúng với tinh thần của Phật giáo. Đôi mắt của Phật giáo nhìn các pháp thế gian đều là do duyên hợp tạo thành, diễn biến theo luật nhân quả nên không thể nào đoán vận mạng được. Vì đạo Phật cho rằng vận mạng của con người di động theo diễn biến hành động thiện, ác của con người, nên làm sao biết chắc được rằng đúng.
    "
     
  15. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy, chớ không phải do cất nhà, tuổi tác, ngày giờ tốt, xấu mà tốt được. Tốt xấu là do hành động thiện ác của mình. "
     
  16. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    "Quý phật tử cần nên sáng suốt, đừng để bị lừa gạt bởi những kẻ vô lương tâm làm nghề bất chính. Phải mạnh dạn thực hiện đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người, tức là sống thiện, làm thiện, ăn ở thiện, thì mọi phước báo và sự an vui sẽ đến với quý vị."
     
  17. bigoogle

    bigoogle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2017
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    NGỒI TRONG MÁT ĂN BÁT VÀNG

    Hỏi: Kính thưa Thầy, những tu sĩ không giữ gìn giới luật và trai giới, cứ thọ lạm của đàn na thí chủ, không chịu tu hành, có phải là hành động cưỡi ngựa xem hoa không thưa Thầy?

    Đáp: Thời nay tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc và trai giới thanh tịnh thì quá hiếm, còn những người tu sĩ lạm dụng tiền của đàn na thí chủ, ăn không ngồi rồi thì chẳng thiếu gì. Chỉ biết lo cho thân mình sung sướng, ngồi trong mát ăn bát vàng, thì những người tu sĩ này tính không hết. Đời sống khó khăn, làm nên cuộc sống rất vất vả, cho nên có một số người lợi dụng Phật giáo chui rúc vào để tìm lối sống, vì vừa có danh vừa có lợi. Những hạng tu sĩ này đâu phải đi tìm đường giải thoát, mà đi tìm cơm ăn, áo mặc và danh lợi. (45)

    Lợi dụng giới luật Phật giáo không nghiêm chỉnh nên dễ dàng chui vào. Nếu giới luật Phật giáo nghiêm chỉnh thì những người này không thể chui vào được, vì không thể kiếm ăn làm giàu và danh lợi được. Người tu sĩ chân chánh của Phật giáo buông xả sạch, đời sống thiểu dục, tri túc tối đa, thì làm sao có chùa to, tháp lớn, y áo nhiều. Ăn ngày một bữa, chẳng ăn uống phi thời, thì làm sao những kẻ đầu cơ tôn giáo núp áo cà sa được. Sống không gia đình, không nhà cửa, nay đây mai đó (du tăng), đâu phải như những kẻ buôn Phật, bán pháp (trụ thế tăng), xây dựng chùa to tháp, lớn như cung vàng, điện ngọc, làm hao tốn của đàn na thí chủ biết bao nhiêu mà kể.

    Đạo Phật ra đời vốn để giúp người tu hành giải thoát khỏi kiếp sống làm thân chúng sanh rất là khổ đau, chớ đâu phải để những người vô lương lấy đó làm cuộc sống. Vì thế, khi đạo Phật mất hết ý nghĩa giải thoát thì thật là đau lòng.

    Quý phật tử hãy đề cao cảnh giác những người buôn Phật, bán pháp này. Những điều phật tử thấy mà thưa hỏi, đó là những người gian xảo mà không ngoan nên để lộ cho phật tử thấy. Còn có những người gian mà ngoan phật tử khó thấy, họ làm như bậc chân tu thực sự, họ có những thần thông, hoặc kiến giải, lý luận, khiến cho mọi người khó mà xét được đâu chánh, đâu tà.

    Cho nên Phật dạy: “Này các Calama! Đừng tin lời ta nói, mà hãy thực hiện lời ta dạy, (46) khi nào có sự thanh thản, an vui thật sự thì hãy tin”. Lời nhắn nhủ của Phật như vậy, chúng ta hãy đề cao cảnh giác với những kẻ tà sư, ngoại đạo đang đội lốt tu sĩ Phật giáo lừa đảo tín đồ, họ chẳng phải là người tu giải thoát, mà còn dạy những điều không đúng của đạo Phật.

    Quý phật tử cần cảnh giác và tránh xa, đừng giúp cho những kẻ ma vương phá Phật pháp, mà cùng thọ tội chung với chúng.

    --o0o--

    (Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách Người Phật Tử Cần Biết - Tập 1 - Trang 45 tại website: https://thuvienchonnhu.net)
     

Chia sẻ trang này