Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi support3, 30/12/2010.

  1. support3

    support3 Super Moderator

    Tham gia:
    13/8/2009
    Bài viết:
    14,246
    Đã được thích:
    2,901
    Điểm thành tích:
    913
    Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44 tại Việt Nam1. UTCTC gây ra gánh nặng và những tổn thất vô cùng to lớn về sức khoẻ và tình thần cho bản thân người phụ nữ mắc bệnh và cả những người thân trong gia đình. Do đó việc chị em phụ nữ hiểu và phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, qua cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của phụ nữ ở một số nước Châu Á về UTCTC, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều phụ nữ đối với căn bệnh nguy hiểm này.

    1.UTCTC là bệnh di truyền ?
    Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của người phụ nữ đối với căn bệnh UTCTC tại một số Quốc gia Châu Á cho thấy 39% phụ nữ cho rằng UTCTC có tính di truyền2. Thật ra, UTCTC không phải loại bệnh do di truyền. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được xác định là do nhiễm HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.

    2.Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị UTCTC?

    Nhiều phụ nữ nghĩ rằng, UTCTC chỉ xảy ra với những người có quan hệ bừa bãi, sinh đẻ nhiều và vệ sinh cá nhân kém. Những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, thực tế là HPV rất dễ lây lan, chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục đã có thể lây. Nhiễm HPV là nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ 3. Do đó UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.

    3. Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị UTCTC và HPV nào cũng gây ung thư?
    Trên thực tế nhiều chị em nhiễm HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư.Gây ra UTCTC nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45, với hơn 80% các ca UTCTC 4.

    4.Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?
    Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ ít nhất mỗi năm một lần là rất cần thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên không giúp phòng ngừa HPV, nghĩa là không ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh ban đầu. Hiện nay đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc chủng ngừa song song với khám tầm soát định kỳ sẽ giúp chị em phòng ngừa UTCTC tốt nhất.


    5. Chủng ngừa UTCTC sớm là không cần thiết?
    35% bà mẹ có con trong tuổi vị thành quan niệm rằng con gái họ còn quá nhỏ nên chưa cần chủng ngừa2. Đây là quan niệm cần thay đổi. Việc chủng ngừa giúp ngăn ngừa nhiễm HPV gây bệnh, thực hiện càng sớm sẽ càng giảm được nguy cơ lây nhiễm. Vắc xin phòng UTCTC giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
    Thanh Phương
    (Thông tin giáo dục này được cung cấp bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam với sự hỗ trợ của GlaxoSmithKline Việt Nam)

    Tài liệu tham khảo

    1. WHO/ICO Information Center on HPV and Cervical Cancer (HPV information Center). Human Pappilomavirus and related cancers in Vietnam. Summary Report 2010
    2. Song-Nan Chaw, Ruey Soon et at. Knowledge, attitudes, and communication arround HPV vaccination amongst urban Asian mothers and physicians. Vaccine 28 (2010) 3809-3817
    3. Burchell Ann N, Winer RachelL, Saniose Silvia de, Tranco Tduardo L. Chapter 6: Epidemiology and transmission dynamics of genital HPV Infection. Vaccine 2453(2006) 53 53-61
    4. Munoz et al, Against which human pappilomavirus types shall we vaccinate and screen? The international perspective. Int. J. Cancer: 111, 278-285 (2004)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support3
    Đang tải...


  2. rubyquynh87

    rubyquynh87 Banned

    Tham gia:
    25/7/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến

    Để biết chính xác nhất về căn bệnh ung thư cổ tử cung, các bạn có thể đến địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí: tầng 3- 33 Giang Văn Minh- Ba Đình- HN, đối diện nhà hát Kim Mã, hoặc sđt: 043-7345566, website: http://www.asiancancer.vn
     
  3. Birua

    Birua Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/8/2008
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến

    Mình cũng đang quan tâm đến vấn đề này. Chịu khó đi khám định kỳ vậy, chứ bây giờ bệnh tật nhiều quá
     
  4. rubyquynh87

    rubyquynh87 Banned

    Tham gia:
    25/7/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến

    Để ngừa ung thư cổ tử cung
    nguồn: http://www.asiancancer.vn
    - Hiện có trên 100 type HPV đã được định danh, trong đó có 14 type được xác định là nhóm nguy cơ cao gây UTCTC. Trong nhóm 14 type này, hai type 16 và 18 được xác định “chịu trách nhiệm” khoảng 70% các trường hợp UTCTC ở thế giới cũng như khu vực Đông Nam Á.
    Hiện chưa có văcxin ngừa được cho cả 14 type HPV nguy cơ cao mà chỉ ngừa được hai type HPV 16 và 18. Văcxin Gardasil ngừa bốn type HPV 6, 11, 16, 18, nhưng hai type 6,11 thuộc nhóm nguy cơ thấp gây UTCTC, chỉ gây ra mồng gà. Văcxin Cervarix có nghiên cứu bảo vệ chéo với hai type HPV nguy cơ cao là 31, 45 nhưng chưa được các nhà khoa học trên thế giới thừa nhận.
     
  5. rubyquynh87

    rubyquynh87 Banned

    Tham gia:
    25/7/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến

    * Như vậy, phải dự phòng UTCTC bằng cách nào?

    - Có hai cấp.
    Dự phòng cấp 1: ngăn chặn nhiễm HPV ngay từ đầu. Nhiễm HPV mãn tính có thể tiến triển thành tổn thương tiền ung thư (loạn sản) và ung thư. Vậy thì phải tiêm văcxin hoặc... cả đời không quan hệ tình dục, không tiếp xúc tình dục (kể cả quan hệ da qua da). Nhưng tiêm phòng hiện có hai loại văcxin chủ yếu đều là ngừa HPV 16, 18, như vậy chỉ ngừa được 70% các trường hợp UTCTC. Thế còn 30% kia thì sao? Cũng phải làm xét nghiệm tầm soát nhiễm sớm để điều trị sớm.
    Dự phòng cấp 2: người đã bị nhiễm cần phát hiện sớm để điều trị sớm, ngăn chặn phát triển thành ung thư xâm lấn. Đối với người đã có gia đình từ ba năm trở lên nên đi xét nghiệm phết tế bào âm đạo cổ tử cung mỗi năm một lần. Nếu như ba lần trong ba năm đều âm tính thì có thể làm ba năm một lần cho đến tuổi 70.

    * Xét nghiệm sẽ phát hiện được bao nhiêu phần trăm?
    - Người ta thấy cứ làm mỗi năm một lần thì tỉ lệ phát hiện được từ 58-70% , tùy theo việc lấy phết có đúng kỹ thuật và người đọc kết quả có giỏi hay không. Tuy nhiên, diễn biến bình thường từ nhiễm HPV mãn tính qua tổn thương tiền ung thư, rồi đến ung thư thì giai đoạn đó khoảng 10-15 năm. Như vậy mình có 10-15 lần có cơ may phát hiện UTCTC sớm nếu như đi khám, làm xét nghiệm đều đặn mỗi năm.

    * Nếu đã tiêm phòng HPV rồi thì có yên tâm?
    - Phải khẳng định: phụ nữ còn quan hệ tình dục là còn có thể bị nhiễm HPV.
    Dù có tiêm văcxin ngừa HPV nguy cơ cao cũng vẫn phải làm đúng phác đồ: phết tế bào âm đạo cổ tử cung mỗi năm để phát hiện tổn thương tiền ung thư. Nếu ba năm liên tiếp âm tính thì có thể ba năm một lần xét nghiệm cho đến 70 tuổi.

    * Vậy BS có gợi ý gì cho phụ nữ?
    - Phải tổ chức phết tế bào âm đạo cổ tử cung cho toàn bộ phụ nữ ở thành thị, nông thôn và cả miền núi - mà trong chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001-2010 Bộ Y tế cũng đã đưa ra.
    Đối với dân nghèo thì hướng dẫn để người ta biết cách phòng ngừa. Ví dụ nam bị bệnh mồng gà (tức nhiễm HPV type 6, 11) và có thể nhiễm HPV khác trong nhóm nguy cơ cao, HIV... thì sử dụng bao cao su để phòng bệnh. Trong giáo dục sức khỏe cũng cần hướng tới việc ngăn chặn những yếu tố thuận lợi gây UTCTC như: không quan hệ tình dục sớm, với nhiều người - nhất là những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, không sinh đẻ nhiều lần, không hút thuốc lá... Còn đối với những gia đình có khả năng tài chính muốn tiêm văcxin thì cứ tiêm.
    Về tuổi tiêm, ở Hoa Kỳ cho phép tiêm từ 9-26 tuổi do có khoảng 50 -70% trẻ trai và gái có quan hệ tình dục ở tuổi 13. Ở VN chưa có một điều tra nào để xác định tuổi này một cách chính xác. Nhưng một vài nghiên cứu sơ bộ ở TP.HCM cũng như ở Hà Nội, tuổi bắt đầu quan hệ tình dục là 15-16. Cho nên ở thời điểm hiện tại khi tiêm văcxin cũng nên tiêm trước tuổi quan hệ. Người ta cũng thấy tiêm văcxin ở tuổi 14-15 thì phản ứng sinh kháng thể mạnh hơn tiêm trễ ở tuổi 25-35.

    * Tiêm văcxin phải ba mũi và chỉ bảo vệ được 70% UTCTC trong thời gian bao lâu?
    - Theo công bố là khoảng trên 72 tháng nồng độ kháng thể trong huyết thanh không sụt giảm so với năm đầu tiên. Như vậy khả năng còn tồn tại mức kháng thể này có thể lâu hơn, nhưng trong bao lâu hoặc thời gian nào thì phải tiêm nhắc chưa khẳng định được, bởi văcxin chỉ mới được nghiên cứu theo dõi 6-7 năm, còn phải chờ công bố mới của các nhà sản xuất.

    * Giả sử một người ở tuổi 40 sắp lấy chồng thì tiêm được không?
    - Được chứ. Tuy nhiên ở tuổi lớn thì mức kháng thể sinh ra sẽ không bằng ở tuổi 15-20 .
    * Một người 20-25 tuổi, đã quan hệ tình dục, muốn tiêm văcxin có cần xét nghiệm HPV không?
    - Không cần xét nghiệm. Tại sao? Vì chỉ một số rất ít đã có quan hệ và bị nhiễm nhóm HPV nguy cơ cao mãn tính. Mà những người đã nhiễm nhóm HPV nguy cơ cao rồi vẫn quan hệ tình dục thì vẫn có thể nhiễm tiếp. Cho nên tiêm sẽ vẫn dự phòng được cho những lần sau này.

    * Thưa BS, ở tuổi 45-55 có cần tiêm?
    - Ở tuổi 45-55 cho đến 70 ít có quan hệ tình dục thì có thể chỉ cần làm phết tế bào âm đạo cổ tử cung mỗi năm để phát hiện sớm, nếu có tổn thương tiền UTCTC thì điều trị ngay, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

    Nguồn: Bệnh viện Hiện Đại Quảng Châu TQ http://www.asiancancer.vn
     
  6. cualuoi

    cualuoi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    1/11/2010
    Bài viết:
    2,875
    Đã được thích:
    423
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến

    Các mẹ nên tuân theo một nguyên tắc phòng hơn chống, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định ký theo quý nếu có điều kiện hoặc 1 năm 2 lần.
     
  7. dangducminh

    dangducminh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/6/2011
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    351
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến

    nếu có điều kiện nên đi tiêm phòng, phòng còn hơn chống như nội dung bài viết.cuộc sống càng hiện đại càng phát hiện nhiều loại bệnh, hi vọng kĩ thuật cũng phát triển để tìm ra các loại thuốc ngăn ngừa bệnh cho con người.
     

Chia sẻ trang này