Tái Chế Thời Trang: Liệu Có Phải 1 Giải Pháp Hiệu Quả Cho Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi htv2002, 31/12/2023.

  1. htv2002

    htv2002 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    31/12/2023
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thời trang tái chế ngày càng được lan tỏa và trở thành xu hướng mới mẻ được nhiều nhà mốt và người tiêu dùng trên thế giới quan tâm, nhưng nó thực sự có ý nghĩa gì? Và quan trọng nhất: liệu tái chế thời trang có phải là giải pháp phù hợp cho tác động khủng khiếp đến môi trường do ngành công nghiệp may mặc gây ra? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    1. Thời trang tái chế là gì?
    Thời trang tái chế có tên tiếng anh là Recycled Fashion. Lâu nay nghe tới “recycle”, chúng ta ngầm hiểu rằng đây chính là tái chế. Nhưng trong thời trang, “recycle” là sử dụng lại các vật liệu cũ hoặc các vật liệu khác và biến tấu để tạo ra một sản phẩm mới. Quần áo cũ, vải vụn, giấy báo, nhựa … chính là những nguyên liệu chính của thời trang tái chế, chúng có thể tái chế thành các sản phẩm khác như túi xách, giày dép, quần áo, mũ, thú bông… .

    Trong việc tái chế thời trang, hiện nay có 3 xu hướng thường được nhắc đến. Đó là second-hand, upcyclerecycle. Tái chế thời trang cũng có thể có nhiều hình thức khác nhau, từ sản xuất quần áo mới bằng vải cũ cho đến đưa ra kế hoạch thu hồi để ngăn quần áo cũ bị vứt vào bãi rác.

    [caption id="attachment_37685" align="aligncenter" width="600"][​IMG] Tái chế thời trang là gì?[/caption]
    Tìm hiểu thêm: Tái chế trong thời trang: Khám phá xu hướng thời trang bền vững đang được ưa chuộng

    2. Lý do cần tái chế trong ngành thời trang?
    2.1. Ngành công nghiệp thời trang đang hủy hoại môi trường
    Thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây tác động nhiều nhất tới môi trường. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, để làm ra một chiếc quần bò mà chúng ta chắc ai cũng sở hữu ít nhất 1 chiếc, thì cần tới 7 nghìn 500 lít nước. Lượng nước này đủ để cho một người uống trong 7 năm. (Nguồn: VTV)

    Ngành thời trang mỗi năm thải ra 8-10% lượng khí thải carbon của cả hành tinh. Mỗi năm, ngành thời trang toàn cầu xả ra nửa triệu tấn vi sợi - tương đương với 3 triệu thùng dầu đổ ra biển. Hàng năm, hàng triệu tấn quần áo, dệt may cũ chất đống tại các bãi chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá. Nếu không có hành động tái chế, hạn chế xả thải thì môi trường chắc chắn bị đe dọa nghiêm trọng.

    [caption id="attachment_37686" align="aligncenter" width="600"][​IMG] Ô nhiễm vi sợi từ ngành công nghiệp thời trang[/caption]
    Cũng chính vì lý do này mà các nhà thiết kế lớn nhỏ trên thế giới ngày nay đang nỗ lực lan truyền những thông điệp về “sống xanh”, “thời trang xanh”, “thời trang tái chế”... nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống. Hơn nữa, khi biết tái chế thời trang, thế giới có thể hướng tới ngành thời trang bền vững - không sợ kiệt quệ nguyên liệu, không sợ thiếu ý tưởng thiết kế và không lo ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

    Tìm hiểu thêm: Ai chịu trách nhiệm về ô nhiễm vi sợi của ngành thời trang?

    2.2. Tái chế thời trang đem lại nhiều lợi ích cho môi trường
    2.2.1. Kéo dài vòng đời của quần áo và giảm lượng chất thải ra môi trường
    Ước lượng mỗi năm có khoảng 18,6 triệu tấn quần áo được đưa tới bãi rác. Khi chúng bắt đầu phân hủy thì vải tự nhiên tạo ra khí metan và các loại khí nhà kính khác, góp phần gây ra biến đổi khí hậu và vải tổng hợp có thể tồn tại trong nhiều thế kỷ.

    Vì vậy, việc tái chế quần áo có thể giúp giảm thiểu lượng rác thải của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

    2.2.2. Giảm sự tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất thời trang
    Ngày nay, chúng ta sản xuất nhiều quần áo hơn bao giờ hết. Và động lực để sản xuất quần áo chủ yếu là kinh tế, hơn là nhu cầu của con người.

    Sản xuất nguyên liệu thường là giai đoạn gây ô nhiễm nhất trong chuỗi cung ứng thời trang. Vì vậy, bằng cách sử dụng hàng dệt tái chế thay vì sợi mới sản xuất, chúng ta sẽ tiết kiệm được cả năng lượng và nước.

    Ngoài ra, điều này cũng sẽ loại bỏ quá trình nhuộm, vốn là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nước và thường liên quan đến thuốc nhuộm độc hại.

    2.2.3. Các thương hiệu và nhà thiết kế đang tìm ra những cách mới để giảm tác động đến môi trường nhờ việc tái chế thời trang
    Hiện tại, rất nhiều hãng thời trang lớn đã bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng những vật liệu tái chế, cho chúng một vòng đời mới và biến chúng thành các loại quần áo thông dụng. Nhiều hãng thời trang lớn nhỏ đã bắt đầu đầu tư vào những kế hoạch tái chế nguyên liệu để làm ra quần áo vừa đáp ứng nhu cầu ăn mặc của người tiêu dùng, vừa góp phần bảo vệ môi trường và cũng là một chiến dịch PR hiệu quả - nâng cao hình ảnh trong mắt khách hàng.

    [caption id="attachment_37687" align="aligncenter" width="600"][​IMG] Nhiều hãng thời trang sản xuất quần áo từ vật liệu tái chế[/caption]
    Điển hình như hãng thời trang H&M, quỹ H&M Foundation của gia đình sáng lập đã đổ 100 triệu USD vào nghiên cứu công nghệ tái chế quần áo như cách chúng ta tái chế vỏ lon Coca.

    Còn tại Tây Ban Nha, Santanderina, một trong những nhà sản xuất vải vóc lớn nhất nước này đã có thâm niên 4 năm trong việc tái chế thời trang. Hiện tại, khoảng 30% lượng sản phẩm của công ty là quần áo tái chế.

    Tìm hiểu thêm: 8 Hãng thời trang tái chế mang thông điệp bảo vệ môi trường

    3. Các vấn đề và thách thức của việc tái chế thời trang
    Nhưng trong thực tế, việc tái chế thời trang liệu có hiệu quả như chúng ta vẫn tưởng không? 200 tỷ quần áo được bán ra mỗi năm và trung bình chỉ mặc được 7 lần trước khi vứt đi. Có bao nhiêu trong số này được tái chế? Chưa đến 1%. Vậy lý do giải thích cho vấn đề này là gì?

    3.1. Quần áo rất khó tái chế
    Tái chế thời trang không giống như tái chế giấy, thủy tinh hoặc kim loại. Quần áo biến hóa vô cùng và không thể đoán trước được. Vì vậy, chúng không lý tưởng cho các công nghệ tái chế, đòi hỏi nguồn nguyên liệu ổn định và nhất quán. Ngay cả một bộ quần áo có vẻ đơn giản cũng có thể chứa nhiều chất liệu, với hỗn hợp sợi phổ biến như cotton/polyester và cotton/elastane.

    Các loại sợi khác nhau có khả năng tái chế khác nhau. Các loại sợi tự nhiên, chẳng hạn như len hoặc bông, có thể được tái chế một cách cơ học. Trong quá trình này, vải được cắt nhỏ và kéo lại thành sợi, từ đó vải mới có thể được dệt hoặc dệt kim. Tuy nhiên, khi cắt nhỏ sẽ khiến các sợi trở nên ngắn hơn, dẫn đến chất lượng sợi và vải thấp hơn.

    Hầu hết các loại vải cũng được nhuộm bằng hóa chất, điều này có thể ảnh hưởng đến việc tái chế. Nếu vải ban đầu là một hỗn hợp của nhiều màu, sợi hoặc vải mới có thể sẽ cần tẩy trắng để nhuộm một màu mới.

    Việc tái chế thời trang đòi hỏi nhiều công lao động và tốn kém. Thông thường, việc cắt nhỏ quần áo và biến nó thành một sản phẩm kém chất lượng, chẳng hạn như vật liệu cách nhiệt, đệm và khăn lau thường dễ dàng hơn.

    3.2. Tái chế quần áo vẫn gây tác động tới môi trường
    Tái chế thời trang và các quy trình khép kín có liên quan cũng liên quan đến phát thải khí nhà kính và sử dụng nhiều nước. Mặc dù việc tái chế chắc chắn tốt hơn việc sản xuất vật liệu và vải mới từ đầu, tuy nhiên, sự khác biệt này dường như không đủ để làm chậm lại tác động tiêu cực của thời trang đối với biến đổi khí hậu.

    3.3. Greenwashing “đội lốt” tái chế
    Nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển dịch sang hướng phát triển bền vững nhằm giành được thiện cảm của người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận dài hạn. Về lý thuyết, đây là bước đi tốt, nhưng nhiều doanh nghiệp chỉ cố gắng tạo ra vẻ ngoài bền vững trong khi trên thực tế không có sự cam kết và hành động tương ứng. Hiện tượng này được gọi là “quảng cáo xanh – Greenwashing”.

    [caption id="attachment_37688" align="aligncenter" width="600"][​IMG] Hiện tượng Greenwashing trong thời trang[/caption]
    Greenwashing (quảng cáo xanh hay tẩy xanh) là quá trình truyền đạt sai lầm hoặc đưa thông tin sai lệch về yếu tố thân thiện môi trường của một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Các công ty được coi là Greenwashing khi đưa ra tuyên bố rằng sản phẩm của mình thân thiện với môi trường hoặc phóng đại tác động tích cực đến môi trường mà không dựa trên cơ sở cụ thể.

    Khi nói đến tái chế thời trang, điều này có thể liên quan đến:

    • Quần áo được tiếp thị hoặc dán nhãn là "tái chế" khi chúng chỉ chứa một tỷ lệ nhỏ sợi tái chế - và phần còn lại thực chất được sản xuất từ đầu.
    • Các thương hiệu thời trang nhanh có "bộ sưu tập thời trang tái chế" trong khi vẫn sử dụng những chất liệu có vấn đề cho hầu hết hàng may mặc của họ và khuyến khích tiêu dùng quá mức.
    Tìm hiểu thêm: Tại sao ngành công nghiệp thời trang không thể tái chế quần áo bỏ đi?

    Vậy tái chế thời trang có thật sự giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường?

    Câu trả lời là , tuy nhiên đây không phải là một giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề môi trường do ngành thời trang gây ra. Vậy ngoài phương pháp này, những giải pháp nào khả thi hơn để phát triển thời trang bền vững?

    4. Các giải pháp thay thế
    4.1. Bắt đầu từ khâu sản xuất và thiết kế
    Thiết kế quần áo để tái chế và tuần hoàn ngay từ đầu, chẳng hạn như chọn các vật liệu đơn lẻ và sử dụng các hóa chất không ảnh hưởng đến quy trình đó. Quan trọng nhất là bắt đầu sản xuất ít quần áo hơn. Như chúng ta đã thấy trước đây, chúng ta chỉ tái chế 1% trong số 200 tỷ quần áo được bán ra mỗi năm. Giải pháp không phải là tăng tỷ lệ phần trăm đầu tiên mà là giảm tỷ lệ phần trăm thứ hai!

    4.2. Hỗ trợ tái chế các thương hiệu thời trang
    Mặc dù việc tái chế trong lĩnh vực thời trang không phải là giải pháp tối ưu nhưng nó chắc chắn là một bước tiến nếu được thực hiện đúng cách.

    Chính những người tiêu dùng mặt hàng thời trang sẽ là người quyết định vận mệnh của môi trường ta đang sinh sống. Mua những sản phẩm có thể sử dụng lâu dài, sử dụng các loại sợi không biến đổi gen, không sử dụng hoá chất độc hại để nuôi trồng hoặc những loại sợi tổng hợp có thể tái chế - chỉ với những thay đổi nhỏ trong thói quen mua sắm hàng ngày đã có thể góp phần thay đổi đến cả một hệ thống.

    Thay vì mua những món đồ hot, được nhiều người săn đón và thay đổi chúng liên tục hàng ngày, người tiêu dùng nên mua những thứ thật sự cần thiết và có thể sử dụng lâu dài.

    4.3. Mua đồ second-hand thay vì đồ mới
    Mua đồ đã qua sử dụng (second-hand) đang dần trở thành xu thế phổ biến của gen Z. Theo khảo sát của eBay năm 2022, có đến 80% số lượng đồ đã qua sử dụng được mua bởi gen Z và khoảng 20% mua đồ cũ để tránh lãng phí quần áo. Bạn có thể dễ dàng mua được những món đồ chất lượng với giá rẻ hơn giá gốc một nửa hoặc hơn. Ngoài ra, việc này giúp tăng thời gian sử dụng sản phẩm, giảm số lượng quần áo bị vứt bỏ ra ngoài môi trường.

    [caption id="attachment_37690" align="aligncenter" width="600"][​IMG] Mua đồ second-hand là một giải pháp thay thế cho tái chế thời trang[/caption]
    4.4. Hạn chế mua quần áo cũng là một giải pháp
    Một cách đơn giản mà tiết kiệm giúp giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu trong tương lai là hạn chế mua mới và kéo dài “tuổi thọ’’ cho tủ quần áo.

    Theo một báo cáo hồi năm 2017 của Tổ chức từ thiện Ellen MacArthur Foundation, cách này có thể giảm thiểu rủi ro tác động lên môi trường có liên quan đến quần áo xuống 44%. Kết quả nghiên cứu sau đó cũng được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ủng hộ, qua đó nhấn mạnh rằng việc hạn chế mua mới quần áo có thể ngăn đáng kể lượng khí phát thải được tạo ra trong quá trình sản xuất của ngành công nghiệp may mặc.

    5. Lời kết
    Câu hỏi “Quần áo có thể tái chế được không?” trở nên quan trọng khi ngành thời trang chuyển sang hướng bền vững. Câu trả lời là “có”, tuy nhiên việc tái chế thời trang có hiệu quả hay không lại là một câu hỏi khó cho các vấn đề bền vững của thời trang. Thay vì đó, giữ quần áo được lưu thông lâu hơn, bao gồm các hoạt động như bán lại, cho thuê và sửa chữa, cũng như giảm số lượng quần áo chúng ta tiêu thụ, là điều rất quan trọng.

    Phong cách này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống và còn giúp tiết kiệm đáng kể các chi phí từ việc mua sắm. Hãy bỏ đi bất kỳ quần áo hoặc hàng dệt may nào bạn không còn muốn hoặc cần nữa và cho chúng mục đích mới để hướng tới một tương lai thời trang bền vững hơn. Là những công dân xanh, chúng ta hãy mỗi chúng ta nên nhìn nhận và thay đổi tư duy thời trang, sử dụng thời trang bền vững để vừa góp phần tôn vinh vẻ đẹp bên trong của mỗi người và vừa mang lại lợi ích cho xã hội.



    Có thể bạn quan tâm

    Thời trang bền vững: Không chỉ là 1 xu hướng mà là 1 lựa chọn sống

    Upcycling là gì? Tìm hiểu thời trang bền vững phổ biến hiện nay

    Quần áo cũ thu gom để tái chế thực sự đi đâu?

    Tủ quần áo và thói quen mua sắm của bạn đang tác động như thế nào tới môi trường?

    Độc đáo show trình diễn thời trang tái chế ở phố cổ Hội An
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi htv2002
    Đang tải...


  2. Fadia Bashar

    Fadia Bashar Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2024
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Fashion recycling is undoubtedly a step in the right direction towards addressing environmental pollution in the fashion industry. By repurposing and reusing clothing and accessories, we can significantly reduce the amount of waste ending up in landfills. It promotes a more sustainable approach to fashion consumption and encourages conscious shopping habits.

    However, while fashion recycling plays a role in mitigating environmental impact, it is not a standalone solution. It should be part of a broader strategy that includes reducing overall consumption, supporting sustainable and ethical fashion brands, and advocating for systemic changes within the industry.

    In the realm of accessories, like jewelry, recycling can also be effective. Pieces like a timeless silver ring for women can be passed down through generations or melted down and redesigned into something new, minimizing waste and maximizing longevity. So, while fashion recycling isn't a cure-all, it's a valuable tool in the fight against environmental pollution in fashion.
     

Chia sẻ trang này