Tôi có thể vừa nuôi dưỡng tính tự động của bé 2 tuổi trong khi vẫn ủng hộ nhu cầu học cách cư xử đúng đắn của bé được không? Tôi làm thế nào để khép bé 2 tuổi vào khuôn phép mà không khiến bé cảm thấy xấu hổ? Dưới đây là 10 lời khuyên đưa bé 2 tuổi vào kỷ luật: Học cách nói "Không" một cách kiên quyết và hoà bình chứ không giận dữ. Kỹ năng làm cha mẹ này sẽ giúp bạn bớt chật vật với con bạn và giúp bé cảm thấy an toàn khi biết rằng những thứ mà bạn nói "Không" là giới hạn của bé. Bé có thể sẽ nổi giận và càng muốn hành động hơn khi cha mẹ nói "Không" với giọng không thuyết phục. Ở lại với con khi bé đang trong "thời gian đình chỉ chơi" để bé không cảm thấy bị bỏ rơi. Nhiều cha mẹ không ở lại sẽ khiến con cảm thấy bị hắt hủi. Theo đến cùng khi bạn nói rằng "Nếu con hành động sai thì con sẽ phải chịu một hâu quả nào đó" để bé không học cách điều khiển bạn. Nếu bạn thay đổi ý định sau khi bé phản đối, tức là bạn đang khuyến khích bé điều khiển bạn trong những lần sắp tới. Tập trung vào sửa chữa một hoặc hai lối cư xử , như không nghịch thức ăn. Điều đó có hiệu quả hơn là cố gắng sửa thật nhiều lối cư xử của bé. Trong mối quan hệ của bạn và con, bạn hãy là chủ và đừng xấu hổ vì điều đó. Nếu bạn không làm chủ, con bạn sẽ thay thế vị trí đó và điều này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài. Thậm chí, bạn có thể nói rõ ràng với con bạn rằng "Mẹ là chủ". Khép con bạn vào kỷ luật bằng tình yêu và sự quan tâm. Mặt khác, bé có thể học kỷ luật từ những cơn giận của thầy cô và môi trường ít tình yêu thương và ít sự quan tâm ở trường học. Cho con bạn những cơ hội lựa chọn nếu như bạn có nhiều quyền hành đối với con bạn. "Con muốn mặc chiếc áo màu xanh hay màu trắng. Con muốn ăn cà rốt hay ăn đậu?" Bạn hãy nhớ rằng các vấn đề về an toàn cần phải có kỷ luật nhất quán. Con bạn phải chấp hành những kỷ luật đảm bảo sự an toàn cho bé. Tốt nhất là nên chuẩn bị trước cho những trường hợp nguy hiểm. Đừng bắt buộc phải giải thích lý do với những việc mà bạn thường xuyên yêu cầu bé. Nhiều bố mẹ thường giải thích lý do đối với tất cả các yêu cầu, thường là do cha mẹ muốn con cảm thấy bé được tôn trọng. Thật không may, điều này thường khiến bé học cách điều khiển cha mẹ bằng cách cho rằng các lý do đó chưa đủ sức thuyết phục. Tập chung vào "vâng lời ngay khi nói xong". Con bạn đủ lớn để hiểu khái niệm này. Sẽ không có lợi cho con bạn nếu như bạn cứ liên tục lặp đi lặp lại rằng đã đến giờ ăn cơm, đánh răng,... Tiến sĩ Clare Albright là nhà tâm lý học lâm sàng và là tác giả cuốn "85 Secrets for Improving Your Communication Skills". Nguồn: Family Resource. Biên dịch: Ngô Thị Thu Hiền
Ðề: 10 lời khuyên để đưa bé 2 tuổi vào kỷ luật Học cách làm mẹ nào.............thanhk bạn về bài viết .
Ðề: 10 lời khuyên để đưa bé 2 tuổi vào kỷ luật Con mình đang 2 tuổi, học được cách dạy con chút ít sau khi đọc bài này Thanks.
Ðề: 10 lời khuyên để đưa bé 2 tuổi vào kỷ luật Cái này đúng đấy. Mình rất nghiêm khắc với con từ khi bé 1 tuổi. Cái gì mẹ bảo không thì vĩnh viễn là không, càng đòi càng ko bao giờ đáp ứng. Nên bây giờ bé ngoan lắm. Mẹ bảo chào ông bà đi ngủ là chào và lên giường tự đi ngủ. Lúc đầu bà nội cứ chèo kéo dụ dỗ nó ở lại ngủ với bà làm con bé khóc ko chịu đi ngủ với mẹ, nhưng mình kiên quyết .(mà ngủ với bà thì có mà 12h đêm cháu còn chưa ngủ nên bà ... ghét mình lắm) . Giờ mẹ có em bé nhưng cực nhàn. Ăn uống đến ngủ nghỉ rất tự giác. Thích cái gì mẹ không đồng ý là thôi không đòi nữa.
Ðề: 10 lời khuyên để đưa bé 2 tuổi vào kỷ luật Con cái là phải rèn ngay từ bé,tầm 2 tuổi là rất bướng nhưng nếu mình cứ kiên quyết thì bé cũng phải vào quy củ thôi.