Tăng prolactin máu là bệnh lý nội tiết thường gặp do rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên. Bệnh cũng có thể gặp ở nam giới, nhưng thường thấy ở nữ hơn. Điều trị tăng prolactin máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 1. Prolactin cao có nguy hiểm không? Tăng prolactin máu là tình trạng có quá nhiều prolactin trong máu của phụ nữ không mang thai và ở nam giới. Tăng prolactin máu tương đối phổ biến ở phụ nữ. Khoảng một phần ba phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với chu kỳ kinh nguyệt không đều nhưng buồng trứng bình thường bị tăng prolactin máu. Khi điều này xảy ra, một người phụ nữ có thể gặp khó khăn khi mang thai hoặc ngực có thể bắt đầu sản xuất sữa bên ngoài thai kỳ (galactorrorr). 90% phụ nữ mắc bệnh galactorrorr cũng bị tăng prolactin máu. Nồng độ prolactin cao cản trở việc sản xuất bình thường của các hormon khác, chẳng hạn như estrogen và progesterone. Điều này có thể gây thay đổi hoặc ngừng rụng trứng, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Một số phụ nữ có mức độ prolactin cao mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Ở nam giới, nồng độ prolactin cao có thể gây ra galactorrorr, bất lực (không có khả năng cương cứng khi quan hệ tình dục), giảm ham muốn tình dục và vô sinh. Một người đàn ông bị tăng prolactin máu không được điều trị có thể tạo ra ít tinh trùng hơn hoặc không có tinh trùng. 2. Điều trị tăng prolactin máu 2.1 Chẩn đoán Xét nghiệm máu được sử dụng để phát hiện prolactin dư thừa. Nếu nồng độ prolactin cao, thường có nhiều xét nghiệm để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Nồng độ hormone tuyến giáp bình thường loại trừ chứng suy giáp là nguyên nhân gây tăng prolactin máu. Các bác sĩ cũng sẽ hỏi về các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng và loại trừ mang thai. Nếu nghi ngờ tăng prolactin do u tuyến yên, MRI (chụp cộng hưởng từ) của não và tuyến yên thường là bước tiếp theo. 2.2 Điều trị Việc điều trị dựa trên nguyên nhân gây tăng prolactin. Một số người có mức độ prolactin cao, nhưng ít hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng, không cần điều trị. Các lựa chọn để điều trị khối u bao gồm: Điều trị nội khoa: Là các chọn lựa đầu tiên với tất cả trường hợp cường prolactin máu. Thuốc chủ yếu là các chất đồng vận dopamine (dopamine agonist drugs) như: Bromocriptine, Cabergoline, Pergolide. Phẫu thuật cắt bỏ một khối u. Phẫu thuật có thể được sử dụng nếu điều trị nội khoa thất bại. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết nếu khối u ảnh hưởng đến thị lực. U tuyến yên có 2 dạng microadenoma (nhỏ hơn 10mm) và macroadenoma (lớn hơn 10 mm). Với các microadenoma tỷ lệ thành công khá cao đến 80%, nhưng với các macroadenoma thành công thấp chỉ 30-40%. Xạ trị: Hiện nay ít khi sử dụng, chỉ dùng cho các trường hợp đặc biệt khi cả thuốc nội khoa lẫn phẫu thuật cắt bỏ u tuyến đều bị thất bại. Tóm lại, tăng prolactin máu là một bệnh lý gây tiết sữa, vô kinh và vô sinh ở cả nam và nữ. Các nguyên nhân thường gặp của tăng prolactin máu là do u tuyến yên làm tăng tiết prolactin, rối loạn chức năng điều hòa sản xuất nội tiết của cơ thể,... Khi bị tăng prolactin máu, bệnh nhân thường được chỉ định chụp X quang hay MRI sọ não để xác định có u không và có cần phẫu thuật lấy u ra không. Nếu không có u hay u nhỏ không cần phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc. Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/
Thuốc dostinex 0.5mg là thuốc kê toa có tác dụng điều trị tăng prolactin đặc hiệu luôn được bác sĩ ưu tiên chỉ định trong các trường hợp điều trị tăng prolactin trong máu. Thuốc cũng có trên shop thuốc tây đặc trị, hàng nhập chính hãng được bán giá ưu đãi sâu cho khách lẻ dùng. Quý bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo thêm ở link sau: https://thuoctaydactri.com/index.php?route=product/product&product_id=87
Ngoài dostinex ra các bác sĩ cũng có thể dùng parlodel 2.5mg trong việc điều trị tăng prolactin. Tuy nhiên đây là 2 loại thuốc có thành phần khác biệt. Việc lựa chọn loại nào chỉ định cho bệnh nhân dựa trên tình trạng của người bệnh. Tuyệt đối không được tự ý dùng thay thế cho nhau