Vô sinh thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu bạn đã "thả" hơn 6 tháng – 1 năm mà chưa có tin vui, thì nên đi khám sớm để kiểm tra khả năng sinh sản. >> Xem thêm: Khám hiếm muộn có đau không? Quy trình diễn ra như thế nào? Nam giới thường được chỉ định: Tinh dịch đồ: Kiểm tra số lượng – chất lượng – khả năng di động của tinh trùng. Xét nghiệm nội tiết: Đánh giá hormone ảnh hưởng đến sinh tinh (testosterone, FSH, LH…). Nữ giới thường cần: Siêu âm đầu dò: Kiểm tra tử cung, buồng trứng, nang trứng. Xét nghiệm nội tiết ngày 2–3 chu kỳ: Đánh giá dự trữ buồng trứng. Xét nghiệm AMH: Phát hiện sớm suy giảm chức năng buồng trứng. Chụp tử cung – vòi trứng (HSG): Xem vòi trứng có bị tắc hay không. Lời khuyên: Đừng chờ đợi quá lâu. Việc kiểm tra sớm sẽ giúp bạn biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời – đặc biệt nếu bạn đang trên 30 tuổi hoặc có chu kỳ kinh bất thường. Nên chọn cơ sở chuyên về sức khỏe sinh sản để được tư vấn đúng – làm xét nghiệm đủ – tránh mất thời gian lẫn chi phí. >> Đăng ký tư vấn online miễn phí tại đây: Tư vấn hiếm muộn - mong con