Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Lâu rồi mới quay lại topic này. Mình cũng xin 1 bản nhé, gửi cho mình xin vào email: funnycaper@yahoo.com nha. Cảm ơn bạn nhiều nhiều.
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Mình cũng xin một bản nhé, email của mình: shopkhoinguon@yahoo.com. Tks bác chủ top nhìu Hẹn Pác hè này nha
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Lâu mới lại vào đây, có click vào website của bác, hơi ngoài lề 1 tí, bác cho em xin cái bản chi tiết chương trình hè của bác được ko? Emaillalam2@yahoo.com, tks bác nhiều nhiều
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Ôi, sao tự dưng lại hiện ra cái icon kia nhỉ? Mail đây bác ạ, olalam2@yahoo.com
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Đã gửi tài liệu cho các mẹ rồi đó ạ, các mẹ check mail nhé. Chúc các mẹ vui học với các bé ở nhà hiệu quả!
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ ôi ôi! mình lại chậm chân rồi, cho mình 1 bản nhé, sắp hè rồi metitit@gmail.com cảm ơn bạn nhiều
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Mẹ tititlq check mail nhé, mình gửi vào mail cho mẹ nó rồi đó.
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ My ơi , cho con đến tận trường học cơ mới thích vì có cô và các bạn . Học ở nhà chắc được mấy buổi là chán thôi . Học ở trường không những học cờ mà còn học được nhiều thứ lắm như kĩ năng giao tiếp , kĩ năng tư duy , kĩ năng xây dựng tư duy logic .............. được tham gia các hoạt động ngoại khóa của CLB nữa ,các con cũng vui và thích lắm . Bạn lớn nhà chị năm ngoái cũng học suốt ở đó , hè năm nay thì chuẩn bị vào lớp 1 chắc bận hơn nên ko đi học được .Sau khi vào lớp 1 ổn định thì sẽ quay lại học tiếp .
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Mẹ nó check mail đi ạ, đã gửi vào mail cho mẹ nó rồi đó. Mẹ nó cứ cho cháu lên test trên CLB đi ạ, các con nên học 2 buổi/ tuần, nhưng CLB cũng có những lớp học 01 buổi cho các bé quá bận rộn đó ạ ).
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Cảm ơn mẹ butbong nhiều nhé , bạn Bút chắc đang bận rộn ôn vào lớp 1 đây mà. Chúc bạn ấy ôn và thi tốt nhé!
Cờ vua trong giáo dục Báo cáo tóm tắt này được tổng hợp từ nhiều nguồn tự do trong đó có sự nghiên cứu về cờ vua của Tiến sỹ Tim Redman như một phương tiện giáo dục: Ký tự ám sát hay Cuộc sống của trí tuệ và luận án tiến sĩ của Robert Ferguson. Các nghiên cứu chính trong bài viết này bao gồm: 1- Cờ vua và các năng khiếu cờ vua của Albert Frank. 2- Cờ vua và sự phát triển nhận thức của Johan Christiaen. 3- Sự phát triển tư duy phản biện và sáng tạo thông qua cờ vua của Robert Ferguson. 4- Sự nghiên cứu thử nghiệm cờ vua trong 3 khu vực trường học của Robert Ferguson. 5- Sự phát triển của lý luận và trí nhớ thông qua cờ vua của R. Ferguson. 6- Ảnh hưởng của cờ vua đối với kết quả môn đọc của Stuart Margulies. 7- Sự nghiên cứu mang tính so sánh trong giáo trình toán lớp 5 của Louise Gaudreau. 8- Chơi cờ: một nghiên cứu về kỹ năng đặt và giải quyết vấn đề của Philip Rifner. Trong lịch sử, cờ vua đã được sử dụng như một công cụ nghiên cứu của các nhà tâm lý học. Alfred Binet nhà tâm lý học đầu tiên sử dụng cờ vua như một công cụ nghiên cứu trí nhớ. Năm 1893, ông đã tiến hành nghiên cứu trí nhớ của người chơi khi bị bịt mắt (Hearst, trang 22, 1969). Freud là nhà phân tích tâm lý đầu tiên đề cập đến trò chơi cờ vua, vào năm 1913 ông đã đưa ra các bước cần thiết để làm chủ cờ vua nó giống như học các kỹ thuật phân tâm học. Năm 1925 Djakow, Petrowski và Rudik đã nghiên cứu các kiện tướng cờ vua để xác định yếu tố hình thành nên tài năng cờ vua. Các nhà nghiên cứu đã xác định được trong cờ vua người chơi có thành tích cao chủ yếu dựa trên trí nhớ thị giác đặc biệt, kết hợp các sức mạnh, tốc độ tính toán, khả năng tập trung, và tư duy logic (Djakow, Petrowski và Rudik, 1927; các chữ in đậm, nghiêng của Ferguson). Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu nhận thấy cờ vua không chỉ yêu cầu cần có những đặc điểm nêu trên mà còn phát triển chúng. John Artise trong bài Cờ vua và Giáo dục đã viết: "kích thích thị giác thông qua cờ vua có xu hướng làm tăng trí nhớ nhiều hơn bất kỳ tác nhân kích thích nào khác; ... cờ vua được xem như là một bài tập trí nhớ tuyệt vời nhất, nó có thể tác động tới cả những môn học đòi hỏi trí nhớ tốt.” Các nghiên cứu sau đây cung cấp bằng chứng xác thực hỗ trợ cho quan điểm của Artise và những người khác. Nghiên cứu Zaire về CỜ VUA VÀ NĂNG KHIẾU, thực hiện bởi tiến sĩ Albert Frank tại trường đại học Tin Lành (bây giờ là trường Lisanga School) ở Kisangani, Zaire được tiến hành trong năm học 1973-74. Chín mươi hai học sinh tuổi từ 16 đến 18 tuổi ở năm thứ tư của khoa nhân văn được lựa chọn và chia ngẫu nhiên thành hai nhóm là nhóm thí nghiệm và đối chứng - mỗi nhóm bao gồm 46 sinh viên. Tất cả sinh viên được phát một bộ kiểm tra bao gồm: Kiểm tra các khả năng trí tuệ chính (Primary Mental Abilities - PMA) về sự thích nghi tiếng Pháp, Kiểm năng khiếu đặc biệt (Differential Aptitude Test - DAT), Bộ kiểm tra các năng khiếu chung (General Aptitudes Test Battery - GATB) và kiểm tra Rohrschach. Các bài kiểm tra được dùng cho tất cả các sinh viên trước và sau năm học, ngoại trừ kiểm tra DAT được tiến hành trước và Rohrschach sau năm học. Một phần bài kiểm tra lại được thực hiện ở cuối học kỳ đầu. Nhóm thí nghiệm được yêu cầu tham gia một khóa cờ vua 2 giờ mỗi tuần sau giờ học hay trong các kỳ nghỉ. Nghiên cứu này nhằm củng cố lại 2 giả thuyết về tác động của các năng lực khác nhau đối với kỹ năng cờ vua và ảnh hưởng của việc học cờ trong nâng cao các khả năng nhất định. Frank muốn tìm hiểu xem liệu khả năng học cờ vua của một người có tác động đến các năng lực khác như: a) Năng khiếu về không gian, b) Tốc độ nhận thức, c) Lý luận, d) Sáng tạo, hay e) Trí thông minh nói chung, để là một người chơi giỏi thì người đó chắc chắn phải có một mức độ cao của một trong các kỹ năng đó. Tiếp theo Frank muốn trả lời câu hỏi “ liệu rằng học cờ vua có ảnh hưởng đến sự phát triển của một trong năm khả năng trên hay không ?”. “và để đạt được mức độ nào đó thì việc chơi cờ vua có đóng góp vào sự phát triển của các năng lực nhất định không?”. Nếu nó được chứng minh thì các trường trung học sẽ được khuyến cáo đưa cờ vua vào chương trình học giống như nó đã được thực hiện ở một số nước. Giả thuyết này chưa từng được nghiên cứu cụ thể từ trước tới này. Kiểm tra giả thuyết đầu tiên bằng cách đánh giá kết quả của nhóm thử nghiệm ở các bài kiểm tra đầu vào học kỳ và so sánh chúng với kỹ năng cờ vua đạt được. Giả thuyết thứ hai được chứng minh bằng cách nhìn thấy sự khác biệt đặc trưng giữa kết quả của nhóm thí nghiệm và kết quả nhóm đối chứng trong các bài kiểm tra năng khiếu khi kết thúc nghiên cứu. Giả thuyết đầu tiên được khẳng định: có một mối tương quan giữa người chơi cờ giỏi và khả năng về không gian, số học, xu hướng kinh doanh và công việc văn phòng. Các mối tương quan khác đều mang lại điểm tích cực tuy nhiên chỉ có các khả năng trên có ý nghĩa đặc trưng. Phát hiện này cho thấy trong cờ vua không chỉ hiện diện ở một cá nhân về một mặt mà là ở nhiều mặt khác nhau. Cờ vua sử dụng tất cả tiềm năng của một cá nhân. Giả thuyết thứ hai đã công nhận sự tồn tại hai năng khiếu. Họ đã thừa nhận rằng việc học cờ vua có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của cả năng khiếu số học và ngôn ngữ. Tuy vậy các nhà nghiên cứu này rất ngạc nhiên bởi kết quả sau đó. Họ tự hỏi việc chơi cờ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển khả năng ngôn ngữ như thế nào? Như đã đề cập ở trên, giả thuyết thứ hai này đã chưa được nghiên cứu thực nghiệm trước đó và hiện tại nó là đề tài quan trọng ở các Trường và Liên đoàn Cờ vua Hoa Kỳ để hình thành giá trị giáo dục của cờ vua. Các kết quả của thí nghiệm này là rất ấn tượng: Chỉ sau một năm học cờ vua các học sinh tham gia khóa học cho thấy một sự phát triển đáng kinh ngạc về năng khiếu số học và ngôn ngữ. Dấu hiệu tích cực này đúng với tất cả các học sinh học cờ vua – không chỉ ở các cầu giỏi! Có thể kết luận rằng sự xuất hiện của cờ vua trong các trường trung học như là một khóa học tự chọn sẽ mang lại lợi ích tích cực (Harry Lyman, 1981). Nghiên cứu được tiến hành bởi Johan Christiaen về CỜ VUA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC được tiến hành từ năm 1974 đến 1976 ở trường Assenede Municipal, Gent, Bỉ. Nhóm thí nghiệm bao gồm 40 học sinh lớp năm (tuổi trung bình 10,6) được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm (nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng với 20 học sinh mỗi nhóm). Tất cả các học sinh được cho một loạt các bài kiểm tra bao gồm các bài kiểm tra của Piaget về phát triển nhận thức và các bài kiểm tra PMS. Các bài kiểm tra được sử dụng cho tất cả các học sinh ở cuối năm lớp năm và cuối lớp sáu, không một bài kiểm tra thử nào được tiến hành trước. Nhóm thí nghiệm đã được học 42 giờ học cờ vua sử dụng Jeugdschaak (Cờ vua cho Trẻ em) giống như sách giáo khoa. Mục tiêu của Christiaen là sử dụng cờ vua để kiểm tra lý thuyết của Jean Piaget về sự phát triển nhận thức, hay sự phát triển của trí tuệ. Mặc dù các em có độ tuổi trung bình là 10,6 vào lúc bắt đầu và 11,9 khi kết thúc dự án, được dự kiến (theo lý thuyết Piaget) ở mức độ cụ thể về khả năng suy nghĩ. Mục đích của việc nghiên cứu " chỉ kiểm tra sau " là để xem việc nhóm thí nghiệm đã tiến bộ vượt trội so với nhóm đối chứng ở giai đoạn chính thức hay không? Christiaen tự hỏi: trong một môi trường phong phú (việc chơi cờ) có thể nhanh chóng chuyển đổi từ cấp cụ thể (giai đoạn 3) thành cấp chính thức (giai đoạn 4) hay không? Ở giai đoạn 4, trẻ em bắt đầu đưa ra giả thuyết và suy luận về: sự phát triển suy luận logic và khả năng đánh giá phức tạp hơn. Bởi vậy câu hỏi thực sự là: "Liệu cờ vua có thể thúc đẩy sự trưởng thành trí tuệ sớm hơn không?". Các phân tích ban đầu về kết quả điều tra đã so sánh nhóm thí nghiệm với nhóm đối chứng được tiến hành theo phần mềm ANOVA, số liệu phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm chơi cờ và không chơi cờ. Kết quả học tập của học sinh lớp năm được tính theo mức sai số ý nghĩa là 0,01 và lớp sáu ở mức 0,05, các chỉ số kiểm tra phụ DGB và PMS ở mức 0,1. Tiến sĩ Adriaan de Groot được biết đến là một nhà tâm lý học danh tiếng và cũng là kiện tướng cờ vua đã đánh giá thí nghiệm tại Bỉ là thí nghiệm tốt nhất mà ông biết về sự nghiên cứu giáo dục kết hợp với tác động đặc biệt trong giáo dục cờ vua tới sự phát triển trí óc ở trẻ em: … Sự thành thạo các quy tắc (trong cờ vua) ... sự tinh thông các phương pháp kết hợp chuẩn ... và biết một chút ít về hệ thống mở ... sẽ dễ dàng làm cho các em học sinh xác định được mục tiêu kiến thức mà mình có thể đạt được. Thêm vào đó, các nghiên cứu Bỉ chứng minh rằng cách xử lý các chủ đề nội dung cơ bản, rõ ràng và vui vẻ có tác động tích cực đến động lực và thành tích học nói chung ... (de Groot, 1977). Tiến sĩ Gerard Dullea (1982) bày tỏ về nghiên cứu của tiến sĩ Christiaen cần được ủng hộ, mở rộng và củng cố thêm. Để gây thêm sự chú ý cho sự nghiên cứu, ông cũng bênh vực: "...chúng tôi ủng hộ tính khoa học cho những điều chúng ta đã biết trong thời gian dài đó là - cờ vua làm cho trẻ em thông minh hơn!" (tạp chí Đời sống cờ vua, tháng 11, trang 16). Nguồn: Học Cờ Cùng Kiện Tướng
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Hay quá, con mình chưa đủ tuổi học nhưng mình muốn nghiên cứu trước.Cho mình một bản nha:nguyenhainadl@yahoo.com.Thaks alot.
Ðề: Cờ vua trong giáo dục Nghiên cứu đầu tiên của Ferguson về PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO THÔNG QUA CỜ VUA được mở rộng và hỗ trợ của Dullea. Mục IV – C trong dự án của tiến sĩ Ferguson ESEA được dự án liên bang tài trợ nghiên cứu trong ba năm (1979-1982) và được gia hạn thêm một năm (82-83) với chi phí của địa phương tổng cộng bốn năm. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là cung cấp kiến thức để kích thích sự phát triển của tư duy phản biện và sáng tạo. Mục IV-C của dự án là một bản điều tra về các học sinh có chỉ số IQ từ 130 trở lên. Tất cả các em đang được học ở trường Bradford từ lớp 7 đến lớp 9. Các học sinh được lựa chọn trong nghiên cứu này có thể không được lựa chọn ngẫu nhiên vào nhóm bởi vì việc giáo dục của nhà trường phải dựa theo sở thích của các em. Các biến độc lập về học sinh chơi cờ và không chơi cờ trong báo cáo tóm tắt này đã được xử lý thống kê thông qua máy tính. Mỗi nhóm gặp nhau mỗi tuần một lần trong 32 tuần tại phòng năng khiếu của trường Bradford dưới sự chỉ đạo của các điều phối viên về Giáo dục năng khiếu trung học - Secondary Gifted Education (Robert Ferguson). Hầu hết các nhóm đã tham gia từ 60 đến 64 giờ vào các hoạt động ưa thích của họ. Các biến phụ thuộc là những khác biệt có ý nghĩa của các bài kiểm tra trước và sau, các số liệu được thu thập từ chương trình tư duy phản biện Watson-Glaser Critical Thinking Appraisal và the Torrance Tests of Creative Thinking. Các phương pháp xử lý số liệu thống kê Chi square và T- test được sử dụng để đánh giá mức độ sai số có ý nghĩa thống kê. Sự gia tăng trung bình hàng năm về điểm số của nhóm cờ là 17,3%, trong toàn quốc học sinh thực hiện bài kiểm tra này vào khoảng thời gian nghỉ giải lao trong năm không cho chỉ ra một sự gia tăng phần trăm điểm số nào trong bảng sếp hạng. So sánh này cho thấy kết quả ở nhóm cờ vua Bradford tốt hơn rõ rệt so với các học sinh trung bình trong nước bốn năm liên tiếp. Một điểm số 50% có nghĩa là học sinh ở mức trung bình trong nước và ở mức trên trong tư duy phản biện Watson-Glaser Critical Thinking Appraisal. Tương tự một điểm 99% có nghĩa là học sinh là một trong những nhà tư tưởng tốt nhất. Nếu một học sinh có điểm phần trăm đứng vào thứ 50 năm 1979 mà tiếp tục tiến hành ở mức trung bình thì điểm phần trăm của năm 1980 vẫn là thứ 50; điểm phần trăm chỉ tăng lên khi sự thực hiện ở trên mức trung bình. Điểm phần trăm không thích hợp để phân tích thống kê, để có thể tính được thống kê thì điểm phần trăm phải chuyển đổi thành các điểm số thô ( raw score ). Phép phân tích thống kê T – Test được dùng để xác định ý nghĩa thống kê kết quả đạt được của tư duy phản biện Watson-Glaser Critical Thinking Appraisal. T – test đánh giá mức độ ý nghĩa của số liệu phải chăng nó có quan trọng hay không. Các số liệu cũng được đánh giá bằng cách sử dụng phép thống kê phi thông số, phép thống kê phân phối tự do, hay kiểm tra mức độ ý nghĩa. Chi Square sử dụng để đánh giá mức độ ý nghĩa của giá trị Đạt được / không đạt của tư duy phản biện Watson-Glaser Critical Thinking Appraisal, Chi Square kiểm tra giá trị đặc trưng của số lượng người chơi cờ đạt được theo CTA so sánh với số không phải là cờ thủ đạt được. Nguyên nhân là do Chi Square là phép thống kê phi thông số nó không nhạy cảm với với kích cỡ biến đạt được nó chỉ quan tâm tới một điểm có cách thức giống như 30 hay 100 điểm khác. Nhóm chơi cờ được so sánh với nhóm không chơi cờ thông qua nhóm máy tính và những người không tham gia. Các kết quả kiểm tra T – test và Chi square biến động không đáng kể tại 0,072 đến rất đáng kể tại 0,002. Danh sách đánh giá T – test và Chi square được cho trong bảng 1. Bảng 1. Tóm tắt các số liệu thống kê về Sự đánh giá tư duy phản biện. T – test p> Chi square p> Nhóm nam nữ kết hợp Nhóm cờ 0,001 Nhóm cờ vs Nhóm không chơi cờ 0,001 0,008 Nhóm cờ vs Máy tính 0,003 0,008 Nhóm cờ vs Người không tham gia 0,0025 0,002 Nhóm Nam Nhóm cờ 0,003 Nhóm cờ vs Nhóm không chơi cờ 0,072 0,056 Nhóm cờ vs Máy tính 0,017 0,023 Nhóm Nữ Nhóm cờ 0,043 Nhóm cờ vs Nhóm không chơi cờ 0,085 0,071 Nhóm cờ vs Máy tính 0,195 0,104 Nhóm tất cả học sinh lớp 8 Nhóm cờ 0,003 Nhóm cờ vs Nhóm không chơi cờ 0,006 0,009 Nhóm cờ vs Máy tính 0,142 0,050 Khía cạnh thứ hai trong nghiên cứu này là phát triển tư duy sáng tạo. Sáng tạo là một khía cạnh chủ yếu ở mức kiện tướng nhưng cờ vua có ảnh hưởng ở cấp độ nghiệp dư không ? Ở hình 2 và Bảng tóm tắt 2 sẽ làm sáng tỏ câu hỏi này. Các số liệu thu thập và kết quả kiểm tra thống kê trong bảng 2 sẽ có thể gây nghi ngờ rằng cờ vua làm tăng cường tính sáng tạo trong thanh niên có năng khiếu. Tiến sĩ Stephen Schiff cho rằng sự sáng tạo có thể được dạy thông qua nghệ thuật cờ vua và điều này đã được xác nhận. Ông J. Robert Eaton, giám đốc điều hành của Chrysler, nói rằng: "... chúng ta biết rằng tương lai chúng ta phụ thuộc vào sự sáng tạo của nhân dân. Chúng tôi tin rằng sáng tạo phải được nuôi dưỡng ở những người trẻ nếu chúng ta muốn tiếp tục là nhà lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu "(US News & World Report, 115 (25): A2, 1993).. Hình 2 cho thấy ở nhóm cờ trong toàn bộ các khía cạnh đều vượt trội hơn nhóm không chơi cờ đặc biệt là tính độc đáo. Cần lưu ý rằng một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng kết quả đạt được trong tính độc đáo cũng thường thu được do đào tạo trong khi đó sự lưu loát thường rất nhỏ hoặc không tồn tại. Thực tế kết quả phân tích thống kê thì mức ý nghĩa của nhóm chơi cờ về khía cạnh lưu loát đã vượt quá mức 0,05 khi so sánh với các chỉ tiêu quốc gia, đây là một khám phá quan trọng. Dựa trên số liệu có trong hình 2 và Bảng 2 cho thấy cờ vua tốt hơn nhiều chương trình hiện đang được sử dụng để phát triển tư duy sáng tạo vì vậy về logic có thể nói nó là một chương trình khác biệt dành cho các học sinh năng khiếu. Bảng 2. Bảng tóm tắt số liệu thống kê của T-test về tính sáng tạo. Sự lưu loát p> Tính linh hoạt p> Sự độc đáo p> Nhóm Nam và Nữ kết hợp. Người chơi phụ thuộc 0,077 0,024 0,010 Bình quân tập hợp chính vs Các tiêu chuẩn. 0,039 0,002 0,001 Người chơi độc lập vs người không biết chơi. 0,049 0,050 0,018 Người chơi độc lập vs máy tính. 0,038 0,080 0,022 Nhóm Nam Người chơi phụ thuộc 0,142 0,030 0,016 Bình quân tập hợp chính vs Các tiêu chuẩn. 0,070 0,008 0,003 Người chơi độc lập vs người không biết chơi. 0,039 0,007 0,002 Người chơi độc lập vs máy tính. 0,076 0,018 0,007 Tất cả học sinh lớp 8. Người chơi phụ thuộc 0,320 0,088 0,018 Bình quân tập hợp chính vs Các tiêu chuẩn. 0,171 0,037 0,019 Người chơi độc lập vs người không biết chơi. 0,305 0,061 0,009 Người chơi độc lập vs máy tính. 0,606 0,120 0,027 Các học sinh nam lớp 8 Người chơi phụ thuộc 0,320 0,088 0,018 Bình quân tập hợp chính vs Các tiêu chuẩn. 0,171 0,037 0,019 Người chơi độc lập vs người không biết chơi. 0,383 0,014 0,006 Người chơi độc lập vs máy tính. 0,561 0,107 0,020 Các số liệu ở bảng trên cho thấy rằng cờ vua có một ảnh hưởng nhất định đến cả phát triển tư duy phản biện và tính sáng tạo, tuy nhiên trong thí nghiệm này số lượng người được điều tra chỉ có 15 học sinh trong một nhóm nên Ferguson đã đề nghị được lặp lại thí nghiệm với số mẫu điều tra lớn hơn. Đây đồng thời cũng là bằng chứng cho thấy kỹ năng của người tham gia được tăng lên đáng kể; Sáu em trong nghiên cứu này tham gia giải vô địch hàng năm của bang Pennsylvania bắt đầu năm 1980 trong đó có 3 em trong nhóm 6 người xuất sắc nhất. Hai chàng trai trở thành ứng cử viên kiện tướng còn cô gái có tên trong danh sách 50 nữ kỳ thủ hàng đầu ở Hoa Kỳ. Sternberg (1985) đã chỉ ra 5 lý do làm gia tăng sự quan tâm trong việc giảng dạy tư duy phản biện và lý do thứ tư của ông là "... Cục Phát triển tình báo ở Venezuela đã nhận thấy việc giảng dạy tư duy phản biện có thể được thực hiện ở một phạm vi lớn với một số thành công" (Sternberg, 1985, p.194). Để tìm hiểu thêm thông tin về các thí nghiệm ở Venezuela chúng tôi đã trích dẫn ra một số đoạn lấy từ các nguồn khác nhau ở phần dưới đây: Ngày 25 tháng 8 năm 1984, các Liên đoàn cờ vua quốc tế (Fédération Internationale des Échècs - FIDE); Ủy ban Cờ vua trong nhà trường đã họp mặt để đánh giá về giá trị của cờ vua trong chương trình giảng dạy ở nhà trường. Một số lợi ích của cờ được trích dẫn trong báo cáo bao gồm: phát triển trí nhớ, tăng tính sáng tạo, nâng cao văn hóa và phát triển tinh thần. Ủy ban đã bàn bạc và chuẩn bị tài liệu để thuyết phục chính phủ các nước đưa cờ vua vào trường học (FIDE Báo cáo, năm 1984, p. 74). Các phần thảo luận trên đã được tiến hành nghiên cứu rất nhiều tại Venezuela. Cục phát triển tình báo đã đào tạo 100,000 giáo viên để dạy kỹ năng suy nghĩ, dự án ban đầu đào tạo 4,266 học sinh lớp 2. Thí nghiệm ở Venezuela có tên gọi DỰ ÁN HỌC CÁCH TƯ DUY, được tiến hành để kiểm tra xem liệu cờ vua phát triển trí thông minh của trẻ em như thế nào và được đo bằng các bài trắc nghiệm Wechsler Intelligence Scale cho trẻ em. Tất cả em nam và nữ cho thấy sự gia tăng chỉ số thông minh (IQ) sau hơn một năm học cờ có hệ thống và hầu hết các em cho thấy sự tăng rõ rệt sau ít nhất 4,5 tháng. Báo cáo của FIDE cũng đưa ra kết luận chung về phương pháp dạy cờ vua đây là một hệ thống khuyến khích có thể làm tăng chỉ số IQ ở trẻ em độ tuổi tiểu học của cả hai giới và ở mọi cấp độ kinh tế xã hội. Nghiên cứu này cũng công bố các kết quả rất thú vị về cách suy nghĩ trong cờ đến các lĩnh vực khác. ( Báo cáo FIDE, 1984, p. 74) . BF Skinner, một nhà tâm lý học hiện đại có tầm ảnh hưởng, đã viết: "Không còn nghi ngờ gì nữa dự án này là một trong những thí nghiệm về xã hội vĩ đại nhất của thế kỷ này" (Tudela, 1987). Do thành công của nghiên cứu các chương trình cờ vua được nhanh chóng mở rộng, từ năm học 1988-1989, các bài học cờ được dạy ở tất cả các trường học của Venezuela (Linder, 1990,p.165). Ngày nay cờ vua là một phần của chương trình giảng dạy tại hàng ngàn trường học ở gần 30 nước trên thế giới (Linder, p.164). Nguồn: Học Cờ Cùng Kiện Tướng
Ðề: Cờ vua trong giáo dục Năm 1986, Robert Ferguson đã thiết kế và điều hành dự án NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM CỜ VUA TRONG 3 KHU VỰC TRƯỜNG HỌC nhằm tập trung phát triển một hệ thống suy nghĩ cá nhân. Các học sinh năng khiếu tại trường Trung học Bradford từ lớp 10 đến 12 được tự chọn một trong hai nguyện vọng: thi SAT hoặc học cờ vua, ngoài ra còn có một lượng tương đương các em học sinh bình thường lớp 9 và 10 tham gia học cờ, cả hai phương pháp này đều có được kết quả ngắn hạn mang ý nghĩa thống kê với SAT p> 0,024 và Cờ p> 0,004. Trong nghiên cứu thực nghiệm cả hai nhóm chơi cờ và thi SAT đều đạt được kết quả quan trọng tuy vậy nhóm cờ được thực hiện trong các trận đấu thực tế ở mỗi lần chơi là thật và khác nhau. Với nhóm SAT các thí nghiệm được thực hiện trên máy tính mà các em vẫn học, ở nhóm này không có nhiều điểm khác biệt trong suy nghĩ hay giải quyết vấn đề. Các học sinh trong nghiên cứu thứ hai và ba của Ferguson được khuyến khích sử dụng cách thức suy nghĩ giống nhau trong cuộc sống để nâng cao các kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong một nghiên cứu của Kichinov tiến hành trong hai năm dưới sự quản lý của N.F. Talisina lớp có học sinh nhỏ tuổi tham gia thử nghiệm cờ vua thì có kết quả học tập tăng ở tất cả các môn. Các giáo viên nhận thấy các em tiến bộ hơn trong việc ghi nhớ, các kỹ năng tổ chức tốt hơn, và trí tưởng tượng phong phú (Bộ Giáo dục nước Cộng hoà Modavian; Kichinov, 1985) Thí nghiệm năm 1987 – 1988 về SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ TRÍ NHỚ THÔNG QUA CỜ VUA tại trường M.J. Ryan ( một trường ở nông thôn cách Bradford 18 dặm, PA.) với các em học sinh lớp sáu tự túc (lớp K-6, sĩ số 116 em) được yêu cầu tham gia vào học và chơi cờ vua. Không có em nào trước đó biết chơi cờ vua. Thí nghiệm này được nâng cao hơn so với các nghiên cứu khác của Ferguson vì các em được chơi cờ vua hàng ngày; chương trình kéo dài từ ngày 21 tháng 9 năm 1987 đến 31 tháng 5 năm 1988. Các biến phụ thuộc là những kết quả đạt được của Kiểm tra kỹ năng nhận thức – Test of Cognitive Skills (TCS) các kiểm tra phụ về trí nhớ và suy luận bằng bộ kiểm tra California Achivement Tests. Kết quả trước và sau kiểm tra được xác xử lý thống kê bằng T – test về mức độ có ý nghĩa, được so sánh với chỉ tiêu quốc gia cũng như trong nhóm thí nghiệm, sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ cũng được đánh giá. Các chỉ số IQ trung bình của nhóm tham gia là 104,6 tất cả học sinh được yêu cầu tham gia khoá học cơ bản về cờ (Chương trình đào tạo cờ vua trẻ Olympic Hoa kỳ - The USA Junior Chess Olympíc Training Program) được sử dụng trong hai nghiên cứu đầu của Ferguson, tổng số 14 học sinh (9 trai và 5 gái) hoàn thành tất cả các bài trước và sau kiểm tra (Kiểm tra trí nhớ TCS và kiểm tra lý luận ngôn ngữ). Nhìn chung, học sinh được học cờ hai hoặc ba lần mỗi tuần và chơi cờ hàng ngày, nhiều em tham gia thi đấu ở các giải bên ngoài trường học, bảy em thi đấu tại Giải cờ vua nhà trường Pennsylvania trong đó có hai em đã vào tới vòng quốc gia. Bảng 3. Bảng tóm tắt thống kê của T – test về kiểm tra về kỹ năng nhận thức. Trí nhớ p> Lý luận ngôn ngữ p> Nhóm nam nữ kết hợp Nhóm cờ phụ thuộc 0,001 0,002 Bình quân tập hợp chính vs Các tiêu chuẩn quốc gia. 0,001 0,066 Nhóm nam Nhóm cờ phụ thuộc 0,001 0,010 Bình quân tập hợp chính vs Các tiêu chuẩn quốc gia. 0,001 0,128 Nhóm nữ Nhóm cờ phụ thuộc 0,045 0,110 Bình quân tập hợp chính vs Các tiêu chuẩn quốc gia. 0,077 0,406 Bảng trên cho thấy cờ có ảnh hưởng nhất định với sự phát triển cả trí nhớ và khả năng lý luận ngôn ngữ, ảnh hưởng của chúng là rất lớn (eta2 là 0,715 cho kiểm tra trí nhớ so với tiêu chuẩn). Những kết quả này chứng minh rằng có thể học các kỹ năng thông qua học cờ vua là có thể đạt được và nó có hiệu quả hơn với các sinh viên thi đấu. Do nhóm thí nghiệm chỉ có 14 sinh viên nên tác giả đề nghị được nghiên cứu mở rộng hơn của thí nghiệm này. Đây cũng là bằng chứng cho thấy có lợi ích về các kỹ năng ở cờ vua của người tham gia, bảy em trai tham gia nghiên cứu này đã tham đự giải vô địch cờ vua trong nhà trường bang Pennsylvania vào tháng 3 năm 1988. Sau khi chơi cờ chỉ 5 tháng, họ đứng thứ hai (kém nửa điểm sau đội tuyển quốc gia Steve Shutt của trường Frederick Douglass, Philadelphia), một học sinh thậm chí nằm trong danh sách năm mươi người xuất sắc ở nhóm tuổi của mình. Chương trình cờ vua trong trường học của thành phố New York (NYCHESS) được thành lập năm 1986 bởi Faneuil Adams, Jr và Bruce Pandolfini. Chương trình NYCHESS gửi người hướng dẫn chơi cờ vua có kinh nghiệm tới các trường để thành lập chương trình cờ. Các giảng viên NYCHESS dạy 5 bài học và giúp giáo viên xây dựng và phát triển chương trình đang tiến hành. Các hướng dẫn viên này được hỗ trợ bởi những người chơi cờ trong trường trung học và học sinh từ các trường học địa phương hay những người giỏi trong cờ vua. Các bạn trẻ đóng vai trò như là trợ lý và làm việc với các em học sinh mỗi khi các hướng dẫn viên của NYCHESS tới (Palm, 1990, p. 4-5). Hơn 3.000 trẻ em thành phố tại hơn 100 trường công lập tham gia chương trình giữa năm 1986 và 1990. Chương trình cũng lôi cuốn được các em nhỏ ở những khu phố nghèo nhất trong thành phố. Christine Palm (1990) viết: Trong bốn năm tồn tại NYCHESS đã chứng minh: Cờ vua truyền cho các cầu thủ trẻ cảm giác tự tin và giá trị bản thân. Cờ vua phát triển đáng kể khả năng suy nghĩ logic của trẻ. Cờ vua làm tăng khả năng nhận thức. Cờ vua nâng cao kỹ năng giao tiếp và năng lực của trẻ em, do đó: Cờ vua mang lại kết quả cao hơn đặc biệt là ở môn tiếng Anh và Toán; Cờ vua xây dựng một tinh thần đồng đội trong khi nhấn mạnh vào khả năng của cá nhân; Cờ vua dạy cho trẻ biết giá trị của làm việc chăm chỉ, khả năng tập trung và sự tận tâm. Cờ vua làm cho trẻ nhận ra rằng chúng phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình và phải chấp nhận hậu quả do mình gây ra. Cờ vua dạy trẻ em phải cố gắng hết sức mình để giành chiến thắng, và chấp nhận thất bại với thái độ hoà nhã. Cờ vua tạo nên một sân chơi trí tuệ và cạnh tranh thông qua đó trẻ em có thể khẳng định sự thù địch theo một cách có thể chấp nhận được; Cờ vua trở thành hoạt động trong trường học mà đứa trẻ háo hức chờ đợi nhất với số người tham dự gia tăng đáng kể nhất. Cờ vua cho phép các bạn nữ cạnh tranh với các bạn nam mà không sợ bị đe doạ ở mức độ xã hội chấp nhận. Cờ vua giúp trẻ em kết bạn dễ dàng hơn bởi nó tạo nên một diễn đàn an toàn, dễ dàng để họp mặt và thảo luận. Cờ vua cho phép học sinh và giáo viên dễ dàng đồng cảm với nhau hơn; Cờ vua, thông qua sự cạnh tranh, giúp cho các em nhận thức rõ tài năng của của mình và cuối cùng: Cờ vua chỉ cho các cho trẻ em một cách cụ thể, không tốn kém và hấp dẫn để vượt lên trên sự thiếu hụt và tự ti trong cuộc sống. (Palm, 1990, p.5-7). Báo cáo về Chương trình Cờ vua trong nhà truờng của thành phố New York rất ấn tượng nhưng họ dựa chủ yếu vào kết quả học tập và hồ sơ. Không có phương pháp thống kê hay kiểm tra nào trong 37 trang báo cáo, về số liệu thống kê của Chương trình NYCHESS chúng ta phải tham khảo báo cáo của Margulies '(1991): Ảnh hưởng của cờ vua về kết quả môn Đọc: Báo cáo thứ 2 của năm về chương trình cờ vua của 9 quận. Báo cáo này đánh giá hiệu quả của cờ vua tới khả năng đọc sách của 53 học sinh tiểu học tham gia vào chương trình và so sánh kết quả với 1118 em khác không tham gia vào chương trình cờ. Margulies sử dụng cặp T - test để đánh giá mức độ ý nghĩa của nhóm cờ trong kết quả môn đọc, ông cũng so sánh những người không chơi cờ bằng cách sử dụng test Chi Square. Tiến sĩ Margulies đưa ra kết luận rằng cờ vua nâng cao khả năng đọc và kết quả xử lý thống kê của cặp T-test đã vượt quá mức 0,01. Kiểm tra Chi Square với kết quả của các cờ thủ trong chương trình máy tính nâng cao và những người không tham gia có điểm cao thì mức ý nghĩa ở mức 0,01. Với kết quả của người chơi trong chương trình máy tính nâng cao và tất cả các những người không tham dự kết quả của kiểm tra Chi Square = 5,16 và mức ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Margulies đã chứng minh được rằng những học sinh học cờ có sự gia tăng đáng kể các kỹ năng đọc. Tạp chí Inside Chess (21/2/1994, p. 3) viết: "Nghiên cứu của Margulies là một trong những lý luận mạnh mẽ nhất chứng minh những gì mà hàng trăm giáo viên đã biết - cờ vua là một công cụ học tập." Dianne Horgan đã tiến hành một vài nghiên cứu sử dụng cờ như là biến độc lập. Trong nghiên cứu " CỜ VUA LÀ MỘT CÁCH DẠY TƯ DUY”, Horgan (1987) sử dụng 24 em tiểu học (lớp 1 đến 6) và 35 học sinh trung học cơ sở. Lớp và tỉ lệ kỹ năng được đánh giá tương quan (r =. 48). Cô nhận thấy các em tiểu học cũng nằm trong bảng xếp hạng những người đứng đầu và kết luận rằng trẻ em có thể thực hiện một nhiệm vụ rất phức tạp về nhận thức cũng giống như đa số người lớn. Horgan nhận thấy rằng trong khi đa số người lớn để tiến tới chuyên môn thường đi vào chi tiết rồi mới tới cái toàn thể còn trẻ em thường bắt đầu với một sự ấn tượng về trực quan và những cái toàn diện. Cô suy luận: "Điều này có thể là một hướng đi hiệu quả về chuyên môn chứng minh khả năng học và chơi cờ của trẻ em đủ tốt để cạnh tranh thành công với người lớn" (Horgan, p.10). Bà lưu ý rằng trẻ nhỏ có thể dạy để suy nghĩ rõ ràng và nên học các kỹ năng này sớm vì nó rất có lợi cho phát triển trí tuệ sau này. Cựu Bộ trưởng Giáo dục Terrell Bell cũng đồng ý quan điểm này của bà. Trong cuốn sách của ông về Trí tuệ của con bạn – Your Child’s Intellect - Bell khuyến khích một số kiến thức về cờ vua như là cách để phát triển trí tuệ ở lứa tuổi mẫu giáo và chuẩn bị đi học (Bell, 1982, p. 178-179). Các thói quen trong suy nghĩ đánh giá thông tin, tư duy và thói quen trong suy nghĩ đánh giá một vị trí cờ là giống nhau. Năm giai đoạn đánh giá của Dewey là: 1) Nhận thức phức tạp, 2) Định nghĩa của vấn đề, 3) Các đề xuất hoặc giả thuyết thực hiện, 4) Đưa ra những tác động của từng giả thuyết, 5) Lựa chọn giả thuyết cho các giải pháp của vấn đề (Dewey, 1938). Dewey đã xác định các giai đoạn của ý nghĩ và được ông viết trong cuốn Chúng ta suy nghĩ như thế nào – How We Think (1910). Các bước tương tự được người chơi cờ sử dụng khi phân tích đánh giá để lựa chọn một nước đi tốt nhất. Người chơi cờ đầu tiên đánh giá sơ bộ vị trí của các quân cờ (nhận thức phức tạp), giai đoạn 2 người chơi đánh giá các tình huống, vị trí và xem xét các thách thức xảy ra (định nghĩa của vấn đề). Giai đoạn ba đối thủ sẽ tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề (các mối đe dọa) và xem xét sự biến đổi khác nhau (Các đề xuất hoặc giả thuyết thực hiện). Trong giai đoạn phân tích này người chơi sẽ giải quyết vấn đề mà Groot gọi là “ đi sâu vào suy nghĩ”. Hearst (1969) đã mô tả khái niệm của de Groot là một tình huống mà người chơi đánh giá các ý tưởng di chuyển cụ thể hay từ bỏ nước đi nào đó và sau đó đánh giá lại nước đi lần này sang lần khác sâu sắc hơn với những mục tiêu và ý tưởng khác nhau trong đầu. Hearst (1969) khẳng định: Quá trình đi sâu vào tìm kiếm mang tính chức năng chiến lược nghiên cứu của các nhà khoa học và toán học cũng như người chơi cờ. Tâm lý học thực nghiệm, ví dụ các nhà khoa học thường quay lại nghiên cứu những điều cụ thể mà ban đầu có vẻ không quan trọng hoặc tái kiểm tra một số giả thuyết cũ lặp đi lặp lại - với mỗi lần đều cố gắng áp dụng cách suy nghĩ mới (p. 18, chữ in đậm là do Ferguson nhấn mạnh). Cuốn Étude Comparative sur les Apprentissages en Mathématiques 5e Année của Louise Gaudreau ( 30 tháng 6 năm 1992) chưa được dịch nhưng đã cung cấp một số thông tin thú vị về ảnh hưởng của cờ vua trong giáo dục. Các nghiên cứu được tiến hành ở tỉnh New Brunswick từ tháng 9 năm 1990 tới tháng 6 năm 1992. Ba nhóm tổng cộng 437 học sinh lớp năm đã được nghiên cứu trong thí nghiệm này. Nhóm đối chứng (nhóm A) được học toán trong xuốt quá trình nghiên cứu, nhóm B được học toán học truyền thống trong học kỳ đầu và sau đó được học một chương trình cờ vua và cách giải quyết vấn đề, nhóm thứ ba (nhóm C) được học toán và cờ ngay từ học kỳ đầu. Đã không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các nhóm theo như tính toán cơ bản về các kiểm tra tiêu chuẩn, tuy nhiên trong phần bài giải của phần bài thi ở nhóm B và C đã có sự khác biệt rõ rệt về thống kê ( ở nhóm C sự khác biệt so với nhóm A là 21,46%) và phần đọc hiểu (ở nhóm C sự khác biệt so với nhóm A là 12,02%). Ngoài ra về điểm số phần giải quyết vấn đề của nhóm C tăng từ 62% lên 81,2% điều này không chỉ mang ý nghĩa thống kê mà còn gây lên sự bùng nổ phong trào học cờ trong nhà trường ở New Brunswick. Với sự ảnh hưởng của cờ vua trong toán học, một giải vô địch cờ vua trong nhà trường của tỉnh đã được thành lập, năm 1989 chỉ có 120 học sinh tham gia nhưng đến năm 1992 đã có 19,290 học sinh tham gia thi đấu. CHƠI CỜ: NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH CÓ TRÍ THÔNG MINH TRUNG BÌNH VÀ TRÊN TRUNG BÌNH bởi Philip Rifner tiến hành trong khoá học 1991 - 1992. Nghiên cứu đã xác định kỹ năng giải quyết vấn đề ở một phạm vi và khả năng áp dụng kỹ năng này cho các phạm vi khác nhau của học sinh trung học. Các em học sinh được học chơi cờ và sau đó được yêu cầu phân tích một đoạn thơ. Nghiên cứu này được tiến hành trong hai phần. Phần đầu của nghiên cứu là bán can thiệp được thiết kế để kiểm tra xem liệu việc chuyển giao đào tạo có xuất hiện ở hình thức thực hành nâng cao mười hai biến phụ thuộc liên quan đến thành tích hay không. Một trong những quan tâm chính là chất lượng đánh giá cao về các giải pháp ở những môn học cho tới nhiện nhiệm vụ chuyển giao, những cái khác bao gồm các lớp, chín điểm phụ và tổng số bộ kiểm tra từ CTBS/4 Achievement Battery. Phần thứ hai là một nghiên cứu mô tả định lượng để xác định những khía cạnh của cách thức giải quyết vấn đề có liên quan đến các tác động được tìm thấy ở phần đầu tiên. Các nghi thức suy nghĩ – Think aloud protocols được thực hiện như là các đối tượng chuyển vấn đề, chúng được phân tích và mã hóa. Kết quả chỉ ra một số biến quan tâm: số phương pháp nghiên cứu sử dụng, số lượng các mục tiêu, số lượng các dòng quan tâm, phạm vi ước đoán, số lượng các đánh giá tiêu cực chưa được giải quyết và tỷ lệ kết quả đạt được. Trong thí nghiệm các phép tính trước và sau được sử dụng cho tất cả các biến và kết quả được phân tích lặp đi lặp lại các biện pháp phân tích phương sai. Kết quả của thí nghiệm bán can thiệp cho thấy hiệu quả xử lý gần như chỉ cho nhiệm vụ chuyển nhượng. Kết quả của nghiên cứu mô tả định lượng cho thấy hiệu quả xử lý cho tất cả các biến của các môn năng khiếu nhưng chỉ một số các phương pháp cho học sinh có khả năng trung bình. Dữ liệu chỉ ra rằng sự di chuyển giữa các miền có thể đạt được nếu chuyển giao là một mục tiêu giảng dạy và nó sẽ diễn ra dễ dàng hơn giữa các học sinh có khả năng trên trung bình. Tóm tắt và chú thích. Chúng tôi nhận thấy rằng cần phải cải thiện tư duy phản biện và sáng tạo ở đất nước chúng ta. Heidama tại Hội nghị về trí não năm 1983 đã viết: "Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một trong những phạm vi bị bỏ quên trong hệ thống giáo dục hiện nay đó là hướng dẫn phát triển lý luận logic và tư duy phản biện." (Suy nghĩ về toán học trong trường tiểu học - Thinking in Elementary School Mathematics, Mathematics and Science for the K-12 Curriculum, p. 104). Langen (1992) cho rằng "các em học cờ vua khi còn trẻ sẽ có kết quả cao hơn ở các môn toán truyền thống và khoa học. Trung Quốc, châu Âu và Mỹ đã nghiên cứu tìm giá trị tương quan chỉ sau một năm tiếp xúc với hệ thống cờ vua " Langen đồng thời viết: "Những lợi ích nổi bật nhất của cờ vua đó là cờ vua có liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo ". Ông còn viết: " Các chuyên đề đại học như các hội nghị Cờ vua và Toán tại Forti, Italy, vào tháng 9 năm 1992, bây giờ đã thành lập mối quan hệ cờ vua và toán học." Cờ vua đã được đưa vào hệ thống trường học của Canada và Pháp từ năm 1984. Nghiên cứu New Brunswick cho thấy rằng kỹ năng làm bài tăng trung bình 19,2% sau khi cờ vua trong chương trình toán học được đưa vào nhà trường. Tại sao cờ vua lại có ảnh hưởng này? Tại sao người chơi cờ lại có điểm số cao hơn trên các bộ kiểm tra Torrance Tests of Creative Thinking cũng như The Watson-Glaser Critical Thinking Appraisal? Tóm lại, dường như có bảy yếu tố quan trọng: 1) Cờ vua hoà hợp sức mạnh của mọi cách thức. 2) Cờ vua cung cấp một số lượng lớn các vấn đề thực hành. 3) Cờ vua đưa ra ngay lập tức những hình phạt và phần thưởng khi giải quyết vấn đề. 4) Cờ vua tạo ra một hệ thống mô hình hoặc suy nghĩ khi sử dụng chính xác sẽ là hạt giống của thành công. Người chơi trở nên quen với các giải pháp tìm kiếm thay thế để có kết quả cao hơn trong sự lưu loát và độc đáo. 5) Sự cạnh tranh: thúc đẩy sự quan tâm, sự tỉnh táo về tinh thần và thách thức học sinh tạo ra thành tích cao nhất (Stephan, 1988). 6) Một môi trường học tập được bao quanh các trò chơi có tác dụng tích cực về thái độ của học sinh đối với học tập. Điều này có tác dụng như một cố vấn về nhận thức (Allen & Main, 1976). Tư liệu trò chơi là một trong những công cụ thuyết phục nhất của một giáo viên giỏi. Trẻ em thích trò chơi. Cờ vua thúc đẩy các em trở thành người giải quyết vấn đề và sẵn sàng bỏ ra hàng giờ lặng lẽ đắm chìm trong suy nghĩ logic. Những người này thường không thể ngồi yên cho mười lăm phút trong lớp học truyền thống. 7) Cờ vua đem tới rất nhiều vấn đề cũng như chất lượng vấn đề. Langen (1992) viết rằng: "Những vấn đề trung bình phát sinh trong 70-90 vị trí của các trò chơi cờ và còn hơn thế nữa. Các mạch văn thường quen thuộc và lặp lại chủ đề, nhưng các vị trí trò chơi không bao giờ xảy ra như thế. Điều này mang lại lợi ích cho kỹ năng hình thành và giải quyết vấn đề. " Billings (1985) viết: "Kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh năng khiếu học hỏi là làm thế nào để suy nghĩ sáng tạo và hiệu quả hơn." nhận xét này nhận được sự đồng tình của cả Billings và Tiến sĩ Stephen M. Schiff (1991) đã viết: ".. . nghiên cứu của cờ vua là một trong những bổ sung quan trọng nhất trong chương trình mà trường học giới thiệu cho các em học sinh tài năng hay các em không có năng khiếu”. Dựa trên các báo cáo tóm tắt, nghiên cứu này nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng của cờ vua làm nâng cao các kỹ năng của cả hai nhóm học sinh có năng khiếu và không có năng khiếu. Chương trình đào tạo thế vận hội cờ vua Mỹ được sử dụng trong nghiên cứu của Ferguson đã chứng minh hiệu quả tăng trưởng mong muốn của các sinh viên tham gia. Đồng thời tác giả mong muốn áp dụng cờ vua vào chương trình học trong cả nước. Nghiên cứu của Binet 100 năm trước đây đã chứng minh rằng người chơi có trí nhớ và trí tưởng tượng tốt hơn, nó không phải là hoàn toàn không thể, một cách nào đó việc tiếp xúc liên tục với cờ vua còn hơn là điều kiện cần thiết của trò chơi. Chắc chắn rằng thí nghiệm về cờ vua của Cộng hoà Kichinov đã đưa ra lưu ý về cải thiện trí nhớ và trí tưởng tượng. Holding (1985) cũng kết luận rằng cờ vua có thể giúp phát triển trí nhớ. Các nghiên cứu của Ferguson cũng xác nhận giả thuyết này, các nhóm thí nghiệm cờ đều tăng đáng kể về trí nhớ và trí tưởng tượng (sáng tạo). Pfau (1983) nhận thấy rằng các bài kiểm tra kiến thức bằng ngôn ngữ có tương quan cao với kỹ năng đánh cờ. Các nghiên cứu nhà trường của thành phố New York cho thấy cờ nâng cao hiệu suất đọc. Margulies (1991) đã đưa ra bốn lý do đó là: 1) nâng cao trí thông minh nói chung (nghiên cứu Venezuela); 2) nâng cao lòng tự trọng; 3) tương đồng văn hóa; 4) Sự giống nhau về kỹ năng và nhận thức của cờ và đọc sách. Các luận cứ bổ sung có thể bao gồm quá trình suy nghĩ diễn ra bằng ngôn ngữ mà thính giác người học sử dụng để tính nước di chuyển hay người chơi đọc sách để cải thiện trình độ của họ. Thông qua việc đọc nhiều hơn nên kỹ năng đọc của người chơi sẽ được cải thiện và chắc chắn rằng sự kết hợp của các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của học sinh. Trong nghiên cứu thứ ba của Ferguson, trong đó có nhiều học sinh và độc giả nghèo cho thấy sự nâng cao rõ rệt trong kỹ năng lý luận bằng ngôn ngữ. Chỉ sau một năm học cờ vua ở Zaire các học sinh tham dự khóa học cho thấy sự phát triển năng khiếu ngôn ngữ và số học đáng kể. Nhiều quan điểm văn học cho rằng cờ vua là một phương tiện hiệu quả cho việc giảng dạy kỹ năng tư duy nhưng lại không cung cấp bất kỳ cơ sở thống kê nào. Dự án Bradford ESEA IV-C đã phá vỡ tất cả những nghi nghờ trong khía cạnh này. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cờ vua làm phát triển nhanh nhất trên tất cả các hoạt động của học sinh trong bốn năm liên tiếp. Tư duy phản biện rất quan trọng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, nó là đối tượng bắt buộc để nghiên cứu những tác động của cờ vua để đưa nó vào chương trình giảng dạy. Tại sao chúng ta nên dạy cờ vua? Các khó khăn về cờ vua và thành tích trong học tập là gì? Cờ vua đã chứng minh tác dụng nâng cao tính sáng tạo, sự tập trung, tư duy phản biện, trí nhớ, nâng cao thành tích học tập, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm giàu văn hóa, trưởng thành về trí tuệ, lòng tự trọng, tiêu chuẩn hóa điểm thi và các phẩm chất khác mà mỗi nhà quản lý, ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh và giáo viên mong muốn. Các chú thích về thống kê. "Quan điểm truyền thống cho rằng mức độ quan trọng phải thể hiện như là khả năng mà ở đó một giả thuyết không thực sự sẽ bị từ chối. Điều đó có nghĩa là mức độ quan trọng càng thấp, thì sự tự tin của chúng ta càng cao và điều này ảnh hưởng tới những điều mà chúng tôi đang quan sát sẽ là thật ". (Phillips. Tư duy thống kê: Phương pháp cấu trúc, p. 85, 1973). Sự khác biệt không đáng kể nhỏ hơn 0,05 ( được viết như là p> 0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa là xác suất xảy ra của mẫu mà độ sai lệch ít hơn 1% (0,01) và thường được viết p> 0,01. Trong mỗi bản thống kê (Bảng 1, 2, 3) các mức độ có ý nghĩa đã được in đậm. Nguồn: Học Cờ Cùng Kiện Tướng
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Bạn cho mình xin 1 bản nhé quangbinhgoc@gmail.com Cảm ơn nhiều
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ bạn cho minh xin một bản với trangnt@fpt.com.vn !!!! cảm ơn bạn thật nhiều
Ðề: Hướng dẫn cha mẹ chơi Cờ Vua cùng trẻ Hình như CLB học cờ cùng kiện tướng sắp có cơ sở ở Phố Huế phải ko bạn. Đánh dấu topic để dạy con học cơ bản, bao giờ có lớp ở Phố Huế chắc chắn sẽ tham gia. Thank chủ top