Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Bài này hay quá http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-13-thach-thuc-bien-dong-va-chiec-no-than-viet-nam
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Các mẹ tham khảo topic này nhé !!! http://www.lamchame.com/forum/showthread.php?102390-Tiếng-Việt-thời-nay-nên-cười-hay-nên-khóc/page4
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Tôi để ý theo dõi cách GS. Ngô Bảo Châu giảng bài. Anh nói hoàn toàn bằng tiếng Việt, không lai từ Tây, vừa nói vừa dùng phấn viết nhanh lên bảng bằng tiếng Anh rất chuẩn mực, theo thói quen, vì anh đã từng giảng bài ở nhiều nơi trên thế giới bằng tiếng Anh. http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/27419/gs-ngo-bao-chau-co-bai-giang-dau-tien-o-vn.html
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? NÊN “PHANH” CÁI ĐÀ DÙNG TỪ MỸ KHI NÓI VÀ VIẾT TIẾNG VIỆT Quảng Thanh (New York, Mỹ) Trang 26-27 tạp chí Hồn Việt (Hội Nhà văn Việt Nam) số 47 tháng 6/2011. Sau khi các bạn đã đọc hai phần bài Chữ Pháp có dùng làm quốc văn Việt Nam được không của Thượng Chi – Phạm Quỳnh viết từ gần 100 năm nay (đăng trên Tạp chí Nam Phong số 22 tháng 4/1918), khi đọc bài này chắc sẽ thấy là cái đầu óc nô lệ về văn hoá này thật đã kéo quá dài , di hại dai dẳng qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn còn có những người mong hoá thành “hạng người mất gốc”! Đáng tiếc thay… —o0o— Hiện tượng sính ngoại trong văn nói và văn viết ngày nay đã trở nên phổ biến, làm méo mó và dị dạng ngôn ngữ Việt. Sự lai căng trong văn hoá này là một thực trạng đáng báo động và cần được các cơ quan chức năng chấn chỉnh kịp thời. Ngày nay nhiều phóng viên, ban biên tập báo, đài truyền hình nước ta dùng khá nhiều từ Mỹ trong khi nói và viết như: tuổi teen, hot girl, hot boy, rất hot, idol, catwalk, forum, VTV Awards 2011, gallery, beauty care, game, fair play, crazy fan, live show, topic, “street-style mùa đông”, “Update xì-tai shorts cho mùa đông”, “4 xì-tai mix đồ siêu cute với ankle boots”, “gây shock”, “Mini-skirts sắc màu”, “theo xu hướng bodysuit”, “công ty thực hiện concert của JYJ tại Seoul xin lỗi fan”, “ừ ok”, “bye nhé”, “hi, tới lâu chưa?”, “cực nhất cho teenboy”, “thời trang nude”… Những từ đã Việt hoá từ lâu như “cà phê” từ tiếng Pháp “café” cũng viết lại theo tiếng Mỹ “coffee”… Tên nhiều cửa hàng viết toàn chữ Mỹ kể cả ở những nơi chỉ toàn dân lao động tới mua sắm. Tên sản phẩm như áo thun sản xuất ngay trong nước và cũng khó xuất khẩu mà phần lớn đưa đến các miền xa, miền núi, miền dân tộc thiểu số mà cũng in những nhãn hiệu rất oai kiểu James Bond, Western Cowboys của Mỹ… Đó là chuyện của người lớn mà trong số họ có rất nhiều người gây ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên vì họ xuất hiện thường xuyên đầy oai phong, duyên dáng, hấp dẫn trên tivi, trên báo, đài… Cho nên không lạ gì, một học sinh lớp 12 đã “sành điệu” hỏi các thầy trong ban tư vấn: “Các ngành nghề mà các thầy cho là “hot” hôm nay, liệu khi bọn em ra trường có còn “hot” hay không?”. (…) Những hiện tượng học đòi, bắt chước trên đây của một số người hiện nay khác hẳn với tư cách của các nhà trí thức thuộc thế hệ cha ông chúng ta. Chẳng hạn, dưới thời Pháp thuộc, những nhà văn, nhà báo trong “Tự Lực văn đoàn”, dù họ học mọi thứ bằng tiếng Pháp từ lớp mẫu giáo cho đến các chuyên ngành ở đại học, văn bản giao dịch với chính quyền thực dân hoàn toàn bằng tiếng Pháp; họ giỏi tiếng Pháp, thấu hiểu văn hoá Pháp hơn rất nhiều so với lớp trẻ ngày nay giỏi tiếng Anh, thấu hiểu văn hóa Mỹ, nhưng vì họ có lòng tự trọng dân tộc Việt, ý thức được trách nhiệm của người trí thức đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khiến họ viết văn, viết báo tiếng Việt không lai căng tiếng Pháp, văn hoá Pháp như lớp trẻ ngày nay lai căng tiếng Mỹ, văn hoá Mỹ. Nếu một từ tiếng Pháp mà chưa có từ tương đương trong tiếng Việt thì họ phiên âm ra tiếng Việt, chẳng hạn từ café của Pháp, họ phiên âm để viết qua tiếng Việt là cà phê, từ tournevis thành tuốc nơ vít… chứ đâu có “loạn xà ngầu sành điệu” như các trí thức trẻ ngày nay: viết nguyên tiếng Mỹ: coffee, album, fan, hot, bodysuit, mini-skirts, “4 xì-tai mix đồ siêu cute với ankle boots”, “phong cách cực chất cho teenboy”… (…) Chẳng hạn, kỳ thi Robocon quốc tế do Thái Lan tổ chức vào tháng 5/2011 sẽ có nhiều đoàn nước ngoài tham dự, kể cả đoàn của Việt Nam ta, mà họ chọn cái tiêu đề cuộc thi hoàn toàn bằng tiếng Thái là “Loy Krathong”. Không phải vì họ không biết tiếng Anh, tiếng Mỹ nhưng họ ý thức rõ là nhân cơ hội cuộc thi Robot này, người Thái muốn quảng bá với bạn bè quốc tế Lễ hội Loy Krathong, một nét đẹp trong truyền thông văn hoá dân tộc họ mà họ luôn trân trọng bảo tồn. Trong lễ hội này họ cử hành các nghi thức để tôn vinh nữ thần sông nước, cầu xin nữ thần tha thứ việc họ làm ô nhiễm sông nước, ban hạnh phúc, an vui và thịnh vượng cho họ. Lễ hội Loy Krathong cũng là một biểu tượng cho sự loại bỏ cái ác tâm, sân hận, sự làm ô uế của con người để có thể bắt đầu một cuộc sống tươi đẹp hơn. Trong khi ở ta thì sao? Giải Ca nhạc của Đài Truyền hinh Việt Nam năm 2011 chỉ gồm toàn ca sĩ Việt Nam tham dự mà báo, đài, tivi cũng loan rầm rộ cái tên Mỹ, VTV Awards 20011, Hội Thơ xuân tại Văn Miếu năm 2011 cũng kèm theo một chút Mỹ: Blog Xuân 2011 ; một cuộc thi ở Đại học Kinh tế cho sinh viên cũng mang tên Mỹ Dynamic ; đợt đưa thiếu niên Thành phố Hồ Chí Minh về miền biển trước Tết Tân Mão (năm 2011) để các em hiểu giá trị sự gắn bó trong cuộc sống gia đình người dân quê cũng đặt tên Mỹ “Hi ! Teacher” (…) Sự học đòi sử dụng từ Mỹ đến mức nhiều từ tiếng Việt bị “tuyệt tích giang hồ” trong mấy năm trở lại đây. Chẳng hạn, danh từ “người dẫn chương trình” hay “người điều khiển chương trình” thì tuyệt tích trên báo, trên đài phát thanh, đài truyền hình vì giới sành điệu chỉ biết dùng từ Mỹ là MC (Master of Ceremonies) mà phải đọc cho đúng giọng Mỹ là “Em Xi” mới là sành điệu ! Và chính những MC này dù ăn nói bay bướm và lưu loát tiếng Việt hơn người mà cũng đã “quên béng” nhiều từ tiếng Việt. Chẳng hạn, khi tỏ thái độ ngạc nhiên, hay reo mừng cái gì đó thì họ đã quên béng các từ Việt như “Chà ! Ôi chà ! Ô! Tuyệt quá…” mà bắt chước y hệt người Mỹ hét lên “Wow ! Wow ! Wow !”. Có thế mới là MC “sang”, mới là MC “sành điệu”. (…) Hiện tượng quá đà trong cách dùng từ Mỹ này trên mọi phương diện truyền thông đại chúng nước ta phải chăng là biểu hiện rằng con cháu đã chê tiếng nói, chữ viết của cha ông ngay chính trên quê hương mình ? Liệu đó có phải là biểu hiện của “sự tự nguyện làm nô lệ cho người” ? Vậy nên chăng đã đến lúc các giới chức có thẩm quyền như Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tìm cách “phanh” lại cái đà tự nguyện này trước khi quá trễ ! Q.T. http://honvietquochoc.com.vn/Publication/Nam-2011/Hon-Viet-47.aspx
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? giờ các chị cứ cho con nhỏ đi học tiếng Anh trong khi tiếng Việt còn ngọng, còn dùng sai mới buồn chứ!
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Mình sang Nhật, sang TQ, sang Pháp và thấy dân nước này ko chịu nói tiếng Anh khi mình hỏi đường !!!
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? "Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc” Một chút lời theo gió cuốn ... "Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc” (*), cái hồn ấy là của riêng từng dân tộc, là cái không thể đánh mất, bởi điều đó đồng nghĩa với mất nước, diệt vong. Mỗi ngày ta nói tiếng nước ta, tiếng nói mẹ đẻ tự tuôn tràn trong tiềm thức, từ khi mới bập bẹ đến lúc trưởng thành. Tài sản ấy, cha ông ta đã bảo toàn và phát triển nó trong suốt hơn ngàn năm bị nô thuộc phương Bắc, phương Tây, và những gì ta được thừa hưởng hôm nay, đó là kết quả từ cuộc đấu tranh bền bĩ của tiền nhân với những thế lực mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta, những người đương đại là phải nối tiếp công việc của tiền nhân, giữ gìn và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc trước những nhiễu loạn đáng báo động đang làm vẩn đục tiếng Việt hiện nay. Đó chính là nỗi trăn trở của những con người đầy tâm huyết với tiếng nói của dân tộc, những GS-TS trực tiếp giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học, những nhà nghiên cứu, lý luận trong cuộc Hội thảo toàn quốc “Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” do 2 trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học và Đại học Sài Gòn tổ chức. Rất nhiều bản tham luận bàn về nhiều khía cạnh, nhiều hiện tượng đáng báo động của tiếng Việt hiện tại với nhiều đề xuất đầy tâm huyết với Nhà nước, nhưng tựu trung cái lớn nhất, nỗi đau đáu nhất chính là sự tự giác đầy ý thức mang tính chất xã hội trước sự xâm lăng dữ dội của tiếng Anh vào ngôn ngữ Việt hiện nay. Đây là vấn đề không phải thuộc về cá nhân một số người, mà đang có cơ nguy trở thành lề thói và được mặc nhiên công nhận trong giao tiếp xã hội. Để đến một lúc nào đó, khi người ta cảm thấy nó bình thường trong đời sống văn hóa Việt thì có nghĩa là chính ta đang tự loại bỏ dần tiếng nước ta ra khỏi kho từ vựng và mặc nhiên chấp nhận sự xâm thực của tiếng Anh một cách đầy ý thức. Rất nhiều từ tiếng Anh đã trở thành thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như shopping thay cho mua sắm, tuổi teen (tuổi mới lớn), festival (liên hoan), sale off (hạ giá), show (biểu diễn), fan (người hâm mộ), test (thử nghiệm), check (kiểm tra), tin hot (tin nóng), nhạc dance (nhạc nhảy), nhạc classic (nhạc cổ điển), phone, mail (gọi điện, thư), hacker (tin tặc), fair play (chơi đẹp)… Những từ này không chỉ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày mà còn chính thức xuất hiện trên các cơ quan truyền thông đại chúng và đó chính là con đường nhanh nhất để truyền bá và bình thường hóa những từ nước ngoài này trong văn phong Việt (?!). Đó là chưa kể những kiểu nói chuyện xen tiếng Anh như là một cách để thể hiện đẳng cấp của mình, kiểu “Thằng boy này handsome (đẹp trai) nhưng không pro (chuyên nghiệp, sành điệu), tao thấy nó borred (chán) lắm, tao không fall (mê) nổi”, hay “Chúng ta nên discuss (thảo luận) lại rồi các bạn tự handle (xử lý) đi”. Và cũng không thể không nhắc đến trào lưu tự làm méo mó tiếng Việt trên các trang mạng của các bạn trẻ kiểu: thui rùi (thôi rồi), bít chít lìn (biết chết liền), bùn ngủ wé (buồn ngủ quá), Iu an wé chời lun (yêu anh quá trời luôn). Người ta gọi đó là ngôn ngữ @, và gần như có một quy ước, nói chuyện trên mạng, ai không xài thì bị coi là lúa, nên theo lời một số bạn trẻ, dù không muốn, vẫn phải xài, và xài lâu cũng thấy hay. Chính cái thấy hay này sẽ hình thành một thói quen nguy hiểm, mà các cơ quan truyền thông vẫn đặt thành vấn đề khá nghiêm trọng vì sự biến dạng của tiếng Việt đến mức bí hiểm, nhưng tất cả đều cứ trôi tuột đi trong sự bất lực của các cơ quan chức năng… Nhưng cái dễ thấy nhất về sự tự ti ngôn ngữ của đất nước ta hiện nay chính là các bảng hiệu, bảng thông tin. Hầu hết các bảng quảng cáo, bảng hiệu cửa hàng ở Việt Nam đều sử dụng tiếng Anh vô tội vạ, thậm chí không cần chú thích tiếng Việt nhan nhản khắp nước, nhất là ở những thành phố lớn. Người nước ngoài đến Việt Nam, chỉ nhìn các bảng hiệu sẽ có sự so sánh rõ ràng về tinh thần dân tộc của chúng ta với các nước Đông Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Vấn đề này cơ quan chức năng có thể xử lý trong tầm tay, nhưng lạ thay nó vẫn là vấn nạn kéo dài suốt bao năm nay (!). Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc, chúng ta đã bảo vệ và phát triển vốn từ ngữ Việt Nam suốt mấy ngàn năm, với kho từ vựng Hán Việt và pháp hóa, tức là biến ngôn ngữ của người sang thành vốn liếng của mình, làm giàu thêm cho mình chứ không phải tự đánh mất mình đi. Nói như Nguyễn An Ninh, người sử dụng tiếng Pháp thành thục đến người Pháp cũng phải kính phục: “Thứ tiếng nước ngoài mình học được phải làm giàu cho tiếng nước mình”, nghĩa là ông hoàn toàn ý thức ngoại ngữ chỉ là phương tiện sử dụng để mưu cầu lợi ích cho nước nhà. Ngày xưa cha ông ta dùng tiếng Pháp để đấu tranh giành độc lập dân tộc thì ngày nay ta phải ý thức tiếng Anh chỉ là phương tiện để phát triển, làm giàu đất nước… Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng, đó là linh hồn dân tộc. Tự làm hoen ố, vẩn đục ngôn ngữ đất nước mình là có tội với tổ tiên..., là tự vong bản trên chính quê hương mình… (*) Theo W. Humboldt (1767-1835), nhà triết học, ngôn ngữ học người Đức NGÔ NGỌC NGŨ LONG http://diendan.giacngo.vn/forums/post/7971.aspx
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Mời cả nhà nghe bài hát này để yêu hồn Việt, tiếng Việt hơn [video=youtube;6tT5MvkLQLQ]http://www.youtube.com/watch?v=6tT5MvkLQLQ&feature=related[/video]
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Bà mẹ hỏi cậu con 3 tuổi; - Nếu con có lỗi với bạn con sẽ nói thế nào? - Mình xin lỗi bạn. - Không, con phải nói "I'm sorry".
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? [video=youtube;nBuor7ScaK0]http://www.youtube.com/watch?v=nBuor7ScaK0[/video]
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? [video=youtube;uWkb7Uz6pzI]http://www.youtube.com/watch?v=uWkb7Uz6pzI&feature=related[/video]
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Đặt tên GS Hoàng Xuân Hãn ở giảng đường Pháp http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/34040/dat-ten-gs-hoang-xuan-han-o-giang-duong-phap.html
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Nếu con yêu dân ca thì sẽ yêu tiếng Việt? [video=youtube;JQEzlH85J6g]http://www.youtube.com/watch?v=JQEzlH85J6g[/video]
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? … Đến địa điểm liên lạc nhận được tín hiệu “tôi bị ốm nặng”. Cô hiểu nghĩa câu tiếng nóng ấy là “Tôi bị địch bắt””. http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/36485/nguoi-phu-nu-mang--hang-quy--vuot-bien-dong.html
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Người Việt mình cần học xếp hàng và giữ im lặng http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/37577/nguoi-viet-minh-can-hoc-xep-hang-va-giu-im-lang.html
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? [video=youtube;Bo7xItKZ7ZM]http://www.youtube.com/watch?v=Bo7xItKZ7ZM&feature=related[/video]
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Thêm yêu tâm hồn Việt !!! [video=youtube;j2PVV9Tc-bU]http://www.youtube.com/watch?v=j2PVV9Tc-bU&feature=related[/video]
Ðề: Dạy con yêu tiếng Việt? Hôm nọ mình thấy một băng rôn của đoàn thanh niên phát động hiến máu nhân đạo đề "THE YOUTH DAY 2011". Thật là sính ngoại !!!