Kinh nghiệm: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi khunglongcon hau an, 6/7/2011.

  1. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Mình đã tìm hiểu rất nhiều trước khi chọn trường cho con vì muốn tránh việc thay đổi trường trong 5 năm học tiểu học của bé.Mình tích lũy được một số kinh nghiệm sau:
    Đúng là học sinh ở trường dân lập, quốc tế tự tin hơn học sinh ở trường công vì:
    - Học sinh ở trường công bắt buộc phải vào nề nếp, kỷ luật vì số lượng học sinh khá đông, nếu không có kỷ luật thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy và việc tiếp thu bài của những học sinh khác trong lớp. Hơn nữa, việc dự giờ , việc kiểm tra của phòng giáo dục và sở giáo dục, ban giám hiệu lại tiến hành thường xuyên, do đó việc ổn định nề nếp lớp học là việc cần thiết.
    - Học sinh ở trường dân lập hay trường quốc tế là những " thượng đế" tí hon,do đó mặc dù các em có vẻ tự tin nhưng nó có vẻ tự phát vì với những lời phát biểu đôi khi không ăn nhập gì với bài học nhưng giáo viên sẵn lòng làm ngơ, cho qua , nếu có uốn nắn thì cũng thật nhẹ nhàng sao cho cả " thượng đế" và phụ huynh của thượng đế đều không phiền lòng.
    - Hơn nữa, trường dân lập xem kinh doanh là trên hết, chưa thực hiện đúng chức năng của ngành giáo dục : do nhu cầu tuyển sinh ( học sinh càng đông sẽ càng có lãi), các trường dân lập sẽ không từ chối một học sinh nào dẫn đến tình trạng nhận học sinh bừa bãi kể cả những học sinh thiểu năng ,làm ảnh huởng đến các học sinh khác . Họ chưa có cái tâm đối với trẻ con nhất là những em bị thiểu năng :các em rất dễ mặc cảm thua sút bạn bè trong giao tiếp, trong học tập hoặc sự xa lánh của những người bạn có gia đình khá giả. Vì vậy, các em thiểu năng hay chậm phát triển rất khó tiến bộ trong môi trường này.
    Các bạn thử nghĩ xem: cũng dạy cùng chương trình do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành, buổi sáng các bé ở trường công học chương trình tiếng Việt, buổi chiều được học chương trình tăng cường tiếng Anh và được làm các bài tập tiếng Việt nâng cao, học thêm các môn năng khiếu ngoại khóa: võ thuật , rèn chữ, bơi lội, cờ vua, thể dục nhịp điệu...đã khá nặng đối với các bé tiếp thu bài hơi chậm rồi! Còn ở trường dân lập hoặc trường quốc tế : buổi sáng học chương trình tiếng Việt:bé nào theo kịp là giỏi lắm rồi, không có thời gian để làm bài tập nâng cao: Buổi chiều các bé lại học chương trình tiếng Anh là ngoại ngữ thứ hai, chương trình này bao gồm một số kiến thức mới, các em cần phải nắm vững.
    Như vậy, ở trường dân lập hoặc trường quốc tế dù cho học sinh có theo kịp bài học , có tự tin trong môi trường giao tiếp nhưng các em sẽ dẽ bị rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực nặng nề trong học tập đến một lúc nào đó các bé sẽ trở nên mệt mỏi ở các cấp học tiếp theo.
    So sánh 2 học sinh : con mình học chương trình tăng cường tiếng Anh ở trường công lập và cháu mình học ở 1 trường dân lập có dạy song ngữ, mình thấy các cháu có các ưu , khuyết điểm như sau:
    - Con mình rất vâng lời thầy cô, thầy cô dặn dò thế nào là cháu về nhà tự giác làm ngay không cần nhắc nhở, vì học ở lớp tăng cường tiếng Anh nên cháu được học với các giáo viên giỏi trong khối của trường, cháu được các thầy cô chăm sóc, dạy bảo rất chu đáo. Cháu được giao tiếp với giáo viên nước ngoài nên về nhà cũng líu lo, cũng sử dụng tiếng Anh với ba mẹ. Cháu biết vâng lời người lớn.
    - Cháu mình thì rất tự tin, hát bằng tiếng Anh, giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng chỉ nói theo quán tính, ít nắm vững căn bản ngữ pháp. Bé bộc lộ cá tính hơn và ít lắng nghe những người xung quanh, lúc nào cũng cho mình hoàn hảo và hơn mọi người, muốn mọi người phải theo mình.
    Điều quan trọng mình nêu thêm ở đây: hiện nay có rất nhiều trường dạy chương trìng song ngữ nhưng bạn hãy chú ý phân biệt 2 loại trường :
    - Trường "Dân lập": cũng dạy chương trình song ngữ , cũng thuê giáo viên nước ngoài về dạy tiếng Anh nhưng đố bạn kiểm tra được họ là ai: Tây ba-lô hay họ làm nghề gì trước đó! Chương trình tiếng Anh của những trường này do ai biên soạn và kiểm định chất lượng : không có gì bảo đảm cả ngoài những lời quảng cáo thật kêu!
    - Trường "Dân lập Quốc tế" dạy chương trình song ngữ theo sự cho phép của Bộ giáo dục và Sở giáo dục đào tạo nên chịu sự quản lý chặt chẽ của Hội đồng Anh về nội dung giảng dạy cũng như về đội ngũ giáo viên nước ngoài!
    Mình muốn nói thêm ở đây về cơ sở vật chất:
    - Ở trường Dân lập do tư nhân bỏ vốn đầu tư nên mặt bằng khiêm tốn, mặt bằng dành cho việc sinh hoạt vui chơi của học sinh rất hạn hẹp( nhiều bài báo đã lên tiếng về vấn đề này). Nếu trường có mặt bằng rộng, trang thiết bị dạy học hiện đại thì học phí sẽ rất cao.
    - Trường công lập, tối thiểu cũng phải có sân chơi dành cho học sinh, các trường lại chịu sự kiểm tra thường xuyên về ánh sáng, vệ sinh , bán trú.. nên phụ huynh có thể yên tâm về việc sinh hoạt của con em mình ở trường.
    Mối quan tâm nhất của phụ huynh dĩ nhiên là vấn đề học phí:
    - Trường công lập được hỗ trợ rất nhiều từ nhà nước, các mạnh thường quân nên không đặt vấn đề kinh doanh ở hàng đầu.
    - Trường Dân lập tự chủ thu chi về tài chính và mang tính kinh doanh, do đó chi phí không rẻ chút nào.
    Bạn hãy đến tham khảo học phí ở vài trường Dân lập , Quốc tế và so sánh: với số tiền học phí bạn đầu tư để con bạn học ở các trường này trong 3 năm, bạn sẽ đủ tiền để con bạn tiếp tục du học ở nước ngoài sau khi con bạn đã có 1 số vốn tiếng Anh kha khá ( học phí ở các trung tâm Anh ngữ rất rẻ, môi trường giao tiếp đa dạng, học không bị áp lực nhiều).
    Khi học ở trường Dân lập hay Quốc tế, nếu bạn khó khăn về kinh tế, muốn chuyển con mình sang học ở trường công lập rất khó khăn: vì sang môi trường có tính kỷ luật cao, bạn bè mới, thầy cô mới con bạn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và phải cố gắng thật nhiều mới theo kịp các bạn ở lớp. Hơn nữa, các giáo viên ở trường công lập cũng mất nhiều công sức và thời gian cho các học sinh chuyển từ trường Dân lập, Quốc tế vào lớp mình. Do đó các Thầy cô không thích nhận học sinh mới cũng là điều dễ hiểu thôi.
    Trên đây là một số kinh nghiệm chọn trường cho con mà mình đã tìm hiểu thực tế và qua một số bạn bè. Bạn nên nhớ rằng từ cấp 2 trở lên , chương trình tiếng Việt rất nặng và chịu nhiều áp lực về thi chuyển cấp, nên việc học tiếng Anh sau này nếu có nhu cầu, các bé sẽ đến các trung tâm Anh ngữ để tự bổ sung kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn.
    Chúc các mẹ luôn trẻ , khỏe. Thân !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi khunglongcon hau an
    Đang tải...


  2. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Chọn trường cho con: Công lập hay dân lập

    Mình đã tìm hiểu rất nhiều trước khi chọn trường cho con vì muốn tránh việc thay đổi trường trong 5 năm học tiểu học của bé.Mình tích lũy được một số kinh nghiệm sau:
    Đúng là học sinh ở trường dân lập, quốc tế tự tin hơn học sinh ở trường công vì:
    - Học sinh ở trường công bắt buộc phải vào nề nếp, kỷ luật vì số lượng học sinh khá đông, nếu không có kỷ luật thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy và việc tiếp thu bài của những học sinh khác trong lớp. Hơn nữa, việc dự giờ , việc kiểm tra của phòng giáo dục và sở giáo dục, ban giám hiệu lại tiến hành thường xuyên, do đó việc ổn định nề nếp lớp học là việc cần thiết.
    - Học sinh ở trường dân lập hay trường quốc tế là những " thượng đế" tí hon,do đó mặc dù các em có vẻ tự tin nhưng nó có vẻ tự phát vì với những lời phát biểu đôi khi không ăn nhập gì với bài học nhưng giáo viên sẵn lòng làm ngơ, cho qua , nếu có uốn nắn thì cũng thật nhẹ nhàng sao cho cả " thượng đế" và phụ huynh của thượng đế đều không phiền lòng.
    - Hơn nữa, trường dân lập xem kinh doanh là trên hết, chưa thực hiện đúng chức năng của ngành giáo dục : do nhu cầu tuyển sinh ( học sinh càng đông sẽ càng có lãi), các trường dân lập sẽ không từ chối một học sinh nào dẫn đến tình trạng nhận học sinh bừa bãi kể cả những học sinh thiểu năng ,làm ảnh huởng đến các học sinh khác . Họ chưa có cái tâm đối với trẻ con nhất là những em bị thiểu năng :các em rất dễ mặc cảm thua sút bạn bè trong giao tiếp, trong học tập hoặc sự xa lánh của những người bạn có gia đình khá giả. Vì vậy, các em thiểu năng hay chậm phát triển rất khó tiến bộ trong môi trường này.
    Các bạn thử nghĩ xem: cũng dạy cùng chương trình do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành, buổi sáng các bé ở trường công học chương trình tiếng Việt, buổi chiều được học chương trình tăng cường tiếng Anh và được làm các bài tập tiếng Việt nâng cao, học thêm các môn năng khiếu ngoại khóa: võ thuật , rèn chữ, bơi lội, cờ vua, thể dục nhịp điệu...đã khá nặng đối với các bé tiếp thu bài hơi chậm rồi! Còn ở trường dân lập hoặc trường quốc tế : buổi sáng học chương trình tiếng Việt:bé nào theo kịp là giỏi lắm rồi, không có thời gian để làm bài tập nâng cao: Buổi chiều các bé lại học chương trình tiếng Anh là ngoại ngữ thứ hai, chương trình này bao gồm một số kiến thức mới, các em cần phải nắm vững.
    Như vậy, ở trường dân lập hoặc trường quốc tế dù cho học sinh có theo kịp bài học , có tự tin trong môi trường giao tiếp nhưng các em sẽ dẽ bị rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực nặng nề trong học tập đến một lúc nào đó các bé sẽ trở nên mệt mỏi ở các cấp học tiếp theo.
    So sánh 2 học sinh : con mình học chương trình tăng cường tiếng Anh ở trường công lập và cháu mình học ở 1 trường dân lập có dạy song ngữ, mình thấy các cháu có các ưu , khuyết điểm như sau:
    - Con mình rất vâng lời thầy cô, thầy cô dặn dò thế nào là cháu về nhà tự giác làm ngay không cần nhắc nhở, vì học ở lớp tăng cường tiếng Anh nên cháu được học với các giáo viên giỏi trong khối của trường, cháu được các thầy cô chăm sóc, dạy bảo rất chu đáo. Cháu được giao tiếp với giáo viên nước ngoài nên về nhà cũng líu lo, cũng sử dụng tiếng Anh với ba mẹ. Cháu biết vâng lời người lớn.
    - Cháu mình thì rất tự tin, hát bằng tiếng Anh, giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng chỉ nói theo quán tính, ít nắm vững căn bản ngữ pháp. Bé bộc lộ cá tính hơn và ít lắng nghe những người xung quanh, lúc nào cũng cho mình hoàn hảo và hơn mọi người, muốn mọi người phải theo mình.
    Điều quan trọng mình nêu thêm ở đây: hiện nay có rất nhiều trường dạy chương trìng song ngữ nhưng bạn hãy chú ý phân biệt 2 loại trường :
    - Trường "Dân lập": cũng dạy chương trình song ngữ , cũng thuê giáo viên nước ngoài về dạy tiếng Anh nhưng đố bạn kiểm tra được họ là ai: Tây ba-lô hay họ làm nghề gì trước đó! Chương trình tiếng Anh của những trường này do ai biên soạn và kiểm định chất lượng : không có gì bảo đảm cả ngoài những lời quảng cáo thật kêu!
    - Trường "Dân lập Quốc tế" dạy chương trình song ngữ theo sự cho phép của Bộ giáo dục và Sở giáo dục đào tạo nên chịu sự quản lý chặt chẽ của Hội đồng Anh về nội dung giảng dạy cũng như về đội ngũ giáo viên nước ngoài!
    Mình muốn nói thêm ở đây về cơ sở vật chất:
    - Ở trường Dân lập do tư nhân bỏ vốn đầu tư nên mặt bằng khiêm tốn, mặt bằng dành cho việc sinh hoạt vui chơi của học sinh rất hạn hẹp( nhiều bài báo đã lên tiếng về vấn đề này). Nếu trường có mặt bằng rộng, trang thiết bị dạy học hiện đại thì học phí sẽ rất cao.
    - Trường công lập, tối thiểu cũng phải có sân chơi dành cho học sinh, các trường lại chịu sự kiểm tra thường xuyên về ánh sáng, vệ sinh , bán trú.. nên phụ huynh có thể yên tâm về việc sinh hoạt của con em mình ở trường.
    Mối quan tâm nhất của phụ huynh dĩ nhiên là vấn đề học phí:
    - Trường công lập được hỗ trợ rất nhiều từ nhà nước, các mạnh thường quân nên không đặt vấn đề kinh doanh ở hàng đầu.
    - Trường Dân lập tự chủ thu chi về tài chính và mang tính kinh doanh, do đó chi phí không rẻ chút nào.
    Bạn hãy đến tham khảo học phí ở vài trường Dân lập , Quốc tế và so sánh: với số tiền học phí bạn đầu tư để con bạn học ở các trường này trong 3 năm, bạn sẽ đủ tiền để con bạn tiếp tục du học ở nước ngoài sau khi con bạn đã có 1 số vốn tiếng Anh kha khá ( học phí ở các trung tâm Anh ngữ rất rẻ, môi trường giao tiếp đa dạng, học không bị áp lực nhiều).
    Khi học ở trường Dân lập hay Quốc tế, nếu bạn khó khăn về kinh tế, muốn chuyển con mình sang học ở trường công lập rất khó khăn: vì sang môi trường có tính kỷ luật cao, bạn bè mới, thầy cô mới con bạn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và phải cố gắng thật nhiều mới theo kịp các bạn ở lớp. Hơn nữa, các giáo viên ở trường công lập cũng mất nhiều công sức và thời gian cho các học sinh chuyển từ trường Dân lập, Quốc tế vào lớp mình. Do đó các Thầy cô không thích nhận học sinh mới cũng là điều dễ hiểu thôi.
    Trên đây là một số kinh nghiệm chọn trường cho con mà mình đã tìm hiểu thực tế và qua một số bạn bè. Bạn nên nhớ rằng từ cấp 2 trở lên , chương trình tiếng Việt rất nặng và chịu nhiều áp lực về thi chuyển cấp, nên việc học tiếng Anh sau này nếu có nhu cầu, các bé sẽ đến các trung tâm Anh ngữ để tự bổ sung kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn.
    Chúc các mẹ luôn trẻ , khỏe. Thân !
     
  3. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    áp lực từ trường quốc tế chuyển sang trường công lập

    Stress do chuyển từ trường quốc tế sang trường công lập

    Thứ ba, 07/12/2010, 09:14 GMT+7


    H. muốn bỏ học, trong tâm trạng chán chường và mệt mỏi, không hẳn vì học kém, càng không phải là do áp lực học tập. Điều giản đơn chỉ là một số bạn bè và thầy cô giáo có định kiến về việc H. từng học ở trường quốc tế. H. bảo chỉ trong có một tuần mà không biết bao nhiêu điều xảy ra. Ngày đầu tiên, cô giáo chủ nhiệm có vẻ “ép cung” khi yêu cầu H. giải trình về việc không tiếp tục học trường quốc tế mà chuyển sang trường “bình thường”. Tiếp tục đó là những lời xì xào và võ đoán của bạn bè trong lớp: chắc là vì nhà hết tiền, hay là bị đuổi học, hay là học không nổi vì dốt tiếng Anh...

    Sự việc không dừng lại ở đó: hai ngày sau khi kiểm tra kiến thức môn sử đầu năm, H. lúng túng đến mức trở thành người ít điểm nhất lớp. Thế là những lời đồn đại lại được khơi dậy...

    Chúng tôi yêu cầu H. chia sẻ tất cả những bức xúc của mình. H. không biết nguyên nhân vì sao mẹ phải chuyển trường cho mình. H. bảo rằng chính những lời trêu ghẹo và những suy nghĩ tiêu cực của bạn bè là nguyên nhân chính làm H. luôn cảm thấy bất ổn về tâm lý. Để giải tỏa tâm lý cho H., phải tạo sự tự tin cần thiết để hòa nhập cũng như xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực trong suy nghĩ...

    Không thể không đề cập đến những khác biệt nhất định cần phải thích ứng khi chuyển trường. Ở trường quốc tế hoặc bán quốc tế thường đề cao tính độc lập của học sinh. Khi vào môi trường mới chắc chắn cần phải có sự điều chỉnh, thích nghi. Mặt khác, lượng kiến thức của học sinh từng học ở môi trường bình thường có vẻ “nhiều hơn” so với học sinh trường quốc tế, dù rằng “độ dày” của kiến thức không đo được bằng số lượng. Cũng không thể không đề cập đến những khác biệt về thói quen làm việc, học tập và sinh hoạt. Tuy vậy sự khác biệt trên không đáng kể mà chính những suy nghĩ có phần cảm tính, đặc biệt là suy nghĩ thiếu khách quan của một vài thầy cô giáo và cả bạn bè cùng lớp là nguyên nhân chính yếu có thể dẫn đến sự căng
    thẳng của những học sinh chuyển trường. Việc quy gán rằng năng lực kém mới phải chuyển trường hay có vấn đề về đạo đức hoặc thâm hụt về tài chính mới xa rời môi trường quốc tế... là những áp lực đích thực lên sự tải trọng về mặt tâm lý của trẻ. Cũng trên cơ sở này chắc chắn rằng không ít học sinh sẽ không thể thích ứng hay không thể “nhập” vào môi trường học mới, từ đó dẫn đến những sự căng thẳng như đã nói.

    Chán học vì không thể thích nghi, có ý muốn bỏ học vì cảm thấy mình không thể tiếp tục, suy nghĩ tiêu cực là nên rời xa hoặc “tự bế” là những “điểm đến” trong tư duy khi chính mình cảm nhận được sự mệt mỏi trong quá trình học tập...

    Giải quyết vấn đề cần nhất là sự chuẩn bị tâm lý đầu tiên cho trẻ. Bên cạnh đó, nhất thiết cần phải có sự điều chỉnh ngay lập tức về suy nghĩ, hành vi và thái độ cho các thầy cô giáo cũng như các học sinh trong môi trường học đường. Chính những nhà quản lý giáo dục cần thực sự quan tâm đến vấn đề này để có những tác động thích hợp nhằm đảm bảo sự thích ứng tâm lý của những học sinh chuyển môi trường học tập. Đó cũng chính là tầm nhìn và cũng chính là thái độ thực sự nhân văn trong giáo dục nhằm tạo đầy đủ những điều kiện để mỗi con người sẽ thực sự phát triển và hoàn thiện chính mình một cách tốt nhất.



    Theo TS. HUỲNH VĂN SƠN (Bộ môn tâm lý học, Trường đại học sư phạm TP.HCM)
     
  4. minhtam85

    minhtam85 Banned

    Tham gia:
    7/9/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Thanks mẹ nó, thế mẹ nó tư vấn giúp em xem con em đi học mầm non nên học công hay tư thục, em hiểu tgian mầm chồi này các bé sẽ phát triển não bộ rất nhanh, nên em cũng ko muốn có 1 chỗ trông trẻ mà muốn có 1 nơi chăm sóc và dạy dỗ cho bé
    Mẹ nó tư vấn cho em nhé
    em và chồng em đã tham khảo mấy trường rồi, trường 20/10 có kn chạy nhưng thấy hơi khó, trường quốc tể như Mapple Bear, Kaola thì ko có đủ kn giải quyết vấn để tài chính
    Chắc mẹ nó đã từng trải qua thời kỳ như em, nên mẹ nó góp ý giúp em nha
    Thanks
     
  5. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Trước khi bé vào mãu giáo , mình cũng xin làm việc tại 1 cơ sở mầm non tư nhân với mục đích xâm nhập thực tế. Chỉ sau 1 tháng mình xin nghỉ việc và mình rút ra bài học
    kinh nghiệm là: BẰNG MỌI CÁCH PHẢI GỬI CON VÀO TRƯỜNG CÔNG THÔI . Ở truòng
    công,
    thường xuyên có nhiều đoàn kiểm tra từ Ban giám hiệu, từ các ban ngành, cấp trên
    nên
    cách tổ chức, dạy dỗ , chăm sóc sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn. Không nên gửi bé
    vào trường quốc tế : vừa tốn tiền , vừa không kiểm soát được khẩu phần ăn của bé.
    Thân
     
  6. minhtam85

    minhtam85 Banned

    Tham gia:
    7/9/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Em và bố cháu có đến trường tư thục, các cô dẫn lên bếp thấy cũng rất đảm bảo, sạch sẽ
    Rồi một hôm em tình cờ đến vào giờ ăn trưa, thấy các cháu ăn uống cũng ổn.

    Còn nếu vào 1 trường mầm non công lập ( có gửi gắm cô giáo - người quen giới thiệu - cô làm việc lâu năm -20 năm) cô đứng ra bảo lãnh nhưng trừong mầm non đó hơi nhỏ, không có không gian - liệu có ok ko chị nhỉ
     
  7. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Oh ! Tốt nhất là không: trước khi con mình học mẫu giáo, mình đã xin vào làm việc ở 1 trường mẫu giáo. Khi con mình chuẩn bị vào lớp 1, mình đã xin vào dạy ở 1 trường dân lập suốt 5 năm liền. Trường này mua suất ăn của công ty Duchman, tiền ăn hàng
    tháng phụ huynh phải trả khoảng 200 USD, nhưng càng về sau thì suất ăn càng giảm
    dần cả về chất lẫn số lượng ( phụ huynh không biết vì ít khi đến trường vào giờ ăn
    trưa, nếu có phản ánh cũng chỉ được trả lời: chị thông cảm vì vật giá leo thang...
    Đối với học sinh mẫu giáo thì càng tệ hơn ( trường có thu nhận cả học sinh mẫu
    giáo từ 3 tuổi trở lên) vì các cháu vốn lười ăn nên ăn càng ít càng tốt, vả lại các
    cháu làm sao kể cho bố mẹ nghe về suất ăn của mình khi nói chưa rành? Do đó, dù
    thu tiền của phụ huynh với giá suất ăn của công ty Duchman nhưng lại tự nấu ( dĩ
    nhiên là chỉ có nội bộ mới biết) để hưởng tiền chênh lệch ( bản thân mình còn ăn
    không nổi suất ăn ấy), chất lượng thức ăn không ai kiểm tra. Hôm nào có kiểm tra
    được biết trước thì các bé mới được ăn đúng suất của mình.
    Đó là những việc mình được chứng kiến tận mắt, nếu không làm việc trong
    trường thì không bao giờ bạn biết đến tình trạng "treo đầu dê ,bán thịt chó" như mình đã kể trên. Đã bảo là kinh doanh mà, nó phụ thuộc nhiều vào lương tâm của người
    chủ lắm bạn ah. Học ở công lập, dù mặt bằng có nhỏ (nếu sân chơi bị hạn chế, các
    bé mẫu giáo chạy nhảy, vui chơi trong 1 phạm vi hẹp, sẽ an toàn hơn và cô giáo
    quản lý sẽ dễ hơn ) nhưng bù lại bạn sẽ an tâm vì khẩu phần ăn của bé được các cấp, ban ngành kiểm tra thường xuyên về vệ sinh cũng như chất lượng, số lượng, việc
    dạy dỗ mang tính chuyên môn vì chắc chắn các cô được đào tạo từ các trường sư
    phạm ( ở trường công lập, phải có bằng chuyên môn mới được nhận vào làm việc).
    Mong bạn có một lựa chọn đúng đắn cho con bạn. Thân !!!
     
    Sửa lần cuối: 7/7/2011
    LinhxinhShop thích bài này.
  8. tuongvi

    tuongvi Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    1/8/2005
    Bài viết:
    1,991
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Tớ chả tin ở trường công lập khẩu phần ăn đuwocj các cấp quản lý thường xuyên nên suy ra đảm bảo. Tớ có người quen làm nhân viên bếp ở một trường công HN, hàng tháng nhà bếp vẫn chia nhau tiền mầ kg nói thì ai cũng biết là gì rồi đấy dù khẩu phần ăn của các cháu đã rất rẻ rồi,
    Không tự nhiên mà mọi người thừa tiền để cho các con vào trường dân lập đâu bạn ạ. Cái gì cũng có mặt tốt và xấu cuả nó, và mỗi gia đình dựa trên những điều kiện và yêu cầu của mình mà cho con vào trường phù hợp. Dù là môi trường dân lập hay công lập cũng phụ thuộc vào tâm của nhừng người làm nghề chứ kg phải chỉ dân lập đâu.
     
  9. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

     
    Sửa lần cuối: 7/7/2011
  10. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    mình là giáo viên tiểu học mà, còn ở trường mẫu giáo ,lúc ấy thiếu giáo viên nên mình đưa bằng ra là chủ trường ok ngay. Nhưng thú thật, mình hoàn toàn không biết dạy cái gì cả, họ đưa mình vào lớp 2 tuổi trở xuống, mình chỉ có nhiệm vụ chăm sóc và giữ trẻ thôi.
    Trường này thuộc quận Tân Bình TPHCM,đó là trường mầm non "Ấu thơ"
     
  11. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Khi đưa vấn đề : Chọn trường công lập hay trường quốc tế - cần phải có một cái nhìn khách quan, đưa ra được 2 mặt tốt - xấu, thuận lợi - không thuận lợi để đối chiếu qua đó phụ huynh có được cái nhìn khách quan hơn. Nhưng rõ ràng khi nêu vấn đề này ra thì chủ topic chỉ đưa ra những ưu điểm của trường công và những hạn chế của trường quốc tế. Đó là kiểu so sánh một chiều ( rất phổ biến trong các quan điểm đánh giá ta - địch ). Vấn đề ở đây, nếu trường công có những ưu thế hơn hẳn thì chắc các trường tư, trường quốc tế chỉ có thể đón nhận những "phế phẩm" từ trường công thải ra và chắc là cũng không có tình trạng ngày càng nhiều trường QT được mở ra ( dĩ nhiên là chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện ) như thế phải chăng cái quan điểm Bằng mọi giá phải "chạy" cho con vào trường công, nhất là những trường công "trọng điểm quốc gia" sẽ là quan điểm "tối ưu" ?. Để rồi con cái chúng ta sẽ được học tập quan điểm : cứ "chạy" mới xong việc ( chạy trường xong chạy điểm, chạy điểm xong chạy bằng, chạy bằng xong chạy tốt nghiệp, chạy tốt nghiệp xong chạy chỗ làm ... và sẽ trở thành kẻ "chạy" chuyên nghiệp luôn ) Chúng ta đều biết để chen vào được các trường "chất lượng cao" thì nếu không phải là học sinh giỏi, nhà đúng tuyến ( cái này thì chưa chắc ) cái giá chạy vào sẽ phải tính bằng sáu chữ số ! và như thế thì con nhà nghèo chỉ có nước đi học các trường "hạng 2, 3" hay lớp học tình thương !
    Còn cái việc trường công tốt nhờ "sự kiểm tra thường xuyên có đoàn kiểm tra" thì cũng nên xem lại - vì cái tốt đó chỉ là sự đối phó, chỉ mang tính hình thức ! Cứ thử nghĩ một môi trường giáo dục được "đầu tư về nhiều mặt" từ mặt bằng, từ chương trình "chuẩn" từ giáo viên "giỏi cấp quận, cấp TP" cho đến ban GH toàn là "anh hùng lao động" mà vẫn phải kiểm tra thường xuyên thì mới khá, và học sinh thì cũng thường xuyên phải chứng kiến những kiểu đối phó như : nếu biết thì giơ tay phải, nếu không biết thì giơ tay trái, để cô còn biết đường mà gọi - sẽ hình thành được cái tâm lý gì ? và cái quan điểm xây dựng "kỷ luật - nề nếp" bằng sự ép buộc, bằng trừng phạt, và nếu còn cứng đầu thì đuổi học, phải chạy qua trường quốc tế thì sẽ hình thành một lớp học sinh gì ? ngoan ngoãn và thụ động "đúng chuẩn quốc gia" luôn !
    Rõ ràng, có một số trường quốc tế hay nói chính xác hơn là những trường QT giả hiệu ( hay nói theo kiểu "chính thức" là những trường có yếu tố nước ngoài ) cũng "chạy" theo lợi nhuận để treo đầu dê bán thịt chó - thế nhưng, họ có làm được điều đó không nếu họ không "chạy" thanh tra ? Họ có làm được điều đó không nếu phụ huynh không vì những lời quảng cáo có cánh, mà cho con vào học ? nếu ai cũng tẩy chay các trường đó, thì liệu họ còn tồn tại ? ( Nhưng còn cái kiểu "chạy theo thành tích" của trường công thì phụ huynh "bó tay" )
    Như vậy, vấn đề không phải là ở chỗ, chọn trường công hay tư - mà tuỳ theo điều kiện của gia đình, nhận thức của bố mẹ để chọn cho con :
    - Nếu đúng tuyến, thì cứ bình tĩnh đưa con vào học trường công - và khi con đã học thì đừng để tinh thần "chạy theo thành tích" trở thành "chuẩn gia đình" khi buộc con phải luôn được điểm 10, luôn là top ten của lớp ( nếu cần thì chạy điểm luôn ! ) nếu trái tuyến thì cho con vào các trường công đúng tuyến dù đó chỉ là trường "hạng 2" nhưng cần có sự kèm cặp thêm ở nhà hay có thể xem xét trường tư nào dạy có chất lượng, giá hợp lý thì cho con vào và vẫn phải kèm cặp thêm cho con ( không quá chú trọng đến việc học tiếng Anh khi mà tiếng Việt nói chưa sõi, viết chính tả sai từa lưa )
    - Nếu muốn cho con theo học trường QT, thì cũng cần xem xét kỹ lưỡng : Phòng học, trình độ giáo viên - chương trình dựa theo trường nước ngoài nào ... để việc "đầu tư" cho con đúng hướng và lâu dài !
    Cả một sự "nhức đầu" cho những phụ huynh muốn cho con vào học được một ngôi trường tử tế trong cái mớ bát nháo này - nhưng nếu chúng ta biết giúp con bằng một quan điểm giáo dục tử tế ngay tại gia đình thì chỉ cần một ngôi trường tương đối là được - đừng nên quá lệ thuộc vào một nền giáo dục "kỷ luật và nề nếp" bằng sự kiểm tra thường xuyên !
     
  12. minhtam85

    minhtam85 Banned

    Tham gia:
    7/9/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Ôi đau đầu quá, nói thật con em mới 16 tháng nên em rất trăn trở, tại em chuẩn bị tập 2 nên cho cháu đi học hơi non, mà em nghĩ đi học sớm cũng có nhiều điểm tốt cho cháu như môi trường, bạn bè, cháu sẽ sớm biết nói, cháu sẽ được giao tiếp rộng...
    Nhưng công nhận nền giáo dục VN thì quá nhiều nỗi thất vọng, đôi khi hơi mơ màng muốn được sang các nước có nền giáo dục tiên tiến hơn như Singapore... nhưng khả năng là impossible ;)
    Cảm ơn mẹ "Khủng long con háu ăn" và bố/ mẹ " lê Khanh", em vẫn trăn trở nhiều lắm, các mẹ ở HCM ko biết thế nào, chứ ở HN các mẹ có đọc báo sẽ biết các phụ huynh xếp hàng từ đêm 30/6 trước cổng trường mần non Thành Công A để chờ ngày 1/7 bán đơn tuyển sinh. Rồi các trường tư thục hay các trường quốc tế ( thực ra là trường VN tên Tây), hay các trường Quốc tế ( đầu tư nước ngoài) đều phải nộp tiền xây dựng trường ( tính bằng đô nhé), các trường điểm thì ko đến lượt mình hoặc muốn vào thì phải xin đúng cửa - các xuất quan hệ của các cô, BGH... và cũng phải tiền ngàn rồi nhé...

    Em lăn tăn giữa trường tư thục, công lập và trường công lập điểm quá, trường điểm thì tốt rồi vì chuẩn quốc giá, cô giáo có chuyên môn, trường được đầu tư và trang bị tốt nhưng cũng lăn tăn giữa cái giá hơn 1000 USD mà chưa biết liệu con có thể học được không vì sợ bé còn quá nhỏ, chưa sẵn sàng đi học được ngay...
    Hic
     
  13. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Bài viết của bạn thật sâu sắc và phản ánh đúng tình trạng chạy theo thành tích của
    các trường hiện nay.
    Ông bà có câu:" Tiền nào của ấy", vào trường tư dĩ nhiên bạn và con bạn được
    "chăm sóc" tốt hơn, ân cần hơn vì khách hàng là thượng đế mà.
    Việc chạy theo thành tích, các trường dân lập cũng không nằm ngoại lệ đâu ( việc này không khó lắm ).
    Mình không cho rằng học trường quốc tế là không tốt nhưng mình hoàn toàn đồng ý với bạn, phụ huynh phải xem xét kỹ lưỡng và tham khảo nhiều để chọn 1 trường phù hợp với điều kiện và sức học của con em mình.
    Hiện có 3 nhóm trường :
    1. Quốc tế 100% : nhóm này mình không quan tâm lắm vì không có đủ khả năng tài chính. Học phí theo mình biết từ 5000 USD / năm trở lên.
    2. Trường công lập VN 100% : con của mình học hệ này, mình thấy nếu chọn được
    những trường tốt thì cũng không đến nỗi tệ, nếu con mình có thể tự lập tốt. Ở Q.1 có 1 số trường nổi tiếng như Lê Ngọc Hân, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Thường thì sĩ số 1 lớp rất đông khoảng 50 hs nên thiếu sự quan tâm chu đáo từng học sinh và giao lưu giữa phụ huynh và giáo viên chưa chặt chẽ.
    Ở Q. Bình Thạnh theo mình tìm hiểu cũng có một số trường tốt như Nguyễn Đình Chiểu, Hồng Hà, Chu Văn An, Bế Văn Đàn, ...

    3. Nhóm trường dân lập - tư thục VN học chương trình VN và chương trình song ngữ Tiếng Anh.
    - Trường TH dân lập Quốc tế (IPS) : có nhiều chi nhánh ở mỗi quận.
    - Trường tiểu học dân lập Quốc tế Việt Úc : cũng có nhiều chi nhánh trong thành phố, quy mô chưa lớn bằng IPS nhưng cơ sở vật chất tốt hơn, học phí cao hơn.
    - Trường tiểu học Việt Mỹ (VAPS) - đường Phan Xích Long, Q. Bình Thạnh.
    Nhân đây , mình muốn các bạn xem bài viết của TS. HUỲNH VĂN SƠN (Bộ môn tâm lý học, Trường đại học sư phạm TP.HCM):
    Stress do chuyển từ trường quốc tế sang trường công lập

    Thứ ba, 07/12/2010, 09:14 GMT+7


    H. muốn bỏ học, trong tâm trạng chán chường và mệt mỏi, không hẳn vì học kém, càng không phải là do áp lực học tập. Điều giản đơn chỉ là một số bạn bè và thầy cô giáo có định kiến về việc H. từng học ở trường quốc tế. H. bảo chỉ trong có một tuần mà không biết bao nhiêu điều xảy ra. Ngày đầu tiên, cô giáo chủ nhiệm có vẻ “ép cung” khi yêu cầu H. giải trình về việc không tiếp tục học trường quốc tế mà chuyển sang trường “bình thường”. Tiếp tục đó là những lời xì xào và võ đoán của bạn bè trong lớp: chắc là vì nhà hết tiền, hay là bị đuổi học, hay là học không nổi vì dốt tiếng Anh...

    Sự việc không dừng lại ở đó: hai ngày sau khi kiểm tra kiến thức môn sử đầu năm, H. lúng túng đến mức trở thành người ít điểm nhất lớp. Thế là những lời đồn đại lại được khơi dậy...

    Chúng tôi yêu cầu H. chia sẻ tất cả những bức xúc của mình. H. không biết nguyên nhân vì sao mẹ phải chuyển trường cho mình. H. bảo rằng chính những lời trêu ghẹo và những suy nghĩ tiêu cực của bạn bè là nguyên nhân chính làm H. luôn cảm thấy bất ổn về tâm lý. Để giải tỏa tâm lý cho H., phải tạo sự tự tin cần thiết để hòa nhập cũng như xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực trong suy nghĩ...

    Không thể không đề cập đến những khác biệt nhất định cần phải thích ứng khi chuyển trường. Ở trường quốc tế hoặc bán quốc tế thường đề cao tính độc lập của học sinh. Khi vào môi trường mới chắc chắn cần phải có sự điều chỉnh, thích nghi. Mặt khác,
    lượng kiến thức của học sinh từng học ở môi trường bình thường có vẻ “nhiều hơn” so với học sinh trường quốc tế, dù rằng “độ dày” của kiến thức không đo được bằng số
    lượng. Cũng không thể không đề cập đến những khác biệt về thói quen làm việc, học
    tập và sinh hoạt. Tuy vậy sự khác biệt trên không đáng kể mà chính những suy nghĩ
    có phần cảm tính, đặc biệt là suy nghĩ thiếu khách quan của một vài thầy cô giáo và
    cả bạn bè cùng lớp là nguyên nhân chính yếu có thể dẫn đến sự căng thẳng của
    những học sinh chuyển trường. Việc quy gán rằng năng lực kém mới phải chuyển
    trường hay có vấn đề về đạo đức hoặc thâm hụt về tài chính mới xa rời môi
    trường quốc tế... là những áp lực đích thực lên sự tải trọng về mặt tâm lý của trẻ.
    Cũng trên cơ sở này chắc chắn rằng không ít học sinh sẽ không thể thích ứng hay không thể “nhập” vào môi trường học mới, từ đó dẫn đến những sự căng thẳng như đã nói.

    Chán học vì không thể thích nghi, có ý muốn bỏ học vì cảm thấy mình không thể tiếp
    tục, suy nghĩ tiêu cực là nên rời xa hoặc “tự bế” là những “điểm đến” trong tư duy khi chính mình cảm nhận được sự mệt mỏi trong quá trình học tập...

    Giải quyết vấn đề cần nhất là sự chuẩn bị tâm lý đầu tiên cho trẻ. Bên cạnh đó, nhất
    thiết cần phải có sự điều chỉnh ngay lập tức về suy nghĩ, hành vi và thái độ cho các thầy cô giáo cũng như các học sinh trong môi trường học đường. Chính những nhà quản
    lý giáo dục cần thực sự quan tâm đến vấn đề này để có những tác động thích hợp
    nhằm đảm bảo sự thích ứng tâm lý của những học sinh chuyển môi trường học tập. Đó
    cũng chính là tầm nhìn và cũng chính là thái độ thực sự nhân văn trong giáo dục nhằm
    tạo đầy đủ những điều kiện để mỗi con người sẽ thực sự phát triển và hoàn thiện chính mình một cách tốt nhất.
     
  14. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Bạn có chắc chắn rằng bạn đủ khả năng để lo cho con bạn học suốt 12 năm ở trường Quốc tế không? Nếu không, bạn hãy nghĩ đến áp lực mà con bạn phải gánh chịu khi chuyển từ trường Quốc tế sang trường công lập ( dù ít hay nhiều, nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình học tập của bé). Chúc bạn có lựa chọn đúng đắn cho con mình. Thân.
     
  15. minhtam85

    minhtam85 Banned

    Tham gia:
    7/9/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Cảm ơn chị, em ở Hà Nội, chưa thấy phụ huynh nào ở HN lên tiếng và góp ý cả, chị đã cho e list các trường MN ở HCM, rất tiếc em lại ở HN.
    Sau 1 thời gian tìm hiểu, 2 vc em có dự tính là cho con học 1 trường công lập ( ở quận Hoàn Kiếm) không phải trường điểm nhưng có người quen để gửi gắm - nhất thân - nhì quen, 3 tiền, em nghĩ vậy. Tiếp theo là để tìm hiểu môi trường công lập và tạo quan hệ với các cô.
    Nếu trường dạy tốt, ăn uống tốt thì ok, còn ko, em sẽ cố xin ( à "chạy" thì chính xác hơn) cho cháu vào trường điểm ( e thấy rất nhiều người ca ngợi - trường rộng rãi, có ko gian cho cháu chơi, sinh hoạt, được đầu tư tốt, nhất nhì Hà Nội. Bây giờ nuôi con là vậy, điều kiện mình chỉ được 7-8 nhưng đều cố lên 9-10.
    Em cũng không muốn đem con ra để thì điểm nhưng phải " nằm trong chăn" mới biết... có lẽ đây là giải pháp em nghĩ tốt nhất với em hiện nay.

    Giá như VN có nền giáo dục phát triển theo đúng hướng, những ngôi trường được đầu tư tốt ( chứ ko phải theo thành tích), các cô giáo chuyên môn và các gia đình đều có những bậc phụ huynh quan tâm, sát sao đến con như các mẹ ở đây thì em nghĩ tối thứ 7 ra đường không nhìn thấy các thanh niên, các thế hệ trẻ đáng thất vọng như hiện nay....
    Thật là đáng buồn khi nhìn thấy các thanh niên hiện nay, mặc đồng phục vào phòng khám sản để nạo phá, học cấp 1 -2 cấp 2 đã cầm tay bạn trai bạn gái đi ăn kem, các thanh niên mặt búng ra sữa ngồi taxi ôm hôn nhau... ôi thôi.

    Trường lớp mà làm gì, thành tích mà làm gì, hic
    Liệu 20 năm nữa thế hệ trẻ VN sẽ ra sao???
     
    lavender288 thích bài này.
  16. Gia dinh Ga

    Gia dinh Ga Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/6/2011
    Bài viết:
    3,079
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    theo mình, trường quốc tế về khoản vệ sinh thì ok hơn rất nhiều
     
    phuongedu thích bài này.
  17. Gia dinh Ga

    Gia dinh Ga Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/6/2011
    Bài viết:
    3,079
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Nếu có tiền mình vẫn muốn cho con học trườn Quốc tế hehe
     
  18. Rùa con

    Rùa con http//www.eshopruacon.com

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    10,398
    Đã được thích:
    3,272
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Chọn trường cho con: Công lập hay dân lập

    Bài viết hay quá, mình cũng đang tìm hiểu trường cho RC khi vào lớp 1, phân vân không biết cho học công lập hay dân lập đây.
     
  19. khunglongcon hau an

    khunglongcon hau an Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/7/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chọn trường cho con: Công lập hay dân lập

    Mình vừa xem 1 bài viết cũng hay lắm , mình post để bạn tham khảo thêm nha để bạn có thể
    lựa chọn được 1 ngôi trường thích hợp cho bé suốt 5 năm nha:

    Nếu bạn thực sự có điều kiện thì bạn cho con học trường QT đến hết lớp 12 và đi du học, còn nếu học nửa chừng thì không thể ra ngoài học trường VN được đâu, vì trình độ của trường QT thấp hơn trường VN, còn nữa con bạn phải tự giác học mới khá được vì trường QT các giáo viên không kèm cặp con bạn kỹ đâu cho phát triển tự do. Nhà mình có đứa cháu hơi hiếu động, nghịch ngợm và lười học bố mẹ có cho học trường tiểu học quốc tế Á châu từ năm lớp 1-lớp 2 vào đầu năm lớp 3 thấy con có vẻ học yếu, làm toán chậm bố mẹ mới kiểm tra thấy bé làm toán chậm, sai nhiều, kiến thức bị hụt , viết chữ vừa xấu vừa chậm, trình độ tiếng Anh thì lơ mơ bố mẹ hoảng quá đến trường hỏi cô giáo mới thì cô nói con vẫn ổn, gặp cô giáo cũ năm lớp 2 thì mới phát hiện ra tin động trời là bé rất lười học bỏ giờ lên lớp rất nhiều, giờ tiếng Anh không vào học thầy gọi vào lớp khôg thèm vào thế là thầy bỏ luôn, thế mà nhà trường không hề báo cho phụ huynh biết, phụ huynh thì không thấy con làm bài ở nhà vì bé nói cô khôg cho bài về nhà, sổ liên lạc vẫn ghi bé học giỏi mới chết . Bố mẹ hoảng quá mặc dù đã vào năm mới gần 1 tháng bố mẹ phải chạy xin cho con vào một trường công lập ở gần nhà, nói thật với thầy hiệu trưởng tình hình của bé thầy mới nhận vào. Khi vào học có thầy kèm đặc biệt, thông báo tình hình cho phụ huynh mỗi ngày bé phải học rất nhiều nhưng không theo kịp các bạn trong lớp và kết quả là học sinh tiên tiến (lớp 35 bạn chỉ có mình nó là học sinh tiên tiến), bây giờ bé học lớp 5 rồi nhưng sức học vẫn không bằng các bạn. Vì thế bạn nên cân nhắc trước khi cho con vào học, trường QT phù hợp cho các bé có tinh thần tự giác học và tương lai đi du học. ==== Theo mình thì bé nhỏ ý thức tự giác ko cao cho nên chủ yếu trong cấp 1 bố mẹ phải kèm việc học cho bé thôi chứ trường nào mà chẳng vậy, trường công lập mà bỏ bê ko kèm thì cũng vậy thôi .
    Em gái mình làm ở trường quốc tế thì khuyên mình nên cho bé học trường quốc tế cấp 1 thôi, cấp 2 và 3 thì ra học công lập tốt hơn. ==== Mình có làm việc ở một trường quốc tế một thời gian khá dài, theo mình thì trường QT cũng có những điểm hay và điểm chưa hay của nó, tuy nhiên, trước khi cho con theo học trường QT thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ vài điều dưới đây: 1. Trường mà bạn muốn cho con bạn theo học có thật sự là trường QT hay ko? Mình nói vậy là bởi vì không phải hễ trường nào có chữ QT thì nó là trường QT. Một ví dụ điển hình là trường Quốc tế Á Châu, dân lập Việt Mỹ mà một bạn đã nhắc đến ở trên không phải là trường QT. Vì các trường này dạy theo chương trình của bộ giáo dục VN, có dạy thêm một vài môn bằng tiếng nước ngoài (mà đa số giáo viên là tây ba lô) môt cách rất hời hợt phiếu mô phạm, logic. Nếu bạn cho con bạn vào những trường như thế này thì chẳng khác nào biến bé thành một món tả pín lù không ra tây cũng ko ra ta. Vì vậy, khi tìm hiểu một trường QT, hãy đặc biệt quan tâm đến chương trình đào tạo của họ (Ví dụ trường BIS dạy theo chương trình của Anh, SSIS theo chương trình Mỹ...) để chắc chắn rằng con bạn được học một trường QT thật sự. 2. Hãy quan tâm đến đội ngũ giáo viên của trường, tiếp xúc với họ, tìm hiểu trình độ chuyên môn của họ. Vì tại ngôi trường mình đã làm có một số giáo viên trình độ chuyên và khả năng sư phạm đều rất kém. 3. Tiền tất nhiên là một vấn đến rất quan trọng khi cho con bạn học trường QT, nếu bạn rất giàu thì ko có vấn đề nhưng nếu bạn vẫn có nguy cơ đứt gánh nữa đường thì bạn sẽ khiến cho con của mình lưu vong ngay trên chính quê hương của chúng. 4. Bạn nên xem xét điều mình thật sự muốn ở con mình. Nếu bạn đơn thuần chỉ muốn con có một chương trình học dễ dàng hơn thì trường QT ko hề giúp ích cho con bạn vì chương trình học của họ tuy ko nặng theo kiểu VN nhưng cũng ko nhẹ một chút nào. Hay nếu bạn muốn con bạn sau này thuận tiên du học nước ngoài thì mình nghĩ học ở trường công lập VN hay trường QT đều như nhau hết vì các em đều phải vượt qua những kì thi như SAT, IELTS... để được nhận vô các trường ĐH , tất nhiên học QT thì các em có lợi thế hơn vì được học chương trình bằng TA từ bé, nhưng các em học trường VN được học TA đầy đủ cũng ko hề thua kém. Giá trị lớn nhất của việc học ở một trường QT theo mình nghĩ là các em được tự do thể hiện và phát triển theo đúng năng khiếu, khả năng sáng tạo của chúng. Nếu các bậc phụ huynh có nguyện vọng này thì trường QT cũng là một lựa chọn đáng để xem xét. Ngoài ra, có một điều nữa nghe ko được xuôi tai lắm, nhưng thật sự thì việc cho con học trường QT cũng có giá trị về mặt thương hiệu cho chính gia đình phụ huynh nữa đấy. Tuy nhiên, trên phương diện cá nhân của mình (cá nhân thôi nhé) thì mình sẽ không cho con học trường QT, làm trong ngành vài năm mình rút ra được vài điều nhỏ nhỏ như sau, hi vọng có thể chia sẽ được với các bạn: - Trẻ em học ở trường QT đều có hoàn cảnh gia đình khá giả, đa số các em ko biết coi trọng đồng tiền, đua đòi và chạy theo những giá trị vật chất quá nhiều. Các em cũng ko biết chia sẽ vì xung quanh bạn bè ai cũng giàu có nên ko cần phải chia sẽ hay cảm thông gì cả . - Rất nhiều học sinh ở trường mình làm tỏ ra là những trẻ hư, hỗn láo, không biết tôn trọng người lớn. HS ở các trường QT hầu như chỉ nghe lời GV của chúng, là người nước ngoài, rất coi thường những GV, trợ giảng người VN. Điều này xuất phát chính từ cách cư xử của người VN đối với GV nước ngoài, luôn nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, họ luôn được quyền sai bảo người VN, khiến cho lũ trẻ nghĩ rằng vị thế của những người VN ở trong trường là thấp hèn. Và những người GV nước ngoài kia thì ko hề hiểu biết gì về VH lễ nghĩa của người VN để dạy cho chúng. - Rất nhiều giáo viên ở trường QT ko phải là GV giỏi, nếu ko muốn nói là họ dở hoặc rất dở . Một vài người có trình độ chuyên môn thì ko có khả năng sư phạm và ngược lại. Nhưng những điều này ko phải ai cũng biết được vì không phải phụ huynh nào có con học trường QT đều có thể theo sát chương trình học của con. - Nếu cho con học trường VN, con bạn hoàn toàn có thể học giỏi, đi du học và trở thành 1 sinh viên quốc tế thật sự. Nếu cho con học trường QT, con bạn ko đủ giỏi để theo học chương trình của các trường ĐH nước ngoài, bạn ko thể cho con học chương trình ĐH của VN. - Nếu bạn và con bạn đều là người VN, sống trên đất nước VN, sẽ là một thiếu sót nếu nó ko thể đọc, viết tiếng Việt một cách sành sõi. Hichic. Thật tế đau lòng này vẫn diễn ra đấy các mẹ ah. Mong các mẹ sáng suốt trong viêc chọn trường học cho các con của mình ====
    Cảm ơn K'Hoa vì những chia sẻ rất thật và mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn là mình là người VN, trước hết phải ưu tiên học Tiếng Việt và Văn Hóa Việt, sau khi đã khẳng định bản sắc dân tộc rồi mới hội nhập khi đó chưa muộn. Bạn thân của mình cũng đã từng làm quản lý của 1 trường quốc tế và có những nhận xét và lời khuyên như bạn K'HOA. Nếu muốn học hẳn theo pp nước ngoài thì ko nên học ở trường nửa tây nửa ta, vì những lý do mà bạn K'Hoa đã nêu. Còn nếu có khả năng và muốn con thành hẳn người Quốc Tế thì hãy cho vào trường QTế 100%. Quan điểm cá nhân mình là việc dạy con ko nên quá chú trọng những gì thời thượng (toàn diện) như Tiếng Anh; Đàn; Vẽ.... mà cái đó cũng nên ở mức vừa phải (để con ko bị lỗi thời) . Nhưng mình lại khá trú trọng đến việc rèn nhân cách và kỹ năng sống cho con, như các cụ ngày xưa vẫn bảo: Tiên học LỄ; Hậu học VĂN. Tóm lại, là phải biết linh hoạt, chắt lọc những gì hay, cái gì tinh túy (kể cả của các cụ chúng ta ngày xưa có nhiều điều hay lẽ phải lắm đấy, chứ ko phải là cổ hủ cả đâu) và nên sắp xếp thứ tự ưu tiên trong cách dạy con hàng ngày và cả việc chọn trường, chọn thầy cô để gửi gắm bé yêu của mình. Vài chia sẻ, hy vọng giúp bạn phần nào trong qđịnh chọn trường cho con. ==== Mình đã từng dạy ở trường quốc tế 1 thời gian, cực kì đồng ý với bạn K'HOA. Nhất là đoạn học sinh quốc tế coi thường gv người việt và không biết lễ nghĩa là gì. Đó là 1 trong những lí do lớn nhất mà mình ko dạy ở đó nữa. Theo mình mẹ nó nên cho con học ở trường VN, trường nào cũng được chỉ cần gửi được cô giáo tốt, đừng chạy đua vào trường điểm. Còn tiền cho con đi học tiếng anh ở British council. (Công nhận là trẻ con người việt học ở trường quốc tế tiếng anh đỉnh lắm.) ==== Những trường mà vẫn hay gọi là trừng "quốc tế" thực ra hoạt động theo mô hình kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục. Mà đã kinh doanh thì mục tiêu trước tiên là lơi nhuận.Đấy là chưa kể bạn không thể biết được thành phần lãnh đạo của họ có năng lực và chuyên môn sư phạm thế nào, bạn chỉ biết qua các phương tiện truyền thông theo cách PR của họ.Tuy nhiên các trường ấy vẫn tồn và phát triển tại là vì họ biết những điểm yếu của trường công lập hiên nay( đó là điểm gì chắc chúng ta đều biết) và những hiểu biết không đầy đủ của phụ huynh. ==== bố mẹ phải phong độ ổn định đảm bảo chắc chắn toàn bộ đời học đến tận đại học nước ngoài chắc chắn thì OK, còn nếu ko thì khổ con nhỉ, con mình muônhọc trường dân lâp, vấn phải đánh đu theo chương trình bộ GD ==== mình cũng định tháng 8 này cho con vào học acg mà vẫn còn băn khoăn quá,cái băn khoăn lớn nhất là mình sợ con lạc lõng ở ngay nước của mình,sợ về nhà mình và ông bà ko theo sát được việc học của con vì ông bà và mình đều ko giỏi tiếng Anh. Nhưng phải công nhận là cơ sở vật chất của trường rất tốt ,cô giáo vui vẻ với học sinh.Hiện nay mình vẫn ko biết nên cho con học trường công hay quốc tế nữa khó nghĩ quá ==== Mình nghĩ nếu đầu tư cho con học chương trình quốc tế thì cho con học ở Tây luôn (vì rẻ hơn và tốt hơn). Còn ở VN thì mình k tin tưởng lắm... ==== Nếu: - Gia đình có điều kiện và có kế hoạch cho con sau này du học. - Đó là trường QT được công nhận, nghĩa là bằng tốt nghiệp trường này được các trường đại học Anh, Mỹ, Pháp... chấp nhận vào học thẳng đại học. Ví dụ trường UNIS. - Con không quá kém về tư chất (quá kém thì học vất vả lắm, khó theo kịp), hoặc không thực sự xuất sắc (thực sự xuất sắc thì học ở đâu cũng giỏi, chả cần trường QT) - Bố mẹ biết tiếng Anh thì càng có lợi - Có kế hoạch cho con định cư lâu dài sau này thì nên cho con học trường QT càng sớm càng tốt. Nên có kế hoạch theo từng bước: 1. Theo học trường QT 2. Du học tại nước ngoài 3. Ở lại làm việc, mua nhà 4. Xin định cư, nhập quốc tịch 5. Đầu tư về VN 6. Sau này về già quay trở lại VN sống những năm cuối đời, thỉnh thoảng du lịch vòng quanh thế giới.
    Dù học trường nào cũng phải dạy con luôn hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. CHúc bạn sớm chọn được 1 ngôi trường thích hợp nhất với bé nha ! Thân.
     
    Sửa lần cuối: 6/8/2011
    gvtieuhoc thích bài này.
  20. gia dinh ty xiu

    gia dinh ty xiu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/7/2011
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chọn trường cho con : Công lập hay quốc tế

    Mình chắc cho con học trường công thôi, không suy tính gì nữa
     

Chia sẻ trang này