Cần giúp: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

Thảo luận trong 'Sữa cho bé' bởi Mẹ Mitu, 4/6/2011.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. DangGiaLinh

    DangGiaLinh Thành viên mới

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    có thể do sữa của chị dùng cho bé không thích hợp, chị thử đổi vài ba loại xem cái nào hợp và ko tiêu chảy nữa thì cho bé xài luôn, còn nếu mà đổi hết rồi vẫn ko hết thì có thể bé có vấn đề về đường tiêu hoá rồi chị.

    hình như Enfa có loại gì dành cho trẻ bị vấn đề về đường tiêu hoá, chị thử hỏi bác sĩ xem, hồi trước con của chị bạn cùng cơ quan em cũng bị giống vậy, đi bác sĩ bác sĩ cũng giới thiệu cho loại đó uống được lắm.
     
    Đang tải...


  2. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Thông tin thật hữu ích quá, cảm ơn mẹ nó đã chia sẻ.
     
  3. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Nói chung giờ nhiều bệnh nguy hiểm lắm, nên các mẹ cũng fải cẩn trọng trong vấn đề ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ.
     
  4. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Tớ thấy cho trẻ ăn chuối tiêu cũng chữa được tiêu chảy. Nhưng ở đây là trường hợp bé bị dị ứng với sữa.
     
  5. trinhtranh

    trinhtranh Yêu em dài lâu

    Tham gia:
    9/11/2010
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    cái này mình cũng có nghe tới rồi, trước đây có đọc báo nói con của ông chủ sáng lập ra Mead Johnson cũng bị bệnh về đường tiêu hoá, nên bây giờ trong các sản phẩm của MJ cũng có sản phẩn riêng biệt dành cho những trẻ như thế này, mẹ nó liên lạc bác sĩ hỏi thử xem.
     
  6. Jully Nguyen

    Jully Nguyen Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/7/2010
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    cũng may là hồi đó giờ con em chịu sữa lắm, chưa có bị tiêu chảy lần nào, chứ không chắc là cũng khổ lắm đây, hic.
     
  7. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Sữa là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày trên thế giới. Sản phẩm từ sữa hay những thực phẩm có chứa sữa trong thành phần vô cùng phong phú về chủng loại, từ những loại sữa không béo, sữa có năng lượng cao, sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy, cho đến các loại bánh kẹo, chocolate, thực phẩm dinh dưỡng.

    Ðối tượng khách hàng chính tiêu thụ sữa và các sản phẩm có chứa sữa là trẻ em. Hiệu quả của sữa về mặt dinh dưỡng thì có lẽ bất kỳ ai cũng đều hiểu rõ, nhưng một vấn đề không nhỏ có liên quan đến sữa ít được biết đến, đó là vấn đề dị ứng với protein trong sữa bò ở trẻ em, mà ta sẽ gọi tắt là dị ứng sữa bò.

    Dị ứng sữa bò là gì? Tại sao trẻ lại bị dị ứng?

    Trước tiên cần phải phân biệt với tình trạng bất dung nạp Lactose, là một tình trạng hoàn toàn khác với tình trạng dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể mất khả năng tiêu hóa Lactose, một loại đường có trong sữa. Còn dị ứng với sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ "tấn công" một cách bất thường những thành phần protein đã được định lượng một cách chuẩn mực trong thành phần của sữa dành cho trẻ, gây ra phản ứng dị ứng.

    Theo các thống kê cho thấy, có từ 1-7,5% trẻ nhỏ bị dị ứng với các protein chứa trong sữa bò. Khi bị dị ứng với sữa bò, việc đầu tiên các thầy thuốc thường khuyến cáo cha mẹ là cho trẻ chuyển sang uống sữa đậu nành thay cho sữa bò, tuy nhiên lại có khá nhiều trẻ bị dị ứng sữa bò cũng bị dị ứng với các protein trong thành phần của sữa đậu nành.

    Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực miễn dịch học ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn nguyên nhân gây ra dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng sữa bò nói riêng, cũng như tại sao lại có một số trẻ bị dị ứng còn một số trẻ khác lại không? Nhưng người ta tin rằng, nguyên nhân gây ra dị ứng sữa bò là do sự kết hợp giữa những yếu tố về di truyền học và việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm. Một số nghiên cứu đã cho thấy những trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít bị nguy cơ dị ứng hơn so với những trẻ chỉ bú sữa bò hay sữa đậu nành. Tuy nhiên, để có được những giải đáp một cách thấu đáo, cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

    Những biểu hiện của tình trạng dị ứng sữa

    Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng tuổi đầu tiên và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện: Phản ứng dị ứng nhanh hoặc chậm. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp.

    - Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.

    - Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là: trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa vào lúc 2 tuổi.

    Cần phân biệt những triệu chứng của bất dung nạp Lactose với dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose thường có biểu hiện triệu chứng là: chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose có trong thành phần sữa.

    Chẩn đoán bệnh ra sao?

    - Nếu những triệu chứng xảy ra rõ ràng, nhất là ở thể phản ứng dị ứng nhanh, việc chẩn đoán thường không khó, nhưng nếu là thể phản ứng dị ứng chậm thì khó hơn vì có thể nhầm với những bệnh lý khác.

    - Tình trạng bứt rứt khó chịu và quấy khóc ở trẻ là biểu hiện bình thường, bất kỳ trẻ nào cũng có thể có, nhưng nếu xảy ra quá nhiều thì có thể có một sự bất thường nào đó. Vì không thể chắc được đây là những quấy rối bình thường của trẻ hay là bệnh lý, và có phải do dị ứng sữa bò hay do một tình trạng nào khác hay không? Do đó tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác. Tại phòng khám, để xác định chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng của gia đình bạn, khám bệnh, đồng thời sẽ làm những xét nghiệm đặc hiệu cho trẻ.

    - Xét nghiệm phân có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Phân của trẻ bị dị ứng sữa bò thường có lẫn máu. Trong khi đó phân của trẻ bị bất dung nạp Lactose lại có tính acid và chứa thành phần đường không tiêu hóa được.

    - Xét nghiệm thử phản ứng dị ứng trên da được thực hiện bằng cách tiêm một ít protein có trong sữa bò vào dưới da để tạo ra phản ứng miễn dịch. Nếu có dị ứng thì sẽ thấy nổi một đốm đỏ, cứng ở chỗ tiêm mà thông thường hay được gọi là nổi mề đay. Tuy nhiên, test này vẫn chưa phải là đặc hiệu hoàn toàn vì có rất nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với sữa bò vẫn cho kết quả âm tính, và nhiều trẻ lớn hơn không bị dị ứng sữa lại cho kết quả dương tính.

    Ðiều trị và phòng ngừa

    Nguyên tắc điều trị dị ứng sữa bò chủ yếu là tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống, việc dùng thuốc cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Vấn đề chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ là vô cùng cần thiết.

    1. Tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống:

    - Ngưng sử dụng sữa bò cho trẻ. Nếu con bạn bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành vì trong đó cũng khá đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

    - Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không hết thì có thể con bạn đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Ở thể phản ứng nhanh, chỉ có 8%-15% trẻ nhỏ bị dị ứng với protein của sữa đậu nành, nhưng ở thể phản ứng chậm lại chiếm tỷ lệ khá cao là khoảng 50%.

    Lúc này, bạn phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng, tuy nhiên giá thành của chúng thường đắt gấp ba lần so với sữa bò. Có thể sử dụng một số sản phẩm sau: sữa gạo (rice milk), sữa hạnh nhân, những sản phẩm ghi ngoài nhãn là Non-dairy hay Pareve (sản phẩm không chứa sữa như: kem, chocolate, pho mát, sữa chua)...

    - Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa? Nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3-6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.

    - Có thể chuyển sang cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn sữa, tuy nhiên chế độ ăn của mẹ phải được thiết lập bởi một bác sĩ chuyên về dinh dưỡng để có thể đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Cần lưu ý rằng các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.

    2. Sử dụng thuốc:

    - Các loại thuốc sử dụng khi có dị ứng cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc thường được dùng trong điều trị là: Cromolyn, Antihistamin, Ketotifen, Corticosteroid và các thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin. Epinephrine được sử dụng trong trường hợp bị phản ứng phản vệ cấp tính.

    3. Phòng ngừa:

    - Luôn luôn phải kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Ngay cả với những sản phẩm đã dùng quen vẫn phải đọc lại vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần của sản phẩm.

    - Cần báo cho những người chăm sóc con bạn như người trông trẻ, cô giáo, ông bà... về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa.
    - Nếu cần, có thể dán một miếng giấy nhỏ lên những thực phẩm có chứa sữa.

    - Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của con bạn trong những hồ sơ liên quan.

    - Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    - Nếu con bạn bị phản ứng phản vệ cấp cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

    BS. HÀ KHÔI (Theo Sức khỏe & Đời sống)
    Việt Báo (Theo_TuoiTre)
     
  8. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Chế độ ăn uống, kiêng kị cho trẻ em mắc bệnh Tiêu chảy kéo dài
    Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột.

    Chế độ dinh dưỡng đúng được biểu hiện bằng sự tăng cân ngay cả trong khi trẻ bị tiêu chảy.
    Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn.
    Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.

    Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.

    Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.

    Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…

    Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi

    Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.

    Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

    Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

    Tiếp tục bú mẹ.

    Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.

    Đảm bảo thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến, đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu.

    Cho ăn nhiều bữa trong ngày (ít nhất 6 bữa).

    Trẻ từ 1 tuổi trở lên

    Bú mẹ và ăn thêm sữa động vật.

    Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, đậu đỗ.

    Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110kcal/kg/24giờ.

    Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

    Nếu trẻ đang bú mẹ, ngoài các bữa cháo, súp cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ tiêu chảy phân bọt và nhầy, có mùi chua).

    Nếu ăn sữa bò trẻ tiêu chảy tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng loại sữa không có lactose.

    Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

    Bù nước và điện giải

    Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cần bù nước và điện giải bằng đường uống.

    Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đánh giá dấu hiệu mất nước khó, vì vậy song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa…

    Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và muối khoáng
    Các loại vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, đồng, selen, acid Folic dưới dạng thuốc nước (Hydrosol, Nutroplex, Dynavit, Alvityl…) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
     
  9. Chipcoicoi

    Chipcoicoi Banned

    Tham gia:
    23/11/2010
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Chế độ ăn trong tiêu chảy kéo dài

    Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột.

    Chế độ dinh dưỡng đúng được biểu hiện bằng sự tăng cân ngay cả trong khi trẻ bị tiêu chảy.

    Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong tiêu chảy kéo dài

    Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn.

    Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.

    Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.

    Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.

    Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa...

    Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi

    Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.

    Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

    Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

    Tiếp tục bú mẹ.

    Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.

    Đảm bảo thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến, đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu.

    Cho ăn nhiều bữa trong ngày (ít nhất 6 bữa).

    Trẻ từ 1 tuổi trở lên

    Bú mẹ và ăn thêm sữa động vật.

    Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, đậu đỗ.

    Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110kcal/kg/24giờ.

    Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

    Nếu trẻ đang bú mẹ, ngoài các bữa cháo, súp cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ tiêu chảy phân bọt và nhầy, có mùi chua).

    Nếu ăn sữa bò trẻ tiêu chảy tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng loại sữa không có lactose.

    Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.

    Bù nước và điện giải

    Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cần bù nước và điện giải bằng đường uống.

    Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đánh giá dấu hiệu mất nước khó, vì vậy song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy như nước cháo, nước cà rốt, nước dừa...

    Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và muối khoáng

    Các loại vitamin nhóm B và vitamin C, các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt, đồng, selen, acid Folic dưới dạng thuốc nước (Hydrosol, Nutroplex, Dynavit, Alvityl...) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    Nguồn: sức khỏe và đời sống
    Các mẹ tham khảo thêm nhé
     
  10. Ocean3009

    Ocean3009 Banned

    Tham gia:
    23/11/2010
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Món ăn chữa trị tiêu chảy ở trẻ

    Khi đi phân sống kéo dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu nhiều vitamin dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

    Món ăn chữa trị tiêu chảy ở trẻ
    Tiêu chảy và phân sống là bệnh thường gặp ở trẻ từ 1 – 5 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 2 – 3 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do ăn uống không hợp lý hoặc do nhiễm khuẩn đường ruột, hoặc do trẻ bị viêm phổi, viêm tai giữa và một số bệnh nhiễm khuẩn khác gây nên.

    Khi đi phân sống kéo dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu nhiều vitamin dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân có thể do nhiễm gió lạnh, khí hậu nóng ẩm; do tạng lách, dạ dày, thận hư suy. Sau đây là một số món ăn, nước uống tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy, phân sống.

    * Cháo thảo quả: thảo quả 5g, gừng tươi 3g, gạo tẻ 30g, bột gia vị vừa đủ. Thảo quả, gừng tươi cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay nhỏ cho vào nước thảo quả đun thành cháo, trước khi ăn cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày.
    * Cháo rau sam: rau sam 30g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, gia vị vừa đủ. Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày.
    * Cháo cà rốt, ô mai: cà rốt, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Cà rốt mài thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi thêm nước vừa đủ, quấy đều trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ là được. Chia 2 lần ăn trong ngày lúc đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày.
    * Cháo hạt sen: hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm non giã dập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được. Chia 3 lần ăn trong ngày, lúc đói, khi cháo nóng. Cần ăn liền 2 – 3 ngày.
    * Cháo táo: táo to 1 quả (150g), gạo 100g, đường phèn 20g. Táo gọt bỏ vỏ giã nhỏ, gạo xay thành bột. Cho cả hai thứ vào nồi thêm nước vừa đủ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được. Chia 2 lần ăn trong ngày lúc đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày.
    * Nước nụ sim: nụ sim 20g, lá ổi 10g. Lá ổi rửa sạch thái nhỏ sao vàng. Nụ sim phơi khô, cho cả hai vào nồi, thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày trước khi ăn, cần uống liền 2 – 3 ngày.
    * Nước nụ vối: nụ vối 20g, vỏ lựu 10g, gừng 2g. Nụ vối, vỏ lựu, gừng rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 – 3 ngày.
    * Nước gạo rang: gạo tẻ 30g, nụ vối 10g, riềng 5g. Gạo rang vàng, nụ vối, riềng sấy khô, tất cả cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, đem ủ kín vùi vào cát, sau 15 -20 phút chắt lấy nước, bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Cần uống liền 2 – 3 ngày.

    Theo Sức Khỏe Đời Sống
    Các mẹ tham khảo thêm các mon ăn này nhé!
     
  11. tieng_tretho

    tieng_tretho Banned

    Tham gia:
    1/9/2010
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em bằng các món cháo

    Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao hơn để chống lại bệnh.

    Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em bằng các món cháoChăm sóc trẻ bị tiêu chảy

    Sau đây xin giới thiệu một số món cháo dùng khi trẻ tiêu chảy, phân sống:
    Cháo rau sam:

    Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Bệnh nhân ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.
    Cháo cà rốt, ô mai:

    Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
    Cháo hạt sen:

    Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày.
    Cháo gừng:

    Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.
    Cháo gạo, sơn dược:

    Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày.
    Cháo khiếm thực, phục linh:

    Bột khiếm thực 60g, bột phục linh 20g, gạo lức 100g. Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày.
    Cháo khương, tra, củ cải:

    Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần liền 5 ngày.
    Thuốc đắp ngoài:

    Bài 1: Hành củ 15g, gừng sống 15g. Đem giã nát nhuyễn, gói trong miếng vải, đắp rốn bệnh nhi rồi băng cố định.

    Bài 2: Tỏi 12g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Giã nát tỏi trộn với lòng trắng trứng, gói vào vải đắp lên huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân trẻ.

    Lương y Minh Chánh
     
  12. tieng_tretho

    tieng_tretho Banned

    Tham gia:
    1/9/2010
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    6 nguyên nhân bé dễ mắc bệnh tiêu chảy trong mùa hè

    Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp phải trong mùa hè. Cha mẹ nên hạn chế những thực phẩm nào để phòng bệnh tiêu chảy cho con?

    6 nguyên nhân bé dễ mắc bệnh tiêu chảy trong mùa hè
    Khi bị tiêu chảy, khuôn mặt bé xanh xao và kéo theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tuy nhiên, khi bé gặp phải căn bệnh này, các bậc cha mẹ đừng vội lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bị tiêu chảy. Sau đó hãy cho bé dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé.

    Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện sau:

    - Tiêu chảy nhẹ: Bé đi ngoài dưới 10 lần/ngày, phân lỏng và bụng có biểu hiện căng nhẹ

    - Tiêu chảy nặng: Bé đi ngoài trên 10 lần/ngày, phân lỏng. Ngoài ra bé còn có triệu chứng nôn, sốt, sắc da xám nhạt. Thậm chí bé còn bị hôn mê hoặc co giật.
    Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh tiêu chảy vào mùa hè:

    1. Viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày ruột (còn gọi là cúm dạ dày) là tình trạng viêm dạ dày và ruột, có thể khiến trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn bị tiêu chảy. Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến, có thể được gây ra bởi các loại vi rút khác nhau. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là rotavirus.
    2. Vi khuẩn lây nhiễm: Bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn lây nhiễm thường nặng. Đôi khi kèm theo triệu chứng nôn và đau bụng, phân có máu. Bệnh này thường do vi khuẩn E. coli, salmonella… gây ra. Bệnh nhân mắc tiêu chảy do loại virus này gây ra thường là do ăn thịt nướng chứa vi khuẩn E. coli gây ra nhiễm trùng.
    3. Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn như giardiasis là do một ký sinh trùng trong ruột. Loài ký sinh trùng này sống tập thể và dễ dàng lây lan. Khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng cần phải được điều trị y tế đặc biệt. Nguyên nhân dẫn đến mắc loại ký sinh trùng này thường là do qua đường nước uống như nước chứa trong bể chứa, nước thông qua đường ống trên mái nhà có chứa giun đỏ…
    4. Kháng sinh: Nếu em bé của bạn vẫn bị tiêu chảy trong khi điều trị kháng sinh hoặc sau khi điều trị thì rất có thể là thuốc có liên quan.
    5. Thực phẩm đóng hộp: Uống nước trái cây đóng hộp quá nhiều, đặc biệt là những loại nước có nồng độ sorbitol và fructose cao cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày cho bé.
    6. Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò là không phổ biến, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra tiêu chảy và nôn trớ nếu trẻ không hợp.

    Theo Afamily
     
  13. tinhme_tinhbe

    tinhme_tinhbe Banned

    Tham gia:
    1/9/2010
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Bé bị tiêu chảy – Nên ăn gì?

    Tiêu chảy là căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ nôn, trớ, khóc không ra nước mắt, nặng thì mất nước, co giật. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh và có chế độ dinh dưỡng kịp thời để cung cấp lượng nước bị mất đi trong quá trình tiêu chảy của trẻ.

    Bé bị tiêu chảy Nên ăn gì?Bé bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn nhẹ và mềm, dễ tiêu hóa

    Vấn đề đầu tiên là bổ sung nước vào cơ thể trẻ bằng nước đun sôi để nguội, nước dừa, đặc biệt là sữa mẹ với trẻ đang trong thời kỳ bú, bởi sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cân bằng môi trường đường ruột của trẻ. Với trẻ không còn bú mẹ, có thể chọn lựa những loại sữa có lượng đường thấp, giàu dinh dưỡng dành cho trẻ tiêu chảy.

    Trong thời gian bị tiêu chảy, cha mẹ nên cho bé ăn những thức ăn nhẹ và mềm, dễ tiêu hóa. Cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc hầm nhừ, soup gà, khoai tây, khoai lang hầm nhừ, cháo bí đỏ đầy năng lượng… là sự lựa chọn hợp lý nhất. Lưu ý, nên hạn chế lượng đạm trong thịt bởi chất đạm sẽ gây khó tiêu cho trẻ.
    Bổ sung những loại hoa quả giàu chất xơ, không quá ngọt, tính mát, dễ tiêu hóa cho trẻ. Táo và chuối là hai loại quả thích hợp vì chúng chứa nhiều kali, giúp cơ thể nhanh phục hồi tình trạng mất nước. Không nên cho bé uống nước hoa quả ngọt vì nó sẽ khiến bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn.

    Bên cạnh việc tránh xa những đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, để lạnh hoặc chua, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, thực đơn thường xuyên thay đổi với những món ăn tốt cho đường ruột, dễ hấp thu.

    Khi hết tiêu chảy, trẻ vẫn bị tổn thương đường ruột, bụng yếu, nên cẩn thận trong chế độ ăn uống. Có thể duy trì các món cháo như cháo gà, cháo cà rốt, bổ sung thêm các loại dinh dưỡng: bột, đường, chất béo, đạm, vitamin và muối khoáng. Nhưng các thức ăn phải được nấu chín thật kỹ, thật mềm. Với rau và trái cây, nên chọn những loại quả có màu sẫm.
    Để giúp trẻ nhanh lấy lại sức, bạn nên mua loại “kẹo bổ dinh dưỡng” được làm từ sữa đặc có đường, bột béo, bột cacao nguyên chất được chưng cách thủy rồi làm lạnh, trẻ ăn thêm trong vòng 4 ngày sẽ giúp phục hồi sức khỏe.

    Quỳnh Lan
    TapchiMonngon.com
     
  14. tinhme_tinhbe

    tinhme_tinhbe Banned

    Tham gia:
    1/9/2010
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Chia sẻ kinh nghiệm khi con bị nhiễm tiêu chảy Rotavirus

    Lần đầu tiên con trai bị nhiễm con virút quái quỷ này làm mình sốt hết cả ruột. Hôm nay thấy con đỡ hơn một tí mới dám lên chia sẻ ít kinh nghiệm cho những bé nào có triệu chứng giống con mình thì đừng vội chạy chữa theo cảm tính.

    Chia sẻ kinh nghiệm khi con bị nhiễm tiêu chảy Rotavirus
    Thứ nhất nghe đến tiêu chảy thì ai cũng nghĩ phải đi nhiều lần/ ngày và mất nước. do đó biểu hiện nặng hơn của Rota như đi nhiều lần, mệt lả thiếu nước… thì ai cũng dễ nhận rồi, nhưng con mình thì không, bé chỉ đi đúng có 1 lần 1 ngày. vẫn chơi đùa bình thường, chỉ uống nhiều nước hơn và ăn ít. Tóm lại triệu chứng không rõ. suýt nữa bà nội cho bé một liều biseptol, hic hic!

    Quá trình theo dõi mình thấy những biểu hiện của con mình khi nhiễm Rota là:
    Đầu tiên con nôn nhiều, thậm chí ăn gì vào là nôn hết ra. Điển hình cu nhà mình nôn 6 lần từ chiều đến tối. mọi người đoán già đoán non là ngộ độc.
    Đến khi con bắt đầu có hiện tượng đi ngoài là dần hết nôn ( Bác sĩ giải thích là do virút đã chạy xuống đường ruột)
    Lúc này nếu mẹ không biết, cho con uống thuốc cầm ị thì rất không nên vì tháo ra bé mới hết trướng bụng.
    Bệnh kéo dài từ 5-7 ngày, có khi nhiều hơn. Con cứ ăn được một chút là trướng bụng. phân kém.
    Mấy ngày con không chịu uống oresol nên mẹ chỉ ép con uống thêm nước, ăn cháo thịt gà cà rốt( có thể xay thêm ít chuối xanh – chỉ lấy phần sát vỏ chuối). Uống men tiêu hóa Enterogenmina ngày hai ống vì con mình gần 2 t rồi.
    Kháng sinh trong trường hợp này hầu như vô tác dụng, có khi còn làm con rối loạn tiêu hóa thêm.
    Thêm một điều nữa là mình phải tìm ra căn nguyên lây bệnh. Quanh nhà không có bé nào bị nhiễm, theo đó không phải do dịch. Cuối cùng mình mới tìm ra là do thằng bé con em chồng mới vào viện về do bị viêm phế quản rồi chắc do bệnh viện vệ sinh kém nên lây Rota mà mẹ nó không biết, cứ bảo con đi phân sống rồi đi mua thuốc chữa phân sống. uống mãi chẳng đỡ.
    Nghe nói Virut rota này có văc xin phòng bệnh, nhưng chỉ có tác dụng với bé dưới 6 tháng tuổi. Các mẹ nhớ giữ vệ sinh và nếu có dịch thì nên phòng tránh cẩn thận.
    Bé nhà mình sau đợt bị này giảm mất 1kg! gầy nhom, thương lắm!
    Sưu tầm
     
  15. cupidlove2012

    cupidlove2012 Banned

    Tham gia:
    8/7/2011
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Cái này chắc mẹ nó nên gặp bác sĩ tốt hơn, tiêu chảy thì do nhiều nguyên nhân lắm, nhiều khi bé dư chất nào đó quá cũng bị. Tốt nhất gặp bác sĩ để bác sĩ coi xem cháu nó thế nào. Sữa có thể là một nguyên nhân.
     
  16. hienheo19901998

    hienheo19901998 Banned

    Tham gia:
    8/7/2011
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Ôi zời sao mẹ nó liều thê !!!

    Con bệnh thì mang ra bác sĩ đi chứ đừng tự chữa lung tung nguy hiểm lắm !!! Kinh nghiệm là 1 phần dành khi chăm sóc thôi, chứ tự chữa kiểu này rủi sai 1 cái là ôm hận cả đời đấy !!!

     
  17. ilovemoney2906

    ilovemoney2906 Banned

    Tham gia:
    8/7/2011
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Uống sữa mà tiêu chảy thì nên đổi sữa đi mẹ à, cái đó là do bé nó không hợp với sữa rồi đấy. Mẹ nên chọn loại sữa nào nỗi tiếng 1 chút, vì nó đã được nhiều người công nhận tốt rồi.
     
  18. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Nói chung cứ fải đi khám bác sỹ cho chắc ăn.
     
  19. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Có thể đổi sang những loại đặc biệt như mọi người đã chia sẻ trong topic này !!!!
     
  20. vanmitu

    vanmitu Banned

    Tham gia:
    29/7/2010
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé cứ uống sữa vào là đi tiêu chảy, phải làm sao giờ?

    Sữa là một thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ bởi nó rất giàu can-xi, vitamin D, protein và các vi chất khác. Theo khuyến nghị, trẻ từ 1-3 tuổi cần 500mg can-xi mỗi ngày (tương đương với khoảng 500g sữa/ngày)

    Một số trẻ bỏ sữa khi chúng bị chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hay sữa tươi, hoặc từ bú bình sang uống cốc. Một số khác thì thích hương vị của nước lọc, nước quả hay các loại nước khác mà được đưa vào thêm trong chế độ ăn của trẻ. Cuối cùng, một số trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ được đường lactose trong sữa (chứng không dung nạp lactose) và vì uống sữa luôn khiến chúng có cảm giác khó chịu như đầy bụng, chuột rút hay tiêu chảy.

    Nếu cơ thể bé vẫn tiêu hóa sữa tốt nhưng bé không muốn uống, thì có thể thử áp dụng các cách sau:

    - Bắt đầu với lượng nhỏ: Một khẩu phần đối với trẻ 1-3 tuổi là 170g sữa, so với trẻ lớn hơn và người trưởng thành là 228g. Vậy thì mỗi lần cho bé uống, hãy chỉ cho uống khoảng 25 - 50g sữa. Tiếp tục bổ sung lượng nhỏ để bé học dần cách chấp nhận và thích thú với nó.

    - Thêm cơ hội lựa chọn: Vào các bữa ăn chính và phụ, hãy đưa sữa vào đồ uống của bé bằng cách hỏi con muốn uống sữa trắng/sữa dâu hay sữa sô-cô-la. Các bé tuổi chập chững rất thích độc lập nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể kiểm soát được sự lựa chọn của bé. Với cách như thế này, bạn cũng sẽ giúp bé điều chỉnh uống sữa nguyên chất thay cho sữa nhiều hương vị, sữa không đường thay cho sữa thêm đường.

    - Tạo cho trẻ sự hứng khởi: Đựng sữa trong chiếc cốc trẻ yêu thích, dùng 1 chiếc ống hút vui nhộn hoặc đựng trong 1 chai thể thao với thiết kế nắp uống trực tiếp đặc biệt. Các bé luôn mong chờ được uống sữa khi chúng được đựng trong những vật dụng đặc biệt.

    - Chọn các loại sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa cũng rất giàu can-xi. Đó là sữa chua, phô mai, kem. Bạn có thể làm sữa lắc hoặc nước quả trộn sữa, kem làm từ sữa ít béo hay sữa chua hoa quả.

    - Tăng cường các thực phẩm giàu can-xi: Mặc dù các sản phẩm từ sữa là nguồn can-xi lý tưởng nhưng đậu phụ, cá mòi, một số loại rau lá xanh và các thực phẩm bổ sung can-xi như nước cam, ngũ cốc và các thực phẩm ăn sáng cũng rất giàu vi chất này.

    - Trộn sữa vào thực phẩm: Một món ăn nhiều em bé ưa chuộng là trộn sữa với ngũ cốc giòn hay cho phô-mai vào cháo, súp.

    - Luôn có thái độ tích cực với sữa: Bản thân bạn cũng cần phải uống sữa một cách hào hứng để bé bắt chước theo.

    Nếu bé buồn nôn, ợ hơi, chuột rút, đầy bụng hay tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa thì rất có thể bé bị hội chứng bất dung nạp đường lactose trong sữa. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ enzym để tiêu hóa chất bột đường (cacbon hydrate). Tuy nhiên, một số trường hợp mắc chứng bất dung nạp lactose lại có thể ăn sữa chua, phô mai, kem. Vì thế, nếu bé không dung nạp lactose trong sữa nước thì bạn có thể cho bé thử các sản phẩm làm từ sữa. Trên tất cả, trước khi thực hiện, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ con mắc bệnh này.
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này