Các mẹ thân mến. Hiện nay do cuộc sống đầy đủ nên các bà bầu thường "tẩm bổ" nên tăng cân nhiều, có mẹ tăng đến 20kg và hơn nữa. Tuy nhiên Không phải cứ tăng cân là tốt. Có mẹ thì lại tăng quá ít cân. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 10-15 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai. Để hạn chế tăng cân, bạn cần thực hiện chế độ ăn khoa học, ăn đa dạng các loại thức ăn để đủ chất cho mẹ và bé và không bị tăng cân quá nhiều. - Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ. - Uống nhiều nước: 2 lít/ngày - Chỉ cần ăn tăng 30 % so với trước khi mang thai là đủ (không phải ăn cho 2 người đâu các mẹ nhé ) - Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (thịt nạc, thịt bò, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh, hải sản) và magiê (rau xanh, nước khoáng). - Không ăn hoa quả, đồ ngọt, chất béo với số lượng nhiều. Ăn nhiều rau xanh và thức ăn nhiều chất xơ, tránh ăn thức ăn đóng hộp - Không nên ăn thực phẩm chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. Nên ăn những thức ăn nướng, luộc hoặc hấp - Thường xuyên đi bộ thư giãn, tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh, hạn chế các triệu chứng phù chân, chuột rút, mệt mỏi,...và sinh nở dễ dàng hơn. - Không hạn chế vận động một cách thái quá trừ khi có y lệnh của bác sỹ - Uống đầy đủ sắt + axit folic + canxi hoặc vitamin cho thai phụ - Đi khám thai thường xuyên để theo dõi được sự phát triển của thai nhi từ đó các bác sỹ sẽ cho lời khuyên hợp lý
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Các mẹ đều biết vai trò quan trọng của axit folic. Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển ống thần kinh, cột sống và tăng trưởng của trẻ. Một bà mẹ mang thai có nồng độ axit folic trong máu thấp sẽ có nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống. Một yếu tố quan trọng khác là khi có thay, thận lọc axit folic tăng gấp 4 lần bình thường, nếu không bổ sung đều đặn thì lượng axit folic sẽ bị suy giảm và dẫn đến những nguy cơ cho bé. Nguồn axit folic: - Trong các loại gan (lợn, gà, bò) tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều gan, chỉ nên duy trì 1 tuần/lần. - Trong các loại rau,màu xanh đậm càng tốt: nấm, bắp, đậu Hà Lan, cà rốt, cà chua, cam,... - Trong hoa quả như chuối, dưa hấu, chanh, cam, bưởi, bơ,.. - Trong các loại ngũ cốc, bột ngũ cốc nguyên và mì ống,bánh mì, yến mạch - Thuốc uống axit folic: Dạng viên: mỗi ngày uống 1 viên 400mcg từ 3 tháng trước khi có thai đến khi sinh. Dạng uống: mỗi ngày dùng 1 bịch (khoảng 1 ly đầy)sẽ chứa đủ lượng axit folic cần dùng. Lưu ý: - Cách uông: tốt nhất là nên uống sau 30 phút sau bữa ăn với nước lọc,tuyệt đối không uống khi đói - Không được ngâm, luộc, nấu thực phẩm quá lâu. Axit folic rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, ngâm rửa quá lâu cũng là nguyên nhân làm thất thoát thành phần af trong tp xanh - Không được dùng quá nhiều. Bạn nên uống theo đúng liều lượng, nếu quá liều sẽ dẫn đến bị ngứa, mề đay,rối loạn tiêu hóa. Khi bị dị ứng do dùng quá liều, bạn chỉ cần uống thật nhiều nước để lượng axit dư thừa thải ra ngoài qua đường nước tiểu vì af là một dạng sinh tố tan được trong nước.
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Có mẹ nào đang mang bầu hoặc đã vượt cạn không?các mẹ vào chia sẻ kinh nghiệm nhé.
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Các mẹ nên mua cẩm nang khi mag thai mà đọc, rất hữu ích đó, đợt mình mg thai cũng lên đinh lễ mua đó
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai ui, trong quá trình mang thai lỡ thèm quá không kiêng được thì sao nhỉ, Mình sắp làm mẹ rồi, mình lo quá, mình lúc nào cũng thèm ăn,,,,,hay đói và thích ăn đồ béo. Mình sợ không giữ nổi cân nặng mất.........(
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Vì tương lai con em chúng ta. Cố lên mẹ nó
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Dành cho các mẹ hay bị ốm nghén: Lời khuyên cho bà bầu bị ốm nghén 1. Ra ngoài hít thở không khí. 2. Đi bộ trong vòng 20 phút mỗi ngày nếu được sự đồng ý của bác sĩ. 3. Di chuyển, đi lại giúp tăng tuần hoàn máu và loại bỏ các hooc-môn trì trệ trong gan. 4. Cố gắng đưa Canxi, Magie, vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B6 trong bữa ăn. 5. Tránh ăn đồ cay nóng, đồ béo và đồ ăn nhanh. 6. Uống nhiều nước. 7. Thư giãn. Thảo dược cho bà bầu bị ốm nghén Trà hạt thì là Pha trà làm từ các hạt thì là đã được nghiền sau đó uống từng ngụm nhỏ. Trà hạt thì là cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai bị ợ nóng. Trà gừng Loại trà này có thể giúp bà bầu khi bị nôn mửa thường xuyên. Chuẩn bị một tách trà gừng và uống từng ngụm nhỏ trong ngày để giảm những triệu chứng nôn ọe dai dẳng. rà mâm xôi vừa tốt cho việc giảm ốm nghén vừa tốt cho sinh nở. Trà bạc hà Loại trà thảo dược này có thể uống bất kỳ lúc nào, nhưng tốt nhất là nên uống vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy để ngăn ngừa cơn ốm nghén trở nên trầm trọng. Trà lá đào Lá của quả đào có thể được dùng làm trà thảo dược nhằm loại trừ ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Trà mâm xôi Loại trà này làm từ lá của quả mâm xôi thường được khuyên dùng để làm giảm tình trạng nôn mửa khi ốm nghén. Loại trà này rất công hiệu khi uống hàng ngày trong quá trình mang thai và quá trình sinh nở. Bạn cũng có thể mua trà dinh dưỡng cho sản phụ Hipp cũng giúp giảm ốm nghén hiệu quả. Chúc các mẹ khỏe, hết ốm nghén
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai hix em 23 tuần mà 70kg rùi. tăng 8kg nản quá, chắc đến lúc sinh thì phải 80kg mất. huhu
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Ăn uống theo tuổi thai Trong những ngày đầu, các tế bào lớp trong của phôi sẽ phát triển thành em bé của bạn, còn các lớp tế bào bên ngoài sẽ phát triển thành nhau thai. Tuần 1 – 4 Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của nhau thai có liên quan trực tiếp với thức ăn của mẹ, cũng như các phụ nữ có dinh dưỡng tốt sẽ xây dựng được một nhau thai khoẻ mạnh hơn. Nhau thai được xem như đường truyền dinh dưỡng giữa bạn và em bé, vì vậy sử dụng thức ăn tươi và kiêng thực phẩm đóng hộp. Ngoài ra, đây là thời gian để bỏ tất cả các chất có hại như rượu, thuốc lá và càphê, cũng như những độc tố có thể đi qua nhau thai. Axit folic là chất cần thiết trong thời kỳ này, và lý tưởng nhất là được bổ sung từ sáu tuần trước khi bạn thụ thai. Trong 28 ngày đầu của thai kỳ, diễn ra rất nhiều sự phân chia tế bào trong phôi thai, và ống thần kinh của bé cũng đang phát triển. Axit folic làm giảm nguy cơ nứt đốt sống, dị tật bẩm sinh, sẩy thai và sinh thấp cân. Hãy ăn các loại thực phẩm dồi dào axit folic bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, súp lơ xanh, rau bina, măng tây, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (như vừng, đậu phộng), thịt gà, vịt, thịt bò, gan, cam (hoặc bưởi)… Bên cạnh đó, bạn vẫn cần bổ sung ít nhất 400mcg mỗi ngày bằng thuốc viên trong suốt thời kỳ mang thai của bạn, vì rất khó có đủ axit folic trong thức ăn. Tuần 5 – 12 Trong tháng thứ hai, bạn có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nghén hoặc thèm những loại thức ăn nhất định. Hãy tin tưởng bản năng của bạn về điều này, có thể bạn chỉ thèm những gì em bé của bạn đang cần, ví dụ như thèm thịt bò, có thể bé cần chất sắt, thèm sữa nghĩa là bé cần canxi. Bạn có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng của ốm nghén bằng cách tăng cường kẽm và vitamin B6. Hãy nhấm nháp trà gừng và ăn lai rai các loại hạt. Cảm thấy kiệt sức là vấn đề chính trong thời gian này, và nó không đáng ngạc nhiên với tất cả những gì đang xảy ra bên trong bạn. Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy chuyển thực đơn từ tất cả các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, gạo và mì ống sang bánh mì nguyên cám, và gạo nguyên cám, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Thực phẩm nguyên cám có hàm lượng chất xơ cao và vẫn còn nguyên vitamin B vì không bị mất đi trong quá trình xay xát, đánh bóng gạo. Tránh các loại thực phẩm ngọt và thức uống có caffeine, và cố gắng ăn mỗi bốn tiếng đồng hồ. Uống nhiều chất lỏng, kể cả nước ngọt và nước rau quả ép. Và nhớ tranh thủ ngủ trưa bất cứ khi nào bạn có thể. Tuần 13 – 16 Trong khi 12 tuần đầu tiên tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ quan, xương, mô và các tế bào, ba tháng tiếp theo chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của bé. Bạn phải ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để hỗ trợ bé – tương đương với một quả táo, một mẩu bánh mì nguyên cám và một ly sữa. Bạn có thể tăng cân trung bình khoảng 0,5kg một tuần. Bạn có thể bị táo bón bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bởi những kích thích tố làm chậm sự chuyển động của thức ăn trong ruột của bạn, để có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Phần khác, khi em bé bắt đầu phát triển trong giai đoạn này, bé có thể bắt đầu gây áp lực lên ruột của bạn. Vì vậy bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm có chất xơ, uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội hoặc đi bộ và tránh caffeine vì nó khử nước trong cơ thể. Nếu tình trạng táo bón không cải thiện, hãy ngâm một thìa hạt lanh trong nước, để qua đêm và uống nước đó mỗi sáng cho đến khi các triệu chứng trôi qua. Tuần 17 – 24 Các giác quan của bé đang phát triển. Thính giác phát triển lúc 16 tuần, mặc dù cấu trúc tai vẫn chưa hoàn chỉnh cho đến tuần thứ 24, và vào cuối giai đoạn này mắt bé bắt đầu hé mở. Vitamin A có vai trò quan trọng trong phát triển thị giác và thính giác. Các nguồn thực vật của vitamin A, được gọi là betacarotene, là an toàn nhất. Vì vậy, lúc này cần thêm càrốt và ớt vàng vào thực đơn của bạn. Tuần 25 – 28 Đến cuối quý thứ hai, tử cung của bạn mở rộng không gian và lấn chỗ hệ thống tiêu hoá, ép lên dạ dày của bạn. Đây là lý do khiến 80% phụ nữ mang thai bị ợ nóng. Thông thường, các loại thực phẩm được tiêu hoá bởi axit trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột. Thay vào đó, do áp lực của thai nhi nên dịch axit có thể di chuyển lên thực quản, gây ra cảm giác bỏng rát trong lồng ngực của bạn. Để tránh tình trạng tăng nặng thêm, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn, tránh những món cay hoặc béo, đồ uống có gas, thịt hộp, rượu và càphê. Cố gắng ăn bữa tối ít nhất ba tiếng trước khi đi ngủ và nhai chậm. Kê đầu cao khi ngủ cũng là một ý tưởng tốt, vì điều này giúp ngăn ngừa các chất tiêu hoá trong dạ dày của bạn di chuyển về phía thực quản. Tuần 29 – 34 Càng ngày bạn càng phải chuyển nhiều hơn các chất dinh dưỡng cho bé, từ các axit béo cần thiết cho não của bé phát triển, cho đến nhiều canxi hơn cho xương, răng và nhiều sắt hơn để bảo vệ bé chống lại bệnh thiếu máu sau khi sinh. Điều quan trọng trong thời gian này là tiếp tục một chế độ ăn uống dinh dưỡng cao, nếu không cơ thể sẽ chuyển tất cả cho em bé, khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Bổ sung vào thực đơn dầu cá, các loại hạt, thịt nạc đỏ, đậu, rau lá màu xanh đậm và sữa chua tự nhiên. Em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi kích thước và sẽ đòi hỏi thêm calo từ bạn. Vì vậy, bạn nên tiếp tục ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Duy trì trọng lượng ổn định cho mẹ là điều cần thiết, nhưng tăng cân quá ít có thể dẫn đến rủi ro là em bé bị sinh thiếu tháng. Ngược lại, tăng cân quá nhiều cũng là không nên. Đây là thời gian các tế bào mỡ được hình thành và nếu phải hấp thu quá nhiều chất béo dư thừa từ mẹ, em bé của bạn có thể sẽ phải chiến đấu với những vấn đề sức khoẻ trong cuộc sống sau này. Hãy coi chừng chất béo trong bánh kem cũng như bánh quy, và nhớ rằng đường sẽ chuyển thành chất béo. Vì vậy, khi bạn ăn, tốt nhất để lựa chọn trái cây tươi, các loại hạt, và ngũ cốc. Tuần 35 – 40 Sự tiêu hao năng lượng trong quá trình sinh nở được so sánh với một cuộc chạy marathon. Hãy chuẩn bị từ hai tuần trước ngày dự sinh bằng cách bổ sung nguồn carbohydrates với gạo nguyên cám, rau củ và bánh mì nguyên cám, vì đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đến cuối thai kỳ này bé nặng chừng 3kg, nhưng bạn có thể đã tăng khoảng 14kg. Đừng lo lắng về số cân dư! Hầu hết trọng lượng còn lại là chất lỏng, khối lượng máu tăng và nhau thai. Một ít chất béo dư thừa trong cơ thể mẹ lúc này cũng là cần thiết để chuẩn bị cho con bú sữa mẹ – sự khởi đầu tốt nhất mà em bé của bạn có thể có trong cuộc sống.
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Em đánh dấu khi nào tập 2 thì ngâm cứu tiếp. Tập 1 em tăng 24kg, con 3 tuổi mới về được như chưa bầu đấy ah.
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai kinh nghiệm từ em gái mình thì nó ăn tùm lum ko kiêng cử j hết.....rau râm ăn, ớt ăn đủ thứ sinh con nó ra vẫn 3kg trắng trẻo giờ 15 tháng rùi thằng bé thông minh tinh nghịch chắc nịt ko ốm ko béo phì ..... như mình thì lúc đầu thèm ăn gỏi đu đủ nhưng mấy tháng đầu ko ăn vì sợ xảy thai đến tháng thứ 8,9 này thì quất lun đâu có sợ nữa......thèm thì ăn thui giờ ăn ko đc gần sinh ăn.....tớ bt 49kg giờ tăng 60kg rùi có nghĩa mới lên có 11kg mà con tớ đã hơn 3kg vào tuần thứ 36 37 rùi nè.....đồ béo thì bạn ơi mình thuộc kính thưa các loại béo, bơ trứng gà mayone nuớc cốt dừa ôi tùm lum thứ béo kkkkk ko sao đâu bạn ăn đầy đủ chất và đúng khẩu vị là ok à
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Theo các bác sĩ chuyên ngành từ bệnh viện Viện Pháp và Viện Nhi Trung Ương tư vấn thì cân nặng lý tưởng < 15kg và nếu tăng quá 20kg thì ko tốt lắm đâu mẹ ạ Rảnh thì tham gia khóa học bên mình cho vui
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai cho em tham gia với .lúc chưa mang thai em 43k nay mang thai 8 tháng mà 50k em thấy bụng còn nhỏ lắm vậy theo như các mẹ em mang thai bình thường không em chỉ sợ con không đủ kg thôi
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Bạn ơi để đăng ký tham gia bạn alo theo số ở trên nhé 0437871168 Còn chuyện cân nặng của bạn đi học sẽ được các bác sĩ giải đáp tận tình và cụ thể Theo như mình biết thì việc tăng nhiều hay ít không quan trọng mà chủ yếu là chất dinh dưỡng phải đủ cho bé bạn nhé
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Chào các bà mẹ trẻ! Mang thai, làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Nhưng để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, lành lặn, thông minh thì là vấn đề đặt ra của nhiều gia đình. Chính đó dẫn đến nhiều câu hỏi mà các mẹ đặt ra: ăn gì tốt cho bé, ăn như thế nào để vào bé nhiều, mẹ không bị béo phì, nên cân quá nhiều trong quá trình mang thai. các mẹ còn băn khoăn thì tham gia khóa học "Tiền Sản - làm mẹ - chăm sóc bé..." băn khoăn thắc mắc sẽ được các Bác Sỹ , chuyên gia tư vấn, giải đáp. Thân ái!
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Hôm trước em có tham khảo trên một số trang báo mạng có nói rằng chỉ nên uống Acid Folic từ trước khi mang thai đến khoảng 12 or 14 tuần của thai kỳ thôi ko thì con sẽ dễ bị hen. Vì thế em ngưng uống cái này ngay khi con đc 14w rùi, có mẹ nào như e ko ạ?
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Báo nào mà đăng thông tin bùn cười vậy nhỉ, mình đọc thấy cần bổ sung đến khi hết cho con bú cơ : Axit folic giúp bà bầu và thai nhi khỏe mạnh - Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên dùng 400 microgram axit folic mỗi ngày. - Bà bầu cần 600 microgram hằng ngày. - Phụ nữ cho con bú nên uống hằng ngày 500 microgram. - Những chị em có con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não, và dự định sinh thêm con, thì nên hỏi bác sĩ trước khi uống. Những phụ nữ này cần tới khoảng 4.000 microgram axit folic mỗi ngày. - Những phụ nữ có con bị dị tật bẩm sinh như trên và không định sinh con nữa, thì nên uống mỗi ngày 400 microgram. http://m.*********/chuan-bi-mang-thai/axit-folic-doi-voi-phu-nu-mang-thai-c12a14032.html Mẹ nó tham khảo nhé.
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai Bài viết hay quá, chị ơi em muốn tham gia lớp Học Tiền sản miễn phí của siêu thị mình thì pải làm như nào ạ?
Ðề: Chế độ ăn uống khoa học, tăng cân hợp lý khi mang thai e chẳng tăng cân gì cả, chỉ sút thôi vì nghén quá nôn suốt, mà chẳng ăn được mấy hxhx, e thấy bảo bầu kiêng gừng vì gừng nóng mà bài này lại bảo uống gừng ah :_s