Thông tin: Thịt lợn muối - nguy cơ lớn gây tiểu đường.

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi vietsnets2, 15/8/2011.

  1. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Chỉ hai lát thịt lợn muối mỗi ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn thêm 50%, các nhà nghiên cứu khẳng định.
    [​IMG]
    Nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Mỹ đã tìm hiểu hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn của hơn 440.000 người trải qua thời kỳ dài từ 14 đến 28 năm.

    Họ tìm thấy chỉ 100g thịt đỏ mỗi ngày cũng đủ để tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 25%. Nhưng thịt đã qua chế biến, trong đó có thịt băm và các loại món lạnh như giăm bông, thịt muối sấy khô thì có ảnh hưởng lớn hơn nhiều.

    Chỉ 50gram mỗi ngày, tương đương với 2 lát thịt muối, hoặc một lát thịt băm trong bánh kẹp hamburger, là đủ tăng nguy cơ mắc bệnh lên hơn 50%.

    Ngày càng nhiều người mắc căn bệnh tiểu đường, và hàng triệu người khác đang mắc nhưng chưa được chẩn đoán. Bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hóoc môn insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

    Triệu chứng của tiểu đường tuyp 2 gồm thường xuyên thấy khát, mót tiểu và mệt mỏi triền miên. Bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như mù lòa, suy thận, đau tim đột quỵ....

    Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vietsnets2
    Đang tải...


  2. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Tiêu diệt khối u từ hoa nghệ tây.

    Các nhà khoa học thuộc Đại học Bradford (Anh) đã chế tạo một loại hóa chất được tìm thấy trong hoa nghệ tây thành một “quả bom thông minh” có thể tiêu diệt các khối u ung thư.
    [​IMG]
    Theo báo Daily Mail, nghiên cứu cho thấy, thuốc có nguồn gốc từ chất chiết xuất của hoa nghệ tây có thể quét sạch các khối u trong một đợt điều trị duy nhất mà không gây hại tới các mô khỏe mạnh, đồng thời giảm nguy cơ bị các tác dụng phụ.

    Loại thuốc này, dựa trên colchicine, chất chiết xuất từ hoa nghệ tây, đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, và cho đến nay chỉ mới được thử nghiệm trên chuột. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan về tiềm năng trị bệnh ở người của loại thuốc mới này.
     
  3. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    7 loại vitamin không thể thiếu với phụ nữ.

    Dưới đây là 7 loại vitamin rất cần thiết cho chị em phụ nữ. Mọi người nên bổ sung hàng ngày bằng chế độ ăn uống hoặc uống thêm viên nang thuốc bổ.

    1. Canxi: Rất cần thiết cho xương

    Liều lượng: Nên bổ sung 1.000 mg mỗi ngày.

    Bổ sung đủ canxi chính là cách đơn giản nhất để bảo vệ xương của bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Theo tiến sĩ Zuckerbrot: “Khi chúng ta già, những bệnh tật về xương mới biểu hiện rõ, vì vậy ngày từ khi còn trẻ các bạn nên bổ sung đủ canxi mỗi ngày (từ 1000-1500mg/ngày)”. Chúng ta có thể bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm như sữa, phomat ít béo, sữa chua và các sản phẩm đậu nành.

    2. Vitamin D: Giúp đẩy mạnh sự phát triển canxi

    Liều lượng: Nên bổ sung 600 IU mỗi ngày

    Cũng quan trọng như canxi, vitamin D rất cần thiết cho cơ thể mỗi người. Nếu không bổ sung đủ vitamin D, cơ thể bạn sẽ không hấp thụ được canxi, vitamin D chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết để kích hoạt canxi trong máu. Mặc dù rất quan trọng như thế nhưng vitamin D lại dễ dàng bổ sung qua ánh nắng mặt trời, mỗi ngày bạn nên phơi nắng từ 10-15 phút vào buổi sớm (đặc biệt là nắng sớm). Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường ăn trứng, sữa, nước cam và cá.
    [​IMG]

    Bạn có thể bổ sung những loại vitamin cần thiết từ chế độ ăn hàng ngày. (Ảnh minh họa)

    3. Omega-3: Tốt cho làn da và tim mạch

    Liều lượng: Nên bổ sung khoảng 3000 mg mỗi ngày.

    Omega-3 hoạt động như một chất chống viêm hiệu quả cho cơ thể và tim mạch. Để bổ sung đủ dưỡng chất này, bạn nên ăn nhiều cá hồi, cá ngừ, hạt lanh và quả óc chó. Những loại thực phẩm này còn giúp làn da bạn mịn màng, trẻ trung hơn. Nếu bạn không thể ăn cá, hãy uống thêm viên nang thuốc bổ chứa omega-3 mỗi ngày.

    4. Protein: Rất tốt cho tóc

    Liều lượng: Nên bổ sung 94 gam protein mỗi ngày.

    Protein có tác dụng giúp tóc sáng bóng và da đầu khỏe mạnh. Những thực phẩm giàu protein là thịt, gia cầm, cá, đậu, quả hạnh.

    5. Vitamin B: Tốt cho não

    Liều lượng: Nên bổ sung 1,3 mg B6; 2,4 mcg B12; 400 mcg folate mỗi ngày.

    Nhóm vitamin B bao gồm B6, B12 và folate rất cần thiết cho chức năng não, hình thành tế bào máu và xây dựng DNA. Loại dưỡng chất này cũng giúp móng tay của chúng ta phát triển khỏe và cứng cáp hơn.

    Chúng ta có thể bổ sung vitamin B6 bằng cách ăn khoai tây, chuối, ngũ cốc, đậu, thịt bò, gia cầm, bột yến mạch. Vitamin B12 có nhiều trong cá hồi, hàu, sữa thịt và sữa chua. Những thực phẩm giàu folate bao gồm rau lá xanh, rau sấy khô, ngũ cốc, cơm…
    [​IMG]

    Vitamin B6 có nhiều trong khoai tây. (Ảnh minh họa)

    6. Vitamin A: Tốt cho hệ miễn dịch

    Liều lượng: Nên bổ sung 2,333 IU mỗi ngày.

    Vitamin A có tác dụng cải thiện thị lực, móng tay, giúp cho da bạn luôn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu hụt vitamin A có thể khiến móng tay bạn dễ gẫy, khô và làm chậm tốc độ tăng trưởng. Bạn có thể bổ sung vitamin A bằng cách bổ sung những loại thực phẩm như sữa, gan, trái cây và các loại rau củ nhiều màu sắc.

    7. Sắt: Cần thiết cho máu

    Liều lượng: Nên bổ sung 18mg mỗi ngày

    Phụ nữ rất cần bổ sung sắt để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Thiếu máu gây ra mệt mỏi, đau đầu và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Việc bổ sung đủ máu đặc biệt quan trọng đối với những người ở tuổi kinh nguyệt. Những loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng này bao gồm thịt đỏ, gia cầm, đậu, trứng. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm như kiwi, bưởi, cam, bông cải xanh và ớt cũng giúp tăng cường hấp thụ sắt.
     
  4. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Nhan nhản món ăn chiên bằng dầu bẩn

    Rất nhiều món ăn được các tiệm, quầy, xe bán dạo chiên xào bằng những loại dầu ăn không rõ nguồn gốc, nhãn hiệu. Thậm chí, các loại dầu ăn này còn được tái sử dụng nhiều lần, bất chấp nguy cơ độc hại.

    Dầu ăn “3 không”

    Trong vai người chuẩn bị mở tiệm cơm gà xối mỡ, chúng tôi được một phụ nữ tên Hai giới thiệu đến đại lý dầu ăn H.L., chợ Tam Bình (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Nơi đây chuyên phân phối sỉ các loại dầu ăn giá rẻ. Phía trước tiệm tạp hóa này chất đầy những can dầu ăn. Nhiều can không có nhãn hiệu, xuất xứ, hạn dùng. Chỉ vào chiếc can nhựa ố vàng, ông chủ đại lý nói: “Ở đây chỉ có dầu cọ và dầu không mùi. Muốn rẻ thì lấy dầu không mùi giá 30.000đ/kg. Mua 100 lít trở lên sẽ giao tận nơi”. Tại chợ Linh Trung (Q.Thủ Đức), các chủ tiệm tạp hóa còn chiết dầu ăn “ba không” từ can nhựa ra bịch ni lông bán lẻ với giá 33.000đ/kg.

    Trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM, những người bán hàng rong đều sử dụng dầu ăn “3 không” để chiên xào thức ăn. Dầu còn thừa trong chảo, luôn được sử dụng lại. Từ sáng sớm, trước cổng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Khoa học tự nhiên (Nguyễn Văn Cừ, Q.5) có rất nhiều xe đẩy bán bánh mì ốp la, cá viên chiên. Người bán đều dùng dầu ăn đựng trong can nhựa, chai nước khoáng. Quanh hai bệnh viện Hùng Vương (Hồng Bàng, P.12, Q.5), Chợ Rẫy (Nguyễn Chí Thanh, P.4, Q.11) cũng tấp nập “chợ” hàng rong. Các loại bánh tiêu, bánh cam, chuối đều được chiên với cùng một loại dầu ăn không tên.
    [​IMG]
    Những can nhựa cáu bẩn chứa dầu ăn không rõ nguồn gốc

    Từ 6 giờ sáng, trước cổng Khu chế xuất Linh Trung, Q.Thủ Đức, nhiều công nhân vây quanh những xe đẩy bán bánh chuối chiên. Trong vai người muốn học nghề, chúng tôi được chị Hằng rỉ tai: “Mua dầu ăn loại thường mà chiên cho đỡ hao. Đừng mua dầu ăn của các công ty, mắc lắm, bán không có lời đâu. Tôi bán xe đẩy một ngày chiên hơn 400 bánh, dùng vài lít dầu ăn, chiên xong cất đó hôm sau dùng tiếp”.

    Trên dốc cầu Nhị Thiên Đường (Q.8), hai lò bánh tiêu luôn đông người mua. Trên bếp củi, một chảo dầu lớn đen ngòm, sôi ùng ục. Vừa bước lại gần chảo dầu, mùi hắc xộc vào mũi. Cứ 30 phút, ông chủ tiệm lại đong một ca dầu ăn từ can nhựa chế thêm vào chảo dầu. Thỉnh thoảng, ông dùng chiếc vợt bằng vải “trục vớt” những mẩu bánh vụn cháy đen trong chảo. Hai tiệm bánh này bỏ mối hàng ngàn bánh tiêu cho những người bán hàng rong và các sạp ở chợ.

    Tại một tiệm cơm gà trên đường Ba Đình (P.10, Q.8), mặc dù hai chảo dầu ăn đã đổi màu đen đặc nhưng bà chủ vẫn bỏ thêm những chiếc đùi gà vào. Khi có người ngỏ ý muốn mua lại số dầu ăn đậm đặc này, bà chủ lắc đầu: “Cái này để nguội đổ vào can, khi lớp cặn dưới đóng lại, sẽ rót lấy lớp trên dùng tiếp. Một đĩa cơm đùi gà có giá 20.000đ, nếu chiên xong một lượt rồi thay dầu ăn mới thì còn đâu lời nữa”. Ở các chợ Bình Thới (Q.11), chợ Xã Tây (Q.5), chợ Phú Lâm (Q.6), những người bán đậu hủ, chả cá chiên cũng dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Họ chiên thực phẩm bằng chảo dầu đen kịt trước mắt khách hàng nhưng chẳng ai quan tâm.
    [​IMG]
    Dầu ăn tái sử dụng đen ngòm còn được tận dụng chiên đùi gà

    Nguy cơ ung thư

    BS Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm (ATTP) VN cho biết, khi chiên đi, chiên lại nhiều lần thì dầu sẽ chuyển hóa thành các chất độc hại, đặc biệt là chất peroxide gây ung thư. BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM cảnh báo, không nên sử dụng dầu ăn không có xuất xứ rõ ràng, không đầy đủ thông tin trên nhãn về chất lượng sản phẩm. Khi dầu bị đun nóng nhiều lần sẽ làm các vitamin A, E, D, K bị phá hủy và xuất hiện chất độc aldehyde, fatty acid oxide… Khi vào cơ thể, các chất này sẽ phá hủy các men tiêu hóa gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy; một số trường hợp sẽ bị tăng huyết áp; về lâu dài còn gây các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, ung thư.

    Theo số liệu thống kê của Chi cục ATVSTP TP.HCM, trong năm 2010, đơn vị này đã lấy năm mẫu dầu ăn để kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý… Kết quả: phát hiện một mẫu dầu ăn bị nhiễm men mốc. Còn Thanh tra Sở Y tế TP.HCM từ ngày 17/6 - 24/9/2010 đã kết hợp với Cục Cảnh sát Môi trường - Bộ Công an thanh tra bốn cơ sở nhập khẩu, đóng gói, sản xuất, kinh doanh dầu ăn và 12 mẫu dầu ăn xét nghiệm các chỉ tiêu hóa lý (chỉ số xà phòng, chỉ số peroxyt, chỉ số iod, hàm lượng lipid, hàm lượng acid béo tự do, arsen, cadimi, chì, thủy ngân, cholesterol, BHA, BHT), vi sinh (tổng số vi sinh vật hiếu khí, coliforms, escherichia coli, staphylococcus aureus, salmonella spp., tổng số bào tử nấm mốc - men) nhưng đến nay mới chỉ có tám mẫu có kết quả xét nghiệm. Trong đó, chỉ có hai mẫu đạt, sáu mẫu không đạt. Cụ thể: hai mẫu có hàm lượng cholesterol cao hơn so với công bố; một mẫu có chỉ số peroxyt, hàm lượng acid béo tự do cao hơn so với tiêu chuẩn; hai mẫu có hàm lượng sắt, arsen cao hơn so với tiêu chuẩn; một mẫu có hàm lượng BHT cao hơn so với tiêu chuẩn. Thanh tra Sở đã tịch thu tiêu hủy 160kg dầu đen và giám sát việc chuyển mục đích sử dụng 1.060kg dầu ăn không đạt chất lượng; đình chỉ hoạt động của năm cơ sở có sử dụng dầu ăn để chế biến thực phẩm nhưng chưa có giấy đăng ký kinh doanh, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, con người chưa được tập huấn kiến thức về ATVSTP; không được khám sức khỏe đúng quy định…
    [​IMG]
    Sang chiết thủ công dầu ăn trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh

    Từ đầu năm 2011 đến nay, cơ quan chức năng không hề thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến dầu ăn. BS Phạm Kim Bình - Phó chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, giải thích: “Vì phải tập trung kiểm tra bếp ăn tập thể theo chỉ đạo. Trước đây, chất lượng dầu ăn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế, nhưng từ ngày 1/7/2011 Luật ATTP có hiệu lực, trách nhiệm quản lý dầu ăn thuộc Bộ Công thương. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn nên Bộ Y tế đã có thông tư hướng dẫn trong thời gian chờ nghị định, Bộ Y tế tạm thời vẫn quản lý dầu ăn. Nhưng, việc quản lý hơi khó khăn vì công văn của Bộ đâu bằng luật”.

    Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Sở Công thương TP.HCM lại cho rằng, mặc dù Luật ATTP đã có hiệu lực nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể phân công trách nhiệm quản lý giữa ba Bộ Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương; nên Sở Công thương đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND TP.

    Theo Luật ATTP, Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP; cụ thể hóa trách nhiệm quản lý của từng bộ, ngành đối với từng nhóm hàng cụ thể với mục đích khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo trước đây. Nhưng “chưa có nghị định hướng dẫn” lại trở thành lý do để cơ quan chức năng “đá trái bóng trách nhiệm” cho nhau. Hậu quả là dầu ăn - một trong những loại thực phẩm được dùng hàng ngày không có cơ quan nào kiểm soát.
     
  5. GamesforKids

    GamesforKids Health care A to Z

    Tham gia:
    5/9/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Nhan nhản món ăn chiên bằng dầu bẩn

    ôi ở các quán cơm, các quán phở, quán ăn vặt nơi nào cũng thấy dầu bẩn, thế này mấy mà đi gặp tổ tiên
     
  6. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Gà vàng ruộm rất có thể do nhuộm hóa chất

    Bà nội trợ nào cũng thích chọn mua gà mổ sẵn có màu vàng, con nào màu trắng thì cho là gà chết. Lợi dụng điều này, một số tiểu thương đã nhuộm vàng cho gà bằng hoá chất, tiềm ẩn nguy cơ gây độc, thậm chí ung thư.

    Dạo qua một số điểm bán gà tại các chợ ở Hà Nội như: Thành Công, Ngọc Hà, Thanh Xuân... dễ thấy nhiều con gà mổ sẵn có màu vàng ruộm, nhìn rất hấp dẫn. Trong khi nếu mua gà lông về giết mổ thì gà thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Gà ta làm sẵn hay còn sống thường có giá 100.000 đến 140.000, gà công nghiệp chỉ dao động khoảng 60.000 -80.000 đồng một cân. Gà vàng thường được bán với giá cao hơn gà trắng.

    Thắc mắc vì sao một số con gà có màu vàng sẫm, một người bán hàng tại Giảng Võ cho biết “tại trời hanh, khô, lại gió nên da mới có màu đấy”.
    [​IMG]
    Người tiêu dùng nên tránh những con gà có màu vàng ruộm, màu đều. Ảnh: Nam Phương.

    Còn chị Hà, một người bán gà mổ sẵn tại chợ Thành Công cho biết, cùng là gà công nghiệp thôi mà trên sạp có con màu trắng có con màu vàng thì thể nào người mua cũng chọn con màu vàng, vì như thế mới ngon. Còn con màu trắng thì cứ nâng lên đặt xuống, dòm ngó mãi, thậm chí còn bảo gà chết, không tươi, bỏ ra hàng khác mua.

    “Tuy nhiên, thực tế gà ta có béo thì màu da cũng chỉ hơi vàng ở phần bụng và lưng, màu vàng không đồng nhất. Còn con nào mà có màu vàng ruộm, đều nhau tăm tắp từ đầu đến cuối thì nhất định là do được nhuộm bột sắt”, chị Hà nói.

    Theo chị, để gà có màu vàng tươi ngon, bắt mắt, sau khi vặt lông, rửa sạch, trước khi đem đi bán, một số tiểu thương đã nhúng gà vào nồi nước sôi trong đó có trộn một loại hoá chất mà nhiều người hay gọi là bột sắt. Loại bột này thấm vào da, rất khó rửa, không phai màu nên gà bán từ sáng đến chiều vẫn bắt mắt.

    Thực tế, loại bột này rất dễ mua được ở các cửa hàng sơn tổng hợp, sơn công nghiệp, sơn gỗ… Chỉ cần một gói nhỏ khoảng 100g với giá hơn 10.000 đồng là có thể dùng để nhuộm cho khoảng 4.000 con gà.

    Theo phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nếu đúng là dùng bột sắt để nhuộm vàng cho gà thì cũng không quá lo lắng. Vì bột sắt có 3 màu vàng, đen, nâu, đều được cho phép sử dụng trong công nghệ thực phẩm.

    “Tuy nhiên, thực tế việc tìm xem người bán dùng loại nào để nhuộm màu vàng cho gà là rất khó. Có rất nhiều hoá chất khác nhau có thể dùng để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lỡ đãng”, phó giáo sư Thịnh nói.

    Cũng theo ông, dù bột sắt được phép sử dụng nhưng vẫn phải dùng trong ngưỡng an toàn. Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Hơn nữa đó phải là bột sắt tinh khiết, có nguồn gốc rõ ràng, không được lẫn tạp chất.

    Còn các loại bột sắt công nghiệp được dùng phổ biến dùng trong lĩnh vực xử lý bề mặt và mài mòn đánh bóng của ô tô, nhựa, giày, da, gỗ, sản phẩm ngũ kim…, tuyệt đối không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Loại này độ tinh khiết thấp, nhiều tạp chất như chì, thủy ngân, amidi..., đây đều là chất độc và không thể kiểm soát được. Chẳng hạn chì là chất độc, khó thải loại, vào cơ thể chì theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương… và gây tổn thương ở đó.

    Theo các chuyên gia, vì không thể biết được loại hoá chất nhuộm vàng ấy có an toàn hay không nên để đảm bảo, người tiêu dùng nên bỏ thói quen thích mua gà vàng. Bình thường gà có màu vàng nhạt, những con ăn nhiều ngô, chế độ dinh dưỡng tốt thì có màu vàng đậm hơn, vàng không đều. Vì thế, khi mua, cần tránh con có màu vàng sẫm, vàng xuộm đều.
     
  7. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Hành tây - “Viagra trắng”

    Hành tây được gọi là “vua của các loại rau” vì hương vị cay nồng. Hành rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt, chất xơ, kali và selen. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống ôxy hoá rất mạnh.

    Vỏ hành tây chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não. Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, vì thế, hành tây có thể dùng để trị các bệnh như ho, xơ cứng động mạch, cổ trướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, trừ giun đũa, chống đông máu, chống viêm, hạ huyết áp, giảm cholesterol, chống táo bón và đầy hơi, lợi tiểu và làm sạch máu, chữa ù tai, rụng tóc, tăng cường miễn dịch, chống loãng xương, phòng chống ung thư ruột kết… Đặc biệt, hành tây là một chất kích thích tình dục mạnh, được gọi là “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất.

    Hành tây là thực phẩm thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Xin giới thiệu một vài món ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực:

    Hành tây ngâm dấm:

    Hành tây tươi 1 củ khoảng 100g, bóc bỏ vỏ ngoài, thái dọc với bản rộng khoảng 2cm, ngâm với dấm khoảng 4 giờ. Khi ăn trộn thêm một chút gia vị và đường. Mỗi ngày ăn khoảng 50-100g, ăn liên tục trong 1-2 tháng sẽ có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành, tắc mạch máu não, cơ tim hoại tử, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đau đầu, viêm quanh vai, bí đại tiểu tiện, béo phì, các chứng bệnh thời kỳ tiền mãn kinh và yếu sinh lý ở nam giới.

    Súp hành tây kiểu Pháp: 6 củ hành tây cỡ trung, lột vỏ, cắt hạt lựu. Lấy 3 muỗng bơ và phi hành tây bằng lửa vừa cho đến khi chín tới. Cho chỗ hành tây nói trên vào nồi nước dùng (nước dùng gà, bò hay heo đều được) đun sôi trong 30 phút. Múc súp ra bát, rắc phô-mai bào lên trên và ăn nóng với bánh mỳ nướng. Món ăn này giúp thông mạch, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tình dục cho cả nam và nữ.
    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Tôm xào đậu và hành tây: 200g tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu, ướp với gia vị khoảng 10 phút. 100g đậu Hà Lan làm sạch. 1 củ hành tây thái miếng vuông quân cờ. Phi thơm tỏi, xào nhanh hành tây và trút ra đĩa, sau đó xào tôm cho chín tới thì cho đậu Hà Lan vào xào. Nêm chút dầu hào cho vừa miệng. Khi thấy đậu chín tới thì đổ hành vào, đảo qua rồi bày ra đĩa. Dùng nóng với cơm. Tôm, hành tây và đậu Hà Lan đều là những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tuần hoàn và sinh sản.

    Cật heo trộn hành tây: 2 quả cật heo làm sạch, bổ đôi (tốt nhất là không bỏ túi khai trong lòng quả cật), khía vẩy rồng rồi cắt thành miếng bằng 2 ngón tay. Đun sôi một nước với ít muối và rượu trắng, rồi nhúng cật đến khi thấy các vết khứa nở ra thì vớt ra, để ráo. Hành tây 1 củ cắt mỏng, xào với tỏi phi thơm cho chín vừa, nêm chút muối, đường, dầu hào, rồi phi tỏi trong chảo cho thơm rồi nêm dầu hào. Trộn hành với cật cho đều, ăn nóng. Đây được xem là một trong những món ăn hàng đầu tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, giúp điều trị bệnh bất lực ở nam giới.
     
  8. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Viêm màng não do liên cầu lợn.

    Viêm màng não mủ do vi khuẩn cư trú trên lợn gây bệnh ở người đang gia tăng. Nhiều trường hợp tai biến rất nặng gây tàn phế, thậm chí tử vong.

    Diễn tiến bệnh rất nhanh

    Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) cho biết, các ca bệnh do nhiễm liên cầu lợn S.Suis đang tăng lên gần đây, trong khi 3-4 năm trước thường chỉ là các ca nhập viện rải rác. Riêng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, khoảng 70-80 ca nhiễm vi khuẩn này nhập viện/năm, phần lớn là các ca nặng: nhiễm trùng huyết, hoại tử chi, suy đa tạng, viêm màng não mủ.

    Rất nguy hiểm khi liên cầu lợn S.Suis đang trở thành nguyên nhân chính gây viêm màng não mủ. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, có đến 60% các ca viêm màng não mủ do vi khuẩn này. Đây là bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao hoặc thường để lại các di chứng nặng nề, lâu dài.

    Lợn chính là vật chủ mà vi khuẩn liên cầu lợn S.Suis ưa thích. Ngoài ra, chúng có thể cư trú trên các động vật có vú khác như dê, cừu... Người cũng là đối tượng tấn công của chúng. Các ca nhiễm liên cầu lợn thường có diễn biến bệnh rất nhanh, gây nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ). Bệnh do liên cầu lợn hiện đã có trong danh sách những bệnh dịch nguy hiểm mới nổi trong vòng 10 năm trở lại đây.

    Phức tạp nguồn lây

    Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, một bệnh nhân 40 tuổi nhập viện với các biểu hiện sốt rất cao, liên tục, người đau mỏi, trên da nổi ban tím. Khi nhập viện, các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn. Bệnh nhân nói không hề tiếp xúc với nguồn lây bệnh truyền thống (giết mổ, ăn thịt lợn, tiết canh lợn), nhưng trước khi khởi bệnh có ăn tiết canh dê.

    Một bệnh nhân nam bị viêm màng não vừa qua cơn nguy kịch cho biết mình bị sốt rất cao, li bì, tự mua thuốc uống ở nhà không khỏi, và gần như mất ý thức nên người nhà đưa vào viện. Các bác sĩ khám và cho xét nghiệm thì kết quả nhiễm liên cầu lợn, nhưng ở nhà bệnh nhân lại không chăn nuôi hay giết mổ lợn, bản thân cũng không tiếp xúc với những khu vực này.

    Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, trước đây hầu hết các ca nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây: giết mổ, chế biến, thịt lợn, ăn tiết canh lợn... Nhưng nhiều ca bệnh gần đây không thấy có những tiếp xúc, liên quan đến nguồn lây này. Bởi vậy cần nghiên cứu thêm về đường lây nhiễm của vi khuẩn này để giúp cộng đồng có cách phòng nhiễm bệnh.

    Bác sĩ cũng lưu ý trong chẩn đoán: Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn sốt rất cao, giảm tiểu cầu nên có thể bị nhầm với sốt xuất huyết. Nhưng với sốt xuất huyết, ban nhỏ trên da thường xuất hiện 4-5 ngày sau sốt; trong khi với các ca nhiễm liên cầu lợn trên bề mặt da là các mảng da tím đen, lớn. Bệnh nhân bị rối loạn đông máu gây tắc mạch, các tạng không có máu nuôi dưỡng nên bệnh nhân suy đa tạng (gan, thận...) nhanh chóng.
     
  9. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ung thư vú sau điều trị, kiêng ăn gì?

    Dưới đây là giải đáp của TS.BS Trần Văn Thiệp, trưởng khoa điều trị ngoại 3, BV Ung bướu TPHCM, Trưởng bộ môn ung thư học, khoa Y, ĐH Y dược TPHCM.
    [​IMG]
    Ung thư vú sau điều trị, kiêng ăn gì?

    Trong giai đoạn vô hoá chất, khi vô thuốc xong về nhà, qua hôm sau nếu ăn nho thì coi như công cốc phải không?

    Hiện nay với các bệnh nhân được hoá trị hay xạ trị, các bác sĩ thường khuyên không uống các chất chống oxy hoá, vì chất này bảo vệ tế bào bình thường của cơ thể khỏi bị gây độc thì cũng có thể làm giảm tác dụng của hoá trị, xạ trị đối với tế bào ung thư. Trái nho có chất chống oxy hoá (resveratrol ở vỏ và polyphenol ở hạt) nên nhiều bệnh nhân không dám ăn nho trong lúc điều trị. Tuy nhiên, ăn một vài trái nho thì không đến nỗi làm mất tác dụng của thuốc.

    Người đang điều trị ung thư không nên dùng nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hoá như nho, cũng nên hạn chế thịt đỏ như thịt bò do chứa nhiều chất béo (chứ không phải vì nuôi tế bào ung thư như có người nghĩ).

    Ung thư vú sẽ tái phát sau một năm?

    Sau điều trị, ung thư vú có thể tái phát tuỳ giai đoạn bệnh và một số yếu tố khác liên quan tới đặc điểm sinh học của cơ thể. Nếu tái phát thì thường xảy ra trong hai năm đầu sau điều trị, tuy nhiên việc theo dõi tái phát cần được thực hiện theo định kỳ và lâu dài.

    Tại sao tôi được chỉ định uống thuốc Tamoxifen năm năm, còn có chị bị giống hệt thì bác sĩ không cho uống? Thuốc này theo tờ hướng dẫn có tác dụng phụ nguy hiểm như ung thư tử cung… Vậy tôi không uống có được không?

    Chị được chỉ định uống Tamoxifen năm năm là điều đáng mừng vì xét nghiệm định thể ER, PR của chị dương tính, do đó thuốc mới có tác dụng làm giảm tái phát ung thư. Bạn của chị không được cho uống thuốc này có thể do xét nghiệm ER, PR âm tính nên việc dùng thuốc này không có lợi ích.

    Khi đang vô hoá chất lần ba thì tôi bị mất kinh và bác sĩ điều trị nói uống Tamoxifen sẽ làm mất kinh luôn. Nếu đang uống thuốc mà có kinh thì rất nguy hiểm. Vậy “nguy hiểm” ở đây có phải là ung thư tử cung không?

    Khi đang hoá trị mà bị mất kinh là do tác dụng của hoá chất. Tình trạng mất kinh tuỳ thuộc vào loại hoá chất điều trị. Tamoxifen cũng có tác dụng làm chu kỳ kinh nguyệt ít đi. Đang điều trị Tamoxifen mà có kinh nguyệt kéo dài và bất thường nên được khám phụ khoa để đánh giá tác dụng phụ của thuốc có làm dày nội mạc tử cung hay không. Tuy nhiên, ung thư nội mạc tử cung gây ra do dùng Tamoxifen rất hiếm gặp: chỉ 1 – 2/1.000 với thời gian điều trị và theo dõi lâu dài. Chị nên yên tâm điều trị vì Tamoxifen làm giảm tái phát ung thư vú rất cao.

    Nếu bị ung thư vú thì không được ăn các sản phẩm làm từ đậu nành phải không? Trên mạng và một tờ báo có đăng bài như thế?

    Trước đây các nghiên cứu cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone là chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nghiên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta. Chị có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích.

    Cần tránh ăn những món gì và nên ăn những gì để tốt cho sức khoẻ? Bệnh này sau khi điều trị xong thì sống được bao nhiêu năm nữa? Nghe nói không được ăn thịt bò vì thịt bò nuôi tế bào ung thư mau phát triển, có đúng không?

    Sau điều trị ung thư vú, nếu có chế độ ăn và luyện tập phù hợp sẽ góp phần làm giảm tái phát ung thư cũng như các lợi ích khác cho cơ thể. Bệnh nhân nên dành thời gian tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, đơn giản nhất là đi bộ, tránh tăng cân, béo phì. Cần ít ăn thịt đỏ nói chung vì có nhiều chất béo không tốt cho sức khoẻ nói chung, chứ không phải ăn thịt bò sẽ nuôi tế bào ung thư mau phát triển như chị đã nghe nói. Ngoài ra, nên ăn nhiều trái cây, cá và ngũ cốc, kể cả đậu nành.
     
  10. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ăn chậm giảm nguy cơ bị tiểu đường.

    Nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường về sau thì hãy ăn chậm lại. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật, những ai có thói quen ăn nhanh, nguy cơ kiểm soát kém lượng đường glucose trong máu cao hơn gấp hai lần so với người khác.

    Ở những người mắc chứng khó dung nạp glucose (IGT), hàm lượng glucose trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trên thực tế, nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường dạng 2 nếu không có biện pháp phòng ngừa. Theo báo Daily Mail (Anh) dẫn nguồn từ các chuyên gia, khoảng 40-50% số người bị IGT sẽ phát thành bệnh tiểu đường dạng 2 trong vòng 10 năm.
     
  11. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Thực phẩm giúp ngừa ung thư vú hiệu quả.

    Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước. Dưới đây là một số thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này.

    Xoài

    Xoài là loại trái cây nhiệt đới nổi tiếng, ngoài vị ngọt thơm, bổ dưỡng, xoài còn chứa chất có thể phòng ngừa và điều trị ung thư vú. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Agrilife, Texas, Mỹ chỉ ra rằng ăn xoài có thể phòng ngừa và trị liệu ung thư đại tràng và ung thư vú.

    Xoài mặc dù là một loại quả quen thuộc nhưng lại không phải ai cũng biết tác dụng của xoài trong việc chống bệnh tật. Các chuyên gia chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa trong xoài không phong phú nhưng tác dụng chống ung thư của những loại quả này lại vô cùng hiệu quả, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.

    Polyphenol là loại chất có sẵn trong tự nhiên và có nhiều trong xoài. Các nghiên cứu cho thấy, chất này khi kết hợp với một số chất khác có thể phòng ngừa ung thư vú và ung thư đại tràng.

    Xoài chứa nhiều đường, protein trong đó lượng Vitamin A và Vitamin C là tương đối lớn. Ngoài ra, xoài còn chứa những thành phần khác như chất béo và các khoáng chất.

    Ngoài dinh dưỡng phong phú và có tác dụng chống ung thư, xoài còn có nhiều tác dụng khác như làm đẹp da, phòng ngừa cao huyết áp và táo bón, đặc biệt hiệu quả với việc trị liệu xơ vữa động mạch.
    [​IMG]

    Thực phẩm giúp ngừa ung thư vú hiệu quả, Sức khỏe đời sống, ung thu vu, benh ung thu, thuc pham, vitamin d, lam dep, bao

    Các nhà khoa học cho biết tăng cường sử dụng Vitamin D có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư vú và hơn 30% nguy cơ ung thư ruột. (Ảnh minh họa).

    Thực phẩm chứa Vitamin D

    Các loại thực phẩm có chứa Vitamin D như dầu cá, trứng và gan rất tốt cho cơ thể. Ngoài tác dụng bổ dung dinh dưỡng, Vitamin D còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của Vitamin D đối với hệ miễn dịch.

    Theo kết quả từ nghiên cứu liên quan đến công dụng của vitamin D, các nhà khoa học cho biết tăng cường sử dụng Vitamin D có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư vú và hơn 30% nguy cơ ung thư ruột.

    Vitamin D có thể được hấp thụ qua da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, song các chuyên gia khuyên chúng ta không nên lạm dụng việc này để hấp thụ Vitamin D bởi phơi nắng rất dễ gây ung thư da.

    Tốt nhất nên bổ dung Vitamin D qua các loại cá biển như cá hồi hoặc cá thu.
     
  12. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ăn tiết canh, nem chạo... coi chừng sán làm tổ trong não.

    Chỉ riêng năm ngoái, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng Trung ương đã điều trị cho gần 300 bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn. Trong đó, nhiều người bị ấu trùng sán làm tổ trong não gây động kinh, co giật, liệt nửa người.

    Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mang sán trưởng thành và ấu trùng sán lợn có chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân là do điều kiện vệ sinh môi trường cũng như việc quản lý giết mổ lợn chưa đảm bảo.

    Thạc sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng của Viện Sốt rét Trung ương cho biết, gần đây tháng nào Viện cũng phải tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân mới nhiễm ấu trùng sán lợn. Bệnh nhân chủ yếu ở lứa tuổi trưởng thành, quê ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An và Hà Tĩnh... Trong đó, không ít người nhập viện trong tình trạng động kinh, liệt tứ chi, co giật... Nhiều người thậm chí bị bệnh hàng chục năm, đi điều trị khắp nơi mà không biết bệnh.
    [​IMG]

    Giết mổ lợn không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những con đường làm lây truyền bệnh. Ảnh: P.N.

    Hầu như ai cũng biết nguyên nhân dẫn đến nhiễm ấu trùng sán lợn là ăn phải lợn gạo, thịt lợn sống, tiết canh, nem chạo… Tuy nhiên, ngay cả khi không ăn những thực phẩm này cũng mắc bệnh nếu ăn phải thức ăn, nước uống có nhiễm trứng sán dây lợn, tay có trứng sán dây lợn bám bẩn lại đưa lên miệng thì vẫn có thể mắc bệnh. Khi trứng sán vào đường tiêu hóa sẽ phát triển thành ấu trùng sán dưới tác dụng của dịch dạ dầy. Chúng chui qua thành ruột vào vòng tuần hoàn rồi tới cư trú ở các cơ quan trong cơ thể.

    Theo thạc sĩ Dũng, triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn trên não tùy thuộc vào số lượng, vị trí và giai đoạn tiến triển của ấu trùng trong não. Dấu hiệu thường gặp là: đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, liệt... thì cần đi khám ngay vì rất có thể ấu trùng sán đã cư trú vào trong não.

    Những dấu hiệu này dễ bị chẩn đoán nhầm là bệnh thần kinh hoặc tai biến mạch máu não nên cần chụp Xquang, cắt lớp CT scanner hoặc cộng hưởng từ. Nếu ấu trùng sán lợn cư trú trong mắt thì có các triệu chứng khác như xuất hiện các u nhỏ bằng hạt lạc dưới da…

    Điều trị ấu trùng sán lợn thường mất 2-5 đợt, khoảng 15-20 ngày mỗi đợt và mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Nếu được phát hiện sớm bệnh nhân sẽ khỏi hẳn các triệu chứng do ấu trùng sán gây ra, tuy nhiên một số trường hợp có thể để lại hiện tượng các nốt vôi hóa trong não.

    Bệnh nguy hiểm ở chỗ, một khi đã xâm nhập vào cơ thể, những ấu trùng này sinh sôi rất nhanh và gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Chúng có thể di chuyển đến bất kỳ cơ quan nào, thường tập trung nhiều ở các cơ, mắt và đặc biệt là não, trong hệ thần kinh trung ương.

    Thống kê tại khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng Trung ương, từ năm 2000-2004 đã tiếp nhận trên 7.000 trường hợp mắc bệnh ấu trùng sán lợn. Trong số đó có 84% bị tổn thương ở não với các triệu chứng thần kinh gây động kinh, liệt, mù mắt, tăng áp lực sọ, đã có trường hợp tử vong.

    Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh để lại di chứng nặng nề cho gia đình và cộng đồng trong khi đó cách phòng bệnh lại rất đơn giản. Mỗi người cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường đất; rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, quản lý tốt nguồn phân lợn, bò trong sản xuất và nuôi trồng. Tuyệt đối không ăn thịt lợn gạo, tiết canh, nem thính, nem chạo, thịt lợn tái…
     
  13. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ăn cà tím thế nào cho bổ?

    Một chén cà bằng ba chén thuốc

    Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena, nguồn gốc ở Ấn Độ. Nó đã được trồng ở các nước Đông Nam Á thời tiền sử, quen thuộc với thế giới phương Tây từ cách đây 500 năm. Cà tím có nhiều loại, thường nhất là màu tím, xanh hoặc trắng. Hình dạng quả giống như trứng ngỗng hoặc trứng gà nên được gọi với tên là “eggplant” (cây trứng gà). Cây thuộc họ cà (Solanaceae), trong nhóm này có cà độc dược chứa nhiều ancaloit độc như solanin, vì vậy đa phần người ta thường nghĩ rằng ăn cà tím độc và đau nhức mình mẩy.

    Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ xốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác. Ăn sống thì vị hơi đắng, nấu chín sẽ hết đắng và mùi vị thơm dễ chịu. Khi chế biến, nên ướp qua tí muối rồi rửa sạch và xắt lát, cà sẽ mềm hơn và bớt đắng (hiện nay người ta đã trồng được các giống cà không đắng). Thịt quả khi xào với dầu thường hấp thu dầu béo rất nhiều, chính quá trình ướp muối sẽ giúp hạn chế lượng dầu thấm vào thịt quả. Thịt quả mềm, chứa nhiều hạt nhỏ dính vào thịt, người ta thường ăn luôn vỏ quả và hạt.

    Cà tím được dùng trong các món ăn thông dụng của đa số người dân ở Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau. Thường được hầm chung với cà chua, tỏi, nêm thêm với các gia vị như nghệ, càri, làm nước xốt chung với cà, me chua, hoặc nấu chung với gạo, thịt, các loại đậu… thành nhiều món ăn. Người Ấn sử dụng quả cà tím rất phổ biến và gọi nó là “vua của rau củ”. Một món ăn độc đáo từ cà tím là món beguni của người Pakistan: cà được xắt lát mỏng, sau đó tẩm muối và ớt bột, rồi phủ lên một lớp cá và chiên với dầu, món này ăn giòn ngon như một loại bánh snack. Dân gian ta cũng có món cà tím dồn nhân thịt, nấm mèo, củ hành, sau đó đem chiên ăn cũng rất ngon, bổ và rẻ tiền.

    [​IMG]

    Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp không nên ăn nhiều và thường xuyên. (Ảnh minh họa)

    Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím, người ta ghi nhận nó có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được một ester là para-cumarin và delphinidol. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.

    Kết quả nghiên cứu của viện Sinh học thuộc đại học bang Sao Paulo, Brazil, đã chứng minh cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu. Một nghiên cứu khác của viện Tim mạch đại học Sao Paulo còn cho thấy cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins. Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cà tím có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g – không đáng kể so với lượng nicotine có ở một người hút thuốc lá thụ động: phải ăn khoảng 9kg (50 – 70 trái) cà tím mới hấp thụ một lượng nicotine tương đương hút một điếu thuốc.

    Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi...

    Nên chọn quả chín do hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp.

    Tác dụng phụ

    Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Năm 2008, nghiên cứu 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận. Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này.

    Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.
     
  14. emLinh_1987

    emLinh_1987 *Bà bầu*

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    3,054
    Đã được thích:
    352
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Ăn cà tím thế nào cho bổ?

    hic, e thì lại sợ ăn cà tím, vì cà tím ngứa và rát lưỡi lắm T_T
     
  15. vietsnets2

    vietsnets2 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/5/2011
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Uống trà đen đẩy lùi bệnh tim, tiểu đường.

    Chỉ cần uống 3 tách trà đen mỗi ngày có thể giúp giảm khoảng 60% nguy cơ mắc bệnh tim.

    Ngoài ra, những ai có thói quen uống trà như vậy cũng giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường.
    [​IMG]
    Uống trà đen giúp bảo vệ tim và chống bệnh tiểu đường - Ảnh: Shutterstock

    Đó là kết quả hồi cứu 40 cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa uống trà và ngừa bệnh tật do các bác sĩ Anh thực hiện và được công bố trên chuyên san Dinh dưỡng Anh.

    Theo báo Daily Express (Anh), các chuyên gia cho rằng, đó là nhờ hợp chất chống ô-xy hóa flavonoids và theanine có trong trà đen giúp chống lại bệnh tật.

    Những chất trên có tác dụng ngừa máu vón cục, đồng thời giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.
     

Chia sẻ trang này