Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu vào đây xem hình như thế này thì khỏi phải đi du lịch nữa nhỉ. ^^ cảm ơn mẹ nó nhé
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Vé vào cửa hình như 30.000đ, Đại Nam nghe đâu là của các đại gia ở Bình Dương góp vào, và tiền đầu tư rất kinh khủng
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Quá đẹp nhất định có dịp sẽ đi thăm quan một điểm du lịch mới này
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Em đọc xong suýt té từ ghế xuống đất... Qui mô của khu này thật khủng khiếp, nhất định phải tới. Mà bây giờ họ đã mở cửa cho mình vào chưa ạ? Đi đến đó bằng cách nào hả các pác?
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Có các tuyến xe bus tới Đại Nam (giá 10K/lượt), 30-45p một chuyến. Bến Thành - Đại Nam (mã số 616) 1h 30p thì tới nơi Bến xe miền Tây - Đại Nam Bến xe.... - Đại Nam (quên mất rồi) Bến xe Miền Đông - Đại Nam (đón các tuyền kia đi ngang qua) Vé cổng 30K. Trong đó có xe điện, xe bus chở đến các khu vực khác vì các khu vực hơi cách xa nhau. Ví dụ có xe điện chở từ cổng chào đi ngang qua cổng trường tới cổng thành, hồ Ngọc Bích để khách khỏi mỏi chân :RaisedEye. Vào Đại Nam giờ chỉ có 3 khu vực tạm xong để tham quan là: - Khu vực quãng trường, hồ, cổng thành, chùa, sông núi nhân tạo, nhạc nước, cột cờ. Khu vực này là một cụm tham quan riêng. Chỗ nào cũng kí tên Huỳnh Ngu Công :Silly: (Huỳnh Phi Dũng "lò vôi"). - Khu vực trò chơi: 20K/trò. Trò chơi thì đã sẵn sàng phục vụ. Khuôn viên cây xanh trong khu vực này thì công nhân đang trồng. - Khu vực vườn thú: xong rồi. Thiên nhiên hoang dã xem thích lắm. Xe chở vào khu vực này có đi ngang nhà xưởng để thi công công trình Đại Nam. Sẵn tiện tham quan luôn. - Siêu thị Đại Nam (bên ngoài cổng): ghé vào nhớ mua tập thơ của đại gia/ nhà thơ Huỳnh Uy Dũng nhé (50K) :Laughing: - Biển, khách sạn chưa thấy gì hết.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Đây là thông tin "nghe lõm", độ chính xác là... "hên xui": "đây là mấy cái núi đá nhân tạo, nhưng không hiểu tại sao chim yến về làm tổ, mỗi năm riêng tiền khai thác tổ yến cũng được hơn 10tỷ (đồng VN)." Mẹ nào, bác nào đi đến đây có gặp chim yến không ? Nếu có thì sẽ đúng thêm phần nào..... (vấn đề là mình nghe được cũng qua lời kể của các mẹ, các chị đã đi về). Có đại gia thì sắm xe (siêu xe) để thiên hạ biết, còn đại gia này người ta chỉ biết đến qua công trình này, nhưng chưa từng được thấy mặt và nghe tên. Ai biết thêm thông tin thì cho anh chị em "thưởng thức" nhé. Mình đang rất rất khâm phụ vị này.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Chỉ do 1 đại gia thui chứ hông có các đại gia đâu.... Chỉ 3 từ để hình dung KDL Đại Nam: QUÁ HOÀNH TRÁNG... Em có ông bạn kinh doanh nhà hàng trong này, theo lời ông ý nói thì, ông chạy ôtô vòng vòng trong này, xe còn mỏi bánh nói chi là đi bộ
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu tớ vừa đi về, èo ôi, nắng nóng kinh khủng vì toàn bê tông là bê tông, cây thì mới trồng nên chẳng làm giảm bớt cái nóng. Đẹp, hoành tráng thì có, nhưng tổ chức thì ẹ không chịu được, chờ xe đưa đó thì ôi thôi, chen chúc, xô đẩy, người trẻ đầy ông già đề lấy 1 chỗ ngồi, cả 1 công viên to lớn thế lèo tèo vài chiếc xe đưa đón. Người thì ăn uống xả rác, mà chả thấy công nhân vệ sinh này. Nói chung là ĐN cần có những nhà quản lý chuyên nghiệp, nếu không thì tớ không bao giờ quay lại nữa Mà khuyên mọi người có đi thì người lớn đi thôi, cho trẻ em đi hành xác bọn nhỏ THẤT VỌNG
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Theo mình nghĩ thì trừ ngày chủ nhật, ngày thường ok, phương tiện vận chuyển rất ít, mà số khách thì đông nên phải chen lấn, người lớn đi thì ok, cho bọn trẻ nhỏ <6tuổi hơi mệt, có nhà hàng bạn ạ, nhưng mình không vào ăn, nói chung nó quản lý chưa tốt, chứ còn đẹp và hoành tráng thì bạn yên tâm. Nếu trời không nắng thì đỡ, vì các hạng mục toàn làm bằng betông và đá nên rất nóng, cây thì mới trồng còn nhỏ, chưa có nhiều bóng máy. Khu vông viên cho trẻ và vườn thú thì mình chưa đi vì không chen lên xe bus được. Bạn đã lên chương trình rồi thì cứ đi, hi vọng hôm đó trời không nắng và ĐN không quá đông. Nó là công viên thôi, nên thức ăn thì vô tư, thức uống thì không cần vì vào cổng mỗi người có 1 chai nước suối be bé xinh xinh rồi, hìhì. Chúc cả nhà có chuyến đi thú vị.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Hôm CN vừa rồi mình có đi theo đoàn của một công ty nước ngoài. Do nhà hàng mình phục vụ bữa ăn cho đoàn này nên mình cũng đi theo để làm hướng dẫn luôn. Phải nói là công trình này quá hoành tráng, nhưng có lẽ do mới nên chưa được đưa vào hoạt động có tổ chức nên các mẹ thấy thất vọng thế thôi. Tuy nhiên so với các công trình nhà nước thì mình thấy cá nhân mà làm được như thế là tốt đấy chứ. Nếu có dịp mình vẫn muốn quay lại để theo dõi sự thay đổi của Đại Nam
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu chị ơi, theo thời gian nó sẽ được hoàn thiện về mặt nghiệp vụ thôi ! Có thêm KDL này chính làm tăng thêm sự lựa chọn cho du khách Việt Nam mình đầy khi vào miền Nam du lịch. Hôm nào chị em ta làm một quả offline ở đấy nhỉ!
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu Làng Nôm hay còn gọi là làng Đại Đồng trước đây có tên là làng Đồng Cầu sau cải là làng Thông thuộc trang Đồng Xá, tổng Đình Tổ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, nay thuộc xã Đại Đồng (Văn Lâm) được xem là làng có cảnh quan, kiến trúc đẹp nhất tỉnh Hưng Yên bởi nhiều yếu tố văn hoá truyền thống có niên đại hàng trăm năm hợp thành: Chùa Nôm, chợ Nôm, đình Tam Giang, cầu Nôm, cổng làng, những ngôi nhà cổ cùng cảnh quan không gian gần như còn nguyên vẹn. Việc quy hoạch dự án tổng thể bảo tồn giá trị văn hoá làng Nôm cần sớm được tiến hành vừa bảo tồn được làng Nôm trong ?ocơn lốc? bê tông hoá vừa phát huy giá trị của nó trong lĩnh vực du lịch tỉnh nhà. Có thể sánh ngang với Đuờng Lâm Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, làng Nôm có cảnh quan, kiến trúc truyền thống thuần Việt hội tụ nhiều nét văn hoá bản sắc đến nay còn lưu giữ được. Phía đông có cổng làng đồ sộ khắc chữ "Đồng Cầu môn", có bốn cột đồng trụ trang trí cầu kỳ. Giữa làng có một hồ lớn, dài 300m, ở giữa có một chiếc cầu bắc qua, xung quanh đường làng được vỉa gạch nghiêng. Quanh hồ là những ngôi nhà mái ngói san sát, đặc biệt có 7 nhà thờ của 7 dòng họ liền kề được kiến trúc theo kiểu dáng cổ đồng bằng Bắc Bộ. Cuối hồ có cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi trùm lên ngôi đình Tam Giang, cùng chiếc giếng làng còn nguyên vẹn. Cách cổng làng vài trăm mét về phía đông có một cầu đá 9 nhịp đầu rồng bắc qua con sông Nguyệt Đức nối đường làng với chợ Cầu Nôm, chùa Đại Đồng. Làng Nôm có nghề đúc đồng truyền thống nên chợ Cầu Nôm trước đây là nơi mua bán sầm uất phục vụ cho nghề đúc đồng. Chợ Cầu Nôm đã đi vào câu ca dao: Đồng nát thì về Cầu Nôm, ngôi chùa Nôm tên tự là Linh Thông cổ tự, nằm ngay cạnh chợ Cầu Nôm. Chùa Nôm, đình Tam Giang, cầu Nôm, chợ Cầu Nôm cùng với cổng làng, những ngôi nhà cổ là những di sản văn hoá tạo nên quần thể làng Nôm một vẻ đẹp cổ thuần Việt. Ngoài di sản văn hoá vật thể, người làng Nôm có đời sống tín ngưỡng, tâm linh phong phú. Trong một năm, nhiều hội hè đình đám được tổ chức: 12 tháng Giêng hội làng, 13 tháng giêng các dòng họ làm lễ tế xuân, 15 tháng giêng làm lễ thượng nguyên, 15 tháng Tư lễ trung nguyên, 15 tháng bảy lễ hạ nguyên và 21 tháng chạp là lễ tất niên. Trong ngày hội làng, đàn ông trong làng đến tuổi 55 được khao lão, người đi xa không về thì phải nộp lệ trình làng. Con gái làng đi lấy chồng phải cung tiến vào đình 20 mâm đồng hoặc xây dựng vài chục mét đường làng bằng gạch. Ngày nay tập tục này đã được bãi bỏ cho phù hợp với nét văn hoá mới. Mới đây, làng cổ Đường Lâm (Hà Tây) vinh dự được Bộ Văn hoá- Thông tin cấp bằng di tích lịch sử quốc gia. Làng cổ Đường Lâm được xem là ngôi làng tiêu biểu của làng cổ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó còn bảo lưu được nhiều di sản văn hoá vật thể: những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm, di tích lịch sử, cổng làng... Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu văn hóa, đứng về khía cạnh di sản văn hoá truyền thống, làng Nôm ở tỉnh Hưng Yên có cảnh quan, kiến trúc và các yếu tố cổ không thua kém gì làng Đường Lâm. Đây là một tài sản quý không chỉ của địa phương, của tỉnh mà còn của cả nước, do vậy việc bảo tồn làng Nôm và tiến tới đề nghị công nhận là di sản văn hoá là việc rất cần thiết và nên làm. Đã có tiếng nói chung Thật vui mừng bởi ngành văn hoá thông tin tỉnh đã nhận được sự chỉ đạo của tỉnh, sự đồng thuận của chi bộ, đảng bộ nhân dân thôn Đại Đồng trong việc giữ gìn ngôi làng cổ truyền này. Ngày 15.7.2005, tại UBND xã Đại Đồng, hội nghị liên tịch giữa Sở Văn hoá-Thông tin, huyện Văn Lâm, xã Đại Đồng và làng Nôm đã họp bàn thống nhất chủ trương, giải pháp và các bước đi để chuẩn bị xây dựng dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống và cảnh quan văn hoá-du lịch làng Nôm. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Văn hoá-Thông tin trình bày bản đề cương báo cáo đề dẫn, nêu lên thực trạng cũng như tiềm năng giá trị kiến trúc làng quê cổ truyền cùng với chùa Nôm, chợ Nôm, sông Nguyệt Đức, cầu Nôm, đình Tam Giang tạo thành tổng thể cảnh quan văn hoá đậm nét thuần Việt. Đồng thời nêu lên những lợi ích của dự án, những thuận lợi, khó khăn của việc bảo tồn trong sự phát triển của đời sống hiện nay. Các đại biểu huyện Văn Lâm, xã Đại Đồng và làng Nôm dự hội nghị đều đánh giá cao đề xuất chủ trương của ngành văn hoá thông tin trong việc xây dựng dự án bảo tồn làng Nôm và đồng tình cho rằng yếu tố quyết định thành công là cần tạo được sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận của cán bộ và nhân dân làng Nôm và lãnh đạo xã Đại Đồng. Điều đó được thể hiện bằng việc các đại biểu đề xuất cần đưa ngay vào nội dung xây dựng quy ước làng văn hoá, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp huyện, xã để bàn. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về giá trị của dự án, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện để bà con biết và tham gia thực hiện. UBND huyện giao trách nhiệm cho xã, thôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn, đơn vị về điều tra, khảo sát. Theo anh Nguyễn Văn Đức, chủ tịch UBND xã Đại Đồng thì xã đã chuyển khu vực quy hoạch giãn dân ra khỏi địa phận làng Nôm, đồng thời vận động nhân dân không phá dỡ các bờ giậu, xây dựng nhà mới có kiến trúc hài hoà, thống nhất với phong cách kiến trúc cổ truyền của làng. Hiện nay có nhiều người ở xa về đều xây nhà thờ tổ theo kiến trúc cổ truyền. Trên cơ sở nhất trí, đồng thuận của huyện, địa phương, ngày 28.9.2005, UBND tỉnh Hưng Yên đã nghe Sở Văn hoá-thông tin báo cáo đề xuất bảo tồn cảnh quan, kiến trúc và phát huy giá trị văn hoá truyền thống làng Nôm. Sau khi nghe Sở Văn hoá -Thông tin báo cáo thực trạng và sự cần thiết phải bảo tồn làng Nôm các ngành đều đồng tình về việc lập dự án bảo tồn làng Nôm. Trong lời kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thị Kim Loan tỉnh hoan nghênh đề xuất của ngành văn hoá, và khẳng định sự bảo tồn, phát huy cảnh quan, kiến trúc làng Nôm là cần thiết. Đồng thời giao cho Sở Văn hoá-Thông tin hoàn chỉnh nội dung văn bản để báo cáo Tỉnh uỷ về dự án quy hoạch, bảo tồn cảnh quan, kiến trúc, phát huy giá trị văn hoá truyền thống làng Nôm. Trong xu hướng hiện đại hoá, đô thị hoá nông thôn trong kiến trúc, lối sống đang phá vỡ cảnh quan và nếp sinh hoạt truyền thống, nảy sinh mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn. Tuy vậy, đứng trên khía cạnh giá trị văn hoá truyền thống và tiềm năng phát triển du lịch thì việc bảo tồn làng Nôm lại đáp ứng được cả yếu tố bảo tồn và phát huy giá trị của nó. Đời sống kinh tế tăng lên, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, cũng như đời sống tâm linh được đánh thức. Có vị trí địa lý tiếp giáp thủ đô Hà Nội, lại nằm trong tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch về lễ hội, quần thể di tích, làng Nôm nếu được quy hoạch, bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế bằng du lịch mà vẫn giữ gìn di sản văn hoá dân tộc. Bảo tồn và phát huy cảnh quan, kiến trúc làng Nôm đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và nhất trí của các cấp, các ngành. Mong rằng trong thời gian gần nhất ngành chức năng sớm cụ thể hoá bằng những hành động cụ thể để không gian, kiến trúc làng Nôm không còn trong cảnh nơm nớp lo bị phá vỡ.
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu He, đấy là 1 chút thông tin về làng Nôm. Bạn có thể đi thăm Cầu Nôm, chùa Nôm, cổng làng, cầu đá và các ngôi nhà cổ. Còn đường đi thì chịu khó hỏi vậy
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu tổng hợp thêm cho mọi người nữa nè: Chợ tình Khâu vai - Mèo vạc - Hà giang 2005 Nhật ký đường rừng , đường núi , tản mạn về các món ăn và rượu vùng cao . Hôm nay , đang ở biển Quất Lâm bỗng nhớ rừng da diết , nhớ vùng cao thân yêu , nhớ núi , nhớ những cung đường đá xóc nảy người , nhớ những đoạn đèo hiểm trở , nhớ bát rượu ngô Mèo Vạc ... Nay kể về chặng Bắc Mê - Quản Bạ - Đồng Văn - Mèo Vạc . Đăc biệt dịp tôi đi vào đúng phiên Chợ tình Khâu Vai , một phiên chợ mà có nhiều điều để nói , nhiều điều dành cho những ai yêu vùng cao , yêu cao nguyên đá , yêu những gì thiên nhiên còn nguyên sơ và con người mộc mạc , hồn hậu , chân thực nhất . CHẶNG BẮC MÊ - MÈO VẠC - CHƠ TÌNH KHÂU VAI ( Nhật ký tháng 5 - 2005 ) Lên Bắc Mê lần này hy vọng sẽ được ăn cá Dầm Xanh - Anh Vũ , tìm khắp nơi cả thi trấn không có bởi mấy hôm nay nước sông Gâm đục ngầu , dân câu cá không câu được , còn nhà hàng thì cũng không dự trữ . Thậm chí ăn bữa tối ở thị trấn miền núi này cũng khó vì đúng vào ngày nghỉ 30/4 - 1/5 . Cuối cùng cũng thu xếp được đặc sản thịt chó và thịt dê . Đoàn chúng tôi có 6 người ăn xong bữa tối ở Băc Mê rồi chia tay , 4 người về Hà Giang để sáng mai xuôi Hà Nội . Còn 2 người ở lại để đi Mèo Vạc . Đêm Bắc Mê thật buồn , thị trấn nhỏ ít người thưa dân đi 5 phút xe máy đã hết đường . Định ngược lên 8 km nữa về Băc Mê cũ để xem " căng " Băc Mê nhưng tối quá nên thôi . Ngày xưa , nhà tù Sơn La , căng Băc Mê là những nơi lưu đày khét tiếng rừng thiêng nươc độc , xa xôi hiểm trở . Loanh quanh một lát rồi về ngủ , mai còn chặng đường dài nữa . Sáng sơm tỉnh giấc người mỏi và rát vì chặng Na Hang - Băc Mê hôm qua . Trời nắng quá , dư âm xóc tưng tưng vẫn tê đầu ngón tay . Nhưng phải lên đường thôi . Từ Băc Mê lên Mèo Vạc khoảng 150 km , chúng tôi đi theo đường Du Già - Mậu Duệ . Quả thực , trước đã nghe nói về cung đường này rồi ( có cô em ở Hà Giang bảo anh đừng đi đường đấy khó lắm và trong đợt đi Lũng Cú 01/01/2005 có chú Đông cùng đoàn đi lạc phải đi đường này ) nhưng chưa tin lắm và mình cũng thích đi những cung đường chưa biết . Đến km 31 thấy tấm biển đề : Mậu Duệ 73 km . Chắc là đây ! Đường rẽ cấp huyện gì mà bé tí như đường vào bản !!! Mới đầu rẽ vào vài km đường xóc nhưng vẫn đi được , vừa đi vừa hát : " Đây Hà Giang quê chúng tôi ..." . Sau đấy bắt đầu con đường gian khổ : đá và đá thì không dám hát nữa phải tâp trung vào tay lái . Phải nói so với đương Na Hang - Băc Mê hôm qua chạy thì đường Du Già - Mậu Duệ là sư phụ . Lúc này đây mới tiếc là không đi con Mink vì đi Dream xóc quá , toàn đá to phải lựa đường . Ôi ! giá lúc này có con Mink chiến mà phi thì đã quá , lại vẫn hát và ngắm cảnh như thường . Tôc độ trung bình 10 - 15 km/h . Suốt dọc đường thậm chí không gặp cái xe máy nào đi nữa . Qua Minh Sơn - Du Già phải nói rừng ở đây được bảo tồn khá tốt , hoá ra là khu bảo tồn nguyên sinh . Rừng già ở đây mọc trên núi đá với mật độ khá dày , đi từ xa vẫn nhìn thấy nhiều cây thân gỗ lớn , phân bố rừng theo núi đá còn đường đi vẫn nắng chang chang . Mệt , khát và thèm thuốc lào tôi đỗ vào một lán ven đường của mấy anh Tày đang phá đá làm đường và xây dựng rít điếu thuôc lào đã . Hỏi chuyện : ra Mậu Duệ còn xa không ? Bảo : Ô ! mày mới đi được nửa đường thôi , mày không đi nhanh sáng nay anh tao cũng vừa đi chợ Khâu Vai đấy . Hàn huyên môt lúc , anh Tày vác can 20L ra , rót ra bát tưởng nước hoá ra rượu ngô mời rất nhiệt tình , đành làm nửa bát rượu và rít xong điếu thuốc lào để lên đường tiếp . Chạy thêm gần 1 tiếng nữa đến Lũng Hồ thì đói quá , qua Ngọ lâu rồi , vào một quán nhỏ ăn cơm . Ăn vội bát cơm và thịt lợn xào mặn , nhìn thấy cô bé H''''''''''''''''Mông gùi một gùi đậu đũa vào bán cho chủ quán , cả gùi lớn hơn yến đậu mà có 10 ngàn đồng . Được cái đậu sạch , không thuốc sâu gì cả , ăn sống vô tư , ngọt , mát , làm luôn một bó nhá sống rau ráu , kèm thêm chai rượu ngô nữa , phê phê ... lên đường tiếp . Từ Lũng Hồ ra Mậu Duệ có hơn 30 km mà đường xấu tệ . Vẫn là đường đá , đươc cái phong cảnh hai bên đẹp , con đường lượn vòng vèo ở triền núi lúc lên cao tận đỉnh khi lao xuống dốc đứng . Qua Lũng Hồ vài km có một khu nhà đá đổ nát , khi xưa chắc là dinh thự gì của quan lại , diện tích khá rộng chiếm gần hết một đỉnh đồi nhỏ , những bức tường đá rêu mốc đổ nát đìu hiu , những cây mọc hoang đã thành cổ thụ đơn độc . Đang vào mùa ngô mới lớn các triền núi đươc phủ lỗ chỗ bằng màu xanh non của lá ngô . Không được như thảm lúa vì ngô trồng vào các hôc đá đâu có liền mảnh được , vẫn dịu mát mắt còn hơn màu khô xám của đá tai mèo trần trụi . Đoạn này quả thật khó đi , lúc lên dốc xe kéo số 1 có lúc tưởng hụt hơi , đỏ bô ; có đoạn đá to phải bơi bơi chân mới lên được . Lên được đỉnh dốc thở phào nhìn xuống thấy sâu hút , những nóc nhà bé li ti như cái lá bám vào sườn núi . Lại đến đoạn xuống không đươc lao băng băng mới đau chứ , uốn lượn , cua tay áo gấp mà toàn như phi ngựa , phải rà phanh cháy cả moay-ơ xe . Nói chung vất vả nhưng thú vị đấy . Chỉ dành cho những ai ưa cung đường mạo hiểm , hoang vu . Nhỡ xịt lốp là toi luôn đấy . Đến gần 3h chiều cũng ra được ngã ba Mậu Duệ , nhìn thấy đường nhựa rồi ! Quãng đường Băc Mê - Mậu Duệ có hơn 100km mà đi mât hơn 7h đồng hồ . Đăc biệt 70km từ cây số 31 đến Mậu Duệ chạy hết 6h . Từ Mậu Duệ lên Mèo Vạc còn khoảng 40km thì ngon , đoạn này chạy chắc trên 1 tiếng là đến nơi thôi . Ra đường nhựa kiếm cái quán làm vài côc nước mía cho đỡ khát rồi chay môt mạch lên Mèo Vạc để nghỉ ngơi . Lại nói thêm cho dân nhậu thèm : Qua khu bảo tồn Du Già lúc ngồi hút thuốc lào , mấy anh Tày kể chuyện chồn , cày , cáo ... nhiều vô kể !!! Thậm chí rẻ hơn thịt chó nữa !!! Dân ở đấy không được bắn chỉ bẫy thôi ( vì là khu bảo tồn mà ) , cũng ít ăn mà bán thì chả được mấy tiền vì xa xôi không có thợ buôn . Lúc sáng không đi sớm thì mua đươc con rắn Hổ mang phiđen hơn 2kg có chưa đến 200 ngàn ( loại này ăn ở Lệ Mật nó cũng phải chém ngót 1 triệu đấy ) . Tiếc quá , số hơi đen thì phải . Hôm ở Ba Bể đã vồ hụt con Hổ ngựa gần 1 ký , nó chạy ngang đường mà túm trượt . Đau quá !!!!
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu THỊ TRẤN MÈO VẠC - HÀ GIANG : Từ trên cao nhìn xuống , cả thị trấn Mèo Vạc nằm bé gọn như bàn tay trong một thung lũng không rộng lắm , bốn bề là núi đá vây quanh . Cái thị trấn bé xinh này mà nghe tên đúng là xa tít mù tắp , điển hình là : "Em ở Mèo Vạc" - câu nói cửa miệng của những người giới thiệu mình ở vùng núi , vùng sâu , vùng xa . Qua đỉnh đèo , muốn xuống thị trấn phải đổ con dốc dài tới hơn 5 cây số . Đầu vào thị trấn hai bên có những vườn cây sơn trà lâu năm trông khá xanh mát kéo dài vài trăm mét . Chúng tôi đến Mèo Vạc vào buổi chiều , khi nắng đã bớt gắt hơn nhưng trời vẫn oi nồng vì đã mấy hôm trời nắng nóng liên tục ( Hà Nội còn 39 độ ) . Những vạt nắng cuối chiều soi rõ thị trấn với những khối nhà công sở liền mảng màu vàng , đây đó điểm tí chút nhà gỗ người Mông cũ xỉn ám đen hơi khói củi ; còn lại chủ yếu là nhà người Kinh lên buôn bán làm ăn ở đây , dễ nhận ra vì nhà trần hoặc xây ống . Bao quanh thị trấn là những ruộng ngô xanh ngát . Dưới ánh nắng chiều , xanh vàng rực lên một bức tranh miền núi điển hình . Bóng núi xám đen của đá tai mèo trải xuống làm sự tương phản càng rõ nét . Dăm ba cây Samu cao vút , đặc trưng loài cây vùng núi Bắc Việt Nam . Giữa thị trấn là sân vận động và khu chợ thật rộng . Vì là chợ vùng cao nên có một bãi đất trống rộng dùng làm nơi mua bán trâu , bò . Chợ mỗi tuần họp môt phiên vào Chủ nhật , đông vui và nhộn nhịp lắm ! ( lúc nào cũng có Thắng cố ở chợ phiên đấy ! ) . Ấn tượng mạnh nhất của tôi là khu tượng đài Bác ở trung tâm thị trấn . Vị tri đặt tượng Bác thật đắc địa và đẹp ( nghe nói doTàu giúp ta xây dựng từ trước chiến tranh Biên giới 1979 ) . Bác đứng trên đồi đá , xung quanh có những hòn đá to như giả sơn mà lại là đá tai mèo thật chứ không phải đá đắp , hai bên và đằng sau có rất nhiều Samu cổ thụ cao vút đổ bóng xuống xanh mát . Kiến trúc không đặc sắc nhưng dựa vào thế núi mà đặt tượng đài nơi đó thật hài hoà và tự nhiên , nhìn giống như ông tiên bước trong rừng ra , chỉ tiếc rằng chắc mới tu sửa nên làm dãy lan can bằng Inox hơi phản cảm và không có một tấm biển nào đề ít ra một câu nói của Bác hay ngày xây dựng ... Dù sao tôi cứ cho rằng nếu bê nguyên khu vườn Samu , đá và tượng Bác ( khoảng 300m2 ) về Hà Nội thì cũng hơn ối mấy cái tượng đài vừa làm xong tốn nhiều triệu USD và vài chục cuộc hội thảo . ''''''''''''''''''''''''''''''''Cái đơn giản là cái đẹp !'''''''''''''''''''''''''''''''' . Chiều xuống muộn , trong thung lũng không có hoàng hôn , bóng núi đổ sập khi mặt trời khuất sau ngọn thấp nhất . Cả thị trấn chìm trong ráng mỡ gà đã rán cháy . Sau gần một tiếng , sao nổi chi chít dày đặc trên vòm trời , những đỉnh núi xung quanh đâm lên nền trời thật muôn hình , lủa tủa , rờn rợn ; vừa hoang sơ kỳ bí , vừa hấp dân mời gọi . Sau một hồi lượn lờ tìm chỗ nghỉ , tôi quyết định chọn nhà trọ có chị chủ kiêm bán tạp phẩm . Căn nhà 2 tầng ; tầng dưới bán tạp phẩm , tầng trên ngăn ra làm 4 phòng cho khách trọ thuê ( giá 80.000 đồng/phòng ) . Căn nhà trông thẳng ra bến xe và hơi chếch nhìn ra tượng đài Bác , cũng khá đầy đủ ( có cả nóng lạnh nhé ! ) . Nói chung vùng cao thế là ổn . Tắm rửa xong xuống tìm hiểu chỗ ăn , thì ra chị chủ nhà là người Hà Nội lên đây hơn 20 năm , nhà có hai cô con gái đều học đại học ở HN cả , ông chồng làm bên huyện đội đang tăng cường vào chợ Khâu Vai . Nhờ sự chỉ dẫn của chị , bọn tôi tìm đến quán ăn mới mở , đối diện luôn cổng chợ Mèo Vạc . Cũng rất đói vì ăn trưa ở Lũng Hồ qua quýt , gọi liền tất cả các loại rau , nửa con gà Mèo , 1 đĩa bò xào và không quên 1 chai rượu ngô nữa . Tối nay phải chén thật no say bù lại mấy hôm chạy xe máy rà rã mất sức . Thật thú vị là rau không hiếm lắm ; rau cải , rau muống , rau ngót , mồng tơi , rau đay lá to ... đặc biệt có cả rau đắng tươi , nấu bát canh suông húp mát cả ruột , vị đắng tê tê đầu lưỡi chuyển dần xuống họng sang vị ngọt mát rồi lan toả đúng như thần dược . Gà Mèo thì khỏi phải giới thiệu rồi , gà đen thịt ngọt , chắc nhai trẹo răng , đánh tua ở đầu lưỡi ấy chứ ! Lại dành cho dân nhậu , đó là thịt bò Mèo Vạc , nói chính xác hơn đó là bắp bò tại Mèo Vạc . Ồ ! không có nơi đâu mà thịt bò lại rẻ thế ( 30.000đ/kg ) , mà bắp bò loại ngon nhất ấy ( bắp hoa , bắp chuột ) có 25.000đ/kg . Thế thì tội gì không ăn cho no , cho chán đi ( về Hà Nội gọi rón rén bát phở bắp phải xem có đủ tiền không ! ). Gọi luôn 1kg bắp trần ra uống rượu trước đã , vừa uống vừa nghĩ sao bò nuôi trên cao nguyên đá này lại rẻ thế nhỉ ? Cỏ hiếm chăn bò ở độ cao này cũng vất vả lắm . Nhai miếng bắp bò giòn và ngọt ( chắc leo núi nhiều nên giòn , ăn ngô non nên ngọt ! ) . Nếu ai đi Mèo Vạc nhớ thử qua món thịt bò đấy nhé ! Và húp bát canh rau đắng nữa , đưa cay phải biết . Tôi cá là người chưa biết uống cũng phải hết nửa lít , còn người uống rồi không chấp , có cả can luôn ( rượu ngô lúc nào cũng sẵn vài can trong góc quán ) . Cơm no rượu say rồi tà tà đi bộ về nhà nghỉ . Chợt gặp mấy anh Mèo ; 1 người vác trống cái to đi trước , còn 2,3 người gánh đòn xóc đi sau , lủng lẳng những tảng thịt treo đầu đòn . Tưởng có đám , hội gì ? hỏi ra mới biết là vừa đi đám ma về . Đám ma người Mèo lúc đi vào đầu thị trấn đã thấy rồi nhưng không quay lại xem được . Đây là những người họ hàng ở bản xa , mang trống đến đánh giúp đám tang , còn thịt là được chia phần mang về ( chắc đại loại như phường kèn dưới xuôi ) . Đêm Mèo Vạc phố xá im lìm cả , chỉ có đèn đường và đèn bảo vệ các cơ quan còn sáng ; mấy tấm băng rôn : "Chợ tình Khâu Vai - Mèo Vạc 2005" bay lật phật trong gió . Ngày nóng như nung thế mà đêm xuống hơi núi đá toả ra mát rượi . Tôi chìm trong giấc ngủ của men rượu ngô Mèo Vạc , của hội chứng xe máy tê rần người , đường xa , lơ mơ về chợ tình Khâu Vai ngày mai ... Thị trấn Mèo vạc . Tượng đài Bác Hồ ở Mèo vạc .
Ðề: Mẹ nào hay đi du lịch cho em hỏi xíu PHIÊN CHỢ KHÂU VAI - MÈO VẠC : Những ai đã từng đến chợ tình Khâu Vai đều biết vui nhất là vào tối 26 tháng 03 âm lịch hàng năm.Nên những bạn muốn đi ta nên đến chợ vào chiều 26, không ngày 27 mà vào chợ thì hơi thất vọng đấy nhé. Sau khi chén bữa thịt bò no nê ở thị trấn Mèo vạc, chiều tà tôi chạy xe vào chợ Khâu vai. Khoảng cách có 24Km, đường tốt rồi.Tuy nhiên chỉ có 14 - 15Km đã dải nhựa, còn 9-10Km đường đá khá khó đi. Đoạn này tuy ngắn nhưng chạy cũng rất phiêu, nhất là tầm chiều tà, dọc đường ngắm cao nguyên đá thật hùng vĩ và hoang sơ...Tầm này những dân buôn bán cũng chở hàng vào chợ để phục vụ và khách du lịch từ Hà giang đi cũng tương đối đông. Đến cách chợ 5-6Km đã nhìn thấy thung lũng Khâu vai ở sâu tít phía dưới, đường đi xuống chợ men theo đỉnh núi rất cao.Bọn tôi phải gửi xe đi bộ chừng 1km mới vào tới trung tâm chợ.Từ xa đã thấy không khí náo nức đi chợ của đồng bào nhiều dân tộc quanh vùng, có người đi bộ 20-30Km đến chợ.Trước khi vào chợ thấy họ dừng lại bên các gốc cây to ven đường để thay quần áo mới và chả lại đầu tóc gọn gàng trông rất tự nhiên.Không như mấy anh Kinh mình thay quần áo phải dấu giếm đâu. Đến cổng chợ thấy hàng đoàn xe ôtô đậu dẫy dài, một điều khá ngộ nghĩnh là gì các bạn biết không?Nhìn thấy một anh H''''''''''''''''Mong đi ....tè. Thấy anh ta vén quần lên đã buồn cười vì giữa thanh thiên bạch nhật và từng đoàn người đi chợ rất đông mà không khiến anh ta ngại ngùng gì, phải nói rõ để các bạn biết bởi vì khi gặp cảnh đấy chị em lại quay đi không dám nhìn rồi vấp phải đá ngã xuống vực thì khổ.Ống quần và đũng quần của người H''''''''''''''''Mong rất rộng.Anh ta vén một ống tới ngang đùi rồi ngồi xuống xả bầu tâm sự, mắt còn nhìn xa xa...Đảm bảo không ai nhìn thấy gì cả, rất kín và văn minh. Có mấy cô bé người Hà giang cứ chỉ trỏ chắc chưa nhìn thấy người H''''''''''''''''Mong tè bao giờ.Thú thực đi vùng cao nhiều nhưng chưa khi nào tôi gặp cảnh giữa đường này. Về Hà nội lần này tôi quyết may mấy quả quần giống của bác H''''''''''''''''Mong để cho tiện chứ không vào mấy cái WC vừa hôi vừa mất tiền.Nhất là vừa bia rượu xong mà bí quá chỉ việc ngồi xuống ven lề đường là có thể giải quyết luôn được rồi.Âu cũng là một nét hay của vùng cao đấy chứ !? Tôi tiếp tục du ngoạn vào chợ , lúc này trời đã sẩm tối, vẫn còn vài vạt nắng le lói trên đỉnh núi cao.Chợ cũng đã đông người và khá nhộn nhịp. Chợ Khâu vai nằm ở trung tâm xã Khâu vai, liền cạnh chợ là UBND xã, nhà Văn hoá, trạm Ytế, Bưu điện xã và nhà khách mới dựng dùng để đón tiếp quan khách Trung ương và tỉnh về.Đặc biệt bên cạnh chợ có một lô cốt của Pháp xây dựng từ năm 1926, lô cốt này xây bắng đá, 2 tầng.Tầng trên lát gỗ, nay dùng để làm Bưu điện, trong có đặt máy điện thoại vệ tinh. Vì là xã vùng sâu, vùng xa nên được trang bị bộ máy ngót tỷ bạc. Vào đây di động thành cục sắt rồi. Phải nói ngày xưa người Pháp mò mẫm ghê thật. Thung lũng Khâu vai là đường án ngữ từ Bảo lâm - Bảo lạc - Cao bằng sang Mèo vạc - Đồng văn.Nên vị trí Khâu vai về quân sự cũng rất quan trọng. Quay trở lại không khí phiên chợ thật nhộn nhịp và náo nức.Trang phục của nhiều dân tộc thật đa sắc màu.Thật ra chợ Khâu vai chỉ là một dãy nhà tôn lợp bốn bề để trống, rộng chừng gần 200m2, nhưng khi vào phiên chợ thì nó tự phình ra, dọc các đường mòn xung quanh chợ đâu đâu cũng thấy người. Đã vào bữa tối không khí ăn uống ở đây náo nhiệt hẳn lên mọi người mời nhau uống rượu, quen cũng mời, lạ cũng mời. Tôi cú ngỡ như lạc vào hội chợ ẩm thực nào đấy, cái sự ăn uống ở đây nhìn thật khoái mắt, những người ở xa đến chợ nên đói sau một quãng đường dài ăn rất hăng... Vui nhất là khu chợ lợp mái tôn và các hàng quán xung quanh.Đến chợ Khâu vai phải ăn thắng cố, rất nhiều hàng nấu thắng cố, từng chảo gang bốc khói mù mịt, lúc đầu tôi phải đảo một vòng xem đúng thắng cố của mấy bác H''''''''''''''''Mông nấu thật không rồi mới ăn, vì tôi được biết có cả mấy chị thương nghiệp lên đây nấu thắng cố giả cầy...Thật ra ăn thắng cố của người H''''''''''''''''Mông mới thật là thắng cố. Hương vị rất đặc biệt, chỉ những ai ăn rồi mới nhớ lâu, nhớ mãi...Người ta chẻ đôi từng khúc ống bương khá to ra để làm bát đựng thắng cố, mỗi ống bương chắc đựng được hơn bát ô tô to.Nếu đi ít người các bạn có thể gọi 15 - 20K. Còn đi nhiều người cứ gọi 20K một ống cho chắc ăn.Thắng cố được nấu luôn tại chỗ, củi đốt cháy đùng đùng.Nếu vào mùa rét thì làm bát rượu ngô Lũng Phìn cùng bát thắng cố nóng hổi xuýt xoa thì thật tuyệt vời phải không?Thời tiết năm nay nóng quá, nóng vã mồ hôi nên mua xong bát thắng cố tôi phải té ra tìm chỗ mát uống rượu.... Đường vào chợ Khâu vai . Chợ Khâu vai .