Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi shop_metit, 8/9/2011.

  1. MEBISHOP

    MEBISHOP VITAL AS SUNSHINE

    Tham gia:
    9/4/2009
    Bài viết:
    644
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    tớ mới tranh thủ đọc đc đoạn đầu nhưng tớ có cảm giác topic của bạn giống như một chương trình mà trc đây tớ rất thích đó là "Mỗi ngày một cuốn sách". cám ơn chủ topic nhiều.
     
    Đang tải...


  2. hoanglanauto

    hoanglanauto Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    3,670
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    tớ tải file về rồi in ra, lúc nào rảnh lại tranh thủ đọc...
     
  3. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    IV. Tiến sĩ James, người đầu tiên đưa đến cho tôi khái niệm về giáo dục sớm, vẫn thường bảo rằng phải huấn luyện về tinh thần cho con càng sớm càng tốt, và sự huấn luyện này phải thực hiện dựa trên các trò chơi. Chơi là 1 bản năng của động vật. Mèo con thì chơi đuổi bắt với cái đuôi của mẹ, chó con lại bắt chước tiếng sủa của mẹ. Tại sao lại như vậy? Là bởi vì mèo cần được phát huy khả năng đuổi bắt con mồi trong tương lai, và chó thì cần phải sủa để dọa con mồi. Con người cũng vậy, lúc nhỏ phải được lựa chọn để chơi các trò chơi giúp phát huy các khả năng cần đến khi lớn lên. Vì thế các bậc cha mẹ không được thả cho con chơi tự do mà phải chơi cùng con, giống như các loài động vật. Chơi với con cũng chính là để giúp mình rèn luyện ý thức đạo đức của bản thân và khả năng thấu hiểu người khác.
    Tôi cũng áp dụng rất nhiều hình thức chơi với con. Đầu tiên, khi Winifred được 6 tháng tuổi, trong phòng con, ở độ cao dưới 1m tôi dùng toàn bộ giấy dán tường màu trắng. Trên đó tôi cắt các con chữ màu đỏ dán lên. Bức tường khác tôi lại dán các chữ đơn giản: bat, cat, mat, pat, rat, bog, dog, hog, log, thành từng hàng. Bức tường thứ 3 tôi lại dán các con số tự 1 đến 10 thành 10 hàng. Bức còn lại tôi dán các nốt nhạc. Nhưng so với việc nhìn thì thói quen nghe sẽ thu hút sự chú ý của trẻ hơn, vì thế tôi muốn cho con làm quen với việc nghe các chữ ABC. Tôi thì không biết hát, nhưng may sao nhũ mẫu lại hát rất hay, vì thế tôi vừa chỉ các chữ, nhũ mẫu vừa hát. Đối với đứa trẻ 6 tháng tuổi, lần đầu nghe những thứ này chẳng khác nào đàn gảy tai trâu, nhưng thường xuyên nghe, thường xuyên nhìn, chẳng mấy chốc bé đã nhớ được bảng chữ cái.
    Tiếp đó, tôi lại làm các miếng gỗ to nhỏ trên đó có viết các chữ cái và bắt đầu dạy con ghép từ. PHƯƠNG PHÁP dạy như sau: trước tiên cho bé xem bức tranh con mèo, rồi lại chỉ lên chữ cat trên tường, và lặp đi lặp lại nhiều lần tiếng cat cho con nghe; sau đó chọn trong hộp chữ cái từng chữ c,a,t, ghép lại thành cat. Cứ thế 2 mẹ con vui vẻ chơi với nhau, và tôi thường khen ngợi để động viên con. Hàng ngày như vậy, từng bước một, từng chút một, không nhồi nhét quá sức.
    Với cách dạy này, Winifred chưa đầy 1 tuổi rưỡi đã có thể đọc sách. Khi đó việc giáo dục lại càng thú vị. Đọc được sách có thể ví như thuyền đã đến ngày ra sông lớn, bé rất lấy làm vui mừng.
    Tôi hướng cho Winifred thói quen đọc sách có mục đích. Đọc sách cũng như làm việc, nếu không có mục đích sẽ làm tổn hại cả tinh thần và thể lực. Khi viết cuốn Journeys with Fairy Christmas, bé đã đọc hơn 30 cuốn sách tham khảo các loại để tìm hiểu về phong tục trong lễ Giáng sinh của các quốc gia.
    Tôi cũng nghiệm ra rằng biết thưởng thức âm nhạc quả là 1 điều hạnh phúc. Vì thế khi con gái mới sinh ra chưa lâu, tôi đã mua những chiếc chuông nhỏ phát ra các âm do,re,mi…, và mỗi ngày tôi lại đàn những ca khúc nổi tiếng. Nhũ mẫu thì thường hát cho bé nghe, không khí trong nhà lúc nào cũng rộn rã. Sau khi bé nhớ được bảng chữ cái, tôi bắt đầu dạy các nốt nhạc. Chúng tôi chơi 1 trò chơi như thế này: Tôi giấu một số đồ vật đi và để con đi tìm, còn tôi sẽ chơi piano. Khi bé đến gần chỗ giấu đồ, thay vì nói “nguy quá, nguy quá”, tôi sẽ chơi những âm trầm. Khi bé ra xa, tôi lại chơi những âm cao. Như thế, nếu không chú ý đến các âm cao thấp thì bé sẽ không thể tìm ra món đồ. Cách chơi này rất hiệu quả trong việc huấn luyện thính giác cho bé.
    Trẻ con rất thích các nhịp điệu. Khi bé còn chưa biết nói, tôi vỗ tay theo nhịp điệu cho bé xem. Rồi tôi mua một chiếc trống nhỏ và bắt đầu dạy bé đánh theo nhịp. Sau đó tôi lại mua cây mộc cầm cho bé đánh. Tiếp đên tôi vừa chỉ các nốt nhạc trên tường, tôi vừa hướng dẫn bé gõ các phím trên piano. Rất nhanh chóng, bé có thể gõ được các nốt nhạc và bản nhạc đơn giản.
    Tôi còn dạy con nhún nhảy theo nhịp. Với trẻ con, khái niệm về nhịp điệu và cung bậc âm nhạc rất quan trọng. Các bà mẹ không biết đàn, hát thì có thể cho con nghe từ đĩa. Trẻ nhất thiết phải được lớn lên trong môi trường âm nhạc với các nhịp điệu và tiết tấu. Mưa rơi cũng có nhịp điệu, gió thổi cũng có âm thanh.Thế nên người Nhật mới hay treo chuông gió trong nhà, điều này rất tốt cho trẻ. Ở nước ta có khoảng 1/3 là không biết thưởng thức âm nhạc, nhưng cuộc sống mà không có âm nhạc thực sự là điều bất hạnh. Ngoài âm nhạc, tôi còn thường xuyên ngâm thơ cho con nghe. Tôi cũng dạy con múa theo bài hát. Có nhiều người cho rằng nhảy múa là không tốt, nhưng tôi ko nghĩ vậy. Tiến sĩ Berle có nói: “Sở dĩ người Hi Lạp, Rôma có thân hình đẹp là nhờ nhảy múa. Múa giúp ta duy trì thể lực tốt và thân hình cân đối.”
     
  4. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Phần này mình thấy cách dạy ghép vần rất hay và dễ làm, tuy nhiên mình không rõ nếu mình dạy con theo cách này thì sau này bé đi học có bị ảnh hưởng bởi cách dạy khác ở trường hay không? Bố mẹ nào có tài liệu dạy con của lớp 1 không để mình tham khảo với. Tks!
    Sợ nhất là bé mình dạy 1 kiểu, lên lớp lại học 1 kiểu khác thì khó cho bé lắm
     
  5. hangmc

    hangmc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    cảm ơn chủ topic nhiều lắm,mình có 2 cậu con trai , mình sẽ cố gắng áp dụng với đứa thứ hai nay lập tức.Đứa đầu nhà mình khiến mình phiền não nhiều lắm ,chắc do mình có cách dạy con chưa đúng.Lần này phải thật sự kiên trì mới được.
     
  6. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Con trai nghịch nghợm nên vất vả thật đấy, vậy mà bao người vẫn cứ cố có con trai (trong đó có mình :-( ) Hy vọng mọi người có thể tìm được cách thích hợp để dành cho những đứa con thân yêu của mình!
     
  7. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    V. Trẻ phải được tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn trong nôi, nhưng ở nước ta phải đến 7, 8 tuổi trẻ mới được dạy bảo về âm nhạc. Chính vì thính giác không được huấn luyện sớm nên về sau không thể giỏi được, thậm chí việc học nhạc còn rất đỗi khổ sở. Hơn nữa, khi bắt đầu dạy lại không đi từ các bài hát mà đi vào luyện ngay kỹ năng nên trẻ càng chán. Đành rằng kỹ năng là quan trọng, nhưng không thể vì thế mà khiến trẻ mất đi hứng thú với âm nhạc. Trẻ nói chung thích được chạm vào những thứ như piano, vì thế cần khích lệ trẻ động đến nhạc cụ. Và nếu được cha mẹ giúp đỡ, chúng có thể tự nghĩ ra những khúc nhạc. Winifred từ nhỏ đã tự mình viết ra một vài khúc nhạc, cái đó cũng giống như những bức ảnh chụp khi còn bé, sau này nhìn lại thấy rất ngộ nghĩnh.
    Tôi dạy nhạc cho con cũng dưới hình thức một trò chơi, ban đầu là piano, sau là violin. Hiện nay Winifred chơi tốt cả 2 loại nhạc cụ này. Đương nhiên trong số chúng ta, không phải cứ 10 người được học nhạc thì cả 10 đều thành nhạc sỹ, hơn nữa điều đó cũng không cần thiết. Nhưng, đã sinh ra trên đời, không biết chút gì về âm nhạc thực sự là một điều bất hạnh. Không nhất thiết phải biết chơi nhạc, nhưng cần cảm nhận được âm nhạc. Nhiều người cho rằng, vì không có ý định để con thành nhạc sỹ nên ko dạy về âm nhạc, đó là suy nghĩ một chiều. Không chỉ riêng âm nhạc, nếu cuộc sống mà không có nghệ thuật sẽ chẳng khác nào cuộc sống hoang dã. Vì vậy tôi nghĩ rằng, để cuộc đời trẻ sau này được phong phú, được hạnh phúc, người làm cha mẹ có nghĩa vụ bồi đắp những kiến thức cơ bản về âm nhạc và văn
    học cho trẻ.
    Tiếp theo tôi sẽ trình bày về phương pháp dạy chính tả. Để dạy chính tả thì tốt nhất là sử dụng máy đánh chữ. Tôi ngẫu nhiên phát hiện ra điều này trong một lần Winifred nhìn thấy tôi đang đánh máy và chạy lại đòi tôi hướng dẫn cách dùng. Khi đó tôi đang rất bận nên hẹn bé ngày mai. Hôm sau tôi lại có việc phải ra ngoài, khi trở về bé đưa cho tôi một tờ giấy. Đó chính là 1 trang trong quyển truyện cổ được bé đánh máy lại. Bản đánh máy này gồm toàn những con chữ to, không có dấu cách, chỉ là chữ được gõ lại. Nhưng tôi rất vui và khen bé, sau đó bắt đầu dạy cách đánh chữ. Bé rất thích thú và hàng ngày mang thơ, truyện ra gõ. Khi ấy dù chưa biết gì nhưng bé đã có thể dần dần nhớ được cách ghép chữ, và sau đó tự mình cũng có thể nhớ cách viết truyện và thơ. Lúc đó bé chưa đầy 3 tuổi. Không lâu sau tôi phải nhập viện để phẫu thuật. Hàng ngày bé đều dùng máy đánh chữ để viết thư cho tôi, đối với tôi đó là sự động viên suốt đời không thể quên được.
    Sau đó, Winifred hàng ngày đều gõ các tác phẩm thơ và văn nổi tiếng, nhờ đó bé dần dần thuộc hết. Và tôi thực sự cho rằng máy chữ là một công cụ hết sức hiệu quả. Tôi cũng dạy bé cầm bút. Giống như việc sử dụng máy chữ, trẻ con bao giờ cũng thích bắt chước người lớn, nên khi Winifred thấy tôi cầm bút và muốn học cách dùng, tôi bắt đầu dạy.
    Lúc đầu tôi ko để bé dùng bút máy mà dùng bút chì đỏ. Lần đầu tiên viết được tên mình, bé được cha đặc biệt khen ngợi. Bé rất đỗi vui mừng và chăm chỉ tập viết. Sau nhiều ngày luyện tập, bé đã có thể viết được. Đó là thời điểm 17 tháng tuổi.
    Khi Winifred viết được những câu đơn giản, tôi bắt đầu cho bé viết nhật ký. Vì thế bé có nhật ký từ năm 2 tuổi, sau này mỗi lần đọc lại đều cảm thấy rất có ý nghĩa. Nhân tiện nói thêm ở đây, tôi nghĩ cha mẹ cũng nên tự mình viết nhật ký cho con. Nhật ký này là để ghi lại sự phát triển của con qua từng ngày. Đối với con đây cũng sẽ là một kỷ vật hết sức quý giá, giúp ích cả khi con lớn lên và có gia đình riêng.
    Để tạo cho con hứng thú viết văn, tôi khuyến khích con viết thư cho bạn bè. Thường thì trẻ con ở trường hay chán ghét với việc viết văn, là vì chúng nghĩ đó chỉ là việc học tập. Nhưng nếu được viết một bức thư thực sự, trẻ sẽ rất cố gắng. Ngoài ra, tôi còn cho bé tham gia các cuộc thi viết trên báo. Winifred 5 tuổi đã nhận được cả huy chương vàng và bạc khi viết cho tờ Saint Nicholas.
     
    minh_pdp thích bài này.
  8. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình cho bé nghe nhạc Mozart từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Những tháng cuối cảm nhận thật rõ nét mỗi khi mình đeo tai nghe vào bụng là bé trườn, rướn trong bụng rất mạnh. Có lẽ vì thế mà từ bé tới lớn giờ đã 4 tuổi rồi ngày nào cũng ca hát từ sáng tới khi đi ngủ :)
     
  9. minh_pdp

    minh_pdp Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/12/2011
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    post tiếp đi mẹ shop_metit ơi, đang đọc hay thì lại hết :((
     
    chuotmapkute thích bài này.
  10. minh_pdp

    minh_pdp Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/12/2011
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Đọc đến đây mình thấy mỗi bậc cha mẹ có cách dạy con riêng tùy theo năng lực bản thân và điều kiện sống. Tuy nhiên mẫu số chung cho sự thành công trong việc dạy con là những nguyên tắc đơn giản như:
    - bắt đầu sớm
    - kiên trì
    - duy lý
    - toàn diện
    - ...

    Không nhiều người có hiểu biết để dạy con 7-8 ngôn ngữ nhưng có thể qua các hoạt động khác mà nâng cao khả năng tư duy của trẻ, từ đó tự trẻ sẽ tiếp tục tự phát triển.
     
    chuotmapkute thích bài này.
  11. chuotti

    chuotti Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/3/2011
    Bài viết:
    2,919
    Đã được thích:
    245
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mẹ nó ơi, post tiếp đi cho các mẹ cùng nghiên cứu, quyển này quả thực là hay. M sẽ in ra để đọc dần và tự nhủ với m mỗi ngày là phải thật kiên trì trong cách dạy con. Con m k đc nhanh nhẹn lắm, về mặt nhận thức ngôn ngữ chậm hơn hẳn so với các b cùng tuổi. Trong lúc mang thai và gần 2 năm đầu m gần như mù thông tin, k biết gì về những phương pháp có thể giúp con phát triển tốt hơn mà chỉ suy nghĩ như các cụ ngày xưa là do con m sinh ra đã chậm thì biết làm sao. Đến khi m đi làm, có máy tính rồi m mới đc mở mang ra nhiều thứ. Có lúc m đã nghĩ, nếu m đc tiếp cận những quyển sách hay như thế này sớm thì có thể m sẽ giúp con m đc nhiều hơn. Lúc đầu m dạy con theo Phương pháp của Robert Titlle - Bé yêu biết đọc và PP 0 tuổi với mục đích chỉ là để con biết tập trung và có sự nhận biết nhất định về thế giới xung quanh như con chó, con mèo, cái cây...những điều mà các em bé khác nói đôi lần là nhớ và chỉ ra đc dù chưa biết nói còn con m thì không đc như thế. Vì m có rất ít thời gian được chơi với con nên m dạy con mọi lúc mọi nơi có thể, cả lúc tắm lẫn lúc ngồi bô...hihi...Bây h cũng đã có kết quả khả quan rồi. Các chỉ số phát triển khác đạt mức bình thường nhưng chỉ số ngôn ngữ vẫn còn kém so với lứa tuổi thực của con là 6 tháng. Các bé hơn 3t đều nói và diễn đạt rất tốt điều muốn nói còn con m vẫn chưa làm đc như thế dù bé hiểu nhưng vẫn khó diên đạt ra lời. Nếu bảo bé hát thì bé có thể hát rất thoải mái,rõ ràng, thẩm âm rất tốt ( lời cô dạy nhạc); bé đã biết đọc (nhưng chưa biết đánh vần) nên có thể tự đọc sách truyện rành mạch, k hề sai nhưng khi nói chuyện hay giao tiêp lại kém, hay nói lung tung. M đang suy nghĩ tiếp theo nên làm gì để giúp con phát triển tốt hơn nhất là trong hoàn cảnh bố thì mặc kệ, k bao h biết ngồi chơi hay dạy con dù biết con nt, chỉ thích chơi điện tử; ông bà nội thì vô cùng chiều cháu, k ủng hộ PP m dạy con cho là m cứng nhắc và nguyên tắc vớ vẩn. Nhiều lúc m rất nản, thấy cứ như một mình chông lại Mafia vậy. hik..Các mẹ cho m lời khuyên nhé. Tks các mẹ
     
  12. hangmc

    hangmc Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    mình cũng đang dạy con theo phương pháp này nhưng thạt sự phải kiên trì lắm,nhiều lúc cũng nản song lại tự nhủ phải kiên trì thôi .
     
  13. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Xin lỗi cả nhà nhé tuần qua tớ bận quá không post được gì cả, sẽ đền ngay bây giờ đây
     
  14. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình cũng vậy thôi, nhiều lúc cũng bị nói này nói nọ khó chịu lắm, nhưng quan điểm của mình là cái gì tốt cho con thì mình sẽ làm, không phải quan tâm đến người khác nói gì cả. Bạn cố gắng lên nhé, rồi những nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
     
  15. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    VI. Để việc dạy và học trở nên hấp dẫn, tôi cũng áp dụng phương pháp giáo dục giống như của Witte cha. Hàng ngày tôi cùng con đi dạo ngoài cánh đồng và nói với con những câu chuyện thú vị về thực vật, động vật, hóa học, vật lý, địa lý, thiên văn. Chúng tôi cùng nhau ngắt những bông hoa, ngọn cỏ để “giải phẫu”, đập vỡ một viên đá để quan sát, xem xét tổ chim, ngắm nghía những con sâu nhỏ… Winifred ban đầu rất sợ sâu xanh, nhưng sau khi nghe tôi giải thích là sâu xanh khi lớn sẽ trở thành những con bướm xinh đẹp thì bé ko sợ nữa. Và tôi kể cho bé nghe về các loài ong và bướm, bé rất thích thú, sau đó tự mình nghiên cứu và viết ra rất nhiều chuyện về đời sống của chúng. Winifred còn tìm hiểu cả về bọ cánh cứng. Bé nói với tôi là có hơn 150 nghìn loại, và bé có ý định sẽ tự mình tìm ra 1 loại mới. Vì thế bé đọc rất nhiều sách, vào mùa đông bọ cánh cứng không xuất hiện, bé lại đến Sở nghiên cứu Carnegie để xem các tiêu bản của chúng.Bảo tàng của Sở nghiên cứu Carnegie với chúng tôi rất có ích. Hàng tuần tôi đều đưa con tới đó. Ở đây ngoài động thực vật chúng tôi còn có thể tìm hiểu về phong tục tập quán, trang phục, đồ dùng của nhiều thời đại.
    Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thể ngắm hoặc phác thảo lại những bức danh họa hay các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng.Có nhiều bà mẹ rất khổ sở vì sự quậy phá của con, đó chính là vì chúng quá dư thừa sức lực không biết sử dụng vào việc gì. Nếu được gần gũi khám phá thiên nhiên, chắc hẳn trẻ sẽ không còn thừa hơi quậy phá nữa. Không những thế, càng gần gũi với thiên nhiên, tâm hồn con người càng trở nên hướng thiện. Thế nên xã hội ngày xưa hầu như không có người xấu.Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên thì không chỉ thể chất mà cả tinh thần cũng đều khỏe khoắn. Trẻ sống ở thành phố nhiều khi do không được hít thở bầu không khí trong lành nên tính tình hay cáu kỉnh, khó chiều. Vì vậy tôi nghĩ, nếu kinh phí sử dụng để cảm hóa thanh thiếu niên hư được dùng để đưa các em nhỏ tiếp xúc nhiều hơn với tự nhiên thì sẽ giảm thiểu được con số phạm pháp trong tương lai. Để cho trẻ trồng cây cũng là một việc rất tốt. Tôi cho Winifred tham gia làm vườn từ khi còn nhỏ, những việc như trồng hoa, nhặt cỏ. Hàng ngày tưới nước và nhìn ngắm sự phát triển của cây cảm thấy rất vui.Hàng năm vào mùa hè, tôi lại dẫn con lên núi cắm trại vài ngày. Có khi lại ra cánh đồng, nằm dài trên cỏ, ngắm hoa và quan sát côn trùng.Một điều may mắn của tôi là được sống gần rừng trong nhiều năm. Đối với trẻ thì không có cuốn sách giáo khoa nào đầy đủ và thiết thực hơn là một cánh rừng. Ban ngày tôi thường cùng một thị nữ dẫn Winifred vào rừng chơi. Ở đó tôi có thể chỉ dạy cho con tên của nhiều loại cây cối và chim muông. Chúng tôi còn mang theo cả máy ảnh để chụp những nơi có nhiều hoa và phong cảnh đẹp. Cũng tại cánh rừng này, tôi dạy con rất nhiều bài thơ về tự nhiên. Những ngày đẹp trời, không gian yên tĩnh, vừa hít thở bầu không khí trong lành, vừa ngâm thơ, thực là khoan khoái vô cùng. Có khi Winifred lại ngồi vẽ tranh hoa lá hoặc viết những câu chuyện về cây cỏ, chim chóc.Từ mùa đông năm ngoái Winifred cho bắt đầu nuôi chim. Hiện tại có 2 con chim hoàng yến, được Winifred dạy từ nhỏ nên đã có thể nhảy múa theo tiếng hát hoặc tiếng vỗ tay. Khi Winifred chơi piano, chúng lại bay đến đậu trên vai. Chúng còn biết nhắm mắt, biết dùng mỏ lật trang sách theo lệnh.Chúng tôi còn nuôi cả chó và mèo. Nhìn chung khi nuôi các con vật như thế, trẻ thường rất chăm chỉ kiếm thức ăn và nước uống cho chúng, tâm hồn trẻ cũng trở nên giàu tình cảm hơn. Nhiều bậc cha mẹ thường lo rằng để trẻ nuôi vật cảnh có thể dễ nhiễm bệnh, nhưng nếu ta chú ý dạy trẻ thì sẽ vẫn đảm bảo an toàn. Ngoài ra tôi còn cho Winifred nuôi cá cảnh. Trong phòng của bé có cả cá vàng và cá chép. Thi thoảng tôi đưa bé đến thăm “Hải dương trên cạn” để mở mang kiến thức.Với các môn vật lý, hóa học, địa chất, khoáng vật học, tôi cũng giáo dục con theo cách tương tự.Để khơi dậy niềm đam mê với thiên văn học thì cho trẻ đọc truyện thần thoại là tốt nhất. Tôi đã áp dụng phương pháp này. Một may mắn nữa là chúng tôi có thể đi đến nhiều đài thiên văn để quan sát các vì sao qua kính viễn vọng, và ở đó chúng tôi có khá nhiều bạn là nhà thiên văn có thể giúp đỡ Winifred trong lĩnh vực này.Có thời gian chúng tôi sống ở ven biển Virginia và thường xuyên đi chơi ở bãi biển. Tôi nghĩ rằng bãi biển rất có ích trong việc cung cấp khái niệm địa lý cho trẻ. Chúng tôi khi thì đi nhặt sò, khi thì đi thu thập tảo biển, bắt cua, nhặt sao biển và sứa. Những lúc như thế tôi có thể nói cho con nghe rất nhiều về các loại hải sản, cả về sông núi, hồ, vịnh, đảo,… Sau đó tôi mua quả địa cầu về, chỉcho con Đại Tây Dương, kế đó là Châu Âu, rồi nước Mỹ,… dần dần Winifred đã nhớ được những điểm cơ bản về địa lý thế giới. Tôi cũng đưa con đi du lịch khá nhiều nơi để mở rộng tầm mắt. Kết quả là, Winifred có một kiến thức về địa lý thế giới đáng kinh ngạc.
     
    cncstarmen.be.phot thích.
  16. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    VII. Để dạy trẻ, thì không gì hiệu quả hơn là những câu chuyện. Qua đó trẻ có thể phát triển trí nhớ, kích thích khả năng tưởng tượng, mở mang tri thức. Nếu đưa cho trẻ một vật thể và bảo trẻ ghi nhớ thì sẽ rất khó vào, nhưng nếu kể cho trẻ nghe một câu chuyện về vật thể đó thì trẻ sẽ rất vui vẻ lắng nghe va tự nhiên sẽ nhớ. Từ khi Winifred chưa biết nói, tôi đã kể cho con nghe rất nhiều truyện thần thoại Bắc Âu, Hi Lạp, Rô ma. Khi con biết nói rồi, 2 mẹ con lại cùng nhau diễn lại. Mục đích của truyện thần thoại là để sau này con có hứng thú với thiên văn và điêu khắc, đồng thời khi nghiên cứu về văn học cũng sẽ dễ dàng hơn. Tôi cũng kể cho con nghe nhiều về kinh thánh, và sau đó chúng tôi lại cùng nhau đóng kịch.
    Tôi còn nhận thấy rằng để nếu sự vật sự việc được ghi lại dưới hình thức văn vần thì sẽ rất dễ thuộc, dễ nhớ, vì thế tôi đã áp dụng để dạy con từ khi còn nhỏ. Sau này Winifred cũng tự mình viết được khá nhiều những bài văn vần, một phần trong số đó gần đây được xuất bản thành tập có tên Facts in Jingles.
    Đối với môn lịch sử, chúng tôi cũng đọc và sau đó tự diễn lại. Tôi nghĩ rằng nếu ở trường học mà làm được như vậy thì trẻ sẽ nhớ rất lâu. Ta cũng không cần mất quá nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ làm một chút là được. Nhưng cứ nhìn vào phương pháp dạy môn lịch sử hiện nay thì các em không có hứng thú là đương nhiên.
    Năm lên 8 tuổi Winifred được cha làm cho một bộ xương để học về sinh lý. Trong thời gian cha đi du lịch, Winifred tự viết các bài văn vần về xương, cơ, nội tạng, sau đó đã dễ dàng thuộc hết, khi cha trở về rất ngạc nhiên và vui mừng. Liên quan đến môn sinh lý học, Winifred còn nghiên cứu về cả vệ sinh và rất tâm đắc với những vấn đề liên quan đến thực phẩm và khả năng gây bệnh.
    Mong muốn của tôi trong việc giáo dục con, bồi dưỡng tri thức cho con, là phải làm sao để con trở thành người có ích, chứ không muốn con lớn lên giống như nhiều người trên thế giới, đọc hàng ngàn vạn cuốn sách, biết rất nhiều thứ nhưng lại chẳng giúp gì cho bản thân và xã hội.
     
    cncstarmen.be.phot thích.
  17. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    VIII. Trong các trường học hiện nay, hầu hết học sinh đều không thích học tiếng Latinh. Lý do là các em không có nền tảng của môn này. Cá nhân tôi nghĩ rằng cần phải tạo cho con một nền tảng cơ bản từ sớm,vì thế tôi đã dạy con tiếng Latinh ngay từ khi còn trong nôi. Tôi nghĩ tiếng Latinh là hết sức cần thiết cho việc học tập nghiên cứu, và biết được tiếng Latinh thì các tiếng như Pháp, Ý, TBN, hoàn toàn có thể học dễ dàng.
    Với trẻ con thì chủ yếu dùng tai chứ không phải mắt, vì thế tôi bắt đầu cho con ghi nhớ bằng tai trước. Ở trường thường dạy tiếng Latinh bằng cách ghi nhớ các biểu và quy tắc trước, nhưng như thế là sai lầm. Khi Winifred 4 tuổi có nói chuyện bằng tiếng Latinh với 1 giáo viên môn này, nhưng người đó hoàn toàn không hiểu gì. Nghe qua thì rất lạ nhưng đúng là có rất nhiều nhà ngôn ngữ có thể đọc viết được nhưng lại không thể nói được thứ tiếng này.
    Năng lực ngôn ngữ của trẻ con cực kỳ đáng kinh ngạc. Lúc Winifred vừa biết nói tiếng Anh, tôi liền dạy bé câu “Xin chào” bằng 13 thứ tiếng và bé đều nói được. Mỗi ngày tôi lại dạy con một ít tiếng Latinh, đến 5 tuổi bé đã có thể thuộc lòng quyển 1 của tập Aeneis, nhớ được hơn 500 bài thơ của nhiều tác giả. Để việc học ngôn ngữ của con có hiệu quả nhất, tôi cũng dạy dưới dạng trò chơi (phần này tác giả xin được lược bỏ vì dài dòng).
    IX. Trong số các môn học, làm cho con có hứng thú với Toán học là khó hơn cả. Như đã đề cập ở chương 4, với phương pháp của mình, tôi đã nhanh chóng dạy con nhớ được chữ số và cách đếm, và bé cũng đã biết đếm tiền khi đi mua hàng. Nhưng khi tôi dạy đến bảng cửu chương, lần đầu tiên tôi thấy con tỏ ra chán ghét với việc học. Tôi bèn thử biến nó thành bài hát, vừa hát vừa dạy, nhưng vẫn không có hiệu quả. Winifred 5 tuổi, nói được 8 thứ tiếng, viết được truyện và thơ đăng trên nhiều báo và tạp chí, hiểu biết về thần thoại, văn học, lịch sử ngang tầm với học sinh trung học, thế nhưng lại không nhớ nổi bảng cửu chương! Tôi đã rất lo lắng con mình bị học lệch, vì tôi từ lâu tôi đã có suy nghĩ sẽ giáo dục con theo hướng toàn diện chứ không phải chỉ xuất sắc trên một lĩnh vực.
    May sao trong lần đi tuyên truyền về tiếng Esperanto, tôi đã gặp được một giảng viên Toán học rất tuyệt vời của trường ĐH nữ Starrett. Sau khi nghe tôi trình bày mối lo lắng của mình, bà nói: “Không phải con gái bà là người không có khả năng học Toán, cũng không phải cháu bị phát triển lệch. Đó là vì phương pháp dạy của bà không tốt. Bà không biết làm cho nó trở nên thú vị. Bản thân bà yêu thích các môn Văn học, Lịch sử, Âm nhạc, Ngôn ngữ, cho nên bà biết cách dạy sao cho thật hấp dẫn, vì thế con bà cũng dễ dàng học được. Đối với môn Toán, ngay bản thân bà cũng không hứng thú, thế nên bà dạy con như thế, cháu có chán ghét cũng là dễ hiểu.” Sau đó hàng tuần bà viết thư cho tôi, chỉ bảo phương pháp dạy môn Toán dưới dạng trò chơi. Nhờ đó, Winifred đã tiến bộ vượt bậc.
    Đầu tiên, tôi phải cố gắng làm cho con cảm thấy thích môn Toán. Tôi dùng một cái hộp, để các hạt đậu và những chiếc nút trong đó. Hai mẹ con cùng thi nhau nhặt ra và đếm xem ai nhiều hơn. Hoặc là khi người thị nữ tách hạt lạc thì cùng đếm xem 2 củ thì sẽ được thành mấy hạt nhỏ, 3 củ thì được mấy hạt,…
    Chúng tôi còn chơi trò đổ xúc xắc. Đầu tiên dùng 2 con. Hai người lần lượt đổ. Giả sử đổ ra 3 và 4 thì sẽ tính là 7 điểm. Nếu bằng điểm thì đổ lại. Chơi 3 hoặc 5 lần để phân định thắng thua. Winifred rất thích trò chơi này, nhưng mỗi lần 2 mẹ con chỉ chơi trong vòng 15 phút. Vì theo lời khuyên của bà giáo, thì khi chơi những trò này trẻ phải tu duy nhiều nên việc kéo dài quá lâu sẽ không tốt. Sau 2, 3 tuần chơi như vậy, số xúc xắc tăng dần lên 3, 4 và cuối cùng là 6 con.
    Tiếp đó tôi lại dùng hạt đậu xếp thành 2 hàng 2 cột, 2 hàng 3 cột, 3 hàng 3 cột,… rồi cùng đếm và ghi lại, đồng thời tôi dán bảng cửu chương lên tường. Nhờ đó Winifred đã dần dần hiểu được 2 lần 2 là 4, 3 lần 3 là 9 nghĩa là thế nào, và bé thực sự rất lấy làm vui thích.
    Để ứng dụng Toán học vào thực tế, tôi cùng con chơi trò mua bán hàng. Các đồ để mua bán rất đa dạng, có thể dựa vào độ dài, trọng lượng, hay có khi chỉ nhìn bằng mắt. Giá cả là giá hiện thời. Tiền là tiền thật. Tôi là người tới cửa hàng của Winifred và mua một số đồ, sau đó bé sẽ tính toán giá cả và trả lại tiền thừa. Khi Winifred làm tốt việc gì, tôi sẽ thưởng tiền. Ngoài ra bé còn nhận được một số tiền nhờ vào việc viết bài cho các báo. Tất cả được gom góp lại gửi ở ngân hàng dưới tên Winifred, và hàng tháng bé đều tự mình tính lãi.
    Theo cách mà bà giáo đã bày cho tôi, Winifred rất nhanh chóng thích thú với môn Toán. Bé học được số học, rồi dần dần học đến đại số và hình học cũng với các phương pháp tương tự.
     
    men.be.phot thích bài này.
  18. men.be.phot

    men.be.phot 0933851367

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    13,702
    Đã được thích:
    2,511
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình đã áp dụng dc mục VII cảu chủ top, đọc truyện cho con nghe và nói chuyện với con, mình thấy khả năng ngôn ngữ của con khá tốt, dùng từ khá chính xác...
     
    shop_metit thích bài này.
  19. Cheese's Mom

    Cheese's Mom Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/8/2009
    Bài viết:
    1,150
    Đã được thích:
    265
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Topic rất hay, cảm ơn chú top, mình đã save file, sẽ nghiên cứu dần dần.
     
    shop_metit thích bài này.
  20. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    X. Rất nhiều bà mẹ, khi thấy con mình khóc thì ngay lập tức cho uống sữa hoặc ăn kẹo để dỗ dành. Điều này là không nên. Cho trẻ ăn hay uống quá nhiều đều không tốt, có khi còn sinh bệnh. Cái mà có thể làm cho trẻ vui không phải chỉ là ăn uống. Ngoài tác động vị giác còn có tác động thị giác và thính giác nữa. Vì thế khi con khóc, tôi gõ chuông cho con nghe, lắc những thứ phát ra âm thanh, hoặc gây chú ý cho con bằng các quả bóng bay…
    Bởi vì trẻ cần phải được phát huy các năng lực tiềm tàng của mình, nên các trò chơi cũng phải đáp ứng được tiêu chí đó. Tôi dành một góc phòng của con làm nơi tập thể dục. Ở đó tôi đặt những dụng cụ phù hợp với việc rèn luyện sức khỏe, Winifred có thể tập gậy, đánh đu,… Các trò chơi của bé đều nhằm mục đích nâng cao trí tuệ, thể lực, đạo đức, phát huy tốt nhất mọi khả năng của bản thân, không lãng phí sức lực một cách vô ích.
    Trẻ con thường thích những trò chơi bắt chước, diễn kịch. Những trò chơi kiểu này lại rất hiệu quả trong việc mở rộng hiểu biết của trẻ. Ở các rạp hát dành riêng cho trẻ em, nếu tổ chức được các kịch bản như thế sẽ rất có ích. Tôi nghĩ rằng các bộ phim cũng có thể mở ra nhiều vấn đề để bàn luận, nhưng nếu đem so sánh thì loại kịch này có tính giáo dục thiết thực hơn. Tôi thường xuyên dẫn con đi đến những chỗ như thế, và khi về 2 mẹ con sẽ cùng diễn lại, nếu không đủ người thì sẽ dùng búp bê.
    Tôi và con cũng hay chơi trò chơi bịt mắt. Bé sẽ bị che mắt và đoán xem một vật nào đó là vật gì, hoặc là đi quanh phòng để xác định đồ vật. Loại trò chơi này giúp trẻ phát triển xúc giác.
    Để phát triển thị giác, chúng tôi chơi trò đố“cái này có bao nhiêu”. Tôi sẽ xếp các quân cờ tướng hoặc hạt đậu trên bàn, sau đó cho bé nhìn qua 1 chút và đố xem số lượng là bao nhiêu. Với trò chơi này thì có rất nhiều cơ hội để áp dụng. Chẳng hạn khi ăn có thể đố có bao nhiêu miếng táo trên đĩa, hay khi cùng nhau đi bộ trên đường có thể đố có bao nhiêu thứ gì đó trên vỉa hè… Trò chơi này giúp trẻ trở nên nhạy bén và có trí nhớ tốt.
    Khi Winifred còn rất nhỏ, tôi thường dẫn con đi đến nhiều nơi, lần sau đến đó tôi để con đi trước và dẫn tôi theo. Đến khi bé được 16 tháng tuổi đã có thể dẫn mẹ và nhũ mẫu đến khá nhiều địa điểm.
    Nói về các trò chơi phát triển thị giác thì có rất nhiều. Lấy ví dụ tôi nghĩ về món đồ gì đó trong phòng, và bảo là nó màu đỏ. Khi đó Winifred sẽ lần lượt tìm các đồ màu đỏ trong phòng để đoán, và chỉ được đoán trong một số lần nhất định, giả sử 3 hoặc 5. Nếu không đoán trúng thì sẽ thua cuộc.
    Lại nói về trò chơi với bảng cửu chương. Tôi viết các phép tính vào các mảnh bìa, ví dụ 5x7, 8x9. Có rất nhiều các mảnh như thế, sẽ lần lượt được đưa ra. Người chơi phải ngay lập tức trả lời là 35, 72. Nếu trả lời chậm hoặc sai thì người kia sẽ trả lời thay và được lấy tấm bìa đó.
    Khi lái máy bay cần phải nhớ những thao tác điều khiển máy bay. Trẻ con cũng cần phải nhớ những thao tác của bản thân mình, hay nói cách khác là biết điều khiển tay chân mình. Để làm được điều đó có 1 trò chơi gọi là “bắt chước tượng đồng”, có nguồn gốc từ người Hy Lạp. Khi chơi trò này, 1 người sẽ giữ nguyên 1 tư thế nhất định trong khi người kia sẽ đếm đến 50 hoặc 100, nếu cử động sẽ bị thua.
    Ta cũng có thể dùng vải, giấy,… để tạo ra nhiều đồ chơi rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Các trò chơi cần vận động đầu óc cũng rất nhiều, và trẻ có thể chơi mà không biết chán. Tôi thường dùng giấy để xếp thuyền và bướm cho con, dùng vải để làm búp bê, dùng vỏ bao thuốc lá làm xe ngựa, dùng các hộp to để xây nhà và thành trì, làm cầu và tháp… Ngoài ra tôi còn dùng hạt đậu Nam Kinh làm thành hình người, dùng quả chuối làm ngựa. Những thứ này không phải chỉ nhằm để chơi mà còn có tác dụng phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Lúc nhỏ Winifred được dạy cả việc khâu vá và may quần áo cho búp bê. Năm 4 tuổi, bé lần đầu tiên tặng mẹ một món quà, đó là con búp bê đội mũ được khâu bằng rất nhiều chỉ. Tôi cũng dạy bé đan, và bé đã làm ra được khá nhiều thứ. Tuy nhiên việc khâu vá nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, vì thế mỗi lần chỉ nên làm khoảng 15 phút. Với việc như vẽ tranh thì có thể lâu hơn, tầm 30 phút. Nhưng nhìn chung việc gì cũng không được để trẻ làm đến mức cực nhọc.
    Đối với trẻ con thì đồ ăn, trò chơi, bạn chơi, nên thường xuyên thay đổi. Emerson có nói: Nếu thế giới chỉ có 2 người thì trong vòng 1 ngày giữa họ sẽ hình thành quan hệ chủ-tớ. Vì thế, tôi rất chú ý để con không chỉ chơi suốt với 1 người bạn, tránh cho giữa chúng nảy sinh kiểu quan hệ như trên. Có những người nói rằng, để cho bé trai và bé gái chơi với nhau là không tốt, nhưng tôi thì nghĩ ngược lại. Khi chơi như thế, bé gái sẽ dịu dàng nữ tính hơn, và bé trai sẽ có cơ hội để chứng tỏ sự dũng cảm, khí phách của mình. Hai bên sẽ đều nhanh chóng trở nên người lớn hơn.
    Làm vườn cũng rất tốt cho việc mở mang kiến thức và rèn luyện sức khỏe cho trẻ. Khi con vừa biết đi, tôi mua một cái mai và một cái xẻng nhỏ. Tôi dạy cho bé cách gieo hạt, trồng hoa, nhỏ cỏ, tưới cây. Tôi nhận thấy rằng những công việc này cũng góp phần bồi đắp cảm hứng và rèn luyện tính kiên nhẫn cho con trẻ.
    Có nhiều bà mẹ không có hứng thú với các trò chơi của con. Trong khi họ bận bịu việc khâu và, bếp núc, con làm được bao nhiêu thứ và sung sướng đem khoe mẹ nhưng họ cũng không thèm nhìn. Như vậy trẻ sẽ buồn bực và dẫn đến phá phách, rồi lại bị đánh mắng. Nhưng đó hoàn toàn là do lỗi của người lớn.
    Người làm cha mẹ phải nỗ lực để cùng chơi với con trẻ. Người mẹ mà vì bận việc nhà mà bỏ mặc con tự chơi là không hoàn thành nghĩa vụ giáo dục con. Trong thời đại tiến bộ ngày nay, làm gì cũng phải tính toán, không nhất thiết phải ôm tất cả mọi việc vào mình mà nên tận dụng sự tiến bộ của nhân loại để làm sao trong 1 ngày không lãng phí thời gian đáng lẽ ra phải dành để giáo dục con. Để trẻ tự chơi chắc chắn sẽ dẫn đến cãi cọ, khóc lóc. Người lớn phải luôn giám sát được sự chơi đùa của trẻ cả khi trong nhà lẫn bên ngoài. Về điểm này phụ nữ nước ta phải học tập các bà mẹ Nhật Bản. Vào dịp Tết, vào các tháng 3,5,7, họ đều có lễ hội trong đó người lớn làm rất nhiều thứ cho trẻ em được vui chơi. Một điểm nữa ở các bà mẹ Nhật Bản là trong phòng họ không dành riêng ra một góc chuyên xếp những đồ lặt vặt trong nhà và cấm con trẻ được động vào. Họ thường dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ để con được vui chơi ở những chỗ rộng rãi. Họ cũng không đi giày dép trong nhà, vì thế sàn nhà luôn sạch sẽ và trẻ có thể chơi thoải mái trên đó. Nhân tiện tôi xin nói thêm ở đây về trò chơi bài của Nhật Bản. Đó là một loại trò chơi rất có tác dụng trong việc giúp trẻ lanh lợi và có trí ghi nhớ tốt.
    Đối với các môn học như lịch sử, địa lý, toán học, tôi đều dùng cách viết ra các tấm bìa và cùng chơi với con dưới dạng chơi bài, hiệu quả thực sự đáng ngạc nhiên.Tính xã giao với trẻ cũng rất cần thiết. Nên khuyến khích trẻ tổ chức và tham gia các hội, tất nhiên phải đảm bảo vừa vui vừa có ích. Winifred hiện đang là hội viên hội tương trợ thiếu niên, chuyên gửi hoa và đồ chơi tự làm đến cho các em nhỏ bị đau ốm. Tuy nhiên, trong các thú vui của trẻ thì đọc sách là quan trọng nhất. Nhưng trẻ thích đọc sách gì lại phụ thuộc vào những cuốn sách mà trẻ được đọc đầu tiên, vì thế bố mẹ phải hết sức chú ý trong việc lựa chọn sách, cũng chính là định hướng cho con. Đó không chỉ là những cuốn sách để đọc mà còn là thứ sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai của con sau này. Báo chí thì hầu như trẻ nhỏ không có thói quen đọc, thậm chí có cả những trẻ mà cha mẹ không cho phép đọc. Tôi thì không nghĩ như vậy, song báo ở nước ta nhiều khi có những tranh ảnh và bài viết không có chút ý nghĩa nào, vì vậy cũng cần phải chú ý chọn lựa.
    Một điều quan trọng nữa là những câu chuyện mà ta kể cho trẻ, đặc biệt là khi còn nhỏ. Nó không chỉ là sự mở mang tri thức mà còn là chiếc cầu đưa trẻ đến với việc ham thích đọc sách. Tôi thường kể chuyện cho con, đến đoạn hấp dẫn tôi dừng lại, nói rằng truyện đó nằm ở trong quyển này, quyển kia, và khuyến khích con tự đọc.
     

Chia sẻ trang này