Sử dụng gas thế nào cho an toàn?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi quynhanhv, 13/12/2011.

  1. quynhanhv

    quynhanhv Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/12/2011
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    83
    (AloBacsi)- Nguyên nhân các vụ tai nạn liên quan cháy nổ bếp gas thời gian qua chủ yếu là do người dân bất cẩn, không biết cách sử dụng gas an toàn.

    Dù có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các tai nạn cháy nổ bếp gas làm nhiều người thương vong trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo một quan chức cục an toàn lao động thì nguyên nhân chủ yếu là do người dân bất cẩn, thiếu kiến thức hoặc không xem trọng việc áp dụng các biện pháp sử dụng gas an toàn. Nếu ai cũng hiểu biết và áp dụng các biện pháp sử dụng gas an toàn thì hoàn toàn có thể hạn chế các vụ tai nạn đáng tiếc.



    Cần hiểu biết để sử dụng gas an toàn
    Vậy sử dụng gas thế nào cho an toàn? Alobacsi xin giới thiệu đến bạn đọc những hướng dẫn sử dụng gas an toàn của Ông Nguyễn Ngọc Hải – Giám Đốc Trung Tâm Kiểm định và Huấn luyện Kỹ thuật An toàn Lao động TP.HCM.



    Thưa ông, thời gian qua liên tục xảy ra các vụ tai nạn cháy nổ bình gas và vụ nào cũng có người bị thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vì sao khi cháy nổ gas thì thiệt hại thường rất nặng nề?

    Khi tỷ lệ thể tích hơi gas trong không khí nằm trong giới hạn cháy nổ của hơi gas trong không khí là 1,8 đến 9,5%, nếu có tia lửa hay nguồn nhiệt thì lập tức hổn hợp hơi gas/không khí đó sẽ cháy và nổ làm tăng áp suất gây sập nhà, thiệt hại về người và tài sản rất lớn (điển hình như vụ nổ khí gas làm sập nhà chết 2 cháu bé và bị thương nặng 2 người xảy ra ở đường Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng Hà Nội vào ngày 3/11).



    Thưa ông, thời gian qua đã xảy ra khá nhiều vụ cháy nổ liên quan đến gas, theo ông nguyên nhân chính từ đâu ?

    Trong những năm qua tại Việt Nam, các vụ cháy nổ liên quan đến gas chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

    Thứ nhất, do sử dụng những bình gas kém chất lượng như: bình quá hạn sử dụng, bình nhái giả, kim loại thành bình bị rỉ sét ăn mòn, v.v…, những bình này có nguy cơ rò rỉ gas ở các van đầu bình, ở các mối hàn hoặc những chỗ kim loại thành bì bị rỉ sét ăn mòn.

    Thứ hai, do sử dụng van điều áp kém chất lượng, sử dụng ống mềm nối từ van điều áp đến bếp gas kém chất lượng hoặc sử dụng quá lâu nên bị lão hóa dễ bị xì hở rò rỉ gas.

    Thứ ba, do người sử dụng bình gas – bếp gas không được hướng dẫn cách sử dụng nên khi bật bếp – tắt bếp không làm theo đúng quy trình, nhất là khi tắt bếp không khóa van đầu bình gas dẫn đến nguy cơ gas xì ra (do ống dẫn bị lão hóa hoặc bị chuột cắn, van ở bếp không kín, các mối nối bị xì hở);

    Thứ tư, ở các hộ gia đình thường thì không gian bếp chật hẹp, thiếu thông gió, khi gas xì ra, hơi gas nặng hơn không khí nên tích tụ lại trong không gian bếp dễ đạt đến giới hạn cháy nổ.

    Thứ năm, do người sử dụng khi phát hiện gas xì nhưng không biết cách xử lý, đã có hành động phát ra tia lửa như bật công tắc đèn dẫn đến cháy nổ;

    Thứ sáu, các nhân viên của các đại lý gas hầu hết chưa qua huấn luyện về an toàn trong lắp đặt, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho chai gas, xử lý các tình huống khi bị xì gas. Khi lắp đặt bình gas cho khách hàng không thực hiện đúng quy trình lắp đặt, không kiểm tra xì, hở ở các mối nối, van, bếp.

    Điển hình nhất là vụ cháy gas xảy ra vào lúc 19 giờ ngày 30/1/2009, tại nhà ông Nguyễn Trần Trung Vũ ở khu phố 11, thị trấn Liên Hương Tuy Phong, Bình Thuận làm 7 người bị thương nặng, căn nhà cùng tài sản bị thiêu rụi hoàn toàn. Khi chủ nhà phát hiện bình gas trong bếp bị xì nhưng không biết cách xử lý, đã gọi điện cho đại lý gas nhờ hỗ trợ, nhưng do nhân viên của đại lý gas cũng chưa được huấn luyện cách xử lý trong tình huống này nên đã bật công tắc đèn ở bếp lập tức ngọn lửa bùng phát gây cháy.



    Còn các vụ tai nạn cho cháy nổ bình gas mini thì sao ạ?

    Thứ nhất, do sử dụng bình gas mini loại tole mỏng - loại bình này nhà sản xuất chỉ dùng cho butane gas – có áp suất thấp và chỉ sử dụng 1 lần, không cho phép nạp lại – nhưng thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều bình gas loại này được nạp lại từ bình gas 12 Kg hoăc 48 Kg có áp suất cao gấp 2 lần so với áp suất thiết kế của bình và nạp lại rất nhiều lần, nên rất nguy hiểm, hiện nay các bình gas mini này còn sử dụng nhiếu ở các quán ăn, nhà hàng, nhà trọ của công nhân, sinh viên.

    Thứ hai, khi sử dụng các bình gas - bếp gas mini này mà dùng cá dĩa hoặc các nồi to, lửa cháy dưới đáy nồi có thể làm nóng bình gas mini, làm cho áp suất trong bình gas tăng lên và gây nổ.



    Những lưu ý khi sử dụng bếp gas


    Vậy theo ông thì người dân phải làm sao để đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp gas để nấu nướng?

    Thứ nhất, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên chọn nhà cung cấp có uy tín (có nhân viên được đào tạo và lắp đặt chai gas vào bếp cho khách hàng đúng theo quy trình, nhất là phải thử xì sau khi lắp), sử dụng chai gas của những hãng lớn có uy tín. Chai có độ bền và an toàn cao.

    Lưu ý đối với người tiêu dùng, để kiểm tra nhà cung cấp nạp đủ lượng gas trong chai hay không, người tiêu dùng có thể kiểm tra bằng cách như sau:

    * Đối với chai bằng thép:

    - Khi nhân viên của cửa hàng/đại lý đem chai gas đến nhà, dùng cân để kiểm tra trọng lượng vỏ chai + gas trong chai. Đối với chai 12 Kg gas thì thông thường trọng lượng vỏ chai là 13,7 Kg, như vậy nếu chai mới nạp cân đủ 25,7 Kg là chấp nhận được.

    - Khi sử dụng hết gas ® hãy cân lại chai và kiểm tra, nếu trọng lượng chai lúc này khoảng 14 Kg thì chấp nhận được. Nếu trọng lượng lúc này lớn hơn 14 Kg, chứng tỏ trong chai có chứa nước ® người tiêu dùng bị thiệt do lượng nước này được tính tiền bằng tiền gas ® không nên sử dụng gas của nhà cung cấp này.

    * Đối với chai composite:

    Đối với chai composite cũng có thể áp dụng theo cách trên. Ngoài ra chai composite có thể quan sát được lượng gas lỏng bên trong chai, nên khi sử dụng hết gas mà nhìn thấy trong chai còn nhiều lỏng bên trong ® chứng tỏ trong chai có nước.

    Thứ hai, sử dụng van điều áp, ống mềm chuyên dùng cho gas và có chất lượng tốt. Nên dùng ống mềm có bảo vệ chống cháy, chống chuột cắn.

    Thứ ba, khi nhân viên của cửa hàng hoặc đại lý đem bình gas đến nhà cần phải kiểm tra bình gas xem: có còn hạn sử dụng không; kiểm tra niêm phong chống hàng giả của hãng gas, kiên quyết không sử dụng các bình gas quá hạn sử dụng, các bình có dấu hiệu bị rỉ sét ăn mòn kim loại, các bình kém chất lượng.

    Thứ tư, trong quá trình nhân viên của cửa hàng hoặc đại lý lắp đặt bình gas vào bếp cần chú ý giám sát, kiểm tra xem họ làm có đúng quy trình không (chú ý kiểm tra thử xì, bật bếp thử để kiểm tra ngọn lửa, tắt bếp đúng quy trình để kiểm tra xem van có kín không), nếu không vừa ý thì yêu cầu đổi bình gas khác.

    Thứ năm, trong quá trình sử dụng thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ gas, thực hiện đúng quy trình mở bếp/tắt bếp như sau:

    * Khi mở bếp: mở van đầu bình gas trước, sau đó mở van ở bếp để sử dụng.

    * Khi tắt bếp: khóa van đầu bình gas, chờ cho ngọn lửa ở bếp tắt hẳn sau đó mới khóa van bếp. Nếu sau khi khóa van đầu bình gas mà ngọn lửa ở bếp vẫn cháy hoài không tắt ® chứng tỏ van đầu bình gas không kín ® không tắt bếp, để nguyên hiện trường và gọi điện cho cửa hàng/đại lý gas yêu cầu đổi bình gas khác.

    Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời xử lý khi bếp bị tắt lửa.

    Chú ý khi đang nấu mà bị tắt bếp, nếu lúc đó ngữi thấy mùi gas thì tuyệt đối không được bật bếp lại, phải nhanh chóng khóa van đầu bình gas và xử lý giống như sự cố xì gas; Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.

    Thứ sáu, khi có sự cố xì gas (ngửi thấy mùi gas) phải lập tức xử lý theo các bước sau:

    Bước 1. Nhanh chóng khóa van đầu bình gas, cô lập khu vực gas xì.

    Bước 2. Không được có những hành động làm phát sinh tia lửa như: bật công tắc đèn, cầu dao điện, giữ nguyên trạng thái của các công tắc, phíc cắm của thiết bị điện đang sử dụng (như đèn, quạt, nồi cơm điện). Cảnh báo không cho những người đang hút thuốc, thắp nhang đi vào khu vực có gas xì. Tắc các nguồn nhiệt, bếp ở khu vực xung quanh.

    Bước 3. Mở các cửa sổ, cửa đi. Dùng quạt tay quạt thông thoáng khu vực có gas xì để làm giảm tỷ lệ hơi gas trong không khí ở khu vực có gas xì.

    Bước 4. Tìm chỗ rò rỉ gas bằng nước xà phòng.

    Bước 5. Nếu bình gas bì xì, sau khi khóa van đầu bình, mở van điều áp ra khỏi bình, di chuyển bình gas bị xì ra nơi thông thoáng, dùng xà phòng (cục) trét lên chỗ bị xì, sau đó dùng dây thun quấn chỗ bị xì, gọi điện cho cửa hàng hoặc đại lý đến đổi bình gas mới. Nếu ống mềm hoặc van điều áp bị xì thì thay mới.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi quynhanhv
    Đang tải...


  2. khoai_tay

    khoai_tay Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    3/11/2010
    Bài viết:
    2,427
    Đã được thích:
    558
    Điểm thành tích:
    823
    Cẩn thận khi mua gas từ các đơn vị không uy tín:

    - Sang chiết gas trái phép từ các bình gas giá thấp sang bình gas giá cao -> các bình gas cũ tồn tại ở các cửa hàng không được đổi bình mới từ công ty ->các bình xuống cấp, độ an toàn giảm, những gioăng cao su giữ kín gas sẽ hở gây ra hiện tượng hở gas nguy hiển cho người tiêu dùng.

    - Tư tưởng kinh doanh chụp giật từ người chủ hộ kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhân viên chở gas của các hộ kinh doanh thường có những hành vi gây thiệt hại và nguy hiểm cho người tiêu dùng. Cụ thể:

    + Khi giao gas: Dùng lời lẽ nói những thiết bị bị hỏng, có hở mùi để người tiêu dùng phải thay với giá quá cao so với thực tế, trong khi van gas và dây gas vẫn trong thời gian sử dụng tốt.

    Thậm chí lợi dụng khi chủ nhà không để ý các nhân viên này còn tạo ra hở gas bằng cách vặn hở gas ở bình hay bẻ van gas, có những nhân viên chuẩn bị cả kim sắt để chọc thủng dây dẫn gas cao su hoặc dùng dao cứa dây để tạo vết nứt. Sau đó họ báo với chủ nhà rằng thiết bị gas bị hỏng và buộc chủ nhà phải thay với giá rất đắt.

    Đặc biệt nguy hiểm hơn khi nhân viên thay gas cố tình làm hỏng thiết bị gas, như trường hợp dùng dao cứa dây cao su để tạo vết nứt nhưng chưa dây chưa rách, tuy nhiên có khi chủ nhà không thay dây như mong muốn, nhân viên đó vẫn để nguyên vết nứt đó ra về, phó mặc cho chủ nhà, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ.

    Một số trường hợp nhân viên cố tình làm hỏng bếp gas của chủ nhà để mang bếp về cửa hàng sửa lấy tiền. Tuy nhiên trong quá trình sửa đã lắp thiếu các chi tiết của bếp, thậm chí một số cố tình lắp thiếu bộ phận cảm ứng nhiệt của bếp điện (có chức năng tự ngắt , đóng đường dẫn gas ), để đơn giản quá trình đốt cháy gas nhưng làm bếp mất đi khả năng tự ngắt an toàn khi xảy ra trong quá trình đun nấu như tràn nước hay gió lùa vào bếp khi bếp đang cháy.

    Việc tạo ra cơ chế cho nhân viên thay thiết bị gas có 30% hoa hồng khi trừ đi chi phí mà chủ hộ cửa hàng mua thiết bị gas ban đầu đã tạo điều kiện và càng khiến cho các nhân viên này có thêm hành vi sai trái, thiếu đạo đức, gây thiệt hại và nguy hiển cho người tiêu dùng.

    + Khi bảo dưỡng gas: Các cửa hàng gas từ khi mọc ra như nấm đã có hình thức bảo dưỡng gas miễn phí cho các hộ gia đình. Nhưng thực tế nhân viên vào chỉ lau chùi bếp rất qua loa, thậm chí không có bảo dưỡng mà chỉ mục đích dán số của cửa hàng mình đè lên số của các của hàng khác để tranh thị phần. Đồng thời một số có hành vi sai trái như làm hỏng thiết bị nhằm lấy tiền hoặc làm mất uy tín cửa hàng gas khác.

    - Nhân viên thiếu chuyên nghiệp: Một số các của hàng khi tuyển nhân viên mới, không có đào tạo bài bản về những kiến thức sử dụng gas và giải quyết sự cố về gas. trong quá trình thay gas hay sử lý sự cố dò gas dẫn đến cháy nổ cho hộ gia đình.

    Đối với người tiêu dùng thông thái :


    - Khi mua bình gas, phải chọn những bình gas mới, còn nguyên niêm phong cổ bình. Khi thay gas đề nghị nhân viên vặn chặt van an toàn và bình gas, đồng thời phải giám sát chặt chẽ quá trình thay gas của nhân viên.

    - Trong quá trình đun nấu sử dụng, phải giám sát thường xuyên, để nếu có xảy ra sự cố còn kịp thời xử lý.

    - Sau khi sử dụng cần tắt hết bếp ( đặc biệt lưu ý với những bếp điện phải kiểm tra vị trí tắt của công tắc bếp ). Đồng thời khóa van an toàn ngay sau khi ngừng sử dụng.

    - Kiểm tra định kỳ dây dẫn gas, van an toàn, các điểm nối dây dẫn gas ở bếp và ở van an toàn bằng quét nước xà phòng. Tuyệt đối không được dùng bật lửa để dò tìm, nếu phát hiện thấy có hiện tượng rạn nứt dây hay hở van gas phải khóa van gas và thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay dây hoặc thay van gas.

    - Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm bếp tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt lửa do nước tràn hoặc gió lùa. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.

    - Đối với dây gas nên 1 năm thay một lần. Còn van gas, 2 năm thay một lần.

    - Xử lý sự cố rò rỉ gas, thực hiện theo các bước:

    + Bước 1 : Khi phát hiện có mùi gas phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình gas. Tuyệt đối không được đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.
    + Bước 2 : Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công như quạt tay bìa cát tông để quạt đẩy khí gas ra ngoài.
    + Bước 3 : Quét nước xà phòng lên van an toàn và dây dẫn gas để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.
    + Bước 4 : Gọi điện cho nhà cung cấp để cùng xử lý sự cố.
     

Chia sẻ trang này