Dạy con thành thiên tài

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi nt_go_dep, 28/2/2007.

  1. nt_go_dep

    nt_go_dep Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/12/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Mình đọc được bài này trên báo, post để các mẹ cha cùng tham khảo:

    [B]9 cách tăng chỉ số IQ cho bé yêu [/B]

    Trí thông minh có phải là một đặc điểm di truyền từ bố mẹ hay có thể nuôi dưỡng và bồi đắp trong một môi trường thích hợp? Câu trả lời là cả hai yếu tố trên. Trí thông minh có một gen cấu thành và việc nghiên cứu khoa học đang từng bước đưa ra 9 phương pháp giúp đẩy mạnh sự phát triển về kỹ năng và tinh thần ở những trẻ nhỏ.

    Chơi nhạc

    Lắng nghe con bạn chơi kèn Trombon không phải lúc nào cũng là một niềm vui thích nhưng những bài học âm nhạc có thể là một cách thú vị để lôi kéo chúng vào việc rèn luyện trí não. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Toronto cho biết những bài học nhạc có sự sắp xếp dường như có lợi cho chỉ số IQ của trẻ và những thành tích học tập. Trẻ học nhạc càng lâu thì hiệu quả tăng trí thông minh càng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với âm nhạc từ thời thơ ấu đã là một kim chỉ nam cho kết quả tốt hơn ở bậc trung học và chỉ số thông minh cao hơn khi trưởng thành. Vì vậy, bạn hãy tách con khỏi âm nhạc của Mozart và cho chúng tham gia ban nhạc của trường hay các khoá học nhạc riêng.

    Nuôi bằng sữa mẹ

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn cơ bản cho não. Các nghiên cứu từ trước đến nay vẫn chứng tỏ rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nó ngăn ngừa sự nhiễm trùng và cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp trẻ khoẻ mạnh và thông minh hơn. Những đứa trẻ được bú mẹ khoảng 9 tháng khi lớn sẽ thông minh hơn nhiều trẻ chỉ được bú 1 tháng hoặc ít hơn. Việc cho con bú chính là bạn đã đầu tư sớm cho sức khoẻ của bé và đem lại lợi ích lâu dài.

    Khuyến khích tập luyện

    Theo các nhà nghiên cứu ở Đại học Illinois đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa điểm thể dục và thành tích học tập của những trẻ ở bậc tiểu học. Việc tham gia các môn thể thao có tổ chức khuyến khích sự tự tin, khả năng làm việc theo nhóm và lãnh đạo. Nghiên cứu cũng cho biết 81% phụ nữ làm công tác quản lý đã từng chơi thể thao khi còn trẻ. Vì vậy, thay vì nghỉ ngơi xem TV sau bữa tối, bạn nên khuyến khích con chơi bóng hoặc đi bộ. Tốt hơn nữa, bạn nên động viên con tham gia vào một hoạt động thể chất có tổ chức hay các môn thể thao học đường.

    Chơi video game

    Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi được khuyên nên cho con chơi trò chơi điện tử vì lâu nay video game vẫn bị mang tiếng xấu.

    Đúng , nhiều trò chơi khá bạo lực, đơn lẻ, và không cần động não nhiều nhưng việc chơi một trò nào đó mà có thể phát triển các bước suy nghĩ của trẻ và kỹ năng lập kế hoạch và những trò phát triển khả năng làm việc tập thể và tính sáng tạo.

    Các công ty sản xuất đồ chơi mang tính giáo dục như Leapfrog hiện đang chế tạo các trò chơi về khả năng vận động và tăng cường trí nhớ cho trẻ nhỏ và cả trẻ chập chững biết đi.

    Một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Trường đại học Rochester nhận thấy những học sinh tham gia chơi video game có khả năng về thị giác và tổ chức nhanh hơn những người không chơi game. Các giáo viên ở Anh đã bắt đầu sử dụng một số trò chơi điện tử vào các bài giảng của mình.

    Chia nhỏ những món quà vặt

    Cắt bớt lượng đường, chất béo và những đồ ăn vặt khác khỏi khẩu phần ăn và thay thế bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể làm nên những điều kỳ diệu cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, đặc biệt ở hai năm đầu đời.

    Ví dụ, trẻ cần sắt để phát triển não khoẻ mạnh vì khi trẻ bị thiếu sắt, sự cảm nhận của các dây thần kinh sẽ chậm hơn.

    Và các nghiên cứu cũng nhận thấy trẻ thiếu chất gặp rắc rối nhiều với các bệnh nhiễm trùng - nguyên nhân khiến chúng bỏ học và lưu ban. Thế nên, các bậc phụ huynh hãy chú ý tới chế độ ăn của con để cải thiện tình hình học tập của chúng.

    Ủng hộ sự ham học hỏi

    Các chuyên gia nói rằng cha mẹ nào quan tâm và khuyến khích trẻ khám phá những ý tưởng mới là đã dạy chúng một bài học giá trị bởi tìm kiếm tri thức là rất quan trọng. Bạn nên ủng hộ những sở thích và mối quan tâm của trẻ bằng cách đặt các câu hỏi, dạy chúng những kỹ năng mới và nói chuyện về cách giáo dục để phát triển tính ham học hỏi.

    Đọc

    Phương pháp này đôi lúc không nhận thấy sự cần thiết để tiếp nhận công nghệ tăng chỉ số IQ mới nhất nhưng đọc là một cách chắc chắn, đơn giản để cải thiện sự phát triển học tập và nhận thức ở trẻ các lứa tuổi. Bạn nên hướng con đọc sách từ sớm, làm thẻ thư viện cho con và mua sách cho chúng.

    Bảo đảm các bữa sáng đầy đủ

    Một cơ quan nghiên cứu có tiếng từ những năm 70 đã chỉ ra rằng ăn sáng giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. Những trẻ không ăn sáng thường dễ bị mệt mỏi, cáu kỉnh, và phản ứng kém nhanh nhạy hơn những trẻ thường bắt đầu ngày mới bằng một bữa ăn đủ chất. Với nhịp sống sôi nổi ngày nay, việc ngồi ăn một bữa sáng nghiêm chỉnh không phải lúc nào cũng thực hiện được. Tuy nhiên, một cốc sữa và chiếc bánh ngọt cũng có thể giúp con bạn tập trung và tỉnh táo suốt buổi học.

    Chơi trò chơi trí tuệ

    Chơi cờ, giải ô chữ, tìm mật mã và trả lời câu đố đều có thể luyện não để phát triển trí tuệ. Hãy để những trò phức tạp quanh nhà và kích thích bọn trẻ giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn ấy.

    Theo Bình Dương (VTV/MSN)​


    Các mẹ ơi, hiện nay em đang đọc cuốn Em phải đến Havard học kinh tế, viết về cô bé Đình Đình người TQ, cũng khá bổ ích, các mẹ thử tham khảo xem nhe.

    Chả biết con mình sau này có thành ông to bà lớn gì ko, nhưng giờ cố được bao nhiều thì cứ cố các mẹ nhẩy, ;)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nt_go_dep
    Đang tải...


  2. merua

    merua Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/2/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    44
    Điểm thành tích:
    13
    Ui. đừng có cố bạn ơi. Con mình thế nào thì để nó tự phát triển, cha mẹ chỉ định hướng thôi. Các biện pháp kỹ thuật đều không có hiệu quả đâu.
     
  3. nt_go_dep

    nt_go_dep Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/12/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Vâng, thì cố là cố cho cháu phát huy hết khả năng, hoàn thiện khả năng và tăng khả năng, :) í chứ, còn cố cái gì được nữa bác, đại loại em hiểu là dạy dỗ để định hướng í mà, hi
     
  4. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Nói chung là đã qua rồi cái thời mà nhiều người cho rằng, có khả năng biến một trẻ bình thường thành 1 thiên tài bằng những biện pháp giáo dục "đặc biệt" hay chế độ ăn uống "cao cấp" - Tuy nhiên, vẫn không thiếu những bậc cha mẹ nhìn con qua lăng kính của " tình yêu" mà cho rằng, con mình cũng giỏi đấy chứ, chỉ cần "bồi dưỡng" thêm chút chút bằng vài chục biện pháp là sẽ tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc liền ( còn tiến đến đâu thì chưa biết!)
    Vì vậy, thật khó cho những đứa bé bình thường trên mọi phương diện ! và cũng thật khó cho những bậc cha mẹ có đủ điều kiện bồi dưỡng cho con, phải bớt đi một chút mộng mơ về tương lai đẹp như bánh vẽ của con mình - để có thể rèn tập cho con mình từ những chuyện bình thường nhất trong nhà ! Chúng ta ủng hộ mọi biện pháp chăm sóc con, ủng hộ mọi sự đầu tư cho con, nhưng chúng ta đừng ước muốn thay con trong yêu cầu trẻ phải làm cái này, cái nọ . Học môn này, môn kia, và nhất là đừng ảo tưởng về những kỹ năng của trẻ . Điều quan trọng nhất là làm sao giúp trẻ có thể sống đúng với con người thật của mình trong một xã hội đầy dối trá là đủ !
     
  5. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Là thiên tài trong tương lai hay không trong bản thân mỗi bé đã có hoặc không có tố chất đó rồi, bố mẹ nên trao cho con hết tình thương yêu bằng chăm sóc con được đầy đủ về thể chất, tinh thần, tạo điều kiện giáo dục cho con trở thành người con ngoan, học giỏi, khi trưởng thành thì tahnhf đạt .
    Khôgn ép buộc trẻ phải làm ...theo ý mình, sắp đặt theo mong muốn của bố mẹ, bố mẹ chỉ nên giáo dục, hướng cho con theo những con đường tốt đẹp, biết ủng hộ con, chắp cánh cho con theo hoài bão tốt đẹp mà con hằng mong ước
     
  6. nt_go_dep

    nt_go_dep Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/12/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Giáo dục và môi trường là 2 yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, các bác cho rằng con các bác sinh ra vốn sẵn thông minh hoặc bình thường hoặc ngu dốt ư, và nó sẽ mang bản chất đó đến cuối đời sao ạ? Các bác cho rằng việc giáo dục của cha mẹ không có tác dụng gì hay sao? Em thấy quan điểm đó thật sai lầm. Cùng một đứa trẻ, nếu nó may mắn có ông bố bà mẹ biết cách nuôi dạy, chăm sóc, nó chắc chắn sẽ trưởng thành hơn đứa trẻ rơi vào gia đình cứ mặc kệ con tự phát triển, hoặc dạy con sai cách.

    Thế nên người ta vẫn cứ mãi phải đi học cách dạy con đó thôi. :|
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chúng ta cần phải xác định việc chăm sóc và giáo dục con có định hướng, có kế họach là vô cùng quan trọng và cần thiết - Nhưng đó là định hướng cho sự phát triển của đứa trẻ dựa trên khả năng tiếp nhận của chính đứa trẻ chứ không dựa trên sự mong muốn của chúng ta - Việc chúng ta cần làm là phải giúp cho trẻ có được nền tảng vững chắc ( bằng nhiều phương cách khác nhau ) để có khả năng tiếp nhận - Nói cách khác - sự phát triển của đứa trẻ phải dựa theo từng giai đọan phát triển khác nhau - giai đọan từ 0 -3 tuổi chính là lúc chúng ta phải "đúc nền " giai đọan 3 -6 tuổi là "xây móng" ... dĩ nhiên là sẽ có trẻ phải kéo dài 2 giai đọan này, cũng có trẻ có thể thu ngắn hơn ... chúng ta dựa vào những chuẩn mực chung để tìm ra tiến trình "xây dựng nền móng" riêng, phù hợp vói khả năng và cá tính của trẻ -
    Chúng ta không bỏ mặc trẻ và cũng không nhét trẻ vào một cái khuôn để hy vọng sẽ đúc ra được một thiên tài ( nhạc sĩ, họa sĩ, bác sĩ hay ...tử sĩ ) trong tương lai - chính việc quan tâm đúng mức, việc tôn trọng nhân cách đứa trẻ mới là điều quan trọng trong việc giáo dục để khi lớn lên, trẻ có khả năng phát triển theo đúng con người thực của mình - một con người biết tôn trọng người khác và tự tin vào chính mình.
    Báo chí thường đề cao những nhân tài với mục đích khuyến khích giới trẻ nỗ lực hơn trong việc học tập, nhưng có khi lại trở thành một cái đích để nhiều bậc cha mẹ đặt ra, buộc con mình phải đạt được mà quên rằng những người tài đó chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trong xã hội , và bản thân họ đã có được những tố chất bẩm sinh cùng một vài cơ hội nào đó để vươn lên - Người làm cha mẹ bên cạnh tình thương cần có sự tỉnh táo, tự chủ trong việc nuôi dạy con, không vì những thông tin mang tính tuyên truyền cổ động làm lung lay nhận thức về con mình -
    Chúng ta đã thấy hậu quả của việc "chạy theo phong trào" để đào tạo ra hàng lô hàng lốc những người tuổi trẻ nửa thày nửa thợ - bằng cấp thì đầy mình mà thực tài thì không có - vì vậy, chúng ta cùng nhau trao đổi để có thể tìm ra những gì thích hợp và cần thiết trong việc giáo dục cho con của chính mình, chứ không phải là tranh luận để thắng - thua, đúng - sai vì đó là điều vô ích !
     
  8. bekitty2212

    bekitty2212 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/10/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Thực ra mọi người đều hiểu tầm quan trọng trong việc day dỗ con cái và không ngừng tìm hiểu cách nuôi dạy con sao cho hiệu quả nhat. Tuy nhiên, với tiêu đề là dạy con thành thiên tài thì bạn đang dẫn mọi người bàn sang một chủ đề khác . Không phải là dạy con nữa mà sự kỳ vọng thái quá của bố mẹ vào con cái, mà điều này là một yếu tố gây tiêu cực trong quá trình nuôi dạy con.
    Nội dung bài post của bạn rất bổ ích và đưa đến cho bạn đọc một số quan điểm nuôi dạy con theo khoa hoc. Nhưng không phải là cứ dạy con theo cách đó và rất nhiều cách khác theo sách hướng dẫn thì con thành thiên tài được.Theo mình bạn chỉ cần sửa lại tiêu đề theo đúng tên của bài viết là được.
     
    Sửa lần cuối: 9/3/2007
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Việc rèn luyện cho con để trở nên thông minh hơn hầu như là mơ ước của mọi ông bố, bà mẹ - Nhưng nếu bố mẹ là người thông minh thì cần phải tỉnh táo trước những chỉ dẫn, đề xuất ...
    Sau khi đọc về bài viết 9 cách tăng chỉ số cho bé yêu - tôi có vài suy nghĩ xin chia sẻ để cùng trao đổi :

    Nghĩ về 9 yếu tố giúp trẻ thông minh
    Cho đến nay, khoa học chỉ cho ta biết trí thông minh được bộc lộ dưới nhiều hình thức khác nhau ( có 7 hình thức khác nhau ) và các biện pháp chăm sóc đặc hiệu để làm gia tăng chỉ số thông minh ( IQ) chỉ mang tính tương đối – Sự phát triển của các nơ ron thần kinh vẫn còn nhiều bí ẩn mà khoa học chưa biết hết được . Tuy nhiên, điều người ta có thể khẳng định là trí thông minh không phải là yếu tố quyết định để con người đạt đến sự thành công trong cuộc sống cả về tinh thần và vật chất, và ngày nay Trí tuệ cảm xúc (EQ) được xem là yếu tố cần có hơn IQ.
    Ngòai ra, nếu phân tích kỹ về 9 yếu tố giúp đẩy mạnh sự phát triển về kỹ năng và tinh thần ở trẻ - chúng ta sẽ thấy rằng có những hướng dẫn dễ gây ra ngộ nhận.

    Chơi nhạc :
    Tôi hơi ngạc nhiên về Lời khuyên của điều này : “ Vậy bạn hãy tách con khỏi âm nhạc của Mozart và cho chúng tham gia ban nhạc của trường hay các khóa học nhạc riêng” – theo tôi lẽ ra phải viết là : Vậy bạn hãy gắn con mình với âm nhạc của Mozart có lẽ đúng hơn chăng ? – Tuy nhiên dù có gắn hay tách, dù cho tham gia ban nhạc của trường ( điều này hơi bị hiếm ở VN) hay tham gia các khóa học riêng, mà không cần biết đến một yếu tố quan trọng là con có thích hay không, con có khả năng “thẩm âm” hay không, mà cứ cho con chơi nhạc – đôi khi sẽ trở thành thảm họa cho cả bố mẹ lẫn con cái – Còn chuyện cho con nghe nhạc ( nhạc cổ điển : Mozart, Beethoven … và cả nhạc Country ) trong một chừng mực nào đó sẽ làm cho con giảm stress, vui vẻ hơn, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc là điều đúng đắn, nhưng nghe nhạc và chơi nhạc là 2 điều hòan tòan khác nhau. Nếu chơi nhạc để tăng cường trí thông minh thì có lẽ các nhạc công đều là thiên tài cả rồi !

    Nuôi bằng sữa mẹ :
    Việc nuôi con bằng sữa mẹ là điều rất cần thiết cho sự phát triển và cả sự gia tăng khả năng miễn dịch, đề kháng bệnh tật nơi trẻ - Nhưng nó chỉ thực sự hữu ích trong 6 tháng đầu đời, sau đó là phải bổ sung các nguồn chất đạm, béo, sinh tố và vi lượng bằng các loại thực phẩm khác – Tuy nhiên, trẻ không được bú sữa mẹ nhưng nếu được chăm sóc tốt bằng tình thương và cách dinh dưỡng hợp lý vẫn phát triển và cũng thông minh chẳng kém ai đâu.

    Khuyến khích tập luyện :
    Việc rèn luyện một thân thể khỏe mạnh để có một đầu óc minh mẫn là điều hoàn toàn đúng đắn, nhưng không phải một đứa trẻ đai đen nhu đạo hay vô địch chạy việt dã ở trường là một đứa trẻ thông minh – có thể em sẽ là một người tự tin, lạc quan nhưng thông minh lại là 1 chuyện khác và còn khả năng lãnh đạo thì lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, mà ở đây cá tính là yếu tố quan trọng . Chúng ta phải lưu ý, người có khả năng lãnh đạo thích chơi thể thao ( vì trong thể thao thì rất dễ phát triển bản tính thích lãnh đạo ) nhưng không phải ai chơi thể thao cũng sẽ có khả năng lãnh đạo !
    Cuối cùng sau khi ăn tối mà khuyến khích con chơi bóng vào lúc 7-8g tối thì có thể xem là hơi bị có vấn đề về đầu óc – còn đi bộ thì cũng tốt , nhưng ở các thành phố mà đi bộ lang thang thì chỉ tổ hít khói ( còn nếu quý vị nào có can đảm chở một cháu bé 6-7 tuổi đến công viên để đi bộ vào lúc 7g tối thì !!!!! )

    Chơi Video Game
    Đúng là Vidéo Games có khả năng giúp trẻ có phản xạ nhanh, có óc suy luận và gia tăng tính tích cực , đó là những mặt mạnh của Games, nhưng bên cạnh các ưu điểm cũng có vô số những khuyết điểm ( mà ai cũng biết ) và những trò chơi giáo dục tích cực ở Việt Nam cũng còn khá hiếm hoi, hơn nữa nó đòi hỏi bố mẹ cũng có khả năng điều khiển và hướng dẫn con cái , nếu không có khi cả bố lẫn con lại lao đầu vào luyện Võ lâm truyền kỳ để hy vọng gia tăng trí thông minh thì …khổ !

    Chia nhỏ những món quà vặt :
    Các yếu tố về dinh dưỡng trong phần này là đúng đắn , nhưng điều đó chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà thôi . Một đứa trẻ khỏe mạnh thì có thể thông minh, nhưng không phải đứa trẻ thông minh nào cũng buộc phải khỏe mạnh (có rất nhiều người khuyết tật là những người thông minh cực kỳ ! )
    Ủng hộ sự ham học hỏi : Đây là điều duy nhất trong 9 biện pháp hòan tòan đúng. Nhưng đây lại không phải là cách để giúp trẻ phát triển trí thông minh như mục tiêu đề ra ! Nó giúp cho trẻ phát triển việc ham học hỏi, ( như trong nội dung của chính câu này) và biết cách suy luận, phân tích và tổng hợp ( khả năng đặt câu hỏi ) – Đó là những khả năng giúp cho trẻ học tập tích cực và dễ dàng hơn thôi

    Đọc :
    Việc giúp con thích thú với việc đọc sách là điều rất tốt, nhưng không đúng cho mọi đứa trẻ và vấn đề chọn sách cho con, hay tập cho con cách chọn sách vẫn còn là một nan đề chưa có cách giải quyết thỏa đáng, và đây cũng là một vấn đề thuộc phạm vi sở thích cá nhân – trẻ đã không thích đọc sách thì bó tay thôi –

    Đảm bảo bữa ăn sáng :
    Điều này cũng chỉ là để bảo đảm sức khỏe cho trẻ thôi, còn nếu ăn sáng đầy đủ để trở thành thông minh thì e là các trẻ em ở những nước phát triển đều thành thiên tài cả rồi !

    Chơi trò chơi trí tuệ :
    Việc khuyến khích con chơi các trò chơi trí tuệ phải tùy thuộc vào 2 yếu tố : Bố mẹ chúng có thích chơi hay không, và bản thân chúng có thích chơi hay không !

    Tóm lại 9 yếu tố thì chỉ duy nhất 1 yếu tố là có liên quan đến sự kích thích trí óc nhưng vẫn không phải là nhắm đến việc phát triển trí thông minh – Hay nói một cách khác đi, những yếu tố đưa ra đều là những biện pháp tích cực giúp cho trẻ phát triển về sức khỏe, ổn định tâm lý và vui vẻ, tự tin hơn nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể áp dụng được, nhất là trong bối cảnh xã hội Việt Nam !
    Cuối cùng : Đề tựa 9 cách....cho Bé yêu - mà có những đề xuất tôi nghĩ là dành cho trẻ 6, 7 thậm chí là 10 tuổi ! Chúng ta biết rằng trẻ phát triển với một tốc độ rất nhanh, và mỗi một lứa tuổi đều có những biện pháp khác nhau hòan tòan ( 0 -3 tuổi khác 3 - 5 tuổi khác 5 - 8 tuổi khác 9 -12 tuổi .... ) vì vậy, 9 biện pháp này không thể nào áp dụng cho mọi bé yêu của bạn đâu !
     
  10. bekitty2212

    bekitty2212 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/10/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3

    Dưới góc nhìn của một chuyên gia, bác Lê Khanh đã phân tích rất kỹ bài viết 9 cách tăng chỉ số IQ cho bé yêu. Hiện nay chúng ta có rất nhiều kênh thông tin về cách nuôi dạy trẻ . Bài viết của bác giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn sâu sắc hơn về cách xử lý thông tin về nuôi dạy trẻ mà chúng ta thu thập đươc.
    Đối với em thì mục tiêu lớn nhất là làm sao nuôi dạy được con nên người, nói cụ thể hơn là làm thế nào để giúp được con khoẻ mạnh, được học hành, biết cư xử . Chưa cần phải trở thành thiên tài hay thông minh gì mà em đã thấy rất khó rồi .
    Bố mẹ đi làm cả ngày, về nhà còn phải lo việc nhà, thời gian dành cho con không nhiều nên chỉ cần áp dụng một vài biện pháp nào đó tốt cho con đã thấy mừng rồi .
    Em thấy bác chỉ ra hiệu quả thực chất của những phương pháp nêu trong bài báo là những biện pháp tích cực giúp cho trẻ phát triển về sức khỏe, ổn định tâm lý và vui vẻ, tự tin hơn . Như vậy thì các phương pháp đó là tốt cho trẻ và bố mẹ có thể tham khảo và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng một cách hợp lý .
     
  11. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mình thấy tại cái đề mục có vẻ "kêu" quá nên có thể làm cho một số người dị ứng với bài viết . Thêm nữa, ngoài việc tài liệu có vẻ được dịch không cính xác thì không riêng gì đọc bài dịch mà đọc bất cứ tài liệu nuôi dạy con cái nào cũng cần lựa chọn xem mình có thể áp dụng được cái gì và điều nào thì không phù hợp (với hoàn cảnh thực tế của từng gia đình, xã hội ...)

    Mình cũng đồng ý chung với một số quan điểm của mọi người ở đây là không nên chạy theo phòng trào mà gò ép trẻ con . Nhưng mình lại không đồng tình ở một số điểm (vì không biết trích dẫn từng đoạn nên mình xin tổng hợp những ý chung thôi ạ )

    1- Quan điểm cho rằng : nên để cho trẻ phát triển tự nhiên như trẻ có . Cái này mình thấy không hoàn toàn chính xác . Mình nhớ có lần người ta phỏng vấn Einstein hay một người nổi tiếng nào đó mà mình không nhớ nữa / Rằng theo Ông thiên tài do đâu mà có, Ông này đã trả lời "thiên tài có 1 % là bẩm sinh còn 99 % đến từ lao động " (kể ra theo mình mình tỷ lệ 99/1 này có vẻ là phóng đại nhưng chắc ông ấy dùng hình ảnh đó để nhấn mạnh giá trị của việc lao động, rèn luyện ...). Mình đọc nhiều tài liệu, quan sát, so sánh nhiều người và trên chính bản thân mình thì mình thấy điều này là đúng . Ví dụ cạnh nhà mình có một cậu bé nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ . Nhưng vì cha mẹ cậu bé này không chú ý đến việc nuôi dạy cậu cho lắm nên càng ngày càng thấy trí thông minh của cậu cùn mòn đi . Các cụ nhà mình vẫn có câu "cần cù, bù thông minh" là vậy .

    2- Quan điểm của bác Khanh cho rằng trong chín điều thì chỉ có một điều duy nhất là có thể giúp trẻ phát triển được trí tuệ thì mình thấy cũng chưa chính xác .

    - Chơi nhạc (có lẽ nên thêm vào việc nghe nhạc), đã được chỉ rõ là có tác dụng tốt cho việc học toán . Hôm trước mình vừa được xem một phim ở trường nghiên cứu về tâm lý học thần kinh, rõ ràng là sau khi chơi nhạc hoặc được nghe một bản nhạc du dương, khả năng ghi nhớ tăng lên (tất nhiên tỷ lệ tăng khả năng ghi nhớ này phụ thuộc vào việc người nghe, hoặc chơi bản nhạc đó có thích thú thực sự hay không ? ) . Như vậy, việc cho con nghe nhạc hoặc chơi nhạc giúp đầu óc thư giãn, khả năng ghi nhớ tăng làm cho việc học tập trở nên tốt hơn là đúng . Một nghiên cứu nữa cho thấy trẻ nhỏ rất nhạy cảm với âm nhạc, việc cho trẻ nghe những bản nhạc du dương hoặc vui tươi có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm và cảm xúc của trẻ . Cái này thuộc về trí tuệ cảm xúc như anh Khanh đã dẫn . Mình nhớ hồi mình mang thai là lúc mình đang theo học chuyên ngành, chuẩn bị luận văn tốt nghiệp lại vừa phải ngồi đánh máy thuê, mỗi khi ở trường về mệt mỏi mình nằm thư giãn và nghe một bản nhạc nhẹ . Con mình dù đang gồng mình cựa quậy cũng nằm im trở lại rồi cứ nằm búng búng cái chân nhẹ nhẹ ra chiều thích thú lắm . Sau này khi ra đời, bất cứ khi nào cháu khó chịu hoặc khóc vì sao đó, chỉ cần bật lại bản nhạc xa xưa đó là cháu yên lặng hoặc mỉm cười ngay .

    Vì vậy theo mình, đúng là không phải ai cũng có khiếu âm nhạc, không phải ai cũng có điều kiện theo học nhạc, và không phải đối với bất cứ đứa trẻ nào âm nhạc cũng có tác dụng trợ giúp cho việc phát triển trí tuệ . Nhưng không thể phủ nhận tác dụng của nó một cách chung chung .


    - Nuôi bằng sữa mẹ : Nếu nói một cách cực đoan rằng chỉ có trẻ bú mẹ thì mới thông minh thì đúng là không chính xác vì có những đứa trẻ không có sữa mẹ mà vẫn thông minh, học giỏi . Nhưng mình ủng hộ mấy điều mà tác giả nêu về sữa mẹ .

    - Khuyến khích tập luyện : Việc nói rằng "sau bữa tối, bạn nên khuyến khích con chơi bóng" thì đúng là không hợp . Nhưng mình cũng đồng tình với tác giả bài viết là "việc tham gia các môn thể thao có tổ chức khuyến khích sự tự tin, khả năng làm việc theo nhóm" . Mình thấy việc rèn luyện thân thể làm cho con người có sức lao động bền bỉ hơn, đầu óc sáng suốt hơn vì vậy cũng kích thích việc phát triển trí tuệ lắm chứ . Tuy nhiên, đúng là phải tìm ra được cách rèn luyện sao cho phù hợp với hoàn cảnh riêng .


    - Chơi video game : Cái này mình xin không bình luận vì không có nhiều kinh nghiệm . Nhưng đúng là nếu chơi cũng phải lựa chọn trò chơi và biết giới hạn thời gian chơi .


    - Chia nhỏ những món quà vặt (câu này có vẻ không chuẩn, mình nghĩ nếu nói là chế độ dinh dưỡng hợp lý thì đúng hơn) / Dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt điều độ giúp cho não phát triển tốt là đúng đấy ạ (nhất là đối với trẻ dưới 6 tuổi). Thêm nữa, một đứa trẻ được ăn uống điều độ, cân bằng sẽ có tinh thần cân bằng hơn . Cái này đã được chứng minh rõ ràng như tác giả bài viết đã nói rồi . Ngay cả y học cổ truyền ở nhà mình cũng nói " người ăn uống bồi bổ quá nhiều sẽ ì ra, ít thích làm việc, suy nghĩ - ngược lại, ăn uống thiếu chất sẽ làm trí não và cơ thể mau mệt , hay mắc bệnh nên tinh thần làm việc không bền" .


    - Ủng hộ sự ham học hỏi : Cái này thì quá đúng.

    - Đọc : Cái này đúng quá chứ ạ . Tất nhiên là những trẻ không được đọc sách nhiều từ nhỏ hoặc con của những cha mẹ không khuyến khích con đọc sách cũng có thể thông minh, học giỏi, nhưng nếu đến tận cấp hai, ba mà vẫn không tập được thói quen chăm chỉ đọc sách và đọc môt cách chắc chắn thì chắc cũng khó lòng mà phát triển cao lên nữa được, trừ trường hợp cực kỳ giỏi giang .


    - Bảo đảm các bữa sáng đầy đủ : Cái này đúng quá chứ ạ, nếu ai đã từng phải sống qua cảnh đói khổ của những năm bao cấp thì chắc vẫn nhớ, đến tiết học thứ 4 (tức là 11 giờ trở ra) là bụng đói meo và đầu óc trở nên mông lung rồi, làm sao còn đủ sáng suốt để học tập, để ghi nhớ và để phát triển được .
    Nghiên cứu về tầm quan trọng của bữa ăn sáng và ảnh hưởng của bữa ăn sáng đến khả năng học tập đã được nhận giải thường về y học học đường đấy ạ .
    Mà nói chung chung như anh Khanh thì cũng chưa chính xác vì tất nhiên là bữa ăn sáng cũng chỉ có tác dụng đến khả năng học tập một phần thôi, còn bao nhiêu yếu tố khác nữa chứ .
    Thêm nữa, việc anh nếu ví dụ trẻ em ở các nuớc phát triển cũng chưa chính xác đâu ạ . Vì những nước phát triển nào thì mình không biết rõ, chứ ví dụ như ở Pháp này theo thống kê năm 2005 cũng có đến gần 20 % trẻ không ăn sáng hoặc ăn sáng kém chất lượng đấy (lý do thì nhiều : bố mẹ nghèo, trẻ khó ăn, bố mẹ vội đi làm không đủ thời gian cho con ăn ....) . Vì vậy khi con đi học mẫu giáo cho đến hết lớp 2, đa số các trường và giáo viên đều kêu gọi cha mẹ đóng góp một ít bánh quy, nước quả để bọn trẻ được ăn thêm một bữa phụ vào lúc 10 giờ đấy . Những trường ở các vùng nghèo thì có chính sách cung cấp sữa và bánh cho bữa sáng một cách chính thống cơ .
    Thêm nữa, việc ăn bữa sáng đầy đủ còn được đưa vào chương trình chống béo phì ở một số trường học đấy .


    - Chơi trò chơi trí tuệ : Cái này đúng quá chứ ạ, chỉ có điều đúng là không phải ai cũng làm được và trẻ nào cũng chơi được mà thôi .


    Tuy nhiên, nếu rèn luyện cho con như kiểu mẹ của Đình Đình ở trong cuốn "em phải đến ..." đó thì mình thấy là hơi quá, chả hiểu cô bé đó sau này có hạnh phúc không và thành đạt đến đâu chứ kiểu dạy như vậy mình thấy căng thẳng quá, mất cả tuổi thơ của con đi .
     
  12. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Một trong những cách để tạo ra sự chú ý là cường điệu - vì vậy, để thu hút người đọc thì cũng phải nói quá lên - Tuy nhiên, có thể nói đây là một đề tài lý thú để mọi người, dù đồng tình hay phản đối đều có thể rút ra một vài nguyên tắc cho mình trong cách nuôi dạy con -
    Nhưng dù gì đi nữa thì những nguyên tắc đó cũng nên mang tính khả thi và điều quan trọng nhất là phải phù hợp :
    - Phù hợp với độ tuổi
    - Phù hợp với mức sống của gia đình
    - Phù hợp với khả năng của bố mẹ.
    Vì vậy, những gì mà chúng ta trao đổi xung quanh đề tài này là rất cần thiết để đánh giá mức độ phù hợp của từng nguyên tắc.
    Ở đây, tôi không có ý bắt bẻ từng câu chữ, nhưng chúng ta cũng nên làm rõ một vài khái niệm - Vì tựa đề là giúp bé phát triển trí thông minh nhưng trong 9 điều đưa ra, đa số chỉ là giúp cho trẻ khỏe mạnh, vui vẻ, tự tin, thư giãn ...
    cũng như không xác định được là điều nào thì có thể áp dụng cho trẻ ở độ tuổi nào - Hơn nữa, trong các nguyên tắc hầu như đều có tình trạng nửa đúng, nửa sai ! Nói chính xác hơn - định đề thì đúng, nhưng cách vận dụng thì sai ( chuyện bú sữa mẹ -chuyện chơi nhạc - trò chơi trí tuệ ) và cũng có những cách đúng nhưng lại không đúng với mục tiêu đặt ra là giúp trẻ phát triển trí thông minh (nói một cách nôm na là lạc đề ! )
    Về sự góp ý của Mẹ Luti, cũng là một chuyên gia - đặc biệt là về dinh dưỡng và sức khỏe, tôi xin tiếp thu nhưng cũng xin được "cãi" một chút là về chuyện ăn sáng - Tôi hoàn toàn đồng ý là việc ăn sáng rất cần thiết, đặc biệt là cho Học sinh - nhưng đó chỉ là một điều kiện để giúp cho trẻ có thể tỉnh táo để tiếp thu bài học tốt thôi, ăn sáng đầy đủ - tiếp thu bài học tốt mà đầu óc bã đậu thì cũng không khá gì hơn - còn chuyện HS các nước phát triển thì chỉ nêu lên một ý là ở các nước này bữa ăn sáng được chú ý nhiều hơn chứ không dám nói đến các tỷ lệ với con số - và nếu có nói đến con số thì với 20% không được ăn sáng hay ăn sáng vội vàng - thì đó vẫn là một tỷ lệ thấp và nhà nước đã có những biện pháp để hạ thấp hơn - còn ở những nước kém phát triển, thì chắc chắn tỷ lệ HS không được ăn sáng và nhất là ăn sáng vội vàng, không đủ chất là rất cao ( có thể trên 50%) và nhất là chính quyền các nước này chỉ tuyên truyền cho có lệ chứ hoàn toàn không có một biện pháp cụ thể nào để giảm thiểu cái tỷ lệ đáng buồn này.
    Nhưng dẫu sao, điều thành công nhất của chủ đề này là đã tạo được những tranh luận - góp ý bổ ích, để mọi người có thể tự mình rút ra những nguyên tắc phù hợp với quan điểm và điều kiện của mình.
     
  13. nt_go_dep

    nt_go_dep Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/12/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28

    Em công nhận những phân tích của bác Lê Khanh là đúng, nhưng em cũng cảm thấy các bác quá thiên về việc cứ để con phát triển tự nhiên, bố mẹ chỉ hướng con còn không bắt ép, em thấy cái này không hoàn toàn đúng.
     
  14. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Dạ xin lỗi em không dám nhận là chuyên gia khi vẫn còn đang mang cái mác sinh viên ạ . Xin anh đừng nói thế mọi người hiểu nhầm em .

    Đồng ý với anh Khanh là chất lượng của bài báo này không cao. Nhưng đúng là nó có tác dụng để cha mẹ suy nghĩ và thảo luận .

    Em thì nghĩ những điều mà tác giả đưa ra tuy có những điểm không tác động trực tiếp đến việc phát triển trí tuệ nhưng tác động gián tiếp đấy chứ .

    Thêm nữa, một bài báo mang tính chất thông tin như thế này khó có thể cập nhật đầy đủ thông tin để được :
    "
    - Phù hợp với độ tuổi
    - Phù hợp với mức sống của gia đình
    - Phù hợp với khả năng của bố mẹ"

    như anh nghĩ . Đọc bao nhiêu tư liệu, mỗi cha mẹ chỉ có thể rút ra vài điều phù hơp với mình mà thôi nhưng không vì thế mà cho rằng không đúng .

    Việc anh cho rằng nếu có được ăn sáng đầy đủ mà gặp phải đứa trẻ có đầu óc bã đậu thì cũng không khá gì hơn thì em e rằng anh bị rơi vào định kiến rồi anh Khanh ạ . Em thì không muốn dùng từ đầu óc bã đậu vì nghe nó hạ thấp con người quá. Tạm để trẻ con chậm phát triển trí tuệ sang một bên chưa bàn đến vội thì có rất nhiều lý do Những để một đứa trẻ có thể học kém đúng không ạ .
    Cái bài nghiên cứu về tác dụng của ăn sáng đầy đù đến độ minh mẫn và tiếp thu bài học mà em được đọc cách đây 4 năm đó cũng có nhận xét rằng "một số trẻ quá hiếu động, ngọ nguậy liên tục, không tập trung và thường bị đánh giá không tốt trong lớp sau khi được ăn bữa sáng đầy đủ thì có độ tập trung tốt hơn và kết quả học tập cũng khá hơn (tất nhiên khá hơn đến đâu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa ) .

    Tất nhiên là em chưa bao giờ dám so sánh nước mình với các nước phát triển . Trẻ con ở mình được ăn sáng bao nhiêu thì chưa ai nghiên cứu . Nhưng xét cho cùng, khía cạnh tích cực của bài báo là nếu ra tầm quan trọng, nếu cha mẹ tiếp thu được thì dù có nghèo cũng không phải là không thể lo cho con ăn sáng được đúng không ạ . Một bữa sáng đủ no đâu cần cao lương mỹ vị, chỉ cần có một bát cơm rang với chút mỡ cũng tạm được rồi đúng không ạ .
     
  15. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Xin được nói rõ - Nguyên tắc của tôi trong việc nuôi dạy con cái là Vừa vừa (Cầu dừa đủ xài ! ) đó có thể là 1 quan điểm chủ quan - trong khi hầu hết các nguyên tắc của người khác trong việc dạy con là phải tích cực - nỗ lực tối đa - Hy sinh đời bố củng cố đời con .... tôi không phản đối các quan điểm đó vì cái gì cũng có cái hay và cái không hay - tôi chỉ đưa ra những nhận định mình suy nghĩ và dĩ nhiên là cũng không tránh khỏi sai sót - và đó cũng là lý do tham gia diễn đàn - để được học hỏi hiểu biết thêm.
    Tôi không thiên về quan điểm cứ để mặc cho trẻ phát triển theo khả năng tự nhiên của chúng - mà quan điểm của tôi là phải dựa theo chính khả năng ( nhiều hay ít, giỏi hay dở ) của từng trẻ ( mỗi trẻ là 1 thế giới bí ẩn mà chính bố mẹ của trẻ mới là người hiểu biết nhiều nhất - nhiều chứ không phải tất cả - cái thế giới bí ẩn này ) và phải có trách nhiệm tìm hiểu nó để từ đó, bố mẹ tự vạch ra chiến lược, chiến thuật để dạy dỗ ( vừa dạy vừa dỗ ) chiến lược, chiến thuật và biện pháp có thể tham khảo từ các nguồn khác nhau ( sách báo - chuyên gia - trên web ...) nhưng bố mẹ phải cân nhắc và tự rút ra điều gì thích hợp nhất cho mình - trên bước đường dạy dỗ ấy đôi lúc chúng ta cũng phải chấp nhận thất bại - khi thấy trẻ không đi theo đúng con đường mà mình đã vạch ra, khi muốn con trở thành một người hòan thiện, giỏi giang và lúc đó thì : tại cái số nó vậy! và nên ủng hộ cái bước đường gập gềnh của trẻ!
    - ở diễn đàn này, đa số các ông bố, bà mẹ đều còn trẻ - con cái đều còn nhỏ - tương lai còn dài và khả năng đầu tư thì lại khá lớn - vì vậy, cái quan điểm vừa vừa của tôi ( một kẻ U 55 - sống qua 2 triều đại - chứng kiến nhiều cảnh bể dâu ) chắc hẳn không được hoan nghênh - nhưng tôi tin rằng, khi bước đến nửa bên kia cuộc đời thì các bạn sẽ thấy cái đạo trung dung ấy sẽ làm cho ta ít bị bạc tóc nhất !
    Trở lại cuộc trao đổi - tôi đặc biệt thú vị được trao đổi với Mẹ Luti - chị có những quan điểm rất ôn hòa và kiến thức rất sâu sắc - và tôi cũng đặc biệt quan tâm đến cái chuyện ăn sáng ( vì tôi rất thích ăn sáng - chỉ cần 1 tách café đen, 1 mẩu bánh mì nướng phết bơ + 1 quả chuối là ok ) tôi cũng biết tầm quan trọng của việc ăn sáng, đặc biệt ở trẻ em - nhưng không vì thế mà chúng ta đề cao quá đáng họat động này - ( vừa vừa mà ! ) còn về chuỵện trẻ có đầu óc bã đậu ( đúng là nói quá đáng !) nhưng cũng chỉ là mong cho chúng ta đừng thất vọng khi thấy sự đầu tư cho con cái đem lại hiệu quả quá thấp. Ngòai ra, vấn đề chuẩn bị bữa ăn sáng cho con ( hay nói chung là cho gia đình) đôi khi không phải là vấn đề tiền, mà là thời gian - như ở nhà tôi, các con tôi muốn ăn sáng đàng hòang đúng điệu, thì chỉ có nước dậy từ lúc 5g (vì các cháu phải đi học lúc 6g -6g15 còn tôi đi làm lúc 7g30 nên tha hồ mà ăn !) mà thường thì buổi tối, phải ôn và học bài cho đến khỏang 10g mới xong - vì vậy cả nhà chỉ có thể ăn sáng thoải mái vào mỗi sáng chủ nhật ! - ( vì vậy, bà xã tôi mới phải nướng bánh mì khô - nhưng rốt cuộc chỉ có tôi ăn ! ) quả thực đời HS bây giờ mà được ngồi ăn sáng với bố mẹ mỗi ngày là 1 hạnh phúc hiếm có !
     
  16. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Mình cũng đồng ý ngay từ đầu mình thấy topic như vậy cũng không muốn vào đọc vì thấy viễn vông , cao siêu quá "có thể dạy con thành thiên tài thật sao " ???nên không quan tâm mấy .Hôm nay thấy mọi người tranh luận rôm rả quá nên vào đọc thử , thật thú vị lâu lắm rồi mình mới thấy một chủ đề gây sôi nổi như vậy .=D>
    Hai "chuyên gia " ( tạm gọi vậy dù cả hai không chấp nhận >:) )Khanh & mẹ Luti đưa ra những lập luận rất ý sâu sắc , thú thật đã đọc hai lần topic này , mình không dám đưa ra kết luận ai đúng ai sai vì cả hai đang ở hai nơi rất khác nhau , nên quan điểm cũng khó mà đồng nhất , nhưng đọc rất hấp dẫn & đáng để suy ngẩm nên áp dụng cách nào là hay nhất cho con cái của mình , cho hoàn cảnh nào và khi nào là tốt nhất .
    Cám ơn nt_go_dep đã đưa ra một bài đọc tuy không mấy thực tế nhưng đã làm cho diễn đàn nóng lên , mong là sẽ có nhiều chủ đề hay để mọi người cùng tranh luận .=D>
     
  17. ti&hin

    ti&hin Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/7/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Phải xem lại!!!

    Tôi không nghĩ mình có thể dạy con thành thiên tài, chỉ dạy con nên người mà thôi, "thiên tài" phần nhiều là do bẩm sinh chứ. Nếu dạy được thì e nhiều nơi rặt "thiên tài" còn con các bác nông dân thì phần gần tuyệt đối là vẫn "mần nông nghiệp".

    Đề tài nghe hơi "khiếp", còn vụ tranh cãi thì cũng không cần thiết. Có gì là kinh nghiệm hay để đào tạo ra những đứa con biết sống trung thực và cầu thị thì các bác trao đổi đi, còn thiên tài là do các con phải tự rèn luyện thêm.

    Trào lưu hiện nay là mong con cái thành "ông nọ bà kia", suốt ngày nhồi sọ con và cả bố me. Tôi thấy cái bệnh hoang tưởng này làm cho nhiều người phải đánh đu sinh ra một căn bệnh cho xã hôi là phấn đấu vì danh hão.

    Cầu mong cho đất nước có thêm nhiều "nhân tài" đúng nghĩa!
     

Chia sẻ trang này