Nóng trong người thật ra là cơ thể của bạn đang tích độc

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Clinz.detox, 14/3/2012.

  1. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Nguyên nhân và hậu quả nóng trong người
    Nóng trong người là hiện tượng tưởng chừng rất bình thường nhưng mang những tác hại không lường, thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây: người khô táo, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ; tiểu tiện khó khăn, tiểu ít; da khô nóng, môi khô nứt nẻ; trẻ em nổi ban đỏ; chảy máu cam, tiểu tiện ra máu; mặt đỏ, đổ nhiều mồ hôi; nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng; có thể sốt hoặc không sốt, nhức đầu, choáng váng…
    1. Nguyên nhân gây nóng trong người
    Theo y học cổ truyền, nóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên nhân sau:
    - Nội nhân: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
    - Ngoại nhân: do các yếu tố sau:
    - Sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh).
    - Uống nhiều bia r***, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích).
    - Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt là các chất quá nhiều năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.
    - Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.
    - Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.
    2. Hậu quả của nóng trong người
    - Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.
    - Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.
    - Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Clinz.detox
    Đang tải...


  2. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng - Nguy cơ ngộ độc mãn tính

    Nguyên nhân của sự ô nhiễm các kim loại nặng?

    Các nguyên tố kim loại nặng tồn tại và luân chuyển trong tự nhiên thường có nguồn gốc từ chất thải của hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng các kim loại ấy trong quá trình công nghệ hoặc từ chất thải sinh hoạt của con người. Ví dụ nước thải của các khu công nghiệp, các nhà máy hóa chất, các cơ sở in; hoặc dưới dạng bụi trong khí thải của các khu công nghiệp hóa chất, các lò cao, khí thải của các loại xe có động cơ xăng... Sau khi phát tán vào môi trường dưới dạng nói trên, chúng lưu chuyền tự nhiên, bám dính vào các bề mặt, tích lũy trong đất và gây ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, đó là căn nguyên chính dẫn đến tình trạng thực phẩm bị ô nhiễm. Rau quả sẽ bị ô nhiễm nếu được trồng trên nguồn đất ô nhiễm kim loại nặng, được tưới nước bị ô nhiễm; Cá, tôm, thủy sản nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng thường bị ô nhiễm; gia súc, gia cầm được nuôi bằng thức ăn bị ô nhiễm (rau, cỏ...) được uống nguồn nước ô nhiễm thì thịt thành phẩm cũng khó tránh khỏi ô nhiễm các kim loại nặng. Ngoài ra thực phẩm có thể bị ô nhiễm các kim loại nặng một cách trực tiếp; do thực phẩm bị tiếp xúc với các vật liệu dễ thôi nhiễm kim loại nặng trong quá trình sản xuất và bao gói chứa đựng thực phẩm. Mặt khác, thực phẩm cũng có thể bị ô nhiễm do việc sử dụng các nguyên liệu chế biến không tinh khiết, kề các các phụ gia thực phẩm, có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép.

    Hậu quả của ô nhiễm kim loại nặng trên sức khỏe ?

    Cấp tính:Ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm có thể gây lên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, ô nhiễm nặng thường gây những biểu hiện ngộ độc cấp tính, đặc hiệu, gây tử vong Ví dụ khi ngộ độc Thủy ngân, bệnh nhân thường có biểu hiện có vị kim loại trong cổ họng, đau bụng, nôn, xuất hiện những chấm đen trên lợi, bệnh nhân bị kích động, tăng huyết áp, sau 2-3 ngày thường chết vì suy thận. Nếu bị ngộ độc cấp bởi Thạch tím, nạn nhân có thể có các biểu hiện nôn, m­a, đau bụng, ỉa chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí đái và tử vong nhanh chóng. Trong nhiễm độc Chì cấp tính khi ăn phải một lượng Chì 25-30 gram, nạn nhân thoạt tiên có thể thấy vị ngọt rồi chát, tiếp theo là cảm giác nghẹn ở cổ, cháy mồm, thực quản, dạ dày, nôn ra chất trắng (chì clorua) đau bụng dữ dội, ỉa chảy, phân đen (chì sunfua), mạch yếu, tê tay chân, co giật và tử vong.

    Mạn tính: Đây là tình trạng nguy hiểm và thường gặp hơn do ăn phải thức ăn có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng cao; chúng nhiễm và tích lũy dần dần rồi gây hại cho cơ thể. Nơi tích lũy thường là gan, thận, não, đào thải dần qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể Chì sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây sảy thai ở phụ nữ có thai. Ngộ độc mãn tính do tích lũy những liều lượng nhỏ Asen trong thời gian dài có thể gây các biểu hiện như: da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loại, có Asen trong nước tiều, gầy yếu dần và kiệt sức.

    Chính vì độc tính của các nguyên tố kim loại nặng khi ô nhiễm vào thực phẩm mà trong ngành quản lý thực phẩm, các chỉ tiêu về kim loại nặng là chỉ tiêu quan trọng, được quy định chặt chẽ cho một thực phẩm, đặc biệt là những thức ăn cho trẻ em, vì trẻ em rất nhạy cảm với kim loại nặng, cơ thể trẻ nhỏ hấp thụ Chì ô nhiễm trong thực phẩm cao hơn gấp khoảng 2 lần so với người lớn. Vì vậy hàm lượng chì cho phép có trong thực phẩm giành cho trẻ nhỏ thường chỉ bằng 1/2 trong thức ăn của người lớn và việc kiểm tra các kim loại nặng trong thực phẩm giành cho trẻ em thường chặt chẽ hơn.

    Đề phòng ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm do các kim loại nặng?

    Từ việc phân tích các con đường ô nhiễm trên của các nguyên tố kim loại nặng có thể thấy vấn đề phòng ô nhiễm và ngộ độc kim loại nặng là vấn đề cần thiết, phải gắn liền với các giải pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đất, nước và không khí khỏi nguy cơ ô nhiễm.

    Cần tiến hành việc điều tra khảo sát và thông báo rõ nguy cơ ô nhiễm này cho cơ quan chức năng. để kịp thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho những vùng sản phẩm bị ô nhiễm.
    Cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thực phẩm, dụng cụ, trang thiết bị chế biến, bao gói, đồ chứa đựng... về chỉ tiêu kim loại nặng để đảm bảo các thực phẩm, đồ dùng không gây thôi nhiễm vào thức ăn, nhất là thức ăn cho trẻ nhỏ.
     
  3. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Thực phẩm tốt xấu cho bệnh ung thư

    Ung thư dạ dày



    Tốt: củ cải, hạt sen, đỗ vàng, sữa đậu nành, đậu phụ, gừng tươi, vừng.



    Kỵ: thực phẩm hun khói và cay, thịt dê, cua, vải, hồng, trà đặc, cà phê.



    Ung thư gan



    Tốt: nấm Hương, đỗ đỏ, rong biển, cà rốt, cải ngồng, cải thảo



    Kỵ: thực phẩm rán, hun khói, muối, cay, r***, chất béo cao, thịt gà, tỏi.



    Ung thư đường ruột



    Tốt: táo, rong biển, mộc nhĩ, mật ong, quả sung.



    Kỵ: thực phẩm gia công, mỡ động vật, r***, lạc, ớt cay, hẹ.



    Ung thư phổi



    Tốt: Bách hợp, lê, quả la hán, mật ong, hạnh nhân, củ cải, đông trùng hạ thảo.


    Kỵ: thuốc, r*** thực phẩm kích thích, thịt dê, hẹ, hồ tiêu, cua, tôm.



    Ung thư tiền liệt tuyến



    Tốt: bí, dưa hấu, đỗ đỏ, rau dền, nấm Hương.



    Kỵ: Thực phẩm hàm chứa androgen như hải mã, nhung hươu.
     

    Attached Files:

  4. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Ăn gì cũng sợ :(

    Từ chuyện chất kích nạc ở heo, dư luận đang lo lắng và bức xúc về nhiều loại hóa chất độc hại trong sản phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm. Trao đổi về vấn đề này, GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam, cho biết:
    Chất tạo nạc (đúng hơn nên gọi là chất kích nạc) là chất chứa thành phần độc hại có thể gây rung cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây ngộ độc nặng. Người chăn nuôi lại một phen điêu đứng vì bị người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm. Nguy hiểm ở chỗ ngay cả thuốc tăng trọng còn được quy định dừng việc sử dụng trước khi bán heo 14-15 ngày, chất kích nạc lại phải dùng đến tận sát ngày mổ thịt.
    Dừng thuốc sớm, heo có thể bị chết. Do đó, mức độ tồn dư của độc tố trong heo thịt không ai kiểm soát được, mức độ ảnh hưởng sức khỏe cũng không dễ gì xác minh. Cơ quan chức năng đang xúc tiến việc làm test phát hiện nhanh chất độc hại này trong thịt heo, nhưng đây là việc rất khó.
    Phải phân biệt rõ việc sử dụng chất kích nạc trái phép với việc chăn nuôi giống heo siêu nạc. Heo siêu nạc cần được khuyến khích vì đây là giống heo có được sau một quá trình lai tạo công phu và hoàn toàn hợp khoa học.
    [​IMG]
    GS - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng​
    Nhiều người lo lắng không chỉ có chất kích nạc mà rất nhiều loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đe dọa an toàn thực phẩm vẫn đang lưu hành hằng ngày...
    Rất đáng lo ngại khi hầu như cả nước đang bị nhiễm độc từ rau quả ở mức độ khác nhau bởi rất nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học. Nguyên nhân là do người trồng rau dùng cả các loại thuốc trừ sâu độc hại ngoài danh mục cho phép (có được qua đường nhập lậu), sử dụng quá liều lượng hoặc dùng đến tận lúc sắp thu hoạch...
    Nhiều nơi dùng nhiều phân đạm vô cơ sẽ dẫn đến việc tích lũy nitrat, nitrit với hàm lượng cao trong rau, nguy cơ lớn dẫn đến ung thư. Nước ngoài đã cấm dùng các loại clo hữu cơ, lân hữu cơ từ lâu nhưng các chất này vẫn bị nhập lậu, được bà con nông dân chuộng vì chúng rẻ, lại có khả năng diệt sâu nhanh. Thuốc trừ sâu sinh học diệt sâu trên cơ chế buộc sâu ngừng ăn, sau 3 ngày sẽ bị chết đói, tuy rất an toàn nhưng bà con lại không ưa dùng.
    “Cơ quan quản lý của mình bảo sẽ kiểm soát heo dùng chất kích nạc tại chợ là không khả thi. Phạt một bà bán hàng thịt thì ăn thua gì, khi cái gốc của nó do người chăn nuôi, người sản xuất thức ăn, buôn bán và vận chuyển chất kích nạc... lại không kiểm soát nổi”
    Bây giờ ra đường thấy người ta trưng biển “Cửa hàng rau sạch” mà hoang mang quá. Phân biệt rau sạch, có nghĩa mặc nhiên thừa nhận có nhiều rau bẩn ư? Rau để ăn đều phải là rau sạch chứ? Nhiều người tỏ ra thông thái khi đi chợ chọn rau có dấu hiệu bị sâu ăn lá, rốt cuộc cũng không loại trừ được khả năng mua phải rau tồn dư hóa chất độc hại.
    Đáng sợ hơn, người bán hàng còn trữ một lọ sâu, thỉnh thoảng rắc lên trên rau vài con để lừa người mua là rau an toàn. Thế mới có chuyện khôi hài người mua rau trả tiền xong lại bị người bán đề nghị “cho em xin lại mấy con sâu!”.
    Tôi đã được lãnh đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn một tỉnh đưa đi xem vùng rau an toàn. Tôi hỏi lấy gì bảo đảm thì nhận được câu trả lời: “Rất đơn giản, khi thu hoạch rau được sục rửa bằng khí ozon để hút hết thuốc trừ sâu ra”. Trời ơi, thuốc trừ sâu khi xâm nhập vào rau đã bị chuyển hóa ngay rồi, không cách gì hút ra được. Ozon có tác dụng diệt vi khuẩn không có bào tử, không khác nhiều so với dùng dung dịch thuốc tím (rẻ hơn rất nhiều).
    Nhiều bà nội trợ khoe sắm được máy ozon rửa rau quả cũng thế, cứ nghĩ có máy là sạch bay thuốc trừ sâu. Nhưng nói thật, dùng thuốc tím hay nước muối rẻ hơn và tiện hơn rất nhiều.
    Một con heo có hiện tượng sụm chân sớm
    Thỉnh thoảng người dân lại giật mình vì ngành y tế phát hiện “chất phụ gia có nguy cơ độc hại” trong thực phẩm. Nhưng rồi chính nhà quản lý lại loay hoay không biết nên cảnh báo thế nào vì nhiều nước chỉ cấm sử dụng các chất này khi vượt ngưỡng cho phép nhất định. Người tiêu dùng Việt Nam dường như vẫn thiếu những chỉ dẫn cụ thể?
    Câu chuyện về nước tương chứa chất 3-MCPD là một ví dụ. Các nước phải điều tra sự tiêu thụ của người dân để đề ra mức nguy hiểm. Canada, Phần Lan, Áo, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Mỹ, Úc, Liên minh châu Âu, Anh... đều có những khuyến cáo về mức tiêu thụ rất cụ thể.
    Còn chúng ta chưa có điều tra xem người Việt Nam chấm bao nhiêu nước tương mỗi ngày mà cấm hoàn toàn nước tương sản xuất bằng cách dùng axit thủy phân đậu tương (thường rất ngon vì có lượng đạm amin cao) là chưa thỏa đáng. Nước chấm là thứ gia vị của bữa ăn, không ai uống nước chấm mà chỉ chấm chút ít, nên phải điều tra rất kỹ trước khi bắt thay đổi cả công nghệ sản xuất
    Cũng cần phải nói nước tương truyền thống ở các tỉnh phía Bắc cũng tiềm ẩn nhiều độc hại về độc tố nấm mà chưa thấy ai lên tiếng. Tương là quá trình lên men bằng xôi để mọc mốc và ngâm đậu tương đã rang xay, nhằm tạo men phân hủy chất bột trong gạo nếp và protein trong đậu tương.
    Tôi đã trực tiếp đến vùng có nghề làm tương cổ truyền nức tiếng miền Bắc. Nhìn nong xôi mọc mốc xanh - đỏ - tím - vàng đủ loại mà hết hồn. Để mốc sinh nhanh, người ta làm hết mẻ này đến mẻ khác mà không thèm giặt nong. Trong khi đó, biện pháp giặt sạch nong, loại trừ nấm mốc gây hại rồi dùng gói bào tử nấm (rất rẻ tiền) an toàn và có hoạt tính cao để cấy vào thì không ai sử dụng.
    Tôi kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học - công nghệ cần gấp rút cho kiểm tra rộng rãi các mẫu tương hiện nay xem có chứa độc tố aflatoxin hay không. Đây là loại độc tố nấm có thể gây ung thư do nấm Aspergillus flavus sinh ra. Nấm này rất khó phân biệt bằng mắt thường, kể cả dưới kính hiển vi. Nó nguy hiểm hơn nhiều lần so với chất 3-MCPD từng gây lo lắng cho người tiêu dùng.
    Trong quản lý an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta, vấn đề nào còn bị bỏ ngỏ?
    Đó là việc quản lý thực phẩm nhập khẩu. Tôi đã đi đến nhiều vùng cửa khẩu, nơi có cả đơn vị kiểm nghiệm thực vật và kiểm dịch động vật. Nhưng có tin được không khi người ta kiểm soát an toàn thực phẩm chỉ bằng một chiếc kính hiển vi. Để kiểm tra an toàn vi sinh vật, các độc tố, nếu giao cho một viện nghiên cứu cấp nhà nước có khi mất cả tuần mới xác định được. Đằng này bày chiếc kính hiển vi ra cho vui chứ làm sao “soi” được thực vật, động vật nhiễm vi sinh vật gì hay có thể sinh ra độc tố gì?
    Quay lại câu chuyện 2,5 tấn chất kích nạc được phát hiện tại Đồng Nai và các thuốc trừ sâu nguy hiểm. Khối lượng này không nhỏ như món hàng xách tay, quản lý ở cửa khẩu thế nào mà để “lọt lưới”?
    Nhiều nước đang phát triển cũng gặp khó khăn tương tự trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như nước ta. Họ cũng phải bận tâm về chất kích nạc. Nhưng người dân các nước phát triển hầu như được bảo đảm an toàn bằng cơ chế quản lý thực phẩm và dược phẩm chặt chẽ. Người vi phạm bị xử lý nghiêm, đủ để không dám và không thể tiếp tục vi phạm.
    Khó kiểm soát an toàn thực phẩm bằng test nhanh
    Các chất có thể gây độc hại trong thực phẩm gồm rất nhiều hợp chất hóa học khác nhau. Riêng các chất kích nạc thuộc nhóm ß-agonists đã bao gồm tới ba nhóm: Nhóm ß-agonists có tác dụng ngắn: thường dùng là salbutamol, terbutaline. Nhóm ß-agonists có tác dụng lâu dài: thường dùng là clenbuterol, formoterol, salmeterol. Nhóm ß-agonists kết hợp gồm có budesonide, fluticasone, inratropium...
    Việc kiểm tra, nhất là kiểm tra nhanh, các chất này không phải là chuyện đơn giản và dễ thực hiện. Với các chất phụ gia thực phẩm và nhất là thuốc trừ sâu hóa học cũng gồm rất nhiều hợp chất khác nhau. Việc phân tích đòi hỏi sử dụng các thiết bị sắc ký với các cán bộ có chuyên sâu về lĩnh vực này. Do đó, không dễ dàng gì để có thể kiểm soát một cách rộng rãi và nhanh chóng.

    PGS.TS Trần Đáng (nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế):

    Nên có cơ quan quản lý nhà nước duy nhất về thực phẩm
    Việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại nước ta hiện nay rất không hợp lý, dù Luật an toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành. Ở các nước, khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước duy nhất về thực phẩm sẽ phải vào cuộc. Ở Mỹ có Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng thuộc Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm, ở Nhật là Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
    Trong khi đó, luật của Việt Nam rất rối, nào Bộ Công thương quản lý năm ngành hàng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý chín ngành hàng, còn Bộ Y tế lại quản lý vài mặt hàng rất phụ như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung đa vi chất...
    Việc phát sinh chất tạo nạc trong chăn nuôi trách nhiệm chính thuộc Bộ NN&PTNT, nhưng để đánh giá nó nguy hại đến sức khỏe thế nào không thể giao cho bộ này được. Theo luật thì Bộ NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm chăn nuôi, kể cả đến khi thịt được ăn vào người là không ổn.
    Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương chỉ có thể chịu trách nhiệm về sản phẩm của ngành mình ở khâu sản xuất, chế biến, còn khi đã là thành phẩm để ăn được rồi thì trách nhiệm quản lý phải thuộc về Bộ Y tế.
    Theo kinh nghiệm của các nước, cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Khi có vấn đề, Bộ Y tế có thể truy tìm căn nguyên, nếu sự cố nằm từ khâu chăn nuôi sẽ yêu cầu Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm, chấn chỉnh toàn bộ quy trình chăn nuôi.
    Tuy nhiên, theo cơ chế này, một đòi hỏi bắt buộc là Bộ Y tế phải sẵn sàng lên tiếng, chứ không thể lặng lẽ làm ngơ vì nghĩ bất ổn nằm ở bộ khác, không thuộc trách nhiệm của mình.

    Theo Ngọc Hà
    Tuổi trẻ​
     
    Sửa lần cuối: 3/4/2012
    dinhthi0917 thích bài này.
  5. dinhthi0917

    dinhthi0917 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/4/2012
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Ăn gì cũng sợ :(

    theo minh cứ nghỉ là tốt nhất nên về nhà nấu ăn là good nhất vừa an toàn, vừa ngon mà còn vừa tiết kiệm
     
  6. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Ăn gì cũng sợ :(

    Mình từ lâu lắm rồi cũng không dám ăn cơm bụi ở ngoài, ít ra mình nấu thì đảm bảo đựơc vệ sinh lúc nấu thôi, cả mình có thể chon được thực phẩm, nhưng mà nguồn gốc thực phẩm thì cũng chịu. Tóm lại thì vì hai chữ " tham + thiếu hiểu biết" mà dan ta lại hại dân mình.
     
  7. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Nguy cơ nhiễm độc chì và thuỷ ngân tại nhà

    Môi trường trong nhà luôn có nguy cơ tiềm ẩn nhiễm độc chì và thuỷ ngân. Các loại sơn nhà không nên có hai chất này. Tránh cho trẻ ăn hoặc hít phải bụi sơn.

    Mối đe dọa

    Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường miệng. Chì và hơi chì làm cho mắt, cổ họng và mũi đau rát khi tiếp xúc. Chì cũng gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ…

    Tiếp xúc với chì thường xuyên sẽ dẫn đến nhiễm độc chì. Các triệu chứng do nhiễm độc chì là: ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị chuột rút, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh về thận, tổn hại não và thiếu máu.

    Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da. Thủy ngân gây cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ khiến bị ho, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi và gây khó thở. Tiếp xúc với thủy ngân thường xuyên sẽ dễ bị nhiễm độc. Triệu chứng bao gồm: tay chân bị run, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận. Chì và thủy ngân đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới lẫn thai nhi.

    “Kẻ thù” ở trong nhà

    Chì và thủy ngân là hai kim loại nặng được phát minh và đưa vào sử dụng từ rất lâu. Chì được dùng trong sản xuất sơn, pin, đạn, vỏ dây cáp, men gốm, đúc kim loại và các mối hàn. Thủy ngân được dùng trong sản xuất sơn, nhiệt kế, đèn thủy ngân, tráng thủy cho gương và trong các linh kiện điện tử. Tuy nhiên, chúng cũng nằm trong danh sách các chất độc cực kỳ mạnh và rất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người.
    Không chỉ những người làm công việc có liên quan đến chì và thủy ngân mới có nguy cơ nhiễm độc. Ai cũng có thể bị nhiễm độc chì và thủy ngân từ nước, đất, không khí xung quanh, khí thải động cơ và từ các nhà máy. Nguy cơ cũng có thể tiềm ẩn ngay trong nhà mà chúng ta không nhận ra được từ các vẩy bụi sơn tường, cửa và các vật dụng trong gia đình được sơn từ các loại sơn có chì và thủy ngân; từ đất và bụi xung quanh nhà; nước nhiễm chì từ hệ thống ống dẫn nước; từ các đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh màu, đồ gốm, các loại pin, máy quay phim, đồ chơi, đài radio, máy tính, nhiệt kế, các loại đèn thủy ngân mỹ phẩm.

    Nhiều sản phẩm sơn - đặc biệt là các loại sơn dành cho gỗ, bê tông, kim loại, khung cửa, đều chứa hàm lượng chì và thủy ngân rất cao, cho nên bạn có thể bị nhiễm độc khi sống trong một ngôi nhà được sơn bằng sơn có sử dụng chì và thủy ngân. Đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình chính là trẻ em nếu hít phải bụi sơn; đút tay hoặc nhặt bất cứ thứ gì có dính bụi sơn nói trên đưa vào miệng. Ở trẻ, nhiễm độc chì và thủy ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn, vì hệ thần kinh của trẻ nhạy cảm hơn (ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ).

    Phòng tránh nhiễm độc

    Để tránh hậu quả đáng tiếc như trên, khi mua các vật dụng gia đình, đồ pha lê, đồ gốm, hoặc đồ chơi cho trẻ em, nên tìm mua loại có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không sử dụng chì và thủy ngân trong quá trình sản xuất. Thực hiện chế độ ăn thích hợp với nhiều chất sắt, calci, vitamin C để giúp cơ thể chống chì. Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội và ngoại thất không sử dụng chì và thủy ngân.

    Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn. Thường xuyên rửa tay. Khi mở vòi, để nước chảy ra khoảng 60 giây trước khi hứng vô chai lọ và cất vào tủ lạnh để uống. Khoảng một tháng một lần tháo và chùi bộ phận lọc của vòi nước để loại bỏ chất cặn tại đó. Chỉ nên dùng nước lạnh để uống hoặc nấu, vì nước nóng có mức chì cao hơn. Lấy nước lạnh đun sôi để pha trà, cà phê hoặc nấu ăn. Không dùng nước nóng ở vòi để uống hoặc nấu…

    Theo Sài Gòn Giải phóng
     
  8. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Một phần ba đồ chơi Trung Quốc nhiễm độc kim loại nặng

    Theo một nghiên cứu mới được công bố khẳng định, cứ ba đồ chơi dành cho trẻ em do Trung Quốc sản xuất thì có một chiếc nhiễm kim loại nặng có thể gây hại cho sức khỏe người dùng.

    Các món đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em bao gồm cả sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng và uy tín đều chức các kim loại nặng như chì, cadmium, thuy ngân, c-rôm…. Tất cả những kim loại trên đều gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ.

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ cảnh báo rằng không có mức độ nhiễm chì nào không gây hại cho trẻ và nếu có thể, hãy giữ các em xa khỏi loại kim loại này nhằm tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe.
    “Một phần ba đồ chơi Trung Quốc nhiễm độc kim loại nặng”
    [​IMG]

    Đồ chơi Trung Quốc thường rẻ nhưng nhìn rất bắt mắt.

    Thông tin trên được các nhà nghiên cứu của tổ chức Hòa Bình Xanh và IPEN công bố trong chiến dịch chống lại ô nhiễm hóa chất đang ngày một phổ biến. Theo đó, họ mua 500 đồ chơi và các sản phẩm cho trẻ em ở 5 thành phố của Trung Quốc bao gồm cả Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông hồi tháng 11 vừa qua.

    Sau đó, họ tiến hành thử nghiệm chúng với máy quét tia X cần tay và phát hiện 163 đồ chơi (32,6%) trong số chúng nhiễm các kim loại độc. Ngoài ra, lượng chì cao gấp 1.200 lần tiêu chuẩn an toàn Châu Âu còn được phát hiện trên một chiếc nhẫn đồ chơi màu xanh lá cây.

    Theo chuyên gia của tổ chức Hòa bình Xanh: “Những đồ chơi ô nhiễm, không chỉ gây độc cho trẻ em khi nhai hay tiếp xúc mà còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường thở của trẻ.”

    Hầu hết những mẫu vật được kiểm tra đều được sản xuất và bán ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một vài món đồ chơi được kiểm tra lần này là của những hãng danh tiếng, có hàng xuất khẩu.

    Chỉ trong thập kỉ qua, các loại đồ chơi của Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm lĩnh 2/3 thị trường đồ chơi thế giới dù không ít lần bị chứng minh nhiễm độc. Những kim loại nặng được phát hiện thường tồn tại trong sơn hoặc hóa chất tạo màu khác của đồ chơi. Trên thực tế, những quy định lỏng lẻo là nguyên nhân chính khiến hiện tượng này vẫn tồn tại ở Trung Quốc.

    Hồng Duy

    Theo Bưu điện Việt Nam
     
  9. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ cùng vào đây để ủng hộ ngày sức khoẻ thế giới 7/04 nhé

    Năm nay mình mới biết ngày 07/04 là ngày sức khoẻ thế giới.
    Hôm nay đi làm về mình sẽ giành 2 tiếng để tập thể dục + và ăn chay và tới gym 5 tiếng 02 ngày cuối tuần để refresh lại " cái thằng người' của mình.
    Các mẹ cùng ủng hộ để gia đình mình cùng khoẻ nhé
    Offer; cà gia đình cùng đi thể dục tập thể nè, dọn nhà = thể dục tại gia nè...
     
  10. larrabee

    larrabee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2012
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Các mẹ cùng vào đây để ủng hộ ngày sức khoẻ thế giới 7/04 nhé

    ý nghĩa đó.... cùng nhau tập thể dục để có sức khẻo tốt nào
     
  11. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Triệu trứng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật

    Triệu chứng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật

    GiadinhNet - Khu vực tôi sống có khá nhiều người bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Xin hỏi, để nhận biết chứng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật thì nên chú ý những điểm nào?
    Sơn Hà (Phủ Lý-Nam Hà)
    Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hóa chất độc, giết chết được sâu bọ nên cũng là chất độc với con người. Các hóa chất bảo vệ thực vật thường có thời gian tồn tại nhất định trên bề mặt cây cối, trong đất gieo trồng.

    Một số từ đất được rễ cây hút lên lá, hoa và tích lũy trong cây nên các sản phẩm thu hoạch có một lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Nhưng nguyên nhân khiến dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật có trong các sản phẩm rau quả là người sử dụng đã phun trực tiếp lên hóa chất lên nông sản ngay trước ngày thu hoạch để kích thích hoa quả chín nhanh.

    Biểu hiện của ngộ độc thực vật là: Nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ do rối loạn thần kinh trung ương. Nặng hơn sẽ làm tổn thương não gây hội chứng nhiễm độc não do thủy ngân, phốt pho hữu cơ và clo hữu cơ. Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, máu, tiết niệu, nội tiết, tuyến giáp và có thể dẫn đến tử vong.

    Chuyên gia tư vấn Kim Mai
     
  12. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Tại sao bạn bị nhiễm độc???

    Hàng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với sự tấn công của các hoá chất gây hại mà cơ thể không tự đào thải hết được. Chất độc lưu trú khắp mọi nơi, trong không khí, trong thức ăn, nước uống. Chính cơ thể chúng ta khi phản ứng lại với stress, những lo toan đời thường, những bộn bề cuộc sống cũng sản sinh ra chất độc. “... Cơ thể chúng ta nhiễm độc thường xuyên và có hệ thống trong suốt cả cuộc đời. Nó bị nhiễm độc do những chất đi vào từ bên ngoài như thức ăn không được tốt, không khí thiếu trong lành, hoặc do những sai phạm trong chế độ ăn uống và nhất là do những thức ăn còn sót lại trong ruột lên men thối, đặc biệt ở những người mắc các bệnh đường tiêu hoá mãn tính”- Viện sĩ A.Bogomoletz 1881-1946 (Nguyên chủ tịch của Viện Hàn lâm khoa học Ukraine và là giám đốc của Viện Sinh lý học tại Kiev).
    Cơ thể con người cũng “ô nhiễm”: Bản thân cơ thể chúng ta cũng là nguồn ô nhiễm. Những hóa chất thải ra qua trao đổi chất gồm khoảng 400 loại, do hô hấp thải ra khoảng 149 loại, do nước tiểu thải ra khoảng 229 loại, trong phân có 196 loại, trong mồ hôi có 151 loại, lại còn có 271 loại thải ra qua da mặt. Ngoài ra còn có những chất thải ra qua đường hơi trong ruột và sự ô nhiễm vi khuẩn của cơ thể.
    Con người nếu sống lâu trong một khoang buồng đóng kín thì nồng độ các vật chất ô nhiễm đó đạt tới mức nguy hiểm. Ví dụ: Vài ba người sống một tháng trong khoang buồng như vậy thì nồng độ mêtan thải ra có thể đạt đến độ bùng nổ. Ba thanh niên sống 8-9 này trong một khoang buồng 24m2 đóng kín thì nồng độ các bon monoxit thải ra có thể dẫn tới phản ứng kích thích. Mỗi ngày mỗi người thải ra chừng 500 lít khí cacbonic (CO2). Nhiệt lượng do cơ thể phát ra tương đương bằng một ngọn đèn 500W.
    Chất độc tấn công chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Đó là tác nhân làm gia tăng một cách đáng kể các bệnh lý: Thoái hoá và rối loạn chức năng như béo phì, cao huyết áp, ung thư, tim mạch, các bệnh về da, gan, tụy, dạ dày, tiểu đường, mỡ máu; rối loạn tâm thần như stress, trầm cảm; và cũng như làm xuất hiện của các bệnh mới như hội chứng mệt mỏi mãn tính, tự kỷ, đau sợi cơ... Đáng lo ngại hơn, bệnh tật có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi trẻ và tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh mãn tính đang ở mức độ báo động. Mỗi ngày lại có thêm nghiên cứu mới công bố mối liên quan giữa các vấn đề sức khoẻ với các hoá chất hay chất gây ô nhiễm trong môi trường sống. Trong khi đó, thuốc chữa bệnh lại không được kiểm soát chặt chẽ, dẫn tới những sai sót của một số loại thuốc mà y học thừa nhận là có hại cho con người.
     
  13. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Biện pháp giúp tránh ô nhiễm không khí trong nhà

    Khi nhắc tới “ô nhiễm không khí”, đa số mọi người đều nghĩ tới những nguồn gây ô nhiễm từ khí thải công nghiệp, khói xe ô tô, rắc thải v.v… trong khi đó, rất ít người biết được những vật dụng hằng ngày trong ngôi nhà cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho ngôi nhà của chúng ta.

    Có những nguồn ô nhiễm ngay trong tổ ấm của chúng ta…

    o nhNgoài ra, nhiều người cũng nghĩ rằng không khí ngoài trời dường như ô nhiễm hơn không khí ở rong nhà. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn đúng như vậy.

    Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thường cao gấp 2 đến 5 lần so với ở ngoài trời. Những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm: khói, khí ga, bụi và các chất gây ô nhiễm khác. Những chất độc hại này thường được sinh ra từ các thiết bị hiện đại trong nhà, như điều hòa, tủ lạnh, bếp ga, v.v…

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng trăm nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và cách để giữ được bầu không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn:

    * Không khí trong nhà bạn sẽ trong lành hơn, nếu bạn không sử dụng những chất khử mùi và những bình xịt thơm. Vì những chất hóa học trong những sản phẩm này càng tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.

    * Không sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa các chất hóa học tổng hợp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên.

    * Khi làm sạch các vật dụng trong gia đình, bạn nên sử dụng khăn ướt để tránh bụi bay ra từ những vật dụng này và nó sẽ làm ô nhiễm không khí.

    * Thảm và rèm cửa trong gia đình bạn thường dễ bắt bụi nhất. Do vậy, bạn nên hút bụi cho chúng ít nhất 1 lần/tuần và thỉnh thoảng bạn cũng nên mang chúng đi giặt.

    * Sử dụng máy rửa bát không có clo. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chất clo trong máy rửa bát sẽ kết hợp với nước nóng trong khi rửa bát để tạo thành một loại khí độc hại, làm ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.

    * Bạn nên mua những đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất fomanđêhyt và các chất hóa học độc hại khác sau một thời gian sử dụng.

    nha

    * Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển.

    * Tránh sử dụng băng phiến, nước hoa và hút thuốc trong nhà của bạn. Vì chúng là những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho căn nhà của bạn.

    * Bạn nên để những vật dụng có chứa chất hóa học cách xa nơi sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể tạo một gian cho riêng để cất chúng, như nhà kho hay gara.

    * Trồng cây quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành. Bạn nên chọn những loại cây có khả năng xanh tốt quanh năm vì khả năng hấp thụ khí CO2 sẽ được nhiều hơn.

    * Hằng ngày bạn cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn tiết kiệm điện vì không phải sử dụng điều hòa.

    Theo vietnamnet.vn
     
  14. tiffanystore

    tiffanystore Tin cậy - Thân thiện

    Tham gia:
    15/8/2009
    Bài viết:
    7,809
    Đã được thích:
    768
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Biện pháp giúp tránh ô nhiễm không khí trong nhà

    Chia sẻ thêm thông tin: tinh dầu hạt bưởi pha với nước rồi dùng để lau bàn, kệ, tủ và vật dụng trong nhà rất vệ sinh và sạch sẽ :)
     
  15. thaolinh001

    thaolinh001 Thành viên mới

    Tham gia:
    5/4/2012
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Biện pháp giúp tránh ô nhiễm không khí trong nhà

    Cảm ơn chia sẻ của các mẹ rất nhiều
     
  16. thanhwang

    thanhwang NHÀ CUNG CẤP YẾN SÀO

    Tham gia:
    8/3/2012
    Bài viết:
    985
    Đã được thích:
    220
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Biện pháp giúp tránh ô nhiễm không khí trong nhà

    Em thấy trên thị trường có bán máy hút bụi trong không khí, loại đó dùng có hiệu quả k các mẹ nhỉ? thấy bán có 600k, em định mua mà ax cứ cản. Có mẹ nào dùng rồi hiệu quả thì chia sẻ thông tin cho em với
     
  17. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Nhà mẹ nào có người bị tiểu đường thì đọc bài này nhé! Very important

    Làm gì khi người đái tháo đường bị loét chân?
    Chỉ một vết xước nhỏ ở bàn chân người đái tháo đường cũng có thể trở thành vết loét nặng, nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử phải đoạn chi. Do đó, việc đặc biệt quan tâm, chăm sóc bàn chân để giảm tỷ lệ bệnh nhân tàn phế do tiến triển đến phân độ 3, 4 Wagner.

    Loét bàn chân, một biến chứng đáng sợ của đái tháo đường



    Đái tháo đường có nhiều biến chứng mãn tính, chủ yếu là ở các mạch máu lớn gây bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên. Trong đó, biến chứng ở các mạch máu nhỏ có thể dẫn đến bệnh võng mạc, bệnh thận và các biến chứng về thần kinh, tai biến mạch máu não.



    Một trong những biến chứng mãn tính nguy hiểm, khiến bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng là loét bàn chân. Thể hiện của bệnh mạch máu ngoại biên chủ yếu là viêm động mạch chi dưới dễ dẫn đến hoại tử vết thương và phải đoạn chi, gây tàn phế suốt đời cho bệnh nhân.



    Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái. Bệnh thường bắt đầu do nguyên nhân như đi giày dép chật. Các vết loét thường khởi đầu chỉ là những vết xước nhỏ hoặc phồng da nhưng do không được phát hiện kịp thời, khiến các vết loét lâu lành, lan rộng và không chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Vết loét nhiễm trùng lan rộng kéo dài gây hoại tử.



    Vết loét ở chân của người đái tháo đường khó có khả năng lành do các dây thần kinh cảm giác ngoại biên dẫn máu đến nuôi chân và bàn chân gần như bị hỏng. Do đó, vết loét không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy, không có đủ các tế bào máu như bạch cầu đến để tấn công vi khuẩn và các tế bào chết cũng không được loại bỏ kịp thời khiến vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng và khó liền.



    Việc đoạn chi cũng là biện pháp cuối cùng các bác sĩ phải chọn để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc cao hơn như ở đùi nên một số trường hợp tuy chỉ nhiễm trùng bàn chân nhưng lại cần đoạn chi đến trên đầu gối.



    Đối với bệnh nhân đái tháo đường, biến chứng đoạn chi đặt ra một vấn đề lớn cho xã hội, kinh tế và y tế. Bệnh nhân sẽ mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, mất tự tin trong cuộc sống, giảm chất lượng cuộc sống cũng như giảm tuổi thọ... Hơn nữa, chi phí điều trị khi vết thương nhiễm trùng đến giai đoạn cắt cụt chi khá cao.



    Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần được bác sĩ tư vấn khi phát hiện bất kỳ tổn thương hoặc bất thường ở đôi chân. Việc phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời có thể ngăn ngừa những tổn hại lâu dài, ngăn ngừa việc đoạn chi tới 85%.



    Làm gì khi người bệnh đái tháo đường vào giai đoạn loét chân?



    Kiểm tra bàn chân hằng ngày: Tập thói quen kiểm tra bàn chân ít nhất 1 lần trong ngày. Các vết nứt trên da, các vết phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da đều cần quan sát kỹ ở các bệnh nhân đái tháo đường.



    Cắt móng chân mỗi tuần hoặc khi thấy dài: Nên cắt tỉa móng chân theo đường vòng của ngón, không lấy khóe cũng như tự mình cắt các vết chai ở chân.



    Giữ cho mạch máu được lưu thông: Luôn giữ chân ở tư thế ngang khi ngồi. Không đi tất chật, giầy dép chật, không nên để chân không ngay cả khi ở nhà. Tập cử động các ngón chân trong khoảng 5 - 10 phút, vài lần trong ngày. Các hình thức luyện tập như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe là những bài tập thể dục tốt và dễ cho bàn chân vận động, giúp cải thiện lưu thông mạch máu.



    Vệ sinh chân hằng ngày: Luôn giữ sạch chân với nước ấm và xà phòng trung tính. Tuy nhiên, người bệnh không nên ngâm chân trong nước quá nóng (nhiệt độ nước không nên quá 37oC) hoặc ngâm nước ấm quá lâu. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân.
     
  18. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Phòng Ngừa Tác Hại Của Hoá Chất Tại Tiệm Làm Móng

    Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

    Trang điểm cho mười móng tay đẹp không chỉ là nhu cầu đi dự tiệc vui mừng, cưới hỏi hoặc thăm viếng xã giao, mà là chuyện thường phải có đối với nữ giới. Mà khi muốn có một bàn tay với các móng rạng rỡ màu sắc, bàn chân với móng gọt giũa đều đặn, người sành điệu thường đến nail salons. Vì họ cho là sẽ được chăm sóc an toàn hơn khi làm lấy ở nhà. Nhưng chính nơi đây, nhiều rủi ro có nguy cơ gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe đã đợi sẵn. Đó là hậu quả của những hoá chất dùng trong nghề làm móng cũng như do sơ sót kỹ thuật của nhân viên hoặc trang bị thiết kế ở tiệm không đúng tiêu chuẩn.

    Trên toàn nước Mỹ có tới gần 50.000 tiệm với số nhân viên là trên 300.000 mà người Việt Nam chiếm quá nửa. Có nhận xét cho rằng đồng hương ta được sanh ra với một khéo léo tuyệt luân trong việc chăm sóc bộ móng, nên được khách sẵn sàng tín nhiệm. Nghề nail đã tạo ra một thương vụ lên tới cả dăm tỷ mỹ kim mỗi năm. Tiệm có nhiều nhất theo thứ tự ở tiểu bang California, Texas rồi Florida. Nhưng kỹ nghệ này đã hầu như bị bỏ quên với rất ít nghiên cứu về hậu quả đối với sức khỏe cũng như tổn thất tài chính do các hóa chất ô nhiễm trong tiệm gây ra cho nhân viên, khách hàng và dân chúng kề cận.

    Hóa Chất Thường Dùng

    Đa số hóa chất dùng trong tiệm móng đều dễ bay hơi, hòa lẫn trong không khí mà nhân viên cũng như khách sẽ hít thở. Chúng đã được xếp vào loại có nhiều rủi ro cho sức khỏe của nhân viên, đôi khi lại nhiều hơn là ô nhiễm ở các khu kỹ nghệ. Ảnh hưởng này cần được nghiên cứu để đưa ra biện pháp phòng ngừa.

    Các hóa chất thường dùng gồm có:

    Móng nhân tạo với liquid như Ethyl Methacrylate (EMA), Methyl Methacrylate (MMA) Amonomer;

    Bột đắp như Benzoyl Peroxide, Poly Ethyl Methacrylate, Poly Methyl Methacrylate;

    Chất lót (primer) như Methacrylic acid, 2-Propanol;

    - Sơn móng tay có 2-Propanol, Ethanol Acetate, Titanium Dioxide;

    - Hóa chất chùi nail polish như Acetone, 2-Propanol;

    - Hóa chất bóc móng nhân tạo có Acetone;

    - Làm bóng móng tay có Butyl acetate, Ethyl Acetate, Nitrocellulose, Dibutyl Phthalate, Titanium Dioxide, Toluene, Formaldehyde và Camphor. Dibuttyl Phthalate và Formaldehyde có nguy cơ gây ung thư; Nitrocellulose làm tăng nhịp tim; Toluene có nguy cơ gây khuyết tật cho thai nhi; Camphor gây dị ứng mũi. Toluene và Formaldehyde đã được khuyến cáo lấy ra khỏi thuốc làm bóng móng tay.

    Nhiễm Độc Móng

    Dù là làm ở tiệm hay ở nhà, móng có thể bị nhiễm độc vì vi khuẩn, siêu vi khuẩn hoặc nấm độc, nhất là khi gắn móng giả. Dấu hiệu của nhiễm độc là da sưng đỏ, ngứa, đau, mưng mủ. Một va chạm vào móng giả có thể làm móng cong và tạo ra khoảng trống giữa móng giả, móng thật và bụi bậm sẽ bám vào. Nếu gắn keo móng đó lại mà không khử trùng cẩn thận thì vi khuẩn sẽ ăn hư móng tự nhiên.

    Khi móng tự nhiên mọc dài, sẽ có một khoảng cách giữa móng này và móng giả. Nếu khoảng cách không được lấp kín, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây bệnh.

    Chất acrylic nail để lâu quá, hơi ẩm sẽ đọng lại và là môi trường tốt cho nấm độc phát sinh. Dùng chung dụng cụ cho nhiều khách, nhiễm độc cũng có thể xẩy ra.

    Biểu bì là phần da bao che quanh chân móng. Nếu cắt nó quá sâu thì tác nhân gây nhiễm cũng dễ xâm nhập, vì thế các bác sĩ ngoài da khuyên không nên đụng tới biểu bì.

    Khi móng giả mà bị nhiễm thì phải tháo bỏ và khử trùng móng tự nhiên. Ngoài ra còn các phản ứng dị ứng như viêm da, da mần ngứa vì chất formaldehyde trong keo hoặc thuốc làm bóng móng. Mặc dù hiếm hoi nhưng sản phẩm dùng trong tiệm nail đôi khi cũng gây ra bệnh tật, ngay cả tử vong nếu chẳng may uống nhầm, nhất là trẻ em.

    Đề Phòng Rủi Ro

    Phòng ngừa các rủi ro là việc mà chủ nhân, nhân viên, khách hàng cũng như cơ quan Lao Động Y Tế cần phối hợp thực hiện để mọi người liên hệ tới ngành nghề nail được an toàn.

    Chủ Tiệm Với Cơ Sở

    Đã có nhiều mũi dùi hướng về các tiệm nail của người Việt, than phiền kém vệ sinh thoáng khí, phá giá, công việc không được thực hiện cẩn thận. Một vài cơ quan truyền thông lớn của Mỹ đã liên tục nói về việc này, với thiên kiến, kỳ thị. Họ than phiền nhiều tiệm nail không kiểm soát được rủi ro do hóa chất làm móng giả gây ra cũng như từ sơn móng tay, keo gắn móng, chất lau sơn móng tay.

    Mặc dù thống kê cho thấy mức độ hơi khói và bụi hóa chất ở dưới mức độ cho phép, nhưng chuyên viên móng vẫn có thể mắc các bệnh như suyễn do Ethyl Methacrylates gây ra.

    Thường thường làm một bộ nail cần khoảng 1 gr bột có EMA và 0.5 oz chất lỏng. Theo luật, mức độ tối đa của EMA trong tiệm là 100 part per million (ppm) trong 8 giờ làm việc, 40 giờ một tuần. Nhiều người thấy cay mắt khi nồng độ EMA trong không khí là 0.05 ppm. Giả thử là có 5 người làm móng một lúc thì nồng độ EMA có thể là 30 ppm, vậy thì suốt 8 giờ các người thợ đó đã chịu biết bao ảnh hưởng không tốt của EMA.

    Những hạt bụi thoát ra từ giũa mài móng đều rất nhỏ (PM 2.0). Hạt càng nhỏ thì càng nguy hại vì chúng dễ dàng vượt qua các hàng rào cản ở mũi, cuống phổi và dễ xâm nhập vào góc sâu của lá phổi và đưa tới tổn thương như hen suyễn. Trong bụi có pha lẫn các chất như keo dán và methacrylate polymers.

    Theo Luật Lao Động, chủ tiệm có bổn phận cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, không gây hại đến sức khỏe. Chủ nhân cần tuân theo các đòi hỏi tối thiểu sau đây:

    Cơ sở phải có giấy phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.

    Sử dụng và cất giữ các hóa chất cẩn thận. Tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như coi kỹ Bản Liệt Kê An Toàn Vật Liệu (Material Safety Data Sheet-MSDS).

    Cung cấp MSDS cho mọi nhân viên làm việc trong tiệm.

    Cung cấp thùng rác có nắp đậy kín khi không dùng để tránh mùi, bụi bay ra ngoài.

    Gói kín các vật liệu lau chùi móng trong túi nhựa trước khi vứt bỏ, vì hóa chất trong các vật này có thể bốc hơi, lẫn vào không khí trong tiệm.

    Có các chai lọ miệng nhỏ đựng hóa chất để giảm thiểu hơi và mùi có hại bay ra ngoài,

    Đặt các thiết bị hút hơi và bụi trên bàn làm móng để hút hơi xuống dưới rồi đưa ra ngoài.

    Kiểm tra hệ thống thoát hơi trong tiệm để lưu chuyển không khí ra ngoài.

    Tuyển lựa nhân viên có bằng hành nghề, huấn luyện nhân viên cách sử dụng máy móc, hóa chất.

    Giữ dụng cụ và phương tiện làm móng sạch sẽ, không nhiễm độc.

    Theo cơ quan Quốc Gia An Toàn và Lành Mạnh Nghề Nghiệp (NIOSH) thì thiết bị thoáng hơi tại bàn bảo vệ nhân viên rất tốt đối với hơi hóa chất EMA. Cũng như với bất cứ môi trường trong nhà nào, các tiệm làm móng cần được thoáng khí với lượng thích hợp không khí trong sạch từ ngoài vào. Tối thiểu, lượng khí ngoài vào phải là 25 feet khối cho mỗi nhân viên trong một phút.

    Để tránh ô nhiễm lan sang cơ sở lân cận, hệ thống thông hơi của tiệm móng cần thiết trí riêng biệt và cũng cần có tường ngăn vững chắc, không kẽ hở. Ngoài ra, quý vị chủ tiệm cũng nên liên lạc với cơ quan y tế, lao động coi có các đòi hỏi gì khác về nghề nghiệp của mình.

    Nhân Viên

    Danh từ “Chuyên Viên Làm Móng” (nail technician) được dùng nhiều hơn là “Người Cắt Sửa Móng” (manicurist) của hơn hai mươi năm về trước vì hiện nay họ làm nhiều dịch vụ khác hơn là chỉ cắt sửa.

    Muốn thành chuyên viên làm móng cũng không phải dễ. Họ cần được huấn luyện với một số giờ nhất định trong 10 tuần lễ, tổn phí từ 800 tới 1000 mỹ kim. Sau đó phải thi lấy bằng hành nghề rồi đi thực tập trước khi thực sự trở thành chuyên viên. Có nơi cho thi bằng tiếng Việt, nhưng đa số thi bằng Anh ngữ. Nhưng người Việt ta cũng dễ dàng vượt qua chuyện thi cử và dễ dàng kiếm được công ăn việc làm nuôi sống gia đình.

    Công việc của họ thường là gắn móng giả, giũa sửa móng chân tay. Trước khi gắn móng giả, chuyên viên phải mài giũa móng tự nhiên, cắt da dư quanh móng với dao kéo sắc.

    Dùng dung dịch EMA và bột polymer, pha chế một hỗn hợp keo để đắp trên móng tự nhiên rồi phủ móng nhựa lên trên. Hỗn hợp keo này rất mau khô và dính cứng vào móng. Độ dính của nó mạnh đến nỗi khi ngón tay bị kẹt, móng thiệt có thể bị kéo tuột ra. Dù EMA không độc hại như MMA nhưng bụi của nó khi giũa mà hít phải thì sẽ nằm xa sâu trong buồng phổi. Hơi hóa chất lan tỏa rất khó chịu. Khi lấy móng nhân tạo cũ, phải dùng vật bén nhọn mà chỉ với một bất cẩn nhỏ cũng làm tổn thương tới móng tự nhiên.

    Sơn móng thì phải lau sơn cũ bằng acetone, giũa móng, cắt sửa móng, rồi bôi lớp sơn nhiều màu sắc, thông thường nhất là màu đỏ. Sơn móng có nhiều hóa chất như toluene, formaldehyde, ethyl acetate v.v... Tất cả đều có thể gây khó chịu cho chuyên viên mà sau một ngày làm việc hầu hết cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vì hít thở không khí ô nhiễm hóa chất ở tiệm. Công nhân đa số đều biết thân phận yếu kém về tư thế, ngôn ngữ, cần việc nên không dám đòi hỏi, than phiền.

    Để tránh các rủi ro, nhân viên cần áp dụng các phương thức tự phòng như:

    - Coi cơ sở làm việc có hội đủ điều kiện an toàn tối thiểu theo luật định.

    - Yêu cầu chủ hướng dẫn cách dùng các hóa chất, tác dụng không tốt và các rủi ro khi tiếp cận với hóa chất hiện đang dùng trong tiệm. Đọc kỹ bản MSDS.

    - Sử dụng các vật bảo vệ cá nhân như khẩu trang, bao tay cao su, kính che mắt, mặc áo tay dài.

    - Rửa tay, cánh tay, mặt với xà bông nhẹ và nước lạnh sau khi làm móng nhiều lần trong ngày để tránh bụi hóa chất đóng trên người.

    - Bỏ rác lau chùi có hóa chất trong túi kín, bỏ trong thùng rác có nắp. Đổ thùng rác mỗi ngày.

    - Đậy kín chai lọ đựng hóa chất ngay sau khi dùng. Đựng hóa chất trong chai lọ miệng nhỏ, có nắp tự động, ít một, khi hết lấy tiếp.

    - Sử dụng các dụng cụ gọt giũa móng đã khử trùng bằng hơi nóng hoặc hóa chất với mọi cẩn thận để tránh thương tích cho khách.

    - Không ăn uống nơi gắn móng. Methacrylate trong móng giũa có thể lẫn trong muỗng, ly, và ăn lẫn với thực phẩm.

    - Không hút thuốc trong tiệm để tránh hỏa hoạn cũng như hít thêm nhiều hơi hóa chất.

    Khách Hàng

    Khi trả tiền để được phục vụ, khách có quyền đòi hỏi sự hoàn hảo, an toàn từ dịch vụ đó. Bình thường thì tới làm móng sẽ không có rủi ro gì nếu chủ tiệm và nhân viên áp dụng đúng đắn quy luật nghề nghiệp và lương tri con người. Tuy nhiên, rủi ro vẫn có thể ra, nên khách cần lưu ý ở vài điểm:

    - Chính những khách hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc yêu cầu chủ tiệm thiết lập trang bị để thanh lọc ô nhiễm trong tiệm. Tiệm được cơ quan chính quyền thanh tra theo định kỳ

    - Tới lui tiệm nào mà mình đã tín nhiệm sau nhiều lần dùng dịch vụ của họ.

    - Coi xem tiệm và chuyên viên móng có giấy phép hành nghề không.

    - Quan sát xem tiệm có sạch sẽ, thoáng khí, có mùi khó chịu của hóa chất.

    - Hỏi xem dụng cụ làm móng được khử trùng bằng cách nào.

    - Trước khi làm móng, cả nhân viên lẫn khách đều rửa tay sạch bằng xà bông và nước ấm.

    - Mỗi khách đều có một bát mới có nước xà bông để ngâm móng trước và sau khi làm móng.

    - Nếu muốn, có thể yêu cầu chuyên viên mang bao tay cao su để tránh lây truyền các bệnh nhiễm như viêm gan, HIV... Điểm son là theo CDC cho tới nay chưa có trường hợp truyền bệnh do máu từ hoặc cho nhân viên làm nail

    - Nếu thấy chuyên viên không cẩn thận trong việc làm, có thể gây tương tổn cho bàn tay, yêu cầu ngưng ngay và cho chủ tiệm hay để xử trí.

    - Thông báo cho chính quyền mọi rủi ro hóa chất, vi phạm nghề nghiệp mà mình thấy có, để giúp dịch vụ an toàn hơn cho mọi người.

    Chính Quyền

    Thường thường các quy luật về môi trường đều tập trung vào nguồn xuất phát của chất độc ô nhiễm và ít quan tâm tới số lượng các chất mà con người đã tiếp cận với cũng như ảnh hưởng của chúng trên sức khỏe. Riêng ngành nail mặc dù rất phát triển nhưng đã không được chú ý đến. Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu về sự thiệt hại cho sức khỏe của nhân viên và khách hàng khi các hóa chất không được dùng đúng chỉ dẫn trong tiệm.

    Chỉ trong thời gian gần đây các cơ quan chính quyền như cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh và văn Phòng An Toàn Lành Mạnh Nghề Nghiệp mới lưu tâm nhiều tới các rủi ro do hóa chất gây ra ở tiệm móng. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và phương thức phòng ngừa được ban hành.

    Cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh cũng đưa ra các biện pháp để phòng ngừa nhiễm bệnh do máu lan truyền như viêm gan, liệt kháng HIV. Theo cơ quan này thì cho tới nay chưa có trường hợp lan truyền các bệnh vừa kể từ nhân viên làm móng cho khách và ngược lại, nhưng có nhiều trường hợp nhiễm thông thường đã được công bố.

    Các sản phẩm về nail được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ kiểm soát và được coi như mỹ phẩm tức là chất để làm sạch, làm đẹp, làm tăng sự hấp dẫn hoặc thay đổi vẻ dáng của con người. Các chất này phải không có rủi ro có thể gây ra tổn thương cho người tiêu thụ và phải có nhãn hiệu với thành phần các hóa chất theo thứ tự nhiều tới ít. Cơ quan này không kiểm tra mỹ phẩm hoặc sản phẩm làm móng trước khi được tung ra thị trường, nhưng sẽ thanh tra cơ sở và lấy mẫu hàng để phân chất khi cần. Nếu có người khiếu nại về sản phẩm thì cơ quan sẽ có biện pháp đối phó. Nhà sản xuất cũng tự nguyện báo cáo cho cơ quan về tác dụng không tốt của sản phẩm. Rủi ro cũng được cung cấp từ giới tiêu thụ, y giới, chuyên viên làm móng và từ các nhà sản xuất cạnh tranh nhau.

    Các hóa chất có hại rõ rệt như Methyl Methacrylate (MMA) đã được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ cấm các công ty bán ra mỹ phẩm có chất này, nhưng hiện nay chỉ có 30 tiểu bang cấm dùng. Vì MMA rẻ hơn chất thay thế, nên nhiều tiệm vẫn lén lút dùng.

    Các tiệm làm móng thường được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền tiểu bang với Văn Phòng Thẩm Mỹ. Mỗi tiểu bang đều có quy luật riêng áp dụng cho tiệm móng cũng như chuyên viên làm móng. Các quy luật này đều nhắm vào việc bảo vệ nhân viên cũng như khách hàng.

    Chuyên viên phải học và thi lấy bằng hành nghề do Văn Phòng Thẩm Mỹ tổ chức. Vì nghề làm móng dễ dàng mang lại nhiều lợi nhuận cho nhân viên nên đã có nhiều trường hợp mua bán giấy phép hành nghề cũng như hành nghề không giấy phép. Tiệm phải hội đủ điều kiện vệ sinh và được thanh tra thường xuyên. Nhưng trên thực tế, nhiều tiểu bang không có đủ nhân viên làm công việc kiểm tra nên rủi ro vẫn xẩy ra. Các trang bị cũng như dụng cụ sử dụng đều phải sạch sẽ, khử trùng; nước nóng nước lạnh đầy đủ, cơ sở thoáng khí, khang trang.

    Kết Luận

    Nghề nào cũng có những rủi ro và sinh ư nghệ, tử ư nghệ vẫn là câu nói thường được nhắc nhở. Nhắc nhở không phải để hù dọa mà để ta đề cao cảnh giác, áp dụng các phương thức hữu hiệu ngõ hầu ngăn ngừa thiệt hại, tử vong.

    Nghề làm móng cũng không tránh khỏi quy luật này. Có những phương thức rất hữu hiệu để phòng ngừa, những trang bị tốt để giảm thiểu rủi ro. Nếu mọi người liên hệ đều áp dụng thì ngành nghề nail sẽ trở nên an toàn cho khách và thợ; mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ và nhân viên.
     
  19. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Môi trường ô nhiễm "đầu độc" sức khỏe con người

    (Dân trí) - Chất thải từ các khu công nghiệp, cơ sở y tế, phương tiện xe cộ… đang đầu độc nguồn nước và môi trường sống của con người. Tình trạng trên đã ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe của người dân.
    [​IMG]
    Hãy chung tay cùng bảo vệ môi trường, nguồn nước (Ảnh: unesco)
    Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, đặc biệt là tại các thành phố lớn với nhiều khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư. Tình trạng xả nước thải, chất thải rắn, khí thải không qua xử lý ra môi trường đã tác động tiêu cực đến môi trường. Kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn quá tốn kém nên đa phần các cơ sở vi phạm sẵn sàng chịu phạt hành chính thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang bị hệ thống xử lý.

    Ngoài những cơ sở sản xuất, mầm bệnh từ các cơ sở y tế đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế Bộ Y tế cho thấy, hiện cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại. Mỗi ngày các cơ sở này thải ra môi trường khoảng 42 tấn chất thải rắn nguy hại và gần 120.000m3 nước thải y tế. Nhưng hầu hết các cơ sở y tế dự phòng chưa có hệ thống xử lý chất thải, cả nước mới có 53,4% bệnh viện được trang bị hệ thống xử lý nước thải y tế.

    BS Phan Xuân Trung, Trung tâm Y khoa Medic TPHCM cho biết, ô nhiễm môi trường đang gây ra các bệnh hen suyễn, suy hô hấp, khói xăng dầu từ từ các phương tiện gây kích ứng niêm mạc mắt, ngứa da, chàm,... Ô nhiễm tiếng ồn có thể làm giảm thính lực, thậm chí gây điếc không hồi phục được ở nhiều người.

    Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường (từ 29/4 đến 6/5/2012) và Ngày môi trường thế giới (5/6) UBND thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi người dân và các cơ quan xí nghiệp nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở khu vực dân cư, khu vực sản xuất. Bên cạnh đó vận động mọi người bảo vệ tài nguyên nước trong cộng đồng dân cư, sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngầm, đầu tư hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường sống.

    Vân Sơn
     

    Attached Files:

  20. Clinz.detox

    Clinz.detox Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Nguy cơ gây ung thư từ y học cổ truyền Trung Hoa

    Kết quả phân tích cho thấy các thành phần thực tế của sản phẩm “y học cổ truyền Trung Hoa” có thể khác xa chỉ dẫn ghi trên bao bì và bao gồm tác nhân độc hại cùng chất gây ung thư.

    Hóa ra, những loại thuốc như vậy là nguyên nhân gây ra tỷ lệ cao nhất thế giới về số người mắc bệnh ung thư thận ở Đài Loan. Hiện mới chỉ có thể phỏng đoán về quy mô thực sự của dạng bệnh ung thư này, đang tác động đến cả một phần Châu Âu.



    Hầu như bất kỳ thành phần thực của cái gọi là sản phẩm “công nghiệp dược truyền thống" đều không đúng với những gì ghi trên bao bì. Nhất là loại thuốc với thành phần có nguồn gốc động vật, trong đó dường như đã tìm thấy DNA của một số loài thú đang trên bờ vực tuyệt chủng, chẳng hạn như linh dương Saiga và gấu tuyết Himalaya.
    Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát sự phổ biến của “dược phẩm truyền thống" vốn đang tràn sang cả thị trường Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên mọi nỗ lực để kiểm soát hoạt động của các dược sĩ, thầy lang đông y mời chào các sản phẩm chữa bệnh chế từ hàng loạt thảo mộc kỳ bí, hay chiết xuất từ sừng tê và túi mật... cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả.

    Thông tin này nêu trong báo cáo kết quả hai công trình nghiên cứu, công bố trong tập Kỷ yếu Proceedings of the National Academy of Sciences và vào chiều 19/4 trên tạp chí PLoS Genetics, và được đài Tiếng nói nước Nga trích lại tối 23/4.

    Bài báo trên tạp chí PLoS Genetics là kết quả của đề án nghiên cứu chung giữa các viện khoa học Đài Loan và Mỹ - dẫn ra tổng kết câu chuyện khởi đầu với vụ bê bối bằng phát hiện tác hại của món “trà giảm béo” nhập khẩu từ Trung Quốc trong nửa đầu những năm 1990./.

    Theo Lao động/TTXVN
     
    anhnghe__emMeo thích bài này.

Chia sẻ trang này