Thông tin: [KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BÀNG QUANG] Khi nào thì bé có thể tự kiểm soát việc đi tiểu???

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi cẩm tú cầu_June, 17/9/2014.

  1. cẩm tú cầu_June

    cẩm tú cầu_June Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/9/2012
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    [​IMG]

    Hai đứa trẻ khác nhau thì khác nhau ở thời điểm kiểm soát hoàn toàn được bọng đái. Bạn sẽ hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng em bé sẽ không đái dầm vào thời điểm mà bạn nghĩ là như vậy. Thời điêm duy nhất là khi con bạn đã sẵn sàng khi mà não bộ, hệ thần kinh và các cơ đã phát triển đủ mức. Các dây thần kinh hiếm khi hoàn thiện và các cơ chỉ đáp lại điều khiển của thần kinh khi bé được 15 đến 18 tháng tuổi. Vì thế, vì lợi ích của con, xin bạn đừng quá trông đợi vào những kết quả to lớn trong việc huấn luyện trẻ đi vệ sinh trước thời gian đó. Thực ra thì dạy đi vệ sinh không bao giờ nên bị ép buộc bởi vì làm như thế bạn chỉ khiến con càng không muốn đi (và trẻ sẽ luôn luôn căng thẳng) và có thể sẽ dẫn đến khó khăn sau này, ví dụ sẽ thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng đái dầm.
    Đái dầm là chuyện bình thường xảy ra thường xuyên đối với các trẻ em. Điều mà cha mẹ nên luôn nhớ là trẻ em khó nhịn đi tiểu trong vòng 1 giây trước khi được 15 tháng tuổi. Vì vậy mặc dù trẻ ra dấu hiệu cho bạn là trẻ muốn đi tiểu, nhưng trẻ không thể nhịn đủ lâu để bạn hay ai đó mang 1 cái bô hay chạy vào nhà vệ sinh. Tình trạng này lại càng trở nên khó khăn do sự gia tăng tự nhiên số lần đi tiểu khi con bạn được khoảng 21 tháng tuổi. Không ai có thể làm gì khác được, tất cả trẻ em đều thế cả. Khi được 2 tuổi rưỡi, con bạn có thể nhịn đi tiểu lâu đến 4 hoặc 5 giờ, và sau đố thời gian nhịn được sẽ tăng lên.
    Từ 12 tháng tuổi trở đi, con bạn trải qua một giai đoạn gọi là chủ nghĩa tiêu cực. Vì thế nếu nhưn trẻ bị bắt thực hiện bất cứ một điều gì mà trẻ không thích, thì trẻ sẽ đơn giản là không chịu làm. Càng bắt trẻ thực hiện đúng cách đi vệ sinh trong khi trẻ chưa đủ độ tuổi để hiểu thì chỉ dẫn đến thất bại hoàn toàn mà thôi. Tất cả trẻ em đều thích sự ồn ào và chú ý. Không có điều gì khiến bé thích thú hơn là cả gia đình chú ý xem bé ngồi trên bô. Trẻ em thích mẹ ngồi gần, khen ngợi, chơi cùng và nhận thấy rằng việc đái dầm hay ị đùn ngay sau khi mang bô đi sẽ khiến cả nhà rối loạn. Vì thế bé lặp lại hành động này mấy lần trong một ngày đơn giản chỉ để thu hút sự chú ý của mọi người.
    TRÁNH CÁC VẤN ĐỀ DẠY CON ĐI VỆ SINH
    - Các vấn đề thường dễ nảy sinh nếu bạn quyết tâm dạy con quá sớm; đa số các trường hợp có vấn đề với kiểm soát bọng đái là do bắt con ngồi trên bô và đi vệ sinh mà bố mẹ sử dụng kỷ luật trừng phạt để thực thi mong muốn của mình. Đừng quá hăm hở với việc dạy con đi vệ sinh.
    - Hãy để con bạn tự phát triển với tốc độ của chính trẻ, bạn không có cách nào để đẩy nhanh quá trình đó lên - bạn chỉ có thể giúp trẻ mà thôi. Điều bạn cần làm là phải hành động nhanh chóng khi con có dấu hiệu muốn đi tiểu và hãy sắp xếp bô hay nhà vệ sinh dễ dàng tiếp cận được và lúc nào cũng sẵn sàng. Hãy khen ngợi trẻ mỗi khi có thể.
    - Không khuyến khích con uống nhiều trong khoảng thời gian 2 tiếng trước khi đi ngủ để giúp trẻ không bị đái dầm vào ban đêm, đảm bảo chắc chắn rằng trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ và cho trẻ mặc quần ngủ dễ tháo xuống và dễ cởi ra nhanh chóng.
    - Nếu bạn cho rằng con bạn mất nhiều thời gian hơn những đứa trẻ khác để đạt được kỹ năng kiểm soát bọng đái, bạn cần phải đến hỏi ý kiến các chuyên gia, xem đó có phải là do bộ phần bọng đái không hoàn chỉnh không. Dung tích bọng đái bé, tắc ống đái hay trong trường hợp của con gái, lệch vị trí ống niệu, tất cả đều dẫn đến tình trạng không kiềm chế được.

    1 TUỔI
    Con bạn không thể đi tiểu chủ động được và không kiểm soát được bất cứ cái gì. Sau các bữa ăn, đó thường là thời điểm con bạn ướt tã lót.
    Điều bạn có thể làm để giúp đỡ trẻ:
    - Để bắt đầu, bạn đừng nghĩ 1 cái bô là một cái bô, mà nên nghĩ rằng đó là một đồ chơi;
    - Hãy để con bạn “chơi” với cái bô – đặt đồ vật vào trong và lấy đồ vật ra ngoài cái bô, sử dụng nó như một cái mũ…
    Hãy chỉ cho con thấy cái bô
    - Con bạn không thể kiểm soát được bọng đái của mình trong một thời gian nhưng bạn có thể giúp bé sẵn sàng bằng cách cho trẻ làm quen với cái bô.
    13 THÁNG TUỔI
    Con bạn vẫn chưa thể kiểm soát được bọng đái của mình và không thể nhận ra khi nào cần đi vệ sinh. Nhưng nếu để con ngồi trên bô sau các bữa ăn, trẻ có thể sử dụng nó thành công.
    Điều bạn có thể làm để giúp trẻ:
    - Đừng trông đợi con có thể kiểm soát được hoạt động vệ sinh của mình;
    - Đừng ép con khi dạy trẻ cách đi vệ sinh – nó có thể khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng và gây ra khó khăn sau này.
    “Cố gắng đặt trẻ ngồi lên cái bô”
    - Thingr thoảng đặt con ngồi lên bô sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin với mọi thứ xung quanh. Đừng quát tháo nếu trẻ không thích ngồi bô.
    15 THÁNG TUỔI
    Giờ đây, con bạn bắt đầu cảm nhận được khi nào mình muốn đi tiểu. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa thể nhin được tiểu và muốn xả nó ra nhanh chóng.
    Điều bạn có thể làm để giúp trẻ:
    - Thingr thoảng hỏi con xem con có muốn đi vệ sinh không. Nếu trẻ trả lời là “Không” thì điều đó là khá đáng tin cậy.
    - Con bạn không thể nhịn được tiểu lâu khi trẻ đã thu hút được sự chú ý của bạn, vì thế hãy để ý đến con.
    Hỏi con xem con có muốn ngồi bô không?
    - Khi bạn nghĩ con có thể cần đi vệ sinh, hãy đưa cho trẻ cái bô và hỏi liệu con có muốn sử dụng nó không. Đừng phàn nàn gì nếu con nói Không.
    18 THÁNG TUỔI
    Bọng đái và các dây thần kinh của con bạn đã phát triển khá hơn. Giờ đây trẻ con có thể đưa ra những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng hơn nhưng trẻ cũng chỉ có thể nhịn được một vài giây. Con bạn có thể chỉ nhịn được đi tiểu chậm hơn vài dây mỗi ngày.
    Điều bạn có thể làm để giúp trẻ:
    - Khen ngợi tất cả các thành công của con và hoàn toàn bỏ qua các thất bại;
    - Đừng trông đợi con bạn không đái dầm trong suốt cả đêm vì dung tích bọng đái của trẻ vẫn chưa đủ lớn.
    - Khen
    Khen ngợi tất cả các thành công của con.
    - Mỗi khi con bạn dùng bô đúng cách, bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng trẻ biết bạn nghĩ điều đó là tốt như thế nào và rằng bạn cảm thấy rất hài lòng vì điều đó.
    21 THÁNG TUỔI
    Trong khoảng thời gian này, con bạn có thẻ trải qua giai đoạn tăng số lần đi vệ sinh. Tình trạng này là bình thường và tự nhiên, do đó nó sẽ tặng khả năng bị đái dầm hay ị đùn.
    Điều bạn có thể làm để giúp trẻ:

    - Hãy tỏ ra kiên nhẫn. Đừng tăng thời gian bắt con ngồi bô.
    Hoàn toàn bỏ qua các sai sót.
    - Việc con bạn mắc lỗi lầm trong giai đoạn đầu đời là hết sức tự nhiên. Nếu như con bị ị đùn hay đái dầm, đơn giản bạn chỉ việc thay quần áo và tã lót cho bé, đừng làm ầm ĩ lên.
    2 TUỔI
    Con bạn cảm thấy tự hào khi mình có thế tự dùng bô. Con có thể đòi được ở một mình khi đang ngồi trên bô.
    Điều bạn có thể làm để giúp trẻ:
    - Nếu như bạn muốn con sử dụng nhà vệ sinh, hãy đảm bảo chắc chắn rằng trẻ có thể sử dụng nhà vệ sinh dễ dàng, rằng bồn cầu không quá lớn đối với bé và rằng nhà vệ sinh được thắp đèn sáng.
    - Hãy để con tự do và luôn được hỗ trợ của cha mẹ, người khác khi con cần đến. Để cho trẻ tự mắc lỗi; điều này sẽ khuyến khích tính độc lập và niềm tự hào của bé và sẽ đẩy nhanh khả năng kiểm soát bọng đái.
    Giúp con trở nên độc lập.
    - Đảm bảo chắc chắn rằng con có thể đi vào nhà vệ sinh mà không cần sự trợ giúp nào cả và rằng bồn cầu phù hợp với bé. Hãy ở gần con phòng khi trẻ cần sự giúp đỡ.
    2 TUỔI RƯỠI
    3 NĂM TUỒI
    ….
    "Các bé gái thường kiểm soát được bọng đái và ruột sớm hơn các bé trai."

    Đón đọc các MẸO NHỎ và chú ý về kiểm soát bọng đái của trẻ.

    Đón đọc các chú ý về "Kiểm soát RUỘT" trong các phần ngay sau của Ngựa Trắng!
    Cảm ơn các bạn.
    (Trích sách Cẩm nang nuôi dạy trẻ, bác sĩ Ngọc Hà, Nxb Văn Hóa thông tin)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cẩm tú cầu_June
    Đang tải...


  2. phuonglinhlinh92

    phuonglinhlinh92 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    6/8/2012
    Bài viết:
    1,046
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: [KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BÀNG QUANG] Khi nào thì bé có thể tự kiểm soát việc đi tiểu???

    ôi bé nhà mình lớn rồi gần 3 tuổi rồi mà vẫn không biết gọi đi tiểu thì phải làm thế nào các mẹ
     
  3. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: [KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BÀNG QUANG] Khi nào thì bé có thể tự kiểm soát việc đi tiểu???

    bé nhà mình 2 tuổi vẫn phải đóng bỉm đêm
     
  4. trada1020

    trada1020 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    10/3/2010
    Bài viết:
    1,883
    Đã được thích:
    289
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: [KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BÀNG QUANG] Khi nào thì bé có thể tự kiểm soát việc đi tiểu???

    con e cũng đang đóng bỉm đêm, ngày cũng chưa biết gọi mẹ xi tè :(
     
  5. cẩm tú cầu_June

    cẩm tú cầu_June Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/9/2012
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BÀNG QUANG] Khi nào thì bé có thể tự kiểm soát việc đi tiểu???

    Các mẹ có kinh nghiệm dạy con biết chủ động gọi mẹ si tè vào đây cùng chia sẻ nhé kinh nghiệm nhé.
    Theo mình thì điều quan trọng nhất là nên quan sát xem sự thay đổi của bé trong khả năng kiểm soát bọng đái như thế nào, cái này tùy thuộc vào từng bé rồi cho bé làm quen và hướng dẫn từng bước, hằng ngày lặp lại, dần dần bé sẽ quen với việc đi tè là ngồi vào vị trí có bô :)
     
  6. pnh11082005

    pnh11082005 0988.44.00.51

    Tham gia:
    11/6/2012
    Bài viết:
    4,722
    Đã được thích:
    800
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: [KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BÀNG QUANG] Khi nào thì bé có thể tự kiểm soát việc đi tiểu???

    Cu nhà mình qua tuổi rưỡi là hết tè dầm ban ngày, qua 2 tuổi rưỡi là hết tè dầm ban đêm! :D
     
  7. cẩm tú cầu_June

    cẩm tú cầu_June Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/9/2012
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT BÀNG QUANG] Khi nào thì bé có thể tự kiểm soát việc đi tiểu???

    Mẹ có cí quyết gì hay kinh nghiệm gì không? CHia sẻ đi nào ^^
     

Chia sẻ trang này