Mỗi ngày, bữa ăn của các bé có phải là một cuộc vật lộn trường kỳ của các ông bố bà mẹ không? Phải làm gì để việc ăn không trở thành nỗi sợ kinh hoàng của các bé? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trên thế giới có trên 50% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng biếng ăn, trong đó Việt Nam chiếm khoảng 20-40%. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn Nguyên nhân chính khiến cho trẻ sợ đến bữa ăn chính là do chế độ ăn không hợp lý. Yếu tố tâm lý là quan trọng nhất, thậm chí ngay đến cả người lớn cũng sẽ không ăn món mà mình không thích thì tại sao bạn lại phải ép buộc con của mình, điều đó khiến trẻ hình thành tâm lý sợ hãi khi đến bữa ăn. Ngoài ra việc thay đổi môi trường ăn cũng như giờ giấc các bữa ăn cũng khiến trẻ không muốn ăn, trẻ biếng ăn do thức ăn của bữa trước đó chưa tiêu hóa hết. Nhưng khi tất cả các yếu tố dinh dưỡng, ngoại cảnh đều lý tưởng mà trẻ vẫn biếng ăn thì nguyên nhân có thể là do trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó. Bạn nên đưa trẻ đi khám để sớm điều trị khắc phục. Hậu quả Trẻ biếng ăn có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy: Thiếu chất dẫn đến thiếu năng lượng, chậm phát triển chiều cao và thể chất, còi xương, suy dinh dưỡng. Đề kháng giảm, cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh về hô hấp và hệ tiêu hóa. Ảnh hưởng đến khả năng học tập nhận thức và rối loạn cảm xúc. Bí quyết giúp trẻ ăn ngon miệng mỗi ngày Dinh dưỡng hợp lý chính là chìa khóa. Hãy quan tâm đến sự đa dạng của các món ăn, nếu ngày nào bạn cũng dọn lên cùng một món ăn như trứng rán, thịt viên, thì chẳng lạ khi trẻ không còn hứng thú muốn ăn. Do đó bạn nên nghiên cứu tìm tòi những thực đơn mới nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển. Lưu ý nếu như trẻ chỉ thích ăn món ăn cũ thì bạn cũng nên từ từ giới thiệu món mới cho trẻ quen dần. Cố gắng bày biện món ăn trong thật màu sắc và ngon lành. Trẻ luôn bị thu hút bởi những vật đa màu sắc, món ăn cũng vậy, thay vì bạn chọn bông cải trắng thì hãy chọn bông cải xanh, thêm một chút màu cam của cà rốt thì trẻ sẽ thích thú hơn. Một gợi ý cho các mẹ món salad thập cẩm gồm rau xanh, cà chua bi, giá đỗ, thịt gà, khoai tây và đậu. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ thực sự cảm thấy đói, không nên cho trẻ thêm lịch trình ăn uống quá sát sao, hãy thử liên tục vài ngày không ép trẻ ăn, mà hãy đợi trẻ than đói và nhắc đến bữa ăn. Giảm thiểu số bữa ăn hằng ngày. Một đứa trẻ 3 tuổi không cần phải ăn đến 5 bữa trong ngày, bạn chỉ cần cho trẻ ăn một ít trái cây hoặc ly sữa giữa các buổi thay vì cho trẻ ăn cháo. Để cho trẻ tự chọn món ăn mình muốn ăn. Trước khi nấu, hãy hỏi trẻ “Con muốn ăn gì?” nếu trẻ không biết ăn gì thì lúc này bạn sẽ gợi ý cho trẻ một vài thực đơn, điều này sẽ khiến trẻ thích thú và cảm thấy được tôn trọng sở thích. Thay đổi hình thức món ăn, nếu như hằng ngày trẻ đều ăn cà chua trong canh hoặc các món xào thì hôm nay bạn nên cho trẻ dùng thử lý sinh tố từ cà chua, hay nếu như loại rau củ nào đó trẻ không thích, thì hãy chế biến chúng dưới hình thức khác. Như vậy vẫn bổ sung đủ chất cho trẻ mà không khiến trẻ ghét loại thực phẩm đó. Giảm lượng thức ăn, chia nhỏ khẩu phần ăn. Một bát cơm đầy những món ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác ngán và không muốn ăn. Bạn chỉ cần một chút xíu cơm, vài miếng thịt được xắt nhỏ và một bát canh, trẻ sẽ có thái độ hoàn toàn khác hẳn, bạn vẫn có thể thêm cơm nếu như trẻ có nhu cầu. Đừng bón cho trẻ, Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu như để chúng tự ăn. Hãy cứ để cho trẻ làm những gì trẻ thích, trẻ có thể ăn thật lâu nhưng đừng bắt ép chúng phải ăn thật nhanh. Sẽ thật khó chịu nếu như mọi việc cứ để mẹ hối thúc và làm thay phải không? Chú ý đến không khí của bữa ăn, sự vội vã lộn xộn, hay cuộc cãi vã của bố mẹ có thể khiến trẻ ăn mất ngon. Hãy cho trẻ vào bàn ăn cùng với cả gia đình, kể những câu chuyện vui điều này sẽ giúp trẻ vừa ăn vừa lắng nghe và quên đi cái bát cơm đáng ghét. Nếu có thể, cho trẻ cùng bạn vào bếp, tham gia nấu nướng cùng với mẹ, trẻ sẽ cảm thấy thú vị và thích ăn những món mà tự tay trẻ làm như rau trẻ tự nhặt, món thịt mà trẻ trộn gia vị,… Lời khuyên: Bố mẹ nên cho trẻ vui chơi, vận động thể lực ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày để trẻ có cảm giác đói, ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn. Quan tâm đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần; bổ sung các men vi sinh, chất hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn cho trẻ.
Mẹ hãy nắm rõ nguyên nhân gây biếng ăn ở bé để có biện pháp thích hợp để giúp bé yêu thích việc ăn uống hơn nhé
Một mẹo nhỏ là bố mẹ nên cho trẻ vui chơi, vận động thể lực ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày để trẻ có cảm giác đói, ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn nhé
Theo dõi trang fanpage và website của viador để cập nhật những thông tin, bí quyết cho mẹ để bé ăn ngon miệng, phát triển vượt trội
Để trẻ ăn ngon, và không bị biếng ăn thì mẹ cũng nên biết được những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biếng ăn ở trẻ để phòng tránh nhé! https://www.lamchame.com/forum/threads/tre-bieng-an-do-bat-dau-an-dam-khong-dung-cach.2093307/