10 cách dạy bé về giá trị đồng tiền

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi BTC _Học cùng bé, 5/9/2010.

  1. BTC _Học cùng bé

    BTC _Học cùng bé Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/5/2010
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    212
    Điểm thành tích:
    43



    Tiền mang lại cơ hội cho tất cả mọi người ngay cả đối với các bé. Giáo dục các bé biết tiết kiệm và biết “đầu tư” có lợi sẽ giúp cho bé kiếm được tiền và biết tiêu tiền khi trưởng thành.


    Chỉ cần để ý một chút nhỏ thôi, bạn có thể giúp bé trở thành người biết trân trọng đồng tiền, biết tiết kiệm và biết chi tiêu bằng 10 cách dưới đây:

    1. Ngay từ khi bé biết đếm, bạn hãy hướng dẫn bé nhận biết các mệnh giá tiền và đưa cho bé những thông tin hữu ích về giá trị của đồng tiền: tiền có thể mua được thức ăn, quần áo, đồ chơi, giúp đỡ người khác… Đối với bé ở độ tuổi này, quan sát và bắt chước chính là 2 cách học quan trọng.

    dongtien 2.jpg
    Tiết kiệm từng đồng để tránh phung phí

    2. Nói chuyện với bé khi bé lớn hơn một chút về giá trị của đồng tiền, làm thế nào để tiết kiệm và làm thế nào để có nhiều tiền hơn và điều quan trọng là biết tiêu tiền, chi tiêu hợp lí, không hoang phí.

    3. Giúp bé học cách phân biệt giữ nhu cầu, ý muốn và ước mơ. Điều này sẽ khiến bé biết tiêu tiền đúng mục đích.

    4. Đề ra một mục đích là nguyên tắc cơ bản khi học về giá trị của đồng tiền và cách tiết kiệm. Cả già, trẻ, gái hay trai đều phải có một mục đích khi tiêu tiền hoặc tiết kiệm. Ví dụ như, bé có một ý muốn là có được một bộ đồ chơi lego. Đấy là mục đích của bé. Vậy bé phải làm thế nào để có được số tiền mua đồ chơi đó?

    5. Hướng dẫn bé về giá trị của việc tiết kiệm, chi tiêu. Giải thích và chứng minh khái niệm kiếm tiền, lợi tức, tiền lãi và tiền tiết kiệm. Bạn có thể nhờ bé tính toán hộ tiền lãi, lỗ trong việc đầu tư của gia đình hoặc nhờ bé tính toán thiệt hơn khi mua đồ dùng…

    6. Giúp bé tiết kiệm. Bé có một khoản tiền kha khá từ tiền mừng tuổi, tiền cô dì chú bác cho hoặc tiền thưởng… bạn hãy giúp bé tạo “tài khoản”, bạn là người vay. Mỗi tháng, bạn trả cho bé số tiền lãi tương ứng như lãi suất của ngân hàng.

    7. Nếu bé có một khoản tiền tương đối có thể mở được tài khoản tại ngân hàng thì bạn nên mở cho bé. Bắt đầu hình thành cho bé thói quen tiết kiệm từ sớm là chìa khóa dẫn tới thành công của bé sau này. Nếu bé thích thú đầu tư vào chứng khoán hoặc đầu tư vào lĩnh vực nào đó, hãy để bé phiêu lưu với dự định của mình.

    8. Ghi chép về tiền tiết kiệm, khoản đầu tư, tiền chi tiêu… là những kĩ năng quan trọng mà bé cần phải học.

    9. Đưa bé đi siêu thị, shopping để bé có cơ hội học cách chi tiêu hợp lí. Đặc biệt chú ý tới những cửa hàng, siêu thị có khuyến mại lớn. Giải thích với bé tại sao người ta lại đưa ra chiêu khuyến mại, có lợi gì?...

    10. Để bé tự quyết định khi chi tiêu. Dù quyết định đó có hợp lí hay không hợp lí, hãy để bé học cách lựa chọn trong chi tiêu của mình. Bạn chỉ có thể góp ý cái gì nên và không nên.
    Theo Eva
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi BTC _Học cùng bé
    Đang tải...


  2. ma bibi

    ma bibi Banned

    Tham gia:
    22/7/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: 10 cách dạy bé về giá trị đồng tiền

    Vậy khi nào thì nên cho bé tiếp xúc với giá trị của tiền được Bác nhỉ ??
     
  3. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: 10 cách dạy bé về giá trị đồng tiền

    Tớ nghĩ là ngay khi bé biết nhận biết giá trị của số đếm, đừng dạy con cầm tiền và tiêu tiền quá sớm khi con chưa hiểu giá trị đồng tiền mà bố mẹ mất bao công sức mới kiếm ra nó.
     
  4. santaclaus87

    santaclaus87 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2010
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: 10 cách dạy bé về giá trị đồng tiền

    Khuyến khích trẻ học toán từ nhỏ
    Làm thế nào để con trẻ yêu thích các con số, làm quen với các công thức cơ bản khi bé bắt đầu đi mẫu giáo hoặc bước vào lớp 1? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Trên thực tế có rất nhiều cách tích cực giúp bé say mê và yêu thích môn toán như: dùng toán mỗi ngày; đặt câu hỏi cho bé; thi thoảng cho bé dùng máy tính...

    1. Khuyến khích trẻ học toán

    Bạn băn khoăn không biết nên giới thiệu các số cho con như thế nào? Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì trước đây bạn cũng đã từng được học qua môn toán. Và mỗi ngày đến trường, trẻ đều được giáo viên giảng về toán. Hãy giúp trẻ hiểu được việc học toán sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

    2. Dùng toán mỗi ngày

    Hãy để trẻ thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng toán học trong cuộc sống hàng ngày và cách bạn dùng chúng thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể nhờ con tính giúp bạn khi trả hóa đơn, đo đồ nội thất. Bạn cũng có thể giảng cho trẻ cách các bác sĩ, dược sĩ, các nhà xây dựng, các phi hành gia … sử dụng toán như thế nào trong công việc của họ. Mỗi hoạt động này đều củng cố kỹ năng sử dụng toán hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

    Nếu bạn hỏi 6 lớn hơn hay nhỏ hơn 3, bé có thể biết được câu trả lời. Vì thế, bạn hãy tạo ra sự thú vị trong môn toán cho bé. Trong trò chơi Chutes and Ladders, ( trẻ dùng xúc xắc để đi hết 100 ô vuông trên một tấm bảng) bé phải đếm các ô và đếm số xúc xắc, đây là cách tuyệt vời để củng cố các kỹ năng toán học của bé. Hãy tiếp tục chỉ cho bé cách sử dụng phép tính toán hàng ngày – khi bạn nấu ăn, đi mua sắm và sắp xếp đồ đạc.

    Bạn nên tạo ra các bài học không rườm rà hình thức, nhưng mang tính thực tiễn cho bé. Ví dụ, nếu bạn đang làm bánh, hãy hỏi bé còn lại bao nhiêu quả trứng nếu bạn dùng hết hai trong số 5 quả trong hộp. Sau đó, bạn hãy để bé đập hai quả trứng vào bát và đếm số còn lại; hoặc cho bé dọn dẹp phòng của bé trong một khoảng thời gian nhất định, rồi để bé đếm số phút để tìm ra tổng thời gian bé làm...





    3. Toán không chỉ là những con số

    Toán không chỉ đơn thuần những con số khô khan, toán còn có thể:

    - Xác định hình dạng (có bao nhiêu tam giác con nhìn thấy trong bức tranh về chiếc thuyền?)
    - Nhận biết mô hình (bức tranh này có 1 vòng tròn màu đỏ, và một vòng tròn màu xanh, và sau đó lại là vòng tròn màu đỏ, vậy sẽ có hình gì tiếp theo?).
    - So sánh (chiếc tất này rộng hơn hay nhỏ hơn chiếc kia, quả cam nào to hơn, bé hơn?)…

    Bằng cách phát triển các kỹ năng sớm, con bạn sẽ có thời gian dễ dàng nắm bắt hình học và các khái niệm con số phức tạp từ bây giờ.

    4. Đặt câu hỏi

    Hãy đặt câu hỏi thích hợp để trẻ có thể dùng phép tính cộng, trừ đơn giản. Ví dụ, bạn có thể nhờ bé tính lại số tiền mà hai mẹ con vừa mua sắm món hàng gì đó. Khuyến khích con có câu trả lời riêng và nói ra cách tính cụ thể. Các trò chơi toán học có thưởng cũng sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

    5. Thỉnh thoảng cho bé dùng máy tính

    Khi bé đã quen thuộc với các phép tính cộng - trừ cơ bản thì bạn cũng nên cho trẻ làm quen với một chiếc máy tính. Chỉ cho trẻ cách sử dụng máy tính, tuy nhiên bạn không nên để trẻ lạm dụng máy tính mà quên đi cách đặt công thức tính ra giấy.

    Trên đây chỉ là một số lời khuyên cơ bản giúp cha mẹ có định hướng cho con làm quen với toán học. Hãy tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng toán học tiềm ẩn bạn nhé.
     
  5. jackieharry

    jackieharry Chỉ Bán Đồ: Đẹp/Tốt/Rẻ...

    Tham gia:
    3/9/2010
    Bài viết:
    5,894
    Đã được thích:
    1,210
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 10 cách dạy bé về giá trị đồng tiền

    Mình thấy cách dạy con trong sách "Dạy con làm giàu" là rất hay trong vấn đề về tiền bạc... Các bạn có thể tìm đọc.
     

Chia sẻ trang này