Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số lượng trẻ em thấp còi cao nhất thế giới, cứ 4 trẻ thì sẽ có 1 em bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Trong số đó, độ tuổi có tỉ lệ thiếu hụt cao là trẻ từ 1-5 tuổi, mặc dù rất được quan tâm chăm sóc nhưng vẫn gặp phải rất nhiều trở ngại trong việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ. Các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số biểu hiện của trẻ để có thể nhận biết sớm nguy cơ thiếu hụt, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự tăng trưởng về sau của trẻ. Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng: 1.Bồn chồn, lo lắng Trẻ hay bị lo lắng, bồn chồn không có khả năng kiểm soát là những triệu chứng của một hệ thần kinh yếu, đồng thời nó cũng là dấu hiệu thiếu hụt protein. Protein chứa các axit amin quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Não bộ cần chúng để tạo ra các nơ-ron thần kinh, duy trì trạng thái vui vẻ, tỉnh táo. Do đó khuyến khích các bậc cha mẹ nên cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm giàu protein, trong đó nhất là các protein từ động vật vì chúng giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn. 2. Da và tóc bị khô Nếu con bạn bị khô da và tóc thì đó là dấu hiệu của bệnh thiếu vitamin A, D, E và K2. Bạn có thể cho trẻ dùng nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau củ giúp tăng lượng vitamin hoặc bổ sung các vitamin dạng bột hóa tan, siro trong thức uống/ăn của trẻ. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ về việc bổ sung vitamin riêng. 3. Chậm nói Thông thường có một số trường hợp trẻ chậm nói, nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc là do sự thiếu hụt hàm lượng vitamin B12. Khuyến khích bạn nên cho trẻ dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt gà, thịt heo, thịt bò, cá, trứng, sữa,… 4. Thường xuyên bị cảm/cúm Một hệ miễn dịch yếu, thường xuyên bị bệnh khi thời tiết thay đổi chính là dấu hiệu dễ đoán nhất của việc thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó thay vì chỉ chú trọng việc trẻ bị thiếu hụt 1 loại khoáng chất nào đó rồi chỉ tập trung bổ sung chúng, thì hãy xây dựng thực đơn cung cấp đầy đủ mọi chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Từ đó hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ tốt hơn và sẽ không dễ mắc bệnh nữa. 5. Thiếu năng lượng, mệt mỏi Những trẻ em bị thiếu chất sắt sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ, thậm chí không đủ lượng máu cung cấp cho não sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn trí (một dạng của rối loạn thần kinh). Các loại thực phẩm như các loại hạt, đậu, rau, thịt và trái cây khô sẽ giúp bổ sung lượng chất sắt trong máu, tăng cường lượng máu trong cơ thể của trẻ. 6. Sâu răng Thông thường cha mẹ thường nghĩ trẻ bị sâu răng quá mức là do tiêu thụ nhiều các sản phẩm có đường hoặc kẹo. Tuy nhiên, các bác sĩ có quan điểm cho rằng nó không chỉ là nguyên nhân duy nhất. Trẻ em thiếu khoáng chất và các vitamin A, D, E, K cũng sẽ phát triển tình trạng sâu ở răng. 7.Răng bị mọc lệch Đây là vấn đề nhiều cha mẹ khá đau đầu nhưng tìm ra cách giải quyết hiệu quả không dễ dàng. Một hàm răng mọc chuẩn và một chế độ dinh dưỡng tốt có liên quan tới nhau. Những trẻ hay ăn thực phẩm đóng hộp hoặc trong quá trình mang thai mẹ chúng ăn thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc hàm cũng như khoảng cách răng của trẻ. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất béo và protein sẽ giúp hàm răng của trẻ mọc đều, không xô lệch và chắc khỏe. 8. Hay cáu kỉnh, hiếm khi bộc lộ cảm xúc Chất béo, đặc biệt là Omega 3 chủ yếu có trong cá hồi, cá trích, cá thu rất cần thiết cho sự ổn định cảm xúc. Những chất béo trong bơ, dầu dừa sẽ giữ và bảo vệ Omega trong não. Ngoài ra, cơ thể mỗi người cần cân bằng lượng hoóc-môn. Nếu chúng ta ăn quá nhiều cà rốt, cơ thể sẽ tạo ra nhiều estrogen (nội tiết tố nữ) khiến chúng ta hay hay nóng giận và bực bội. Vì thế, một củ cà rốt một ngày là hợp lý để cân bằng hoóc-môn tự nhiên 9. Đau chân Sự thiếu hụt canxi là nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển chiều cao của trẻ, thường biểu hiện rõ ràng nhất trong thời gian ngủ. Hãy chú ý nếu các bé thường xuyên thấy khó ngủ và đau ở chân thì hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi bằng nhiều cách khác nhau. 10.Béo phì Có lẽ bạn sẽ khá ngạc nhiên khi béo phì lại nằm trong danh sách thiếu hụt chất dinh dưỡng phải không? Nhưng chính xác thì nó là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Việc trẻ cứ liên tục ăn những món ăn yêu thích như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, ăn vặt sẽ nhanh chóng dẫn đến sự thiếu chất đồng thời khiến chúng nhanh đói và tìm đồ ăn khác. Cứ diễn tiếp như vậy thì sự tăng cân bắt đầu. Cơ thể sẽ có cảm giác no khi hấp thu dinh dưỡng từ thịt, hải sản, sữa tươi, rau củ, trái cây và ngũ cốc mà thôi. ⇒ Sự thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, nó có thể gây ra các hệ lụy khi trẻ trưởng thành nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Do đó bố mẹ cần cẩn trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ, đây là yếu tố hàng đầu quyết định sự tăng trưởng của trẻ. Thường xuyên chú ý các dấu hiệu của trẻ để can thiệp kịp thời, nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng của con, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Cùng với chế độ ăn dinh dưỡng là một chế độ vận động, hoạt động ngoài trời hợp lý, điều đó sẽ giúp trẻ ăn ngon hấp thu dinh dưỡng tốt hơn!
Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số lượng trẻ em thấp còi cao nhất thế giới, cứ 4 trẻ thì sẽ có 1 em bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Trong số đó, độ tuổi có tỉ lệ thiếu hụt cao là trẻ từ 1-5 tuổi, mặc dù rất được quan tâm chăm sóc nhưng vẫn gặp phải rất nhiều trở ngại trong việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ.
Khi trẻ hay bồn chồn, lo lắng hệ tiêu sẽ bị ảnh hưởng vì vậy các bậc cha mẹ nên cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm giàu protein, trong đó nhất là các protein từ động vật vì chúng giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn nhé
nhìn vào can nặng và chiều cao của trẻ so với mức chuẩn hoặc bạn bè cùng trang lứa là có thể nhận biết phần nào