Thông tin: 10 Tình Huống Bất Trắc Cần Dạy Trẻ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 25/4/2011.

By thuhien on 25/4/2011 lúc 4:51 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Ghi nhớ số điện thoại gia đình để gọi về khi bị lạc, tuyệt đối không đi theo người lạ, không nhận quà bánh của người lạ vì có thể sẽ bị họ bắt cóc...là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để đề phòng bất trắc xảy ra.

    Bà Trần Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng trường mẫu giáo 19-5 (quận 3, TP HCM) khuyên, để giáo dục những kỹ năng này, phụ huynh cần đưa ra những tình huống cụ thể để trẻ trải nghiệm chứ không nên lý thuyết rập khuôn hoặc chỉ "cấm đoán" sẽ khiến trẻ mất đi khả năng phán đoán và tự ra quyết định. Bà chỉ ra 10 tình huống và cách xử trí thường gặp sau đây mà người lớn có thể áp dụng để tập huấn cho các em:
    [​IMG]
    Ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn. Ảnh: Thi Ngoan.

    1. Bị lạc cha mẹ.


    Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh, không khóc lóc hay chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ sẽ quay lại đây tìm bé. Trong trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể mượn điện thoại của một người đi đường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến đón. Tuy nhiên tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói là sẽ giúp bé tìm đường về nhà.
    Còn nếu bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng tại chỗ chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa. Sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ bố mẹ đến đón.

    2. Không nhận quà bánh của người lạ.

    Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng "ba mẹ cháu không cho phép nhận". Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn hay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.

    3. Khi người lạ nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón bé.

    Cô giáo Thu Hằng cho biết, theo nguyên tắc của các trường mẫu giáo, phụ huynh nhờ ai đến đón con phải gọi điện báo trước thì giáo viên mới cho phép. Tuy nhiên để tránh trường hợp trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh cần dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và tên của bé. Trong trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen hay thì bé hãy quay vào trường báo cho cô giáo biết, rồi nhờ cô gọi điện cho ba mẹ để xác minh xem có đúng là họ được nhờ đến đón không.

    4. Quên mang theo tiền khi đi xe, mua hàng.

    Mặc dù cha mẹ thường để sẵn cho bé một ít tiền lẻ trong cặp, tuy nhiên trong một số trường hợp bé đi mua đồ mà quên không đem theo tiền, bé có thể nhờ cô bán hàng gọi điện về cho ba mẹ đem tiền đến trả. Còn nếu lỡ lên xe buýt mà không có tiền trả thì bé nên tỏ thái độ thành khẩn xin lỗi bác tài xế hoặc người thu tiền và nói lý do để họ thông cảm. Để về nhà, bé nên đến nhờ một chú tài xế taxi chở về và ba mẹ sẽ trả tiền cho (ở đây nếu trẻ còn nhỏ chưa nhớ được địa chỉ nhà thì cha mẹ nên viết địa chỉ ra giấy để sẵn trong cặp cho bé). Cuối cùng nhớ lần sau trước khi đi đâu hãy kiểm tra lại túi tiền của mình thật kỹ.

    5. Trong nhà xảy ra cháy.

    Việc đầu tiên phải xem là nguyên nhân lửa bốc lên từ đâu. Nếu là một đám cháy nhỏ hoặc một chiếc chảo nấu ăn bốc cháy thì bé có thể dùng chiếc khăn nhúng nước rồi úp lên đám cháy đó để dập lửa. Tuyệt đối không được cầm chảo đang sôi mà mang đi nơi khác vì có thể bỏng tay và trong lúc di chuyển, gió sẽ làm lửa bốc lớn hơn. Nếu đám cháy quá lớn thì bé cần chạy thật xa khu vực có lửa rồi, la lớn tiếng và sang nhà hàng xóm để nhờ họ gọi đến số cứu hỏa 114.

    Trong trường hợp bị lửa bén vào quần áo, bé không nên hốt hoảng bỏ chạy vì khi đó gió sẽ càng làm lửa cháy lớn hơn. Lúc này nếu quần áo dễ cởi thì bé nên cởi đồ ra rồi ngâm vào nước cho lửa tắt, còn nếu thấy không cởi ngay được thì nằm xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc lấy vải nhúng nước quấn vào chỗ cháy để dập lửa.

    Nếu thấy không thể dập được lửa bé hãy kêu cứu thật to để người khác lấy nước, lấy chăn mền nhúng nước phủ lên người, dập lửa giúp mình. Cần lưu ý, tuyệt đối không được cầm bình cứu hỏa phun thẳng vào người khi đó vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.

    6. Khi phát hiện kẻ trộm đột nhập vào nhà.

    Nếu đi đâu về mà thấy trong nhà có người lạ hoặc một sự việc bất thường, bé không nên xông vào ngay vì có thể kẻ trộm sẽ ra tay hành hung. Ở đây bé có thể chạy sang nhà hàng xóm để nhờ gọi điện cho bố mẹ hoặc đến trụ sở công can, tổ dân phố, ủy ban phường... gần đó để báo. Nếu được, bé nên đứng từ xa quan sát ghi nhớ các đặc điểm của kẻ lạ mặt kia cũng như biển số xe, kiểu xe để cung cấp thông tin cho cảnh sát điều tra.

    7. Người lạ gọi điện thoại đến nhà.

    Khi nghe điện thoại của người lạ, bé cần hết sức đề phòng, bằng mọi giá không được cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại di động của bố mẹ hoặc những thông tin về tài chính gia đình. Tốt nhất hãy nói rằng: "Ba mẹ cháu đang bận việc không nghe điện thoại được, có việc gì thì chiều tối bác gọi lại hoặc để lại số điện thoại để cháu về nói lại với ba mẹ". Nếu người đó tự nhận làm người quen và nằng nặc gạn hỏi thì bé hãy nói thẳng: "Ba mẹ cháu không cho phép nói chuyện với người lạ lâu xin bác thông cảm" rồi cúp máy. Trong trường hợp bị người lạ gọi đến nhiều lần đe dọa, trêu chọc thì bé có thể gọi số 113 để tố cáo với cảnh sát.

    8. Khi người lạ gõ cửa.

    Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy các em tuyệt đối không mở cửa cho người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồ điện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại....mà hãy hỏi họ có chuyện gì nhắn lại hoặc hẹn chiều tối đến gặp ba mẹ. Nếu thấy họ có dấu hiệu khả nghi hay rình rập, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, người thân, hoặc gọi 113 báo cảnh sát. (Gia đình nên niêm yết một vài số điện thoại hữu dụng ở một nơi cố định dễ thấy trong nhà để trẻ có thể dùng ngay khi cần).

    8. Xảy ra cúp điện khi bé ở nhà một mình.

    Điện trong nhà đột nhiên tắt ngấm, bé không được tự tiện kiểm tra bằng cách chạm tay vào nguồn điện, công tắc hay phích điện vì rất dễ bị giật. Hãy bình tĩnh, nếu đứng gần chiếc điện thoại thì nhấc lên gọi cho ba mẹ, còn không hãy chạy sang nhà hàng xóm để gọi nhờ.

    Để đề phòng tình huống này, phụ huynh nên để sẵn đèn pin hoặc đèn sạc điện sẵn ở một nơi quy định trong nhà để trẻ dễ dàng tìm thấy khi xảy ra cúp điện. Trong trường hợp không còn cách nào khác, trẻ hãy bình tĩnh ra chỗ nào có ánh trăng chiếu vào (như cạnh cửa sổ, trước hiên nhà), hoặc sang nhà hàng xóm ngồi chờ đến khi bố mẹ về.

    9. Đề phòng thông tin cá nhân rò rỉ trên mạng bị kẻ gian lợi dụng.

    Ngày nay trẻ có thể lên mạng để kết bạn với nhiều người ở khắp nơi, trong đó đó có kẻ tốt, người xấu. Để tránh bị kẻ xấu tiếp cận thông tin cá nhân để lợi dụng hoặc tấn công, cô giáo Thu Hằng khuyên cha mẹ nên dặn dò con không nên cung cấp thông tin thuộc về cá nhân như: địa chỉ, số điện thoại nhà, tình hình tài chính, kế hoạch sắp tới của gia đình... Đồng thời khi kết bạn trên mạng, các em chỉ nên chia sẻ thông tin (có chừng mực) với một cộng đồng nhất định của mình như: bạn chung lớp, chung nhóm... để đảm bảo an toàn.

    10. Dạy trẻ chơi với vật nuôi

    Trẻ em thường thích ôm ấp, vuốt ve, thậm chí hôn lên chó, mèo. Tuy nhiên cha mẹ cần chỉ cho bé biết có thể làm gì và không thể làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra những tác hại của từng hành động cụ thể. Cần cảnh báo cho trẻ biết rằng, những hành vi như: giật đuôi, đánh mạnh, siết chặt... sẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người.

    Bên cạnh đó cần dạy trẻ, không bao giờ lại gần một con chó lúc đang ăn, ngủ hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác. Ngoài ra các nhà giáo dục cho rằng, cha mẹ không nên để trẻ em dưới 5 tuổi chơi với bất kỳ loại chó nào dù là lớn hay nhỏ vì sẽ rất nguy hiểm.

    Nguồn: Vnexpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 25/4/2011.

    1. Anna Duong
      Anna Duong
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Bài viết thật có ý nghĩa với những người làm cha làm mẹ, em cũng sợ xảy ra nhưng hợp trên lắm, mà cháu còn nhỏ quá nên lúc nào cũng cảnh giác.
      Cảm ơn chị ThuHien
      foreverqt23 thích bài này.
    2. kumma
      kumma
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      bài viết rất hay, cảm ơn chủ top
    3. hoatrangnhung
      hoatrangnhung
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      bài viết rất hay, xin cảm ơn!!!!!!!!!!!!!!!!
    4. shopthoitrangdaisy
      shopthoitrangdaisy
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      rat can thiet cho moi gd, nha minh ox thich cho nen be cung hay lan la lai gan choi, minh moi doc cho ca nha nghe dieu so 10 cua chu top day:)
    5. Nhimxuxinh
      Nhimxuxinh
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Bài viết rất ý nghĩa!
      Đoạn đầu có nói là "nên đưa trẻ vào tình huống cụ thể chứ ko chỉ ngăn cấm xuông..." , nhưng cả bài lại ko có chỗ nào nói về tình huống cụ thể đó???
    6. thuhien
      thuhien
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Dành cho cha mẹ khi cho bé dưới 6 tuổi đi chơi

      Bạn nên cho bé đeo một tấm nametag, trên đó ghi đầy đủ thông tin liên hệ của bố/mẹ như số điện thoại, họ tên của bố/mẹ để phòng khi bé lạc thì bé sẽ nhờ người khác liên lạc bằng cách gọi điện thoại cho bạn.
    7. vietchoice
      vietchoice
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Bài viết rất hay.Cảm ơn nhiều...
    8. choi1biet2
      choi1biet2
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Bài viết rất hay, cấc bậc phụ huynh nên lưu ý những tình huống trên để chăm sóc con mình tốt hơn.
      vthuygs thích bài này.
    9. bangsoto
      bangsoto
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Những điều tuyệt vời .
      Nhưng xin bổ xung thêm những tình huống sau :
      1, Hỗn loạn trong đám đông
      2, Khi bạn bè rủ rê tham gia trêu trọc một bạn khác hoặc làm điều sai trái
      3, An toàn nước < phân định khu vực an toàn khi gần hồ , sông , suối >
      4. An toàn lửa < phân định khu vực an toàn khi gần lửa, gas, vật cháy nổ >
      5. An toàn kim < cách sử dụng các vật dụng sắc nhọn an toàn >
      6, An toàn đất < cách đi đứng tại các địa hình khác nhau >
    10. trietlong
      trietlong
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Bé nhà mình thì làu làu sdd của cả bố mẹ và ô bà :D địa chỉ nhà nữa!Nói chung thằng quỉ đấy rất là lanh nên mấy vụ đi chơi ở ngoài mình k lo lắm :|
    11. thitgacbep
      thitgacbep
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      bài viết hay quá! cảm ơn chủ top nhé. Em phải save ít nữa cu Cò nhớn thêm tí nữa rồi dậy cháu dần!
    12. tan_tit1982
      tan_tit1982
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Hì hì đến người lớn còn phải nhớ kỹ năng này chứ ko phải chỉ trẻ con đâu ạ, các nàng cứ ngẫm mà xem tớ nói có phần ko sai đâu nhé. tks chủ top chia sẻ kn
    13. ngoctrui
      ngoctrui
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      mấy kĩ năng này hay quá :heart:
    14. manly shopping
      manly shopping
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Top rất hay, cảm ơn chủ top nhé. Đang tính có khi phải đặt cái lắc khắc luôn thông tin về con lên đó, cho con đeo bất li thân luôn...
    15. cupid.
      cupid.
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      Bài viết rất có ý nghĩa ạ, thanks chủ top !
    16. Hienhaquyen
      Hienhaquyen
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      cái này phải dạy hàng ngày, hàng giờ
    17. nhungkute
      nhungkute
      Ðề: 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ

      mình thấy bố mẹ nào cũng dạy bé nhớ đc số điên thoại tên bố mẹ và địa chỉ nhà :D
    18. caovannhan12

Chia sẻ trang này