Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Cách bạn giao tiếp với con cũng chính là thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy con biết vâng lời: 1. "Khi nào... thì" "Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con" hoặc "Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu". 2. "Chân trước, miệng sau" Thay vì đứng ở xa, hét lên: "Tắt tivi đi Mít, đến giờ cơm rồi", bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn. 3. Hãy cho bé lựa chọn "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước" hoặc "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?". 4. Đừng hỏi khó Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: "Sao con làm thế?" (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: "Kể cho mẹ xem con đã làm gì?". 5. Trực tiếp Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. Bé từ 3 tuổi đều tiếp thu tốt những gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé. (Ảnh minh họa) 6. Gọi tên Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cái cốc". 7. Nguyên tắc từng câu một Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. 8. Hãy đơn giản Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ. 9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp. 10. Đưa lợi ích để bé không từ chối Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ. 11. Hãy tích cực Thay vì nói: "Không làm ồn ở đây", bạn có thể gợi ý: "Con hãy về phòng mình vui chơi đi". 12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn" Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh. 13. Sử dùng "Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì..." Chẳng hạn: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc".
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp tất cả mọi thứ đều nên nhẹ nhàng và thoải mái. Nhưng sẽ là thoải mái trong khuôn khổ để trẻ hiểu được chúng ta rất yêu chúng nhưng đôi khi không thể dung thứ cho những hành động sai trái của trẻ.
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Bài viết của chị hữu ích quá dạy trẻ là cả một công trình lâu dài và gian nan:d
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp đó là trên sách vở còn thực tế... k phải đứa trẻ nào cũng có thể áp dụng được................phải tùy cơ ứng biến thôi
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp đúng thế ạ. phải tùy cơ ứng biến. vì em thấy lúc nhẹ nhàng thì con nghe, nhưng có lúc phải dùng cái k nhẹ nhàng ấy ạ.. hihi
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Bây giờ các mẹ theo phong cách Tây phương nhiều nên mới vậy chứ hồi nhỏ em mà ko nghe là cứ phải ăn roi vào mông thôi Thật ra dùng vũ lực đánh đập con cái ko phải điều tốt đâu nên phải hạn chế việc này mức tối thiểu.
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Tùy vào tính của bố/mẹ của mỗi gia đình nữa mình nghĩ bé nào cũng nên được đối xử như thế thì tốt .
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp con e lúc nó giận dỗi thì chịu nói gì cũng ko nghe, lặng thinh, ngoài lúc đó ra thì nghe lời mẹ răm rắp
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp trên sách vở là như thế, còn thực tế thì nhiều khi mình phải tùy vào tình hình thực tế để áp dụng vì mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Hj cái này hay nè,em về thử áp dụng vs trẻ con nhà em xem, nó mải chơi đến độ e gọi còn ko buồn thưa.
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp nhìn bà chị dâu mình dạy con mà thèm, ko biết có áp dụng đúng các quy tắc mà mn viết ko nhưng thằng cu cháu mới 3 tuổi mà nghe lời răm rắp, đặc biệt nhờ gì cũng làm, nó làm sai chỉ cần phân tích cho nó hiểu ra là nó sẽ ko làm nữa, ko phải nặng lời. nghe nói là dạy con kiểu Tây kiểu Tàu gì đó
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Mình cũng tâm niệm phải hạn chế đòn roi tối thiểu nhưng điên lên thì... híc k thể k đập cho vài phát. Hax
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Để con cái nghe lời và hợp tác với chúng ta trong mọi chuyện, trước hết cha mẹ phải xây dựng một bầu không khí mà khi hòa mình vào đó,con trẻ giống như cá về với nước, có thể tự hào về bản thân mình, thoải mái và hợp tác với cha mẹ trong mọi chuyện.
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Cảm ơn bạn nhiều nha,thông tin của bạn rất bổ ích với mình !!!
Ðề: 13 cách nói để con nghe lời răm rắp Cần phải nhẹ nhàng, và biết kìm nén khi con phản đối yêu cầu.