15 lí do có nguy cơ gây bệnh sỏi thận

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi matongrungsonla, 20/9/2015.

  1. matongrungsonla

    matongrungsonla 0912 601 315

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    8,819
    Đã được thích:
    1,053
    Điểm thành tích:
    773
    [​IMG]

    Nhiều người vẫn không rõ sỏi thận là gì. Sỏi thận là sự lắng đọng của những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng vì một lí do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận.

    Vậy bệnh sỏi thận không nên ăn gì và nên kiêng ăn gì? Có những nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này? Chúng ta cùng tìm hiểu để có một quả thận khỏe mạnh nhé!

    1. Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi

    Nhiều người cho rằng canxi tồn tại nhiều trong những bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận và có khả năng làm giảm các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, lối tư duy đã không còn đúng đối với căn bệnh này.

    Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa tại Harvard vào năm 2013, những người tiêu thụ nhiều canxi lại ít có khả năng mắc bệnh sỏi thận hơn so với những người có chế độ ăn ít canxi hơn.

    Cụ thể, với chế độ ăn uống thiếu canxi, hóa chất oxalat trong cơ thể thay vì liên kết với canxi trong đường tiêu hóa như bình thường sẽ liên kết với canxi trong nước tiểu và kích hoạt sự hình thành của sỏi.

    [​IMG]
    Chế độ ăn thiếu canxi, nhiều rau chứa oxalat có thể gây ra bệnh sỏi thận

    2. Rau xanh chứa quá nhiều oxalat

    Chất oxalat có trong các loại rau lá xanh như rau bina (rau bó xôi, rau chân vịt), rau dền và củ cải đường sẽ liên kết với canxi trong ruột và ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi lượng oxalat trong những loại rau, củ quả này quá cao, chúng sẽ tập trung trong nước tiểu và dẫn đến việc hình thành sỏi.

    Vì thế, để tránh nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, bạn nên gặp trực tiếp và trao đổi với bác sĩ về việc thay thế các loại rau cho nhau để có chế độ ăn uống hợp lý với những loại thực phẩm chứa ít oxalat. Chẳng hạn, bạn có thể ăn cải xoăn thay cho rau bina và bông cải trắng thay cho rau dền.

    3. Chế độ ăn quá mặn

    Chế độ ăn quá mặn cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh sỏi thận. Khi lượng natri trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng lượng canxi do thận bài tiết, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

    Theo đó, các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên, những người bình thường nên hạn chế tiêu thụ natri xuống mức 2.300 mg/ngày còn những người bị huyết áp cao chỉ nên tiêu thụ một lượng natri dưới 1.500 mg/ngày.

    4. Không ăn đủ các loại trái cây họ cam quýt

    Việc không ăn đủ hoặc không thường xuyên các loại trái cây họ cam quýt (loại trái cây có múi) cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Những loại trái cây họ cam quýt có chứa hợp chất citrate giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi thận.

    Một nghiên cứu trên tạp chí Nature cũng cho biết, việc bổ sung thêm các loại trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống hàng ngày trong vòng một tháng có tác dụng làm giảm lượng hóa chất gây sỏi thận trong nước tiểu.

    Vì thế, bạn tập cho mình thói quen uống một cốc nước chanh hoặc thêm một miếng chanh cắt hình cái nêm vào chế độ ăn uống mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận nhé.

    [​IMG]
    Bệnh sỏi thận có thể do ăn quá mặn, nhiều thịt và hoa quả

    5. Ăn quá nhiều thịt

    Ăn quá nhiều thịt gia cầm và thịt đỏ cũng có thể khiến bạn dễ mắc sỏi thận. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Dịch tễ học dinh dưỡng vào năm 2014, nguy cơ mắc bệnh sỏi thận của những người ăn chay và ăn cá thấp hơn 30-50% so với những người ăn khoảng 100g thịt mỗi ngày.

    Nhiều người cho rằng ăn nhiều thịt có thể lấn át các loại trái cây và rau quả từ chế độ ăn của mình nhưng điều này hoàn toàn là sai lầm vì lượng magiê có trong củ quả cũng có thể ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi matongrungsonla
    Đang tải...


  2. Hạt điều moonsnut

    Hạt điều moonsnut Hạt điều Moonsnut

    Tham gia:
    26/8/2015
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ăn hạt điều mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi mật, sỏi thận, tiểu đường, tim mạch,...
     

Chia sẻ trang này