Tư vấn cách phòng và trị bệnh hô hấp trẻ em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi benhhohap_treem, 30/3/2015.

  1. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Với mong muốn được chia sẻ và cùng các bậc cha/mẹ giúp con có hệ hô hấp luôn khỏe mạnh, nhóm tư vấn Bệnh Hô Hấp Trẻ Em hoạt động nhằm cung cấp kiến thức và giải đáp mọi thắc mắc của các bậc cha/mẹ trên diễn đàn về các bệnh hô hấp trẻ em.

    Thông tin cung cấp cho các bậc cha mẹ được bảo trợ bởi GS. TS., Thầy thuốc nhân dân Đinh Ngọc Sỹ - Chủ tịch Hội Lao và Bệnh Phổi Việt Nam - Nguyên giám đốc Bệnh viện Phổi Trung Ương.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi benhhohap_treem
    Đang tải...


  2. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn @shopbong68 Bé nhà mình năm nay hơn 5t cũng hay bị viêm họng và thỉnh thoảng ngạt mũi. Lúc đi ngủ thấy bé ngạt mũi mình giỏ mũi bằng nước muối sinh lý sáng ngủ dậy thì hết, nhưng bé rất hay bị như vậy . Ban tư vấn giúp mình như thế lâu dài có ảnh hưởng gì ko?

    Trả lời: Ở trẻ nhỏ, bé rất hay bị viêm đường hô hấp, điển hình như viêm họng, viêm Amidan, viêm mũi... Điều bạn cần làm là tăng cường dinh dưỡng cũng như cho bé không gian vận động, sinh hoạt... Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé hàng ngày, ngày 2,3 lần kể cả khi bé không bị viêm mũi họng. Bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm tăng cường miễn dịch cho bé để nâng cao sức đề kháng. Bạn cũng có thể sử dụng một số liệu pháp dân gian như cho bé sử dụng mật ong ngâm chanh đào hàng ngày. Tốt nhất bạn nên cho bé đi khám bác sĩ trực tiếp để chẩn đoán nguyên nhân và có liệu pháp điều trị dứt điểm, nếu chỉ bị viêm nhẹ thì khi bé lớn hơn sẽ dần dần đỡ và tự hết.
     
    shopbong68 thích bài này.
  3. shopbong68

    shopbong68 Thời trang trẻ em

    Tham gia:
    24/5/2014
    Bài viết:
    5,253
    Đã được thích:
    585
    Điểm thành tích:
    823
    Vang . Cảm ơn Bác sĩ ạ.
     
    benhhohap_treem thích bài này.
  4. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,772
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    topic hữu ích quá! e xí 1 chỗ khi cần ạ.
     
    benhhohap_treem thích bài này.
  5. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn mehoatrau0510. Mong nhận được chia sẻ của bạn.
     
  6. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Mọi người ơi, Bệnh hô hấp trẻ em thấy có bài này hay này. Mọi người đọc tham khảo nhé, nếu mn có bất kỳ thắc mắc gì, bệnh hô hấp trẻ em sẽ cố gắng giải đáp ;)

    5 nguyên nhân chính gây Viêm phế quản ở trẻ nhỏ


    Ở trẻ nhỏ, không có Viêm phế quản mãn tính mà trẻ chỉ có Viêm phế quản cấp tính vì hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi nếu như không được điều trị đúng cách, kịp thời. Nếu trẻ đang bị mắc cùng lúc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp thì nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về phổi lâu dài là rất lớn.


    1. Viêm phế quản ở trẻ là gì?

    Viêm phế quản trẻ em là tình trạng viêm cấp tính tại niêm mạc phế quản của trẻ. Bệnh thường khơi phát khi virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên và gây ra các biểu hiện như sổ mũi, đau họng, sau đó viêm lan xuống phế quản. Trẻ hít khói bụi nhiều hay sống trong môi trường phải hít khói thuốc lá thụ động càng dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt viêm phế quản. Thực tế, viêm phế quản cấp tính kéo dài khoảng 2,3 tuần và thường không phải là một căn bệnh nghiêm trọng.

    2. Các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản cấp ở trẻ em.

    - Nhiễm trùng: viêm phế quản cấp tính thường được gây ra bởi virus. Nó cũng có thể được gây ra bởi vi trùng khác, chẳng hạn như vi khuẩn, nấm men, hoặc một loại nấm khác.
    - Không khí ô nhiễm: viêm phế quản cấp tính có thể được gây ra khi trẻ thở không khí có hơi hóa chất, bụi, ô nhiễm: sơn tường, đồ nội thất có sơn, thảm trong nhà có thể mang những chất độc hại mà cha mẹ ít khi để ý đến.
    - Khói thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc gần trẻ, con bạn có thể có nguy cơ cao đối với bệnh viêm phế quản cấp tính
    - Vấn đề y tế: con bạn có khả năng mắc viêm phế quản cấp tính nếu như bé đang mắc các vấn đề về sức khỏe khác như hen suyễn, viêm amidan, dị ứng hoặc bệnh tim.
    - Sinh non: Trẻ sinh thiếu tháng có thể có nguy cơ cao bị viêm phế quản.

    3. Chăm sóc đúng cách khi bé mắc Viêm phế quản cấp tính?

    - Tránh khói thuốc: Không hút thuốc hoặc cho phép người khác hút thuốc gần trẻ.

    - Uống nhiều nước hơn: Hầu hết mọi người nên uống ít nhất 0.4 lít nước/1 kg thể trọng mỗi ngày. Nên cho bé uống nhiều nước hơn khi con bạn bị Viêm phế quản cấp tính. Nước giúp cho đường dẫn khí ẩm hơn và có tác dụng làm loãng đờm, giúp dễ tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì nước được cung cấp thông qua sữa mẹ hoặc sữa uống công thức.

    - Sử dụng máy tạo độ ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp cho không khí trong nhà trở nên dễ chịu và nếu bé bị ho đây chính là biện pháp hữu hiêu giúp bé không bị khó chịu. Với điều kiện nguồn nước sử dụng để tạo ẩm phải là nguồn nước sạch.

    4. Những rủi ro của viêm phế quản cấp tính là gì?

    Bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi nếu như không được điều trị đúng cách, kịp thời. Nếu trẻ đang bị mắc cùng lúc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp thì nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về phổi lâu dài là rất lớn.

    5. Đưa trẻ tới khám bác sĩ khi nào?

    Thực tế, nhiều phụ huynh không lường trước được những hậu quả của những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ khi:

    - Bé bị sốt
    - Bé ho nhiều hơn hoặc không dứt ho khi đã điều trị bằng thuốc
    - Bạn thấy bé bị giật tai hoặc bị đau tai
    - Bé bị đau khớp hay sưng khớp
    - Bé nổi ban trên da hay bị mẩn ngứa
    - Bé có thêm những triệu chứng mới về bệnh đường hô hấp hoặc những triệu chứng cũ như ho, khạc đờm, khó thở ngày càng tăng lên.

     
    Sửa lần cuối: 6/4/2015
  7. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Câu hỏi của bạn @Tủ nhựa ghép đa năng:
    Oh tốt quá. Cu nhà m cũng bị ho xổ mũi cả tuần nay rồi, m đã cho đi khám và uống thuốc nhưng chỉ đỡ mà chưa khỏi hẳn, b có cách nào hay chỉ giúp m với.

    Chào bạn, bé nhà bạn mấy tháng rồi, ho có đờm không? Bạn cho đi khám thì bác sĩ điều trị như thế nào?
    Ở trẻ nhỏ do đường thở ngắn và sức đề kháng yếu nên rất dễ bị măc các bệnh hô hấp. Dùng thuốc tây thì có thể khỏi nhanh nhưng sẽ khó ngăn chặn tái phát. Bạn nên cho chúng tôi biết thêm tình trạng bệnh của bé để có thể tư vấn kỹ hơn nhé.
     
  8. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Hi bạn @d3qlnl, vâng ạ.mn tư vấn cho cm nhé .thoi tiêt nay con hay ôm lắm

    Bé nhà bạn mấy tháng tuổi rồi, bé ốm như thế nào? Bé có bị ra đờm, mũi không? Bạn vui lòng cho biết thêm thông tin để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn nha ;)
     
  9. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Mọi người tham khảo bài này nha, Bệnh hô hấp trẻ em thấy khá bổ ích này ;)
    Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm cho bé

    Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau:

    ❀◕ ‿ ◕❀ Nước vo gạo và rau diếp cá: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

    ❀◕ ‿ ◕❀Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn: Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

    ❀◕ ‿ ◕❀Cây xương sông: Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

    ❀◕ ‿ ◕❀Củ nghệ tươi: Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

    ❀◕ ‿ ◕❀Quất xanh: 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

    ❀◕ ‿ ◕❀Hạt quả quất xanh: Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

    ❀◕ ‿ ◕❀Lê + đường + xuyên bối: Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.
    ❀◕ ‿ ◕❀Nước củ cải luộc: Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

    ❀◕ ‿ ◕❀Hoa hồng bạch: Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

    ❀◕ ‿ ◕❀Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ: Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

    ❀◕ ‿ ◕❀Tỏi và mật ong: Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

    ❀◕ ‿ ◕❀Lá hẹ và đường phèn: Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

    ❀◕ ‿ ◕❀Đu đủ chín: Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

    ❀◕ ‿ ◕❀Trà cam thảo: Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

    ❀◕ ‿ ◕❀Húng chanh và quất: Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

    ❀◕ ‿ ◕❀ Cha mẹ cần lưu ý, trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong vì chúng không an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể áp dụng các mẹo dân gian không chứa mật ong để giúp giảm đờm, giảm ho cho bé. Mong rằng các mẹo dân gian trên có thể giúp ích cha mẹ giảm ho cho bé mà không cần nhờ đến kháng sinh.
     
    meoto1010 thích bài này.
  10. Tủ nhựa ghép đa năng

    Tủ nhựa ghép đa năng Thành viên mới

    Tham gia:
    3/4/2015
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Cu nhà mình được 2,5 tuổi. HÔm trước mình cho đi khám ở phòng khám đa khoa ở Hà Đông thì bác sĩ bảo là viêm mũi họng rồi kê cho 1 đống thuốc dạng nước ( như kiểu siro) ấy, nhưng mà về uống và nhỏ, rửa mũi cả tuần rồi mà chỉ đỡ chứ chưa khỏi hẳn :(.
     
    benhhohap_treem thích bài này.
  11. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Chào bạn, bé nhà bạn tình trạng hiện giờ như thế nào? ho nhiều không? có đờm xanh hay vàng không? Bạn cho chúng tôi thêm thông tin chi tiết thì chúng tôi mới có thể giúp bạn được.
    Trẻ nhỏ thường bị viêm đường hô hấp do các cơ quan chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu. Bạn nên tích cực bổ sung dinh dưỡng cho cháu vì dinh dưỡng hàng ngày mới là quan trọng nhất, khi có đợt cấp mới sử dụng tới thuốc tây. Điều này được rất nhiều các tổ chức y tế thế giới công nhận và áp dụng.
    Bạn nên rửa mũi thường xuyên hàng ngày cho bé với nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn nên tuân thủ theo điều trị của bác sỹ, ngoài ra có thể sử dụng thử một số thảo dược như Húng Chanh đường phèn hoặc Chanh đào ngâm mật ong cho bé nhé.
     
  12. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ nghiên cứu bài viết này nhé, rất hữu ích ;)

    Bé bị viêm phế quản, sao dùng kháng sinh mãi không đỡ?

    Ra đời năm 1928, Penicilin đã được bác sĩ, nhà sinh vật học Alexander Fleming tìm ra và được ca tụng như một phương thuốc kỳ diệu giúp hạn chế tối đa nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn. Ngày nay, có khoảng 6000 loại kháng sinh và 100 loại đang được sử dụng trong y khoa. Tuy nhiên, tại Việt Nam và các nước đang phát triển, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh về đường hô hấp đang là vấn đề đáng báo động bởi những hệ lụy mà nó mang lại.

    Dùng kháng sinh mà bé vẫn bị tái phátviêm phế quản nhiều lần - nguyên nhân do đâu?

    Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong sử dụng kháng sinh đó là chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Kháng sinh chỉ được dùng để diệt vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng nặng nề của những bệnh do vi khuẩn gây ra. Mỗi nhóm kháng sinh với liều lượng khác nhau có tác dụng đối với từng loại vi khuẩn nhất định. Ví dụ như kháng sinh dùng cho nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp, răng miệng… Do đó dùng kháng sinh không đúng cách sẽ không chữa được dứt điểm bệnh mà còn gây nên nhiều hậu quả nặng nề.

    Ts. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có đến 85-95% trẻ bị viêm đường hô hấp là do virus gây nên và với virus thì kháng sinh không có hiệu quả, thậm chí còn làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn”.

    - Tại sao kháng sinh không làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản?

    Tác nhân gây viêm phế quản chủ yếu là virus, cũng có thể do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn. Đối với những trẻ mắc viêm phế quản do virus, sử dụng kháng sinh gần như không có tác dụng, trẻ vẫn còn các triệu chứng ho nhiều, ho có đờm, chảy nước mũi.

    Nếu trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần cân nhắc kĩ lưỡng việc sử dụng kháng sinh, hạn chế việc tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì điều này rất nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như dị ứng thuốc, rối loạn tiêu hóa… Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám và sử dụng thuốc theo phác đồ mà thầy thuốc đưa ra.

    - Hậu quả khi sử dụng kháng sinh không đúng cách:

    Bất cập trong sử dụng kháng sinh đó là cha mẹ thấy con mình húng hắng ho, chảy nước mũi là ngay lập tức sốt sắng mua kháng sinh, thuốc giảm ho cho con nhưng dùng 3-5 ngày mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm. Nguyên nhân là do khi kháng sinh vào cơ thể sẽ chỉ diệt một số vi khuẩn nhất định (có thể diệt cả vi khuẩn có lợi) mà không diệt đúng mầm bệnh gây ra (virus, nấm, kí sinh trùng) làm cho tác nhân gây bệnh vẫn phát triển và không ngăn chặn triệt để mầm mống gây bệnh. Các tác nhân này nằm lại trong cơ thể trẻ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, chậm phát triển.

    Dùng kháng sinh dài ngày, lặp lại nhiều lần trong năm còn khiến trẻ bị kháng kháng sinh (kháng sinh không còn tác dụng với cơ thể trẻ) và trẻ phải chịu các tác dụng không mong muốn như: loạn khuẩn đường ruột, dị ứng, nhiễm độc cơ quan (gan, thận…), trường hợp rất nặng có thể dẫn tới tử vong nếu cơ thể trẻ dị ứng với kháng sinh.
     
  13. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Trong quá trình tư vấn trên "trang nhà", bệnh hô hấp trẻ em nhận thấy một số câu hỏi chung của rất nhiều các bố mẹ, Bệnh hô hấp trẻ em xin được post lên cho cả nhà tham khảo nhé:

    Bé bị ho nhiều về đêm
    Cháu 40 tháng tuổi, bị ho nhiều vào ban đêm. Xin bác sĩ chỉ cho em cách chữa trị.

    Chào bạn,

    Ho là 1 phản xạ của cơ thể giúp tống dị nguyên, vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.
    Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn, nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi,..

    Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ, nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói bạn có thể theo dõi bé ở nhà.
    Bạn nên chăm sóc bé bằng cách: thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé với nước muối sinh lý 0,9%, cho bé dùng các bài thuốc dân gian trị ho như: lá hẹ hấp đường phèn, lá húng chanh hay các loại siro ho từ thảo dược, cho bé uống nhiều nước cam, chanh, hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.

    Nếu sau 3- 5 ngày bé không đỡ hoặc ho tăng bạn nên cho bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
     
  14. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Bé hay ho, nôn trớ
    Bé nhà mình được 9 tháng tuổi, bé bị sổ mũi, ho có đờm, ăn vào chỉ cần ho là ói ra liền. Bình thường bé ăn rất ngoan và tiêu hóa cũng tốt. Khoảng 4 tháng trở lại đây bé liên tục bị như thế này. Đi khám thì bác sĩ bảo viêm mũi, họng cấp và có cho thuốc uống nhưng bớt được vài ngày bé lại bị trở lại. Mong bác sĩ tư vấn, xin cảm ơn.

    Chào bạn Nam,

    Như lời bạn kể thì có thể bé nhà bạn có thể có 2 trường hợp:

    - Một là do bé bị ho làm kích thích gây nôn trớ thì khi điều trị hết ho, bé sẽ hết nôn trớ.

    - Hai là có thể bé có hội chứng trào ngược dạ dày gây nôn trớ và làm viêm họng, gây ra hiện tượng ho của bé. Trường hợp này bạn cần điều trị cho bé hết trào ngược dạ dày bé sẽ dần không còn bị ho nữa.


    Như vậy, bạn cần cho bé đi khám để có chẩn đoán xác định và điều trị triệt để.
     
  15. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Ho có dịch nhầy và khò khè ở cổ họng khi gặp lạnh

    Cứ mỗi khi gặp lạnh ngay lập tức cháu bị ngứa cổ rồi ho khạc ra dich đờm lỏng trắng như nước bọt đồng thời là khò khè ở cổ. Các triệu chứng này sau đó tự hết mà không dùng thuốc. Đến hôm sau khi gặp lạnh lại bị như vậy, xin hỏi bác sỹ cách điều trị dứt điểm các triệu chứng trên.

    Chào bạn,


    Mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ em thường hay có các biểu hiện của đường hô hấp như ho khan hoặc ho có đờm, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thậm chí có sốt. Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do trẻ nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virut (do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầm bệnh phát triển gây bệnh). Do lạnh hoặc do cơ địa người đó nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết (trong dân gian vẫn hay gọi là dị ứng thời tiết).

    Trong trường hợp của con bạn có thể bé bị bệnh do lạnh hoặc do cơ địa, việc quan trọng nhất là cần giữ ấm và tăng cường chăm sóc, hạn chế tái phát bệnh cho bé:

    - Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Có thể bôi dầu vào gan bàn chân cho bé nhưng xoa một chút để tránh da bé bị phỏng rộp.

    - Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá.

    - Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.

    - Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

    - Tiêm phòng vắc xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

     
  16. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Bé 32 tháng khò khè
    Con em 32 tháng tuổi, tối ngủ bé thở khò khè nặng, bé nằm ngửa ngủ có khi bị ngạt thở phải nằm úp ngủ, bác sĩ cho biết con em bị bệnh gì và phải điều trị như thế nào ạ?

    Chào bạn,
    Như vậy là bé có biểu hiện bị khò khè vào ban đêm có thể do buổi tối nhiệt độ thấp hơn ban ngày làm kích thích gây ho cho bé và bé lại bị ngạt mũi nên bé khó ngủ. Bạn có thể cho bé dùng các bài thuốc dân gian trị ho như lá hẹ hấp đường phèn, quất hấp mật ong, lá húng chanh hay các loại siro ho,.. đồng thời vệ sinh mũi cho bé với nước muối biển sâu dạng xịt để lấy hết dỉ nằm sâu bên trong mũi bé sẽ giúp bé hết bị ngạt và chú ý là bạn hãy cho bé nằm gối hơi cao đầu một chút để bé dễ thở hơn.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần bạn nên chú ý thêm cách phòng ngừa tái phát cho bé:
    - Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9 %
    - Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ ngực vào buổi chiều tối và sáng sớm.
    - Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng
    - Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.
    - Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
    - Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
    - Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.
    - Khi bé mới có biểu hiện bị ho, khò khè cho bé dùng các bài thuốc dân gian trị ho như lá hẹ hấp đường phèn, lá húng chanh, hay các loại siro ho,..
     
  17. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Trẻ nhỏ viêm đường hô hấp, thường bị khò khè. Mọi người có thể tham khảo bài viết sau nhé để hiểu rõ hơn về hiện tượng này của trẻ.

    Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Cha mẹ cần chú ý nhận biết và theo dõi diễn biến của trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

    Các nguyên nhân gây khò khè thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn. Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

    Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài...
     
  18. in.xuatban

    in.xuatban Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/12/2013
    Bài viết:
    2,128
    Đã được thích:
    381
    Điểm thành tích:
    173
    có topic này tốt quá, các mẹ có thắc mắc gì cũng được giải đáp cả, thanks chủ top nhiều nhé
     
    benhhohap_treem thích bài này.
  19. in.xuatban

    in.xuatban Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/12/2013
    Bài viết:
    2,128
    Đã được thích:
    381
    Điểm thành tích:
    173
    benhhohap_treem thích bài này.
  20. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn bạn nhé, bạn cứ hỏi nhiệt tình nha ;)
     

Chia sẻ trang này