3 Bước Giúp Mẹ Vượt Qua Thời Kỳ Phản Kháng Của Trẻ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi WMS, 6/7/2018.

  1. WMS

    WMS Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/6/2018
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8

    3 BƯỚC GIÚP MẸ VƯỢT QUA THỜI KỲ PHẢN KHÁNG CỦA TRẺ



    Bé nhà bạn lên 2 tuổi và bắt đầu biến thành ác mộng khi tiến vào “thời kỳ phản kháng”. Bé luôn miệng “Không”, “Con không chịu đâu”... trong mọi trường hợp! Tình trạng này thường xuất hiện và kéo dài khi bé từ 2 đến 4 tuổi, và khi đó bạn sẽ luôn bị xoay như chong chóng với sự bất hợp tác thường xuyên của bé.

    Giống như bạn, các bà mẹ thường phát sầu đến mức chán nản với việc nuôi con trong “thời kỳ phản kháng đầu tiên” này. Nhưng nếu bạn nổi giận với bé, xin chúc mừng, bạn có thể sẽ được thưởng thức liên hoàn khúc “Không, không, không...” của bé. Và thế là bạn lại càng đau đầu hơn.

    Vậy tại sao bé lại bắt đầu phản kháng lại bạn?

    Đó là bởi vào thời kỳ này bé đã bắt đầu nhận thức được cái tôi cá nhân và muốn biểu đạt ý kiến của chính mình. Chính mong muốn biểu đạt ý kiến của bé là nguyên nhân chủ yếu của sự xuất hiện thời kỳ này. Thế nhưng trên thực tế bé hoàn toàn không có ý định làm khó bạn. Bé chỉ muốn tỏ rõ cái tôi của mình, và đây là một giai đoạn tất yếu và quan trọng trong quá trình trưởng thành của bé. Tất nhiên, dù có hiểu rõ thời kỳ này đi chăng nữa, bạn cũng vẫn luôn phiền não, và chẳng ai không muốn thuận lợi vượt qua thời kỳ này.

    Bài viết này sẽ bật mí cho các bạn 3 bước để thu phục các bé.

    3 bí quyết giúp bạn thoát khỏi sự giận dữ để biến thân thành một bà mẹ hạnh phúc

    Điều quan trọng giúp bạn và bé vượt qua thời kỳ này là sự trao đổi một cách hiệu quả. Nếu sử dụng “3 bước hội thoại” dưới đây, bạn có thể làm giảm tần suất phản kháng của bé, và biến thân thành một bà mẹ hạnh phúc.

    Bước 1: Đồng cảm với bé

    Điều đầu tiên mà bé cần là sự đồng cảm. Nếu bạn tỏ ra đồng cảm với tâm trạng của bé “Con không thích à?”, ”À, mẹ biết rồi, con khó chịu đúng không?”... thì bé sẽ biết mẹ hiểu điều mình muốn biểu đạt, bé sẽ an tâm và bình tĩnh lại. Sự an tâm sẽ ngăn cản những hành động phản kháng của bé và khiến bé chú ý đến một việc khác.

    Nếu sự đồng cảm của bạn chưa thể giúp bé ngừng phản kháng, hãy sử dụng bước 2.

    Bước 2: Biểu đạt tâm trạng của bạn

    Nếu bé vẫn tiếp tục hành động dù bạn đã biểu đạt sự đồng cảm, hãy cho bé biết tâm trạng “con làm mẹ khó xử” của bạn. Bạn có thể nói với bé “Con cứ khóc thế này thì mẹ đau đầu lắm” hay “Con ném đồ lung tung thế này mãi làm mẹ dọn mệt ơi là mệt”... Hãy nói cho bé biết nguyên nhân khiến bạn khó chịu và cảm nhận của bạn. Ví dụ, nếu bé không sắp xếp gọn gàng đồ chơi của mình, bạn có thể bảo bé “Con mà để xe của con giữa nhà thế này, mẹ mà vô ý dẫm phải thì chân mẹ đau lắm cơ”... Khi hiểu rõ mình đang làm mẹ khó xử, bé sẽ bắt đầu nghĩ “A, mẹ đang khó chịu, mình phải làm gì bây giờ nhỉ?”, và sẽ dừng hành động đó lại.

    Trong trường hợp bé vẫn tiếp tục hành động của mình, hãy tiến hành bước 3.

    Bước 3: Cùng bé nghĩ phương pháp

    Trong trường hợp bước 2 không có hiệu quả, bạn hãy thử cùng bé suy nghĩ biện pháp xem.

    Nếu bé không thể tự mình nghĩ ra biện pháp, hãy nói cho bé vài ý tưởng của bạn “Mẹ con mình cùng thi xem ai dọn nhanh hơn nhé”, “Hay là con thử đổi chỗ cất đồ chơi xem”... và để bé tự lựa chọn. Đừng áp đặt bé phải làm, hãy để bé chọn lựa cách mà mình thích “Con muốn làm như thế nào?” hay “Con cảm thấy cách nào hay hơn?”. Điều này khiến bé cảm giác biện pháp này do cả mình và mẹ nghĩ ra, bé sẽ bị thuyết phục và sẽ tự mình đi làm. Giải pháp cùng suy nghĩ này sẽ nuôi dưỡng khả năng tư duy và thói quen giao tiếp của bé, và hơn hết, biện pháp này khiến bé không cảm thấy bị mẹ điều khiển, điều này sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ ấm áp giữa hai mẹ con bạn.

    Để không bao giờ phải nổi giận với sự phản kháng của bé, trước tiên bạn hãy hít thở thật sâu và thử từng bước áp dụng “3 bước hội thoại” này xem. Bằng cách này bé sẽ sửa dần hành động của mình một cách tự nguyện và thời kỳ phản kháng của bé sẽ qua nhanh hơn bạn tưởng.

    Nguồn: http://wonderkidsmontessori.edu.vn/3-buoc-giup-cac-me-vuot-qua-thoi-ky-phan-khang-cua-be

    Xem thêm:

    1. Phương pháp nâng cao hiệu suất làm việc nhà cho các ông bố
    2. 3 bước giúp mẹ vượt qua thời kỳ phản kháng của trẻ
    3. Phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ mầm non
    4. Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp Montessori
    5. Bí quyết giúp bé không quấy khóc khi đi nhà trẻ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi WMS
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773

Chia sẻ trang này