31/01/2015: Phát hiện lò bánh kẹo Tết làm từ cacao trôi nổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi hienbt79, 29/5/2013.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Danh mục cập nhật tất cả các tin bài


     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hienbt79
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tràn lan thực phẩm bẩn, Hà Nội khuyên dân ’tự bảo vệ’

    Kinh hoàng công nghệ "tắm trắng" thực phẩm tràn lan ở Việt Nam


    Từ các loại mực ống, mực nang ươn thối, những tấm bì lợn bẩn, ôi thiu cho đến những quả dừa thâm đen sau khi bổ sẽ được “phù phép” trắng tinh, trông rất "ngon" mắt.Rùng mình công nghệ tẩy trắng thực phẩmTác hại của bún, miến được tẩy trắng1 lít ô xy già tẩy trắng 3 tạ bì lợn... Nhưng cái lợi trước mắt đó đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của hàng triệu người tiêu dùng.

    Ớn lạnh công nghệ tẩy trắng dừa

    Nước dừa là thức uống khá được ưa chuộng trong những ngày nóng bức. Chính vì vậy, cứ vào đầu hè là các cửa hàng bán nước dừa mọc lên như nấm, cùng với đó, công nghệ "tắm trắng" để dừa bắt mắt hơn cũng ngày càng "phát triển". Mặc dù biết là nguy hiểm, nhưng vì mải chạy theo lợi nhuận mà các tiểu thương bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, “tân trang dừa” bằng thứ hóa chất độc hại.


    [​IMG]
    Để có thứ nước mát lịm trong vỏ ngoài trắng nõn, các lái buôn dừa đã phải bỏ công gọt vỏ và... ngâm dừa vào hóa chất!

    [​IMG]
    Dừa chuẩn bị được tẩy trắng tại một vựa ở bến Phú Định, quận 8 - TP.HCM

    Cách đây vài tuần, anh Nguyễn Trọng Tấn, học viên một trường đại học ở quận 10, TP.HCM, mua ở căng tin trường một trái dừa tươi gọt vỏ trắng tinh. Uống xong, anh để quên trái dừa ở hộc bàn. Hôm sau vào lớp, Tấn thấy cơm dừa từ màu trắng sữa đã chuyển sang đỏ hồng. “Chắc chắn trái dừa này đã được ngâm hóa chất gì đó, chẳng biết có độc hại gì không?”, anh Tấn lo lắng.

    Chuyện ngâm tẩm hóa chất làm cho dừa trắng và bắt mắt không phải là mới nhưng điều đáng nói là tình trạng này đang ngày càng phổ biến. Công đoạn làm ra quả dừa trắng khá đơn giản: Chỉ cần gọt lớp vỏ xanh cứng, hóa chất được đổ vào một thùng phi nhựa, hòa với nước. Dừa gọt vỏ xong được thả vào thùng phi hóa chất, sau 5 - 10 phút vớt ra đặt vào những giá nhựa để sẵn cho ráo nước, sau đó mang đi tiêu thụ. Nếu quả dừa sau khi gọt vỏ mà không ngâm vào hóa chất thì nhanh chóng chuyển sang màu vàng, còn trái dừa đã ngâm thì có màu trắng mướt, trông rất hấp dẫn.

    [​IMG]
    Nhờ được ngâm mình trong hóa chất mà dừa được trắng đẹp và tươi lâu. (Ảnh: Thu Hòa)

    Theo một chủ vựa dừa, chỉ cần ra bất kỳ cửa hàng hóa chất nào ở chợ Kim Biên (TP.HCM) cũng sẽ được giới thiệu hai loại bột màu trắng để tẩy trắng, tất cả đều không bao bì, nhãn mác với giá chỉ 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước 20 lít pha với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa đã gọt vỏ vào, chờ nước thấm hết vớt lên thì dù dừa nâu xám xịt cũng trở nên trắng phau.

    "Hô biến" mực ươn thối thành trắng trẻo, ngon lành


    Tại nhiều chợ ở TP.HCM, đi đâu cũng thấy mực tươi bán tràn lan. Do nhìn bắt mắt nên nhiều bà nội trợ đua nhau mua mà ít ai biết rằng các sản phẩm này đã từng được sơ chế bằng đủ loại hóa chất.

    [​IMG]
    Sơ chế mực trước khi bán cho khách tại khu vực chợ Hòa Bình, quận 5 - TP.HCM

    Theo quan sát của PV, quy trình “hô biến” mực thành trắng tinh rất đơn giản. Những người bán hàng thản nhiên chế vào từng xô chậu một ít nước màu đục như nước vo gạo, khuấy đều. Kế tiếp, họ cho mực nguyên liệu (là những sọt mực bốc mùi hôi, ngả màu tím đen) vào xô trộn đều và ngâm cả giờ... Khi trời sáng, mực được vớt ra bán. Những con mực tím đen trước đó, giờ đã trắng phau.

    Ông Giang - một người chuyên bỏ mối thủy hải sản ở TP.HCM - cho biết, mực chưa ngâm tẩm hóa chất sẽ có màu xám trắng hoặc xám đen và còn cả mai. Còn mực bán ở chợ phần lớn đã qua sơ chế bằng cách ngâm hóa chất nên người ta phải gỡ bỏ mai, màu mực thường trắng tươi.

    Dân trong nghề gọi loại hóa chất này là "chất kiềm" có công dụng giữ cho con mực không bị hư hỏng và tích nước làm tăng trọng lượng (mỗi kg mực ngâm hóa chất này sẽ làm tăng trọng lượng thêm ít nhất 200 g). Trường hợp mực đã bị biến chất, người bán sẽ "xử lý" bằng cách ngâm chất tẩy trắng. Chất này không chỉ khử mùi hôi tanh (do mực đang trong quá trình phân hủy) mà còn tạo độ giòn, dai...

    Không chỉ ở tràn lan ở TP.HCM, những con mực trông tươi ngon nhưng lại “đẫm” hóa chất tẩy trắng cũng rất phổ biến tại Hà Nội. Các cơ quan chức năng đã từng kiểm tra và phát hiện tại ki-ốt 05 và 08 dãy G2B, chợ đầu mối Long Biên, khoảng 10 công nhân đang dùng hóa chất làm trắng mực. Tại hiện trường có khoảng 500 kg mực tươi chuẩn bị đem ra thị trường tiêu thụ. Tất cả số mực này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, được đựng trong các bao bì in tiếng nước ngoài với hạn sử dụng ghi năm 2005 - 2006. Theo lời khai ban đầu của các công nhân, mực đông lạnh lấy từ trong kho ra sẽ được bóc sạch, sau đó cho vào thùng có chứa nước rồi đổ nửa kg muối, 1/3 cây đá và khoảng 250 ml hóa chất hydrogen peroxide vào ngâm trong vòng 1 tiếng, sau đó rửa sạch và "biến" thành mực tươi sống, chờ tiêu thụ.

    [​IMG]
    Mực đổ đầy sàn nhà trong khi chế biến - Ảnh: Thái Sơn

    Khi cơ quan chức năng yêu cầu mở các kho đông lạnh thì phát hiện có nhiều máy quay ly tâm. Theo lời khai của các công nhân, trong trường hợp quá nhiều hàng, công nhân làm không xuể, mực được cho vào thùng, sau đó đổ hydrogen peroxide và dùng máy quay ly tâm quay để tẩy trắng. Vào thời điểm kiểm tra, một số máy quay vẫn đang hoạt động. Sau khi tắt máy, các dung dịch chứa trong các thùng chứa vẫn sủi lên dạng bọt như xà phòng. Ở những thùng mực đang làm dở, đoàn kiểm tra phát hiện có thùng đã bắt đầu bốc mùi thối và xuất hiện giòi, bọ.

    Tẩy trắng bì lợn thối thành đặc sản

    Vào khoảng tháng 1/2013, các mặt báo đồng loạt đưa tin về “công nghệ” tẩy trắng bì lợn bằng… ôxy già. Theo đó, 1 lít ôxy già tẩy trắng được… 3 tạ bì lợn.

    Khi PV về thôn Bình Lương (xã Tân Quang, H.Văn Lâm, Hưng Yên), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là những miếng da lợn đã qua sơ chế được phơi la liệt bên đường làng, trên mái nhà hoặc cạnh bờ ao.

    [​IMG]
    Bì lợn được phơi trên nền sân

    [​IMG]
    Người dân đang chế biến bì lợn.

    Theo tiết lộ của ông C., chủ một trong những cơ sở tái chế bì lợn lớn nhất ở Bình Lương, trung bình mỗi ngày cơ sở của ông nhập khoảng 1,5 tạ bì sống và chế biến. Những ngày giáp tết thì nhiều hơn, gần 2 tạ/ngày. “Toàn bộ số bóng bì sẽ được đổ buôn cho các mối hàng quen tại chợ Đồng Xuân, chợ Hôm”, ông C. cho hay.

    Quan sát cơ sở của hộ ông C., không khó để nhận thấy tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng. Ngay bên gian bếp vốn được dùng làm nơi sơ chế da lợn, là dòng nước thải ứ đọng đen kịt, khắp nơi bóng nhẫy mỡ lợn, nước than nhem nhuốc. Bóng bì thành phẩm chưa kịp thu gom bày la liệt khắp nền đất, gác bếp cùng đủ thứ đồ đạc, vật dụng như bao tải, quần áo, xoong nồi ruồi nhặng bu kín. Chốc chốc, hai công nhân vô tư giẫm chân lên miếng bóng bì chuẩn bị được đóng ni lông đem đi tiêu thụ. Cảnh tương tự cũng xảy ra tại nhiều cơ sở làm bóng bì khác ở Bình Lương.

    [​IMG]
    Bì lợn được ngâm trong ôxy già và hóa chất tẩy trắng. Ảnh: Thiên Chương.

    Qua tìm hiểu được biết, nhiều hộ làm bóng bì ở Bình Lương có hẳn bí quyết tẩy trắng và làm mất mùi của bì lợn ôi thiu.

    Đầu tiên, bì lợn (còn lẫn mỡ) sẽ được xịt nước thẳng vào để rửa. Mỡ lợn được các nhân công vừa “dẫm, đạp” vừa xịt nước để rửa, tuy nhiên vẫn bốc mùi, kèm theo sạn đá dính đầy.

    Sau phần rửa sạch mỡ lợn là công đoạn phân loại bì mỡ được triển khai. Loại bì nào đã sạch mỡ được vứt sang một bên, loại nào còn mỡ sẽ dùng dao vát sạch. Mỡ được tách từ bì lợn cho lên một chảo lửa ngay bên cạnh để chế biến mỡ nước, để nguội sẽ được đổ vào một can nhựa 20 lít rồi được giao cho khách hàng.

    Còn những loại bì lợn sau khi cạo sạch lông, nạo bỏ toàn bộ mỡ sẽ được ngâm trong thùng ôxy già từ 2 - 3 tiếng đồng hồ. Sau khi được ngâm, bì lợn được vớt ra với màu trắng toát, sạch bong. Những vết thâm tím trên thân bì đã hoàn toàn biến mất. Đặc biệt, mùi hôi thối cũng không còn nữa.

    Một nam thanh niên làm thuê cho cơ sở sản xuất bóng bì của ông C. tiết lộ: những thùng dung dịch ôxy già khi mới nhập về từ Lạng Sơn thì còn có nguyên nhãn chữ Trung Quốc trên vỏ thùng, nhưng sau đó bị bóc đi. Một lít ôxy già mua ở Lạng Sơn có giá 15.000 đồng và có thể tẩy trắng tới hơn 3 tạ bì lợn.

    Thực phẩm được "tắm trắng" tràn lan trên thị trường

    Càng ngày, những vụ buôn lậu, tuồn thực phẩm ôi thối vào các chợ càng được phanh phui nhiều khiến người tiêu dùng phải giật mình thon thót. Những thông tin về hàng trăm kg thịt, nội tạng thối, được tuồn vào các thành phố lớn, được tẩy trắng và phân phối ra các chợ, các quán nhậu, liên tục được đưa lên mặt báo khiến dư luận bàng hoàng.

    [​IMG]
    Số thịt thối này suýt chút nữa đã lọt được vào Đà Nẵng để "tắm trắng" và tuồn vào các quán nhậu

    [​IMG]
    Gà, vịt làm sẵn còn được người bán ngâm bằng thuốc tẩy để làm nhanh sạch và trông thịt trắng nõn.

    Từ những món nội tạng như lòng, dạ dày lợn cho đến những thực phẩm sử dụng hàng ngày như gà, vịt làm sẵn, móng giò, bún, miến thậm chí cả những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như măng, hoa chuối, ngó sen, cũng bị "tắm trắng" để trông hấp dẫn hơn, bán cho người tiêu dùng sử dụng.

    [​IMG]
    Hoa chuối thái bị thâm đen trước khi tẩy.

    [​IMG]
    Cũng chỗ hoa chuối bị thâm đen ở ảnh trước, đang được ngâm bằng axit chanh hòa trong nước sau 10 phút.

    [​IMG]
    Măng thường được tẩy và bảo quản bằng chất tẩy đường.

    Sự thật về hóa chất "tẩy trắng", khiến thực phẩm trở nên bắt mắt

    Một chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm nhận định, hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axit gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh. Hóa chất này thấm vào ruột có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp, còn nếu tích tụ nhiều và lâu trong người dẫn tới các bệnh lý khó lường.

    Đối với những hóa chất tẩy trắng mực, TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật Hóa học Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết có rất nhiều hóa chất để giữ nước được dùng trong các mặt hàng thủy sản như urê, carpopol, cellulos... Những chất này khi xâm nhập cơ thể người sẽ rất nguy hiểm vì nó không thể tiêu hóa mà tích tụ dần và gây phản ứng trong cơ thể. Các chất tẩy trắng cũng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa, có thể gây nên viêm loét dạ dày, niêm mạc dạ dày.

    Còn với công nghệ "hô biến" bì lợn thành đặc sản nhờ ôxy già, theo PGS-TSKH Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định, ôxy già chỉ có tác dụng tẩy trắng thực phẩm, chứ không diệt hết được các loại vi khuẩn cùng mầm lây bệnh như dịch tai xanh, viêm cầu... nên nếu dùng phải loại bóng bì được chế biến từ những con lợn mang bệnh thì hậu quả rất khôn lường.

    Bên cạnh đó, việc sản xuất thủ công sẽ khiến các hộ gia đình lạm dụng việc dùng ôxy già để tẩy trắng bì lợn, như dùng nồng độ quá đậm đặc, thời gian ngâm tẩm quá lâu thì sẽ gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng. “Lo lắng nhất là việc người làm bóng bì mua phải những loại ôxy già trôi nổi không rõ nguồn gốc. Người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm bị ngâm tẩm với những hóa chất có trong ôxy già, dễ dẫn đến các chứng như rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng như các bộ phận trên cơ thể người".

    Những hóa chất độc hại sử dụng trong chế biến thực phẩm không tác dụng trong ngày một ngày hai mà nguy hại là sự tích tụ lâu dần trong cơ thể. Các độc chất này ngấm vào cơ thể dù với hàm lượng nhỏ, nhưng chưa kịp đào thải hết lại được tích tụ thêm trong quá trình sinh hoạt hàng ngày và gây nguy cơ ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

    (Bạch Dương - Theo Trí Thức Trẻ
     
    Nhachinsungansun thích.
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    R*** pha bằng... thuốc sâu và phân lân bán khắp HN

    Đường đi của r*** độc

    7h30 ngày 28/4, tại tuyến đường bê tông trên bờ đê sông Cầu dẫn vào thôn Đại Lâm, trước cửa nhà một xưởng chế r*** cồn, bốn người phụ nữ thoăn thoắt đẩy thùng phuy lên xe tải để xuất r*** cho các cửa hàng. Theo ông chủ, việc vận chuyển r*** được thực hiện liên tục trong ngày, chỉ cần các điểm tiêu thụ gọi điện đặt hàng là ông cho xe chở đến tận nơi giao hàng.

    Toàn bộ số r*** của xưởng này được bán cho các cửa hàng ở khu vực quanh cầu Tó (Thanh Trì, Hà Nội), các quán nhậu lớn nhỏ khu vực bến xe Mỹ Đình, Đông Anh, Hải Phòng....

    Đúng 20h, chiếc xe tải chở r*** BKS 99K – 32… chạy theo hướng từ Đại Lâm đi về thành phố Bắc Ninh. Đến thị trấn Lim, chiếc xe chạy theo hướng quốc lộ 1A qua cầu Thanh Trì, về khu vực cầu Tó. Đến đường chợ Tó, xe dừng lại trước cửa hàng bán “r*** quê”.

    Tại đây tài xế cùng một phụ xe chuyển xuống trước của hàng 3 thùng phuy r***, sau đó xe chạy về các quán nhậu quanh bến xe Mỹ Đình giao hàng.

    Tài xế "bật mí", mỗi ngày ít nhất anh này chở bốn chuyến xuống cung cấp cho thị trường Hà Nội. Chỉ riêng tại xưởng r*** độc trên, còn có thêm hai xe khác chuyên chở r*** đi Hải Phòng, Ninh Bình.

    Tài xế cho biết thêm, mỗi lít r*** cồn bán cho các “đầu nậu” tại Hà Nội giá là 8 - 10 ngàn đồng. Tại đây, các “đầu nậu cấp hai” pha chế thêm để nâng giá lên gấp đôi, gấp 3 lần giá gốc.

    Cách nhận biết r*** độc

    Ông Vũ Đình Minh, Phó Chủ tịch UNND xã Tam Đa cho hay, nếu nhìn bằng mắt thường, rất khó có thể nhận biết được đâu là r*** độc pha chế, đâu là r*** quê chính gốc. Hiện nay nhiều người dùng hương liệu pha chế với r*** cồn đến những người có kinh nghiệm ở Đại Lâm cũng chưa chắc nhận ra được.

    Đồng quan điểm, Ths Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội cũng cho rằng rất khó để phát hiện r*** độc.

    Tuy nhiên, Ths Tuấn cho rằng r*** chứa methanol chỉ cần uống vài li đã thấy bốc và phê, khi mới uống, nếu thấy r*** có vị đắng thì có thể nghi ngờ đấy là r*** cồn, r*** độc.

    Theo ghi nhận của Xa lộ Pháp luật, tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội)…, các loại r*** độc đã hóa thành “r*** quê cực êm, cực phê”, bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít.

    Khi xâm nhập vào điểm bán “r*** quê” của một “đầu nậu cấp hai” ở huyện Thanh Trì, chúng tôi bị bà chủ “hét” giá 25 ngàn/lít r***. Đặt vấn đề muốn tạo mối làm ăn lâu dài, mỗi ngày mua đến 50 lít, người này mới nhẹ giọng: “Chị lấy chú 15 ngàn/lít thôi”.

    Theo người này, từ r*** cồn, bà có thể pha thành các loại r*** từ r*** “nút lá chuối”, r*** “cuốc lủi”, r*** nếp quê, r*** táo mèo… loại nào “uống cũng phê”.

    Khi chúng tôi tỏ ý định học hỏi để có thể pha chế thêm cho hợp lòng khách mà đỡ phải chạy đến nhà bà lấy r*** trong lúc cần gấp, người này cho hay: “Dễ nhưng nguy hiểm, làm không cẩn thận chết người như chơi”.

    Bà lấy một que tăm quệt vào một lọ hỗn hợp sền sệt bột và nước. “Đấy, chỉ cần cho chút này vào là uống “bốc” lắm, em cứ gọi điện đến, chị cho “quân” chở đến tận nơi, chứ em pha không kinh nghiệm thì nguy hiểm lắm”, người này nói.

    Qua tìm hiểu từ một số nhân viên chuyên chở r***, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với r*** là… thuốc sâu và phân lân. Vậy là r*** cồn đã độc, lại càng “phê” thêm vì thuốc sâu và phân bón.

    Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy r*** độc.

    Khu vực Thanh Trì được xem là điểm tập kết r*** độc nhiều nhất ở Hà Nội, mỗi chủ hàng r*** thường có ít nhất từ 3 - 5 người chuyên vận chuyển r***. Chỉ cần có khách gọi, đội quân này sẽ chạy xe máy chở r*** đến tận nơi giao hàng.

    Loạn thần vì r*** độc

    Do uống phải r*** độc, không ít “đệ tử Lưu Linh” đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ Bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh nhân uống quá nhiều r*** độc.

    Th.s, Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa điều trị nghiện Bệnh viện tâm thần Hà Nội, số lượng bệnh nhân nhập viện do r*** ngày càng có xu hướng tăng cao.

    Chỉ tính riêng năm 2012 khoa này tiếp nhận gần 500 bệnh nhân loạn thần do r***, chiếm 70% số bệnh nhân của khoa. Theo ông Tuấn, do r*** tạo ra từ cồn công nghiệp và nước lã thường chứa hàm lượng chất methanol cao, khi uống vào có thể gây tử vong.

    Cụ thể hơn, chất methanol ngấm vào não bộ sẽ gây nhức đầu, thần kinh bị ức chế, làm loạn thị giác, gây suy gan dẫn đến hôn mê sâu và tử vong. Khi nạn nhân có dấu hiệu nôn mửa tháo thốc, hôn mê, đau đầu, mệt mỏi… tức là nạn nhân đó đã bị ngộ độc r***.

    Đối với những trường hợp bị ngộ độc, nếu không điều trị nhanh, có thể gây mù mắt và loạn thần. “Qua xét nghiệm chúng tôi phát hiện trong những loại r*** này thường chứa các độc tố vô cùng độc hại vượt mức cho phép như aldehyde và chất furfurol, nếu hàm lượng hai chất này cao sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch. Bệnh nhân sau khi ngộ độc, hoặc dùng r*** rởm lâu ngày, nếu không được kiểm tra, điều trị sẽ gây loạn thần mãn tính”, bác sỹ Tuấn nói.

    Ghi nhận của Xa lộ Pháp luật tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội, không ít nạn nhân khi uống r*** vào do bị loạn thị, thần kinh ức chế, đã có hành động chửi bới, đánh đập người khác. Như trường hợp của anh Nguyễn Đăng T (Từ Liêm, Hà Nội) đang điều trị tại đây, trước đó trong một lần nhậu với bạn bè, do say xỉn không làm chủ được bản thân, T đã về nhà bóp cổ con trai, rất may gia đình phát hiện can ngăn nên đã giải thoát được em bé.

    Do nhiều lần bị ngộ độc r***, trí nhớ “bợm nhậu này” ngày một giảm, cứ leo lên xe máy là gây tai nạn. Dù gia đình đã đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị hơn hai tháng nay nhưng nhiều lúc hỏi về tên tuổi, hỏi về gia đình, T không thể nhớ ra được.

    “Bệnh nhân năm nay mới 42 tuổi nhưng trí nhớ kém cả ông già 90, có lúc vợ đến thăm nhưng không biết là ai, do uống quá nhiều r*** độc mà không điều trị kịp thời nên triệu chứng ngày một nặng thêm”, một nhân viên trong khoa cho biết.

    (Theo Xa lộ pháp luật)
     
    ngansun thích bài này.
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Rùng mình công nghệ biến bã trà thành trà "tươi"

    Bã trà thải từ các nhà máy sản xuất nước giải khát ở Bình Dương được một cơ sở tái chế mua về, sấy khô thành trà rồi tung ngược trở lại thị trường để làm trà tẩm liệm hay tẩm hương liệu rồi bán cho người uống.
    Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay.

    Rùng mình với bãi phế thải trà

    Bãi đất trống rộng bên hông nghĩa trang trong khu phố Bình Đức thuộc UBND phường Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương được ông Hoàng (A Tỷ) làm bãi tập kết phơi bã trà phế thải trước khi đưa vào hệ thống lò sấy trà theo công nghệ đốt nóng bằng củi than.

    Mới đi từ ngoài vào bãi phơi bã trà, chúng tôi giật mình bởi mùi hôi thối như phân trâu xốc lên mũi. Giữa trưa hừng hực nắng, gần 20 công nhân lực lưỡng đang dùng cào phơi rơm, cuốc để banh từng bao bã trà ra phơi nắng.

    Bã trà để ẩm ướt lâu nên bốc mùi khó ngửi. Quan sát bã trà đang phơi, chúng tôi thấy có cả nấm mốc trắng hếu mọc đầy cọng bã trà phế thải. Một công nhân mình đầy mồ hôi nhễ nhại, ngồi bệt trên bã trà đang phơi, tay cầm cái nón quạt phành phạch. Thấy chúng tôi lân la hỏi chuyện phơi bã trà để làm gì, anh công nhân cho biết: “phơi bã trà cho khô rồi đem vào lò sấy, sau đó bán lại”.

    Công nhân tên T. cho biết, bã trà này được mua của nhà máy sản xuất nước trà C2, trà xanh không độ… đem về đây sấy khô rồi bán cho các cơ sở mai táng làm trà tẩm liệm. Trà phế thải sau khi sấy mà còn tốt thì đem đi tẩm hương liệu trà, ướp lài rồi bán cho người ta uống, giá mỗi kilogram trà 10.000 đồng.

    Tại bãi phơi bã trà này, nhiều công nhân cho hay mỗi ngày bình quân một người phải làm 40kg trà thành phẩm (bã trà phơi khô) mới được hưởng lương của ông chủ A Tỷ. Vào bên trong khu xưởng sấy trà, chúng tôi thấy cả một kho chứa hàng chục tấn trà thành phẩm đã sấy khô, đóng bao gọn gàng chất đống. Hơn chục lò sấy bã trà đang đốt lửa phừng phực, chúng tôi hỏi chuyện một công nhân đang lui cui lấy củi khô đút vào lò.

    Người công nhân này cho biết, bã trà sau khi phơi khô rồi đem vào đây sấy lại trước khi đóng bao chở đi bán. Chúng tôi hỏi bán cho ai? Anh công nhân này trả lời: “Bán cho người ta ướp xác chết, một số thì bán cho người ta uống”.

    Đây là cơ sở sản xuất trà “chui”, không có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại ngay khu trung tâm văn hóa của phường Bình Hòa. Ông Hoàng - chủ cơ sở chế biến bã trà này - cho biết bã trà được mua từ mấy công ty sản xuất trà xanh C2, trà xanh 0 độ.

    Chúng tôi hỏi mua giá bao nhiêu một kg? Ông Hoàng cho hay trước đây họ cho không nhưng giờ phải mua mỗi kg từ 200 - 300 đồng. Sau khi phơi sấy đóng bao chở đi bán mỗi kg 4000 - 6000 đồng cho người ta ướp xác chết. Trà “ướp xác” này được tung ra thị trường qua phương tiện xe tải dưới cái mác “Hội chữ thập đỏ”.

    Chúng tôi ghi nhận được, thường có một chiếc xe tải mang biển số 54V-7592, bên hông xe có ghi dòng chữ “Hội Chữ thập Đỏ”. Bã trà thành phẩm được chở về TP.HCM tập kết tại kho 245/61B Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú. Từ đây, “trà ướp xác” được tỏa đi khắp các tỉnh thành, nhiều nhất là Long An, Đồng Tháp, TP.HCM.

    Thỉnh thoảng, từng xe máy đến kho mua vài bao “trà ướp xác” rồi phóng nhanh ra khỏi bãi tập kết, mất hút. Vào tận kho bãi tập kết này, chúng tôi mục kích được từng bao trà kích cỡ lớn khá đẹp để sẵn. Công nhân tên M. đang cào trà vào bao cho biết trà đựng trong bao là loại tốt, chuẩn bị chở đi tẩm hương lài.

    Cuối năm 2011, thị trường tiêu dùng rúng động với thông tin “trà ướp xác” trộn lẫn với trà thông thường để bán cho các quán cà phê.

    Thời điểm đó, Hiệp hội Chè VN đã có văn bản cảnh báo về việc một số cơ sở tái chế bã trà phế thải của Công ty TNHH Tân Hiệp Phát (tỉnh Bình Dương) lén lút trộn với trà thường tung ra thị trường. UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các cơ quan chức năng chấn chỉnh.

    Lần này, trước thông tin các công nhân ở cơ sở tái chế bã trà của ông chủ A Tỷ cho hay bã trà mua của nhà máy chế biến nước giải khát C2, trà xanh không độ, đại diện Công ty TNHH Tân Hiệp Phát, ông Phạm Lê Tấn Phong, khẳng định bã trà phế thải của công ty chỉ dùng để làm phân bón, trồng nấm và bón cho các vườn cây cao su và hoàn toàn không sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị cung cấp thông tin xử lý phế thải bã trà thì ông Phong cho rằng đó là bí mật kinh doanh, không cung cấp.

    Công ty TNHH URC Việt Nam là đơn vị sản xuất nước giải khát C2. Hàng tháng, URC thải ra khoảng 50 tấn bã trà phế thải và bán bã trà này cho Công ty TNHH giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Rồng Vàng (Bình Dương), đơn vị thu gom xử lý rác thải.

    Ông Crispin J.Francisco – giám đốc tài chính Công ty TNHH URC Việt Nam - lo lắng hiện tượng tái chế bã trà sẽ nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và có nguy cơ khả năng nó sẽ quay trở lại thành nguyên liệu sản xuất cho nhà máy đồng thời dùng làm nước giải khát C2 giả.

    Theo quy định, bã trà là chất thải rắn thông thường thuộc nhóm chất thải cần phải xử lý, chôn lấp. Tuy nhiên, sau khi mua bã trà của URC, Công ty Rồng Vàng thay vì xử lý chất thải đã bán lại cho cơ sở chế biến “trà ướp xác” của A Tỷ. Điều này, theo phía Công ty URC là không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, phía URC cho biết sẽ ngưng hợp đồng với Công ty Rồng Vàng nếu phát hiện sai trái.

    Một chuyên gia về môi trường cho hay, bã trà xanh phế thải theo quy định phải được tiêu hủy hoặc dùng làm phân bón. Nếu dùng tái chế thì đơn vị tái chế phải được cấp phép và chịu sự giám sát của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, “trà ướp xác” vẫn ngang nhiên tung hoành thị trường trong một thời gian dài ngay trước mắt cơ quan quản lý thị trường tỉnh Bình Dương.

    Theo Võ Đức Phúc – Lộc Hưng (Dân Việt)
     
    ngansun thích bài này.
  5. Diệu Thanh

    Diệu Thanh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    27/10/2012
    Bài viết:
    6,188
    Đã được thích:
    1,096
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    nhiều tin tức hữu ích .
     
  6. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    thông tin về thực phẩm không vệ sinh cứ nhan nhản thế này chắc mốt mình hết muốn ăn luôn quá, giờ sợ thật. chẳng biết sao để có thể yên tâm mỗi ngày khi ăn đây :(
     
  7. cuamit

    cuamit Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/2/2011
    Bài viết:
    6,124
    Đã được thích:
    2,509
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Ôi giờ đọc các tin về thực phẩm mà thấy hãi quá!
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Cảnh giác với thạch đen siêu bẩn

    Hiện nay thạch đen được bày bán trên địa bàn Hà Nội hầu như không có kiểm chứng về an toàn thực phẩm.
    Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay.

    Thạch đen không chỉ là thứ giải khát thông thường mà còn là một loại tân dược. Thạch đen được chế biến từ lá cây sương sáo. Lá này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Mùa hè, thạch đen đặc biệt được nhiều người ăn để giải nhiệt.

    Thế nhưng hiện nay thạch đen được bày bán trên địa bàn Hà Nội hầu như không có kiểm chứng về an toàn thực phẩm. Tìm hiểu cơ sở chế biến thạch đen lớn nhất Hà Nội, phóng viên được biết thạch đen được chế biến hết sức thủ công và thiếu vệ sinh.

    Lá thạch siêu bẩn

    Hai cơ sở Thạch đen Thanh Hà và Hưng Hiền nằm lụp xụp trên mương thoát nước bốc mùi hôi thối bên trong ngõ chùa Hưng Ký thuộc phường Minh Khai, quận Hai bà Trưng. Cơ sở sản xuất thạch đen này đã tồn tại hơn hai mươi năm, chế biến hết sức thủ công và mất vệ sinh.

    Theo quan sát của phóng viên, Thạch của 2 cơ sở này, được nấu trong những chiếc téc khoảng chục khối, bề ngoài đã có phần hoen gỉ. Thành phẩm được đổ đầy những chiếc xô chừng 15 lít nước. Xô thạch xếp la liệt dưới đất, khi hết chỗ để, những xô này lại được xếp theo hình so le, xô nọ nối tiếp xô kia, thoạt nhìn khó có thể tin đó là thứ đồ để ăn.

    Một người dân ở đây cho biết: Trước đây khi chưa có nước máy họ dùng nước ao để làm thạch đen, giờ có nước máy thì thạch đen cũng sạch hơn chút. Thế nhưng quy trình thì vẫn rất bẩn.

    Lá thạch phơi ở vệ đường hoặc được thu mua sẽ nấu luôn không cần rửa sạch, không ngoại trừ trường hợp đã bị chó, mèo phóng uế.

    Hãi hùng hơn là trong quá trình sản xuất, người sản xuất thạch đã đi ủng dính đất, cát,… bám bẩn rồi lại vô tư xéo lên lá thạch. Sau khi ninh nhừ sẽ được hòa với thứ bột gì đó để đông thành thứ thạch đen nhánh.

    Mỗi ngày 2 cơ sở này sản xuất hàng trăm kg thạch đen phân phối cho khắp các địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, thậm chí cả trong miền Nam bằng tàu lửa. Họ sản xuất 24/24 vào những thời điểm nóng nhất trong năm. Hàng xóm thường xuyên mất ngủ vì tiếng xô chậu va vào nhau mỗi đêm.

    Hàng xóm – Cho cũng không dám ăn

    Người dân sống quanh 2 cơ sở này cho biết, dù là được cho không chúng tôi cũng không dám ăn, thạch đen ở 2 cơ sở này sản xuất được gọi là “siêu bẩn”.

    Thạch đen được bán lẻ với giá 15000 đồng một kg. Một kg thạch đen được cắt nhỏ hình hạt lựu có thể cho ra hàng trăm cốc chè thập cẩm. Một người bán chè cho biết: Học sinh rất thích ăn thạch đen, có cháu vào gọi một cốc toàn thạch đen với nước đường, hay có những cháu bé bé ăn chè thập cẩm chỉ chọn lấy mỗi thạch đen để ăn.

    Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Phường Minh Khai cho biết: “ Hai xưởng thạch này đã có chừng hơn hai mươi năm nay. Chúng tôi đều có cán bộ y tế phường đến kiểm tra và nhắc nhở một năm vài lần. Nhưng chỉ nhìn bằng mắt thường thì không dám khẳng định họ làm không đảm bảo. Tôi và gia đình cũng chưa bao giờ dám ăn thạch đen cả, bà con ai biết thì tránh thôi, chúng tôi không can thiệp gì được”

    Người tiêu dùng hơn hai mươi năm qua vẫn điềm nhiên thưởng thức món thạch đen vốn được cho là bổ thận, mát gan mà không biết rằng nó được chế biến như thế nào. Có lẽ bởi thạch thành phẩm đen nhánh, đặc quánh nên mắt thường chẳng thể nào nhìn thấy được tạp chất bên trong nó.

    Theo Hải Dương – Đỗ Đức (Pháp luật Việt Nam)
     
    ngansun thích bài này.
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Bim Bim làm từ phụ gia Trung Quốc

    Gần 400 thùng Bim Bim nhãn hiệu “Thịt hổ” đã bị lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội phát hiện, thu giữ vì sản xuất từ các nguyên liệu, phụ gia Trung Quốc, không rõ nguồn gốc, có mùi lạ.

    Sáng 20-5, Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội, phối hợp với Đội QLTT số 7 - Chi cục QLTT Hà Nội, bất ngờ kiểm tra xưởng sản xuất Bim Bim nằm xen kẽ trong Điểm công nghiệp Sông Cùng (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

    Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận xưởng sản xuất Bim Bim nhãn hiệu “Thịt hổ” đang hoạt động bình thường, với khoảng 40 công nhân đang làm việc - không mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định. Kiểm tra tại khu vực sản xuất, lực lượng công an phát hiện công nhân sử dụng nhiều loại phụ gia như: bột dẻo, hương liệu, chất tạo màu... nhãn mác Trung Quốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ “độn” lẫn vào bột chế biến Bim Bim.

    [​IMG]

    Làm việc với cơ quan công an, bà Nguyễn Thị Thủy (SN 1975), trú tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức - chủ cơ sở cho biết: Xưởng sản xuất Bim Bim theo công thức của một số chuyên gia người Trung Quốc, công suất gần 100kg sản phẩm/ngày. Bà Thủy thừa nhận, các phụ gia như: bột dẻo, hương liệu, chất tạo màu đều được các “chuyên gia nước ngoài” mang từ Trung Quốc sang Việt Nam, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng.

    [​IMG]

    Bước đầu cơ quan công an xác định, Bim Bim nhãn hiệu “Thịt hổ” của cơ sở này đang được tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội, khu vực Tây Nguyên và miền Nam. Cùng ngày, tổ công tác Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với cơ quan QLTT cũng tiến hành kiểm tra tại đại lý chuyên phân phối Bim Bim “Thịt hổ” ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội, thu giữ 170 thùng “Thịt hổ” thành phẩm.

    Đại úy Nguyễn Khắc Mạnh - Đội phó Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết: Sơ bộ, lực lượng chức năng đã ra quyết định niêm phong, tạm giữ khoảng 400 thùng Bim Bim “Thịt hổ” tại xưởng sản xuất và đại lý phân phối, lấy mẫu tiến hành giám định chất lượng, căn cứ xử lý theo quy định.

    Theo Thu Hạnh (An ninh Thủ đô)
     
    ngansun thích bài này.
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Trung Quốc dùng chất gây ung thư giữ cho mỳ tươi ngon

    Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt hai chủ cửa hàng vì sử dụng formaldehyde- một chất có thể gây ung thư và dị tật thai nhi - để giữ cho mỳ tươi ngon.

    Theo China Daily, Công an tỉnh Thiểm Tây hôm 20/5 nhận được báo cáo từ nhiều người dân về việc có một chợ rau quả ở quận Lianhu, thành phố Tây An, đang làm mỳ sợi bằng một số loại chất đáng ngờ.

    Meng Jiangwei, công an đồn Laodong Nanlu thuộc quận Lianhu cho biết, họ phát hiện ra hai cửa hiệu làm mỳ sợi trong chợ có sử dụng chất formaldehyde để làm nguyên liệu sản xuất. Ngay lập tức hai chủ cửa hiệu đã bị bắt giữ. Hai chai formaldehyde cùng hơn 300 kg mỳ chứa chất độc này cũng bị tịch thu.

    Hai người chủ hàng họ Zhang và Tang thừa nhận đã sử dụng chất formaldehyde để làm cho mỳ được tươi ngon hơn trong những ngày hè nắng nóng.

    Formaldehyde là một chất có độc tố cao và theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì nó có thể gây ung thư và dị tật thai nhi. Hiện cả Zhang và Tang vẫn bị tạm giam trong khi cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.

    Hôm 7/4, Ủy ban Nhà nước đã yêu cầu các địa phương và phòng ban tiếp tục truy tìm và triệt phá các cơ sở sử dụng trái phép các chất phụ gia có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng.

    (Hướng Dương - ngoisao.net)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Giải mã chất làm trái cây chín mau, tươi lâu

    Việc xử lý trái cây sau thu hoạch bằng hóa chất được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm tạo sản phẩm có độ chín đồng đều cao, chín đồng loạt, mẫu mã hàng hóa bóng đẹp, bắt mắt người tiêu dùng, có số lượng trái chín lớn đáp ứng trong kinh doanh. Trái cây qua xử lý bảo quản được lâu hơn, bảo đảm được chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt, đặc biệt có thể điều tiết sản phẩm trên thị trường để có được giá bán tốt hơn.

    Trong xử lý trái cây sau thu hoạch có rất nhiều công đoạn và phương pháp khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi quan tâm đến hai công đoạn có sử dụng hóa chất để xử lý trái cây mà hiện nay thương lái thu mua trái cây đang thực hiện rộng rãi ở nước ta. Một số trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cao quá liều cho phép mà cơ quan bảo vệ thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra đã phát hiện, gây nên nỗi lo ngộ độc cho người tiêu dùng.

    Chất giúp trái cây mau chín

    Ở nước ta là nước nhiệt đới chủng loại trái cây rất phong phú. Công việc xử lý, bảo quản trái cây chưa được thực hiện nhiều. Các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện bảo quản tốt, có sử dụng hóa chất xử lý trái cây ở các công đoạn sau thu hoạch nên tỷ lệ hư hỏng ít. Đa phần trái cây còn lại chưa được xử lý nên tỷ lệ hư hỏng rất cao có đánh giá đến 25%. Một số hóa chất xử lý trái chín đang trôi nổi trên thị trường nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc một số hãng của nước ngoài có đăng ký ở Việt Nam được bộ NN&PTNT chấp nhận và một số công ty của Việt Nam đã nhập về dạng nguyên liệu đóng gói, đóng chai để bán. Các thuốc lấy tên khác nhau như “Hoa quả thúc chín tố” (Trung Quốc), “Trái chín” (Việt Nam),… nhưng thành phần chính vẫn là ethrel.

    Nguyên nhân làm trái cây chín đã được các nhà khoa học phát hiện từ lâu, một trong những chất tham gia vào quá trình làm chín trái cây trong tự nhiên đó là ethylen (C2H4). Ethylen là một hormon thực vật ở dạng khí, hormon sinh trưởng tự nhiên này được hình thành ngay từ trong cây, với vai trò chính kích thích gây chín, làm già hóa và rụng hoa quả.

    Ở một số loại quả khi đã lìa khỏi cây nhưng vẫn tiếp tục chín, bởi loại quả này hô hấp rất mạnh, tạo ra ethylen. Lợi dụng đặc tính thúc đẩy quá trình chín của ethylen người ta sản xuất chất ethylen nhân tạo để xử lý làm cho trái cây mau chín.

    Người ta thường dùng ethylen ở dạng khí để xử lý trái cây cho mau chín. Mới đây giáo sư Bhesh Bhandari và các cộng sự tại trường đại học Queenland Úc đã biến khí ethylen thành dạng bột cho phép làm chín trái cây trong quá trình vận chuyển về siêu thị. Với 40g bột ethylen đủ để làm chín khoảng 20 tấn xoài. Ethylen bột an toàn, ổn định, có giá thành hạ hơn ethylen dạng khí. Ethylen có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm xót mắt, da, phổi, trí nhớ, có thể đưa đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể.

    Chất khác là Ethephon (tên chung Ethephon, tên hóa học 2 Chloroethyl phosphonic acid, được viết tắt CEPA hoặc ACEP). Hay tên khác là Ethrel, Bromeflor, Arvest… trong thương mại có rất nhiều tên khác nhau tùy theo hãng sản xuất. Ethephon dạng lỏng, không màu đến hổ phách nhạt, tan dễ dàng trong nước được xếp vào nhóm hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Hiện nay ethephon được sử dụng rộng rãi để xử lý các loại trái cây mau chín.

    Trong thực vật, ethephon kết hợp với nước sẽ chuyển hóa thành khí ethylen. Chất ethylen thúc đẩy quá trình chín nhanh của quả, kích thích mủ cao su… Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng ethrel với liều lượng thích hợp để thúc chín trái cây như cà chua, dâu, táo… Úc, New Zealand và Hà Lan cũng cho phép tương tự nhằm rút ngắn thời gian chín và giảm tổn thất sau thu hoạch. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US-EPA) đã xác định ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm chỉ an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05mg/kg cân nặng cơ thể. Ethrel có những độc tính nhất định và chỉ xếp vào loại chất độc nhẹ, không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” như một số thông tin đã đưa…

    Chất LD50 cấp tính qua đường miệng đối với chuột là 3.400-4.229mg/kg thể trọng, LD50 tiếp xúc qua da lớn hơn 5g/kg thể trọng, LC50 qua đường hô hấp lớn hơn 5mg/lít không khí. (chú thích LD50 Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại. Đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg thể trọng. LD50 là lượng hoạt chất ít nhất gây chết 50% cá thể trên các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ, chó, chim hoặc cá, chỉ số LD50 càng cao thì tính độc càng thấp). Các nghiên cứu trên người về độc tính của ethrel cho thấy: đối với mắt, ethrel gây kích ứng, xót mắt, gây đỏ mắt; với da, nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ có hiện tượng ăn mòn, gây sưng đỏ. Khi dùng ethrel cần đeo găng tay và đeo kính để tránh tác hại cho cơ thể.

    Trước đây bà con nông dân thường dùng đất đèn để dú trái cây. Khi đất đèn gặp nước sẽ sản sinh khí Acetylen (C2H2) giúp trái cây mau chín. Tuy nhiên trong đất đèn có chứa Arsenic và phosphorus độc, khi gặp nước đất đèn tạo mùi hôi khó chịu, dễ cháy, nổ. Đất đèn cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt… nên nhiều nước cấm sử dụng…

    Hoá chất kéo dài tuổi thọ trái cây

    Bên cạnh việc xử lý trái cây mau chín, chín đều, đồng loạt. Việc xử lý bằng hóa chất nhằm kéo dài thời gian bảo quản trái cây có thể hàng tháng đến hàng năm mà trái cây không bị hư. Người ta sử dụng các thuốc BVTV) để chống côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc xâm nhiễn giữ trái cây lâu hư. Các chất này có thể được dùng để phòng trừ sâu bệnh trước khi thu hoạch mà chưa hết thời gian cách ly khi sử dụng thuốc hoặc đã xử lý trong quá trình bảo quản nên khi kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm vẫn còn tồn tại. Có những loại thuốc rất độc bị các nước trên thế giới cấm sử dụng, với nồng độ thuốc rất cao cực kỳ nguy hiểm có thể gây ngộ độc cấp tính với liều lượng chất độc lớn, nếu liều lượng chất độc thấp hơn thì chất độc có thể tích lũy dần trong cơ thể và gây độc mạn tính, ung thư, sẩy thai...

    Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra một số trái cây nhập từ Trung Quốc được bày bán ở Việt Nam và phát hiện một số hoá chất, gồm: Carbendazim, Tebuconazole, Aldicarb sulfone, 2,4D , Agri-fos 400. Trong đó, Carbendazim thuộc nhóm hóa học benzimidazol, thuốc diệt nấm nội hấp, phổ rộng. Hoạt chất carbendazim, tên hóa học 2-(methyoxyl carbolamino)-benzimidazol. Tên thương mại khác carbendazol, mecarzol, derosal, vicarben, carosal, carbenzim… Nhóm độc IV, LD50 qua miệng 15.000mg/kg, LD50 qua da 2.000mg/kg

    Trong khi đó, Tebuconazole là thuốc diệt nấm nhóm Triazole. Nhóm độc III, , LD50 qua miệng 1.700mg/kg, LD50 qua da >2.000mg/kg, LC50 qua hô hấp>0,82mg/l. Cục Bảo vệ Thực vật, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, qua các mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm cũng phát hiện chứa carbendazim và chất tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần. Carbendazim và tebuconazole đều là hóa chất diệt nấm trên rau, củ, quả. Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm. Có trường hợp nông dân dùng carbendazim pha nước sền sệt bôi vào cuống trái sầu riêng để bảo quản, đây là việc làm không đúng thuốc có thể thấm sâu vào trái sầu riêng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

    Nếu tiếp xúc thời gian dài với hai hóa chất trên theo cục Quản lý dược và thực phẩm Mỹ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, rất độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Riêng Thuốc diệt nấm tebuconazole được cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu chứa chất gây ung thư với đánh giá thuộc loại C.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới phân loại độc tính, tebuconazole được liệt kê thuộc độc tính nhóm III. Do khả năng tác dụng phá vỡ nội tiết của tebuconazole, nên hóa chất này được xem xét loại bỏ ra khỏi thị trường châu Âu.

    Một số chất khác như Aldicarb sulfone thuộc nhóm Carbamate (các tên khác Aldoxycarb, sulfocarb) trong khoa học còn có tên gọi khác là Methyl-2-(methyl-sulfonyl)propa-nal-O-[(methylamino)carbonyl)]oxime. Là thuốc trừ sâu và tuyến trùng nội hấp, là chất kết tinh màu trắng, rất độc – nhóm độc I, LD50 qua đường miệng 25mg/kg, LD50 qua da 200mg/kg. Theo liên minh châu Âu aldicarb được coi là chất cực độc, nguy hiểm với môi trường và sức khỏe con người. Thuốc được dùng để trừ sâu, tuyến trùng và xử lý đất trồng. Ở Việt Nam vừa qua aldicarb được phát hiện trên củ gừng nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Chất 2,4D là loại thuốc diệt cỏ nội hấp, chọn lọc, có tác dụng kích thích sự phát triển quá mức của tế bào, làm cho cây cỏ chết ở nồng độ cao, nhưng ở nồng độ thấp lại là chất kích thích sinh trưởng. Tên thương mại khác: Zico, AK, Amine, Anco, Co, Desormorne, OK. Thuộc nhóm độc II, LD 50 qua miệng =800 mg/kg. Thời gian cách ly 20-40 ngày. Thuốc trừ cỏ hoạt chất 2,4 D thường sử dụng ở dạng muối Natri (Na), amine và ester. Muối 2,4 D-dimethyl amine độc với mắt, xếp vào nhóm độc I, các 2,4 D khác xếp vào nhóm độc II. Về độ độc cấp tính đối với động vật máu nóng, trị số LD50 của acid 2,4 D là 699mg/kg; muối Na là 500-805 mg/kg; muối dimethyl amine là 949 mg/kg; các ester khác là 896 mg/kg. Dư lượng tối đa cho phép của 2,4 D mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn hạt lúa là 0,5 mg/kg. Thời gian cách ly của 2,4 D được quy định từ ngày phun thuốc lần cuối đến ngày thu hoạch đối với hạt lúa là 42 ngày.

    Agri-fos 400 là thuốc diệt nấm nội hấp thế hệ mới. Thuốc ít độc LD50 >5000mg/kg. Dung dịch có màu xanh nhạt. Hoạt chất: Phosphorus acid

    Dùng hoá chất sao cho đúng?

    Đối với hóa chất làm chín trái cây như các chất đã nêu trên là có thể sử dụng được nhưng phải tuân thủ các điều kiện cụ thể.

    Thu hoạch trái cây đạt độ chín công nghiệp (trái cây chưa chín hoàn toàn để dễ vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ và khi xử lý trái chín công nghiệp không làm thay đổi nhiều chất lượng trái so với trái cây để chín tự nhiên), tránh thu hoạch trái non. Phải nghiêm ngặt trong việc sử dụng thuốc: thuốc phải được Cục Bảo vệ Thực vật cho phép, sử dụng đúng nồng độ, liều lượng được hướng dẫn trên bao bì. Không sử dụng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhãn mác, không rõ chất phụ gia trong thuốc…Phải bảo đảm thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc.

    Đối với bảo quản trái cây không nên sử dụng hóa chất diệt nấm bệnh đặc biệt là thuốc lưu dẫn, thuốc thuộc nhóm độc, phân hủy chậm, có nguy cơ gây quái thai, ung thư, vô sinh... Hiện nay có rất nhiều phương pháp bảo quản trái cây không dùng hóa chất như: bảo quản điều kiện lạnh, thay đổi thành phần không khí, xử lý bằng hơi nước nóng, chiếu xạ, bao bọc bằng màng sinh học, xử lý bằng chất chitosan,…Phải nghiêm túc trong quy trình canh tác, xử lý hóa chất phòng trừ dịch bệnh trong quá trình canh tác phải bảo đảm thời gian cách ly, tránh để dư lượng thuốc BVTV vượt quá ngưỡng cho phép.

    Để có được trái cây an toàn vệ sinh thực phẩm đặc biệt là trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhà nước nên nhập hàng chính ngạch, đặt ra hàng rào kỹ thuật. Hạn chế, ngăn chặn nhập theo đường tiểu ngạch và phải chống buôn lậu có hiệu quả. Đối với nông dân trong nước, các thương lái Việt Nam và Trung Quốc đang kinh doanh phải tăng cường công tác quản lý. Các cơ quan nhà nước cấp địa phương phải phối hợp làm việc tích cực. Với nông dân hướng dẫn họ sản xuất trái cây theo hướng GAP, phải kiểm tra thuốc và thương lái sử dụng hóa chất xử lý trái cây.

    ThS. Nguyễn Văn Hết (Ban quản lý khu Nông nghiệp công nghệ caoTP.HCM)

    (Theo Sài gòn giải phóng)
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Phù phép cua đồng giả đánh lừa người mua

    Trộn bùn đất vào cua nuôi để con cua trông như vừa được móc ở ngoài đồng là mánh khóe của một số người buôn cua cá ở chợ Hà Nội hòng đánh lừa người mua để vừa đắt hàng lại bán được với giá cao.

    Trong những ngày hè nắng nóng, giá cua cứ tăng vùn vụt. Nắm bắt được thị hiếu của các bà nội trợ chỉ lựa mua cua đồng nên những lời mời chào như “cua đồng, cua móc 100%” luôn là câu cửa miệng của các tay buôn cua.

    Theo tiết lộ của một người tên T. có thâm niên “trong nghề” buôn cua thì: Bây giờ hiếm buôn được cua đồng móc để ngày nào cũng có bán, chủ yếu chỉ buôn được cua nuôi ở ao, ruộng.

    “Cua đồng móc đúng là toàn bùn rất bẩn, phải ngâm lâu và rửa nhiều nước mới sạch bùn đất. Còn những hàng bán cua dính đầy bùn mà chị nhìn thấy thì chi là cua được người bán trộn bùn đánh lừa thôi. Nếu không tin chỉ cứ mua thử và chỉ cần về rửa qua một lần cua đã sạch bóng. Mặt khác, khi nấu canh cua kém ngọt mà có vị mặn, thịt nát và gạch đen xanh chứ không vàng như cua đồng chính hiệu” anh T. bật mí thêm.

    [​IMG]

    Con cua nào cũng dính đầy bùn được người bán quảng cáo là cua đồng, cua móc chính hiệu. Ảnh: Minh Thư

    Theo quan sát của PV tại một chợ dân sinh ở Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), hai hàng bán cua cạnh nhau thì một bên là chậu cua dính đầy bùn đất rất đông người mua, còn hàng có chậu cua sạch nhìn rõ màu mai vắng khách hơn.

    [​IMG]

    Những con cua dính đầy bùn được người bán quảng cáo là cua móc ngoài đồng. Ảnh: Minh Thư

    PV hỏi chủ hàng có chậu cua dính đầy bùn xem đây là cua gì, chủ hàng nhanh nhảu đáp ngay: cua móc chính hiệu, mua về ai bảo không đúng mang đến trả lại chị, 15.000 đồng/lạng, không kém đâu.

    Với mánh này của người bán cua thì quả nhiên rất đắt hàng, chỉ đi qua đi lại PV đã thấy chậu cua dính đầy bùn đã gần hết, bán đều với giá 15.000 đồng/lạng, tương đương 150.000đồng/kg.

    Trong khi đó, những hàng cua bán thường xuyên hàng ngày với những chậu cua sạch bóng cũng chỉ 130.000 – 140.000đồng/kg, nếu xé, xay cua và nhẩy gạch sẵn thì mới có giá 150.000đồng/kg.


    [​IMG]
    Cua sạch bóng được người mua phán là cua nuôi nên vắng khách. Ảnh: Minh Thư

    Hỏi nhỏ một vị khách tên Bình đang mua cua ở hàng có chậu cua dính bùn đây có đúng là cua móc không, chị này cho hay: cua bẩn thế này thì đúng rồi còn gì, giá cũng đắt hơn các hàng cua khác nữa.

    Hỏi thêm một người mua khác, chị này khuyên: vào mua nhanh kẻo hết, không phải ngày nào cũng có đâu, 2-3 ngày mới thấy bán đấy. Việc này được anh T. có thâm niên buôn bán cua lý giải "nếu ngày nào cũng bán thì người mua như các chị có tin là cua đồng, cua móc thật không? Đây cũng là miếng nghề đấy".

    Theo kinh nghiệm chia sẻ của anh T, nếu là cua nuôi thì các con cua to đều như nhau, càng to, dùng ngón tay gõ vào thấy âm thanh rỗng, ốp, khi nhắc nhẹ mai cua phía dưới bụng sẽ thấy gạch cua có màu đen xanh. Cua đồng rất hiếm bởi các cánh đồng không còn nhiều, thêm vào đó với đủ các loại thuốc trừ sâu thì số lượng cua cũng ngày càng ít đi.

    (tintuconline.com.vn)
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Triệt phá đường dây làm giả bột ngọt lớn

    Ngày 6.6, tin từ Công an TP.Huế cho biết vừa làm rõ đường dây làm giả bột ngọt lớn nhất từ trước tới nay và thu giữ một số lượng lớn tang vật.

    Qua điều tra các đầu mối, lực lượng công an xác định đối tượng Trần Thị Mỹ Hương (SN 1972, trú tại 2/14/96 Đặng Thái Thân, TP.Huế) trực tiếp cung cấp hàng tấn bột ngọt Trung Quốc và bao bì cho các đối tượng: Lê Quý Hiệp, Lê Thị Lan, Nguyễn Thị Ánh Minh (tất cả cùng trú tại TP.Huế) làm bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon, A-one, Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd…

    Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận: Sau hơn 3 tháng đã làm giả trót lọt 7-8 tấn bột ngọt, cung cấp cho các đầu mối tại Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị, trung bình mỗi ngày tiêu thụ hết 2 tạ bột ngọt giả.

    Đặc biệt, sau khi làm ra bột ngọt giả mang nhãn hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd (Thái Lan), nhóm đối tượng này đưa lên cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị sau đó nhập trở lại địa bàn TP.Huế, các huyện lân cận để đánh lừa khách hàng.

    Cơ quan Công an TP.Huế đã thu giữ 8 tạ bột ngọt các loại, 15.400 mẫu vỏ bao bì, 140 bao tải bột ngọt xuất xứ Trung Quốc (loại 25kg/bao). Sự việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

    (Theo Báo lao động)
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Trái cây vàng ươm, để cả tháng vẫn tươi nhờ ngâm... hóa chất

    60.000 đồng làm chín 50 kg hoa quả

    Từ lâu chợ Kim Biên (Quận 5, TP.HCM) đã được biết đến là khu chợ đầu mối bán buôn, bán lẻ các loại hóa chất lớn nhất Sài thành. Tại đây có bán đầy đủ các loại hóa chất như hương liệu tạo mùi trà sữa trái cây, nước xịt phòng, rửa chén và tạo mùi bún riêu, bún bò...
    Trong vai một người mới mở hàng bán trái cây, từ sáng sớm chúng tôi chuẩn bị nhiều loại túi dứa đến chợ Kim Biên hỏi mua hóa chất thúc chín hoa quả trong vòng vài giờ. Tức là chỉ cần bỏ một vài muỗng canh chất lỏng màu trắng không màu vào 10 lít nước thì sẽ làm chín 50 kg hoa quả trong vòng vài giờ đồng hồ.

    Chủ một sạp hàng bày bán đầy can hóa chất cho biết: "Cưng mua bịch nước thúc chín trái cây này chỉ 60.000 đồng/kg thôi nhưng nhỏ 3-5 muỗng cafe ngâm khoảng 3-5 giờ là năm chục ký trái cây chín hết luôn. Sầu riêng hay mít... thì ngâm lâu hơn một chút là chín vàng đẹp mắt. Các loại cam, quýt, mận, đu đủ thì cứ canh 3-5 giờ vớt ra là có ngay mẻ trái cây ươm chín".

    Theo đó, thứ nước lỏng dùng để thúc chín trái cây được đựng trong một can nhựa màu trắng không mùi, không vị, không nơi sản xuất, không hạn sử dụng... nhưng được chủ sạp quảng cáo là " hàng chất hảo hạng", nhập từ nước ngoài, có khả năng "hóa phép" mọi loại trái cây xanh, non thành quả chín.

    Tuy nhiên khi mở thử nắp can hóa chất, đầu óc chúng tôi choáng váng vì thứ mùi khó chịu bốc lên. Thấy thế chủ sạp bảo một tí là hết mùi ngay và nhắc nhở không được để sát mũi ngửi chất lỏng.

    Hỏi chủ sạp loại chất lỏng này từ đâu mà có và độ tin tưởng đến đâu thì người bán khẳng định chắc như đinh đóng cột: "Cứ yên tâm về ủ cưng nhé, người ta mua về ủ nhiều lắm. Các thương lái cũng toàn xuống tận vườn mua trái xanh về ngâm chín đem bán đấy chứ. Giờ đợi quả chín, đúng mùa, đúng vụ thu hoạch thì không cung ứng kịp cho thị trường được, thế nên cứ quả xanh, non hái về đem ngâm với thứ nước này đem bán là nhanh nhất".

    Chưa hết, chủ sạp còn bật mí, ngâm chín hoa quả bằng thứ nước này vừa cho trái chín nhanh, để lâu không bị hư và thối như chín cây bình thường. Thế nên: "Cưng cứ vô tư mà bán, để cả tháng cũng vẫn tươi ngon như vừa hái từ vườn nhé".

    Sau đó, muốn tận mắt chứng kiến cảnh ngâm hoa quả chín nhanh có như lời đồn không, chúng tôi năn nỉ, thuyết phục một cô bán hoa quả gần chợ cho xem cách làm chín nhanh đu đủ để về bán.

    Cô L.N, 41 tuổi, quê An Giang có thâm niên bán trái cây dạo quanh khu vực chợ Kim Biên và chợ Lớn cho biết: "Mua thứ nước này về ngâm trái cây nhanh chín lắm, để cả tháng không bị hư hỏng gì cả". Sau một hồi hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng liều lượng ngâm chín 5 quả đu đủ chừng một ký rưỡi, cô L.N bỏ 1 muỗng cafe hóa chất từ can nhựa vừa mua vào 2 lít nước rồi bỏ đu đủ vào ngâm. Cô giải thích: "Ngâm thế này nhìn ngoài vỏ vừa xanh vừa vàng nhưng ruột thì chín vàng hết rồi. Như thế đu đủ mới tự nhiên, không quả chín vàng mà cuống còn xanh thì kỳ lắm".

    Sau hơn 2 giờ đồng hồ, cô L.N vớt đu đủ ra một cái rổ sắt bằng lưới và dội nhiều nước sạch vào cho bay mùi thuốc ám trên vỏ, rồi cho đu đủ vào hộc kính, chuẩn bị một ngày bán trái cây dạo.

    Cô L.N bảo: "Giờ toàn làm chín kiểu này thôi, chờ trái vàng ươm thì lâu lắm. Trời nắng nóng nên ai cũng muốn ăn trái cây giải nhiệt, cung không đủ cầu nên thương lái hái cả quả xanh, non về ngâm thuốc này cho chín để bán. Nhưng không phải ngày nào cũng bán hết nên ngâm thuốc này vừa chín nhanh lại vừa để được lâu".

    "Biết độc nhưng vẫn ăn"

    Hiện nay trên đường phố Sài Gòn, những hàng trái cây dạo và những sạp hoa quả lớn vẫn được bày bán la liệt, hàng ngày vẫn có rất nhiều người mua trái cây về ăn dù bản thân người tiêu dùng cũng không yên tâm về chất lượng.

    Mỗi ngày có hàng trăm tiểu thương đến chợ Kim Biên hỏi mua hóa chất.

    Bà H.T, 47 tuổi, sinh sống quanh khu vực chợ Kim Biên cho biết: "Mỗi ngày không biết bao nhiêu tiểu thương qua đây hỏi mua hóa chất về ngâm hoa quả cho mau chín. Rất nhiều can chất lỏng không rõ nguồn gốc, xuất xứ... được người mua đem về ngâm trực tiếp trái cây cho chín vàng rồi đem bán cho người ăn. Rồi họ biết là độc nhưng vẫn ăn hàng ngày".

    Hiện, loại chất lỏng dùng thúc chín trái cây chưa ai xác định được thành phần, tác hại ra sao... Tuy nhiên với tốc độ làm chín và bảo quản "thần kỳ' này khiến người ta nghĩ ngay đến những chất độc vô cùng có hại cho sức khỏe, gây ra hậu quả khôn lường.

    Một vài bí quyết chọn trái cây ngon, chất lượng

    Việc phân biệt trái cây tự nhiên với những loại bảo quản bằng hoá chất rất khó, không thể thực hiện được bằng mắt thường. Các biện pháp để đề phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì có thể hoá chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột trái cây.

    Để đảm bảo an toàn, các nhà chuyên môn khuyên người tiêu dùng nên thận trọng khi mua trái cây. Nên chọn mua những loại có dáng vẻ tự nhiên và cảnh giác với những loại nom quá bóng bảy, đẹp mã.

    Đối với cam quýt, nên chọn những quả còn cả cuống và lá. Tốt nhất nên lay thử nhẹ cuống xem có đúng cuống thật hay được dính bằng keo.

    Nên chọn mua trái cây ở những cửa hàng có tín nhiệm, không nên mua những loại không rõ nguồn gốc. Những loại trái cây (nhất là hàng nhập ngoại) được bảo quản theo các phương pháp an toàn thường được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công chế biến trên bao gói bán lẻ và trên thùng đựng.

    Nên ăn những trái cây trong nước và không nên mua những hoa quả trái mùa nếu không biết rõ chúng được bảo quản bằng phương pháp gì, có an toàn không?

    (Theo Trí thức trẻ)
     
  15. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Kinh hãi thạch đen đóng váng bán đổ đống trên vỉa hè

    Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), đầu giờ sáng là thời điểm tiểu thương tập kết và chuẩn bị vận chuyển thạch đen. Các xô thạch đều không được che đậy, mặt tiếp xúc với môi trường chuyển màu, bám đầy bụi.

    [​IMG]

    Mỗi xô nặng 10 kg, giá bán 100.000 đồng được các tiểu thương mua về bán hàng giải khát hoặc phân phối đi các chợ, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội. Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), đầu giờ sáng là thời điểm tiểu thương tập kết và chuẩn bị vận chuyển thạch đen đến nhiều chợ nhỏ và cửa hàng bán đồ giải khát hè trên địa bàn thành phố.

    [​IMG]
    Những xô thạch đen được xếp đầy trên vỉa hè giữa trời nắng. Những ngày hè nắng gắt có thể xảy ra tình trạng "cháy hàng", không đủ để cung cấp.

    [​IMG]
    Mỗi xô thạch có giá 100.000 đồng, khách mua sẽ được đổ vào túi nylon mang về.

    [​IMG]
    Một tiểu thương cho biết, đa phần số thạch được bán lại cho tiểu thương ở các chợ nhỏ khác.

    [​IMG]
    Luôn có ít nhất một thanh niên "túc trực" bên các xô thạch, vừa để bán hàng vừa để trông và không cho người lạ tiếp cận.

    [​IMG]
    Các xô thạch đều không được che đậy, mặt tiếp xúc với môi trường chuyển màu, bám đầy bụi.

    [​IMG]
    Chỉ trong vài tiếng buổi sáng và đến đầu giờ chiều, hàng chục xô thạch đã bán hết veo, chưa kể đến số hàng được phân phối buôn đi các chợ nhỏ trên địa bàn Hà Nội.


    [​IMG]
    Những cửa hàng bán chè, tào phớ đắt khách có thể bán vài chục kg thạch đen mỗi ngày. Trời càng nắng nóng thì sức tiêu thụ càng lớn.

    Không chỉ thạch đen, một số mặt hàng như mứt quả sơri, bánh, chuối khô... cũng đựng trong túi nylon hoặc chậu rồi đặt chỏng chơ không che đậy ngay vỉa hè nhiều người qua lại.

    [​IMG]
    Giá bán lẻ mỗi kg thạch từ 20.000 đến 30.000 đồng, tiểu thương cho biết mỗi ngày trung bình bán được khoảng 20 kg.

    (Theo Dân Việt)
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Lo ngại hóa chất độc hại trong cá tầm Trung Quốc nhập lậu

    Cá tầm nhập lậu vô tội vạ

    Theo Hội Nghề cá VN, hiện nay xuất hiện tình trạng thương nhân TQ bắt tay với một số cơ sở chăn nuôi khu vực biên giới đưa cá tầm TQ vào Việt Nam để “rửa” thành cá tầm trong nước, đưa vào nội địa tiêu thụ.

    Cụ thể, một cơ sở nuôi cá tầm tại Tam Đường (Lai Châu) đóng “vai trò” là trạm trung chuyển để “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu. Thậm chí, tại các cơ sở nuôi cá này có cả kỹ sư người TQ.

    Phó Chủ tịch hội - ông Võ Văn Trác - cho biết: “Hoạt động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cá lạnh của Việt Nam. Làm lẫn lộn giữa cá nuôi trong nước và cá nhập lậu. Hội Nghề cá Việt Nam phản đối việc đưa cá tầm không rõ nguồn gốc từ TQ vào sản xuất, kinh doanh trái phép tại Việt Nam”.

    Ông Trác đề nghị Bộ Công an vào cuộc, điều tra, xử lý theo pháp luật những trường hợp phi pháp, nhằm bảo vệ ngành nuôi cá lạnh trong nước cũng như đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng Việt Nam.

    Kết quả kiểm tra của Tổng cục Thủy sản cũng cho thấy, tình trạng nhập lậu cá tầm vào Việt Nam thời gian qua là có thực. Việc nhập lậu chủ yếu được thực hiện qua một số tỉnh vùng biên giới phía bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai...

    Điều đáng nói là chưa ai nắm rõ quy mô, các đường dây vận chuyển cụ thể. Về thông tin một cơ sở nuôi cá tầm tại Tam Đường, Lai Châu làm cơ sở trung chuyển để đưa cá tầm TQ vào nội địa, Tổng cục Thủy sản đã tiến hành kiểm tra, nhưng cơ sở này phủ nhận thông tin trên? Tổng cục cũng đã lấy 2 mẫu cá tầm được bán trên thị trường Hà Nội để kiểm tra các nguy cơ về ATTP, nhưng chưa có kết quả phân tích!

    Cá tầm… ngoài tầm kiểm soát?

    Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Thu nhìn nhận, tình trạng nhập khẩu, vận chuyển cá tầm nội địa hiện nay không được kiểm soát. Mặc dù, Cites là đơn vị quản lý, cấp phép nhập khẩu cũng như nuôi trồng mặt hàng này, song đến nay, đơn vị này chưa hề cấp phép cho bất kỳ đơn vị nào từ trứng đến cá tầm giống. Với cá thương phẩm, phần lớn các lô hàng cá tầm không có nguồn gốc, xuất xứ đều là hàng nhập lậu, vì Cơ quan Thú y chưa hề cấp phép cho bất kỳ một lô hàng cá tầm thương phẩm nhập khẩu nào.

    Cũng theo bà Xuân Thu, trước đây, trứng và giống cá tầm được nhập khẩu về nước qua các Dự án tại các viện nghiên cứu. Nhưng sau khi nhân rộng ra nuôi trồng đại trà, việc nhập lậu giống đã diễn ra. Một số cơ sở nuôi trồng đã mời các chuyên gia TQ sang chăn nuôi, hoặc thương nhân TQ “mượn” cơ sở nuôi trồng trong nước để làm trạm trung chuyển, đưa cá tầm nhập lậu vào nội địa tiêu thụ.

    Thứ trưởng Thu yêu cầu Cục Thú y ngay lập tức triển khai quản lý sản phẩm này tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Bất kỳ lô hàng nào kiểm tra không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ buộc phải tiêu hủy.

    Tổng cục Thủy sản kiểm tra các cơ sở nuôi cá tầm trong nước ở khu vực biên giới, kê khai, giám sát theo quy định như nguồn gốc giống, ngăn ngừa tình trạng trung chuyển sản phẩm nhập lậu. Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và nghề muối cần lấy ngay mẫu cá tầm TQ để kiểm tra dư lượng chất kích thích tăng trưởng.

    Đối với DN trong nước, Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị cần đăng ký, khuyến khích chăn nuôi, phát triển nhưng không thể buông lỏng. Nếu DN vẫn vi phạm, nhập lậu về sẽ cấm nuôi để giảm bớt tình trạng lợi dụng các cơ sở này để “rửa cá tầm lậu”.

    (Theo Dương Hà - Lao động)
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Súp lơ xanh 40.000 đồng/kg từ Đà Lạt hay Trung Quốc?

    Giá đắt 40.000 đồng/kg

    Súp lơ, đặc biệt là súp lơ xanh rất giàu chất dinh dưỡng như: các vitamin C, A, K, các vitamin nhóm B; và các vi - khoáng chất như chất xơ, canxi, sắt, axit folic, omega-3, selen, kẽm, đạm thực vật, rất tốt cho chị em có bầu và trẻ nhỏ.

    Đọc được thông tin này, cộng với đang bầu bí, rất cần bổ sung thêm nhiều các chất dinh dưỡng trên nên chị Hương (Ba Đình, Hà Nội) ra chợ tìm mua súp lơ xanh về để làm món súp lơ xào thịt bò.

    Ra chợ, chị Hương không khỏi bất ngờ vì giá quá đắt, lên tới 40.000 đồng/kg. Chị Hương mua một chiếc nhỏ, đủ xào một đĩa cũng lên tới gần 20.000 đồng.

    Chị Hương chia sẻ: “Dù biết đang trái vụ, kiểu gì giá cũng đắt nhưng không ngờ …đắt quá. Tôi chỉ dám mua cái nhỏ xíu chỉ xào được đĩa nhỏ mà cũng gần 20.000 đồng, bằng tiền thịt bò”.

    Khi thắc mắc với người bán tại sao giá đắt thế, chị Hương được giải thích, là vì đây là súp lơ xanh Đà Lạt, rau củ chuyển từ Đà Lạt ra bao giờ cũng đắt hơn từ Trung Quốc.

    Tuy nhiên, giải thích của người bán hàng chưa đủ sức thuyết phục chị Hương và nhiều chị em nội trợ khác bởi giá bán thì có thể là súp lơ Đà Lạt nhưng nguồn gốc thì vẫn có thể là súp lơ Trung Quốc.

    Nếu thực sự là nguồn gốc từ Trung Quốc thì chị Hương và nhiều chị em khác đã phải mua với mức giá khá đắt. Ngoài ra, nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ rau quả Trung Quốc được cảnh báo bấy lâu nay cũng làm cho nhiều chị em không cảm thấy an tâm khi sử dụng loại rau này.

    Mùa nào thức nấy

    Chị Tuyền, một người có kinh nghiệm trong việc đi chợ và mua sắm thực phẩm hàng ngày cho rằng: "Đó chỉ là cách nói của những người bán hàng để cho hàng dễ bán. Đang là trái vụ, làm gì có chuyện súp lơ xanh Đà Lạt ra đến tận các chợ cóc, chợ lẻ. Súp lơ xanh Đà Lạt nguồn cung rất ít, chỉ đến được các nhà hàng cao cấp tại Hà Nội là hết, làm gì còn để bán ngoài chợ cóc, chợ lẻ, có chăng là súp lơ Trung Quốc".

    Thực tế, để phân biệt nguồn gốc giữa rau Đà Lạt và rau Trung Quốc, đặc biệt là với loại rau súp lơ xanh không hề dễ dàng.

    Ông Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho hay, thực ra khó có cách phân biệt được thế nào là súp lơ Đà Lạt, thế nào là súp lơ Trung Quốc vì chỉ cần khác giống là nhận diện đã khác nhau. Vì thế nếu chỉ bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt đâu là rau trồng tại Đà Lạt, đâu là mua từ Trung Quốc về.

    Nhiều chị em có kinh nghiệm thì súp lơ xanh của Đà Lạt thường còn lá và thân đầy đủ, có vị ngọt đậm đà. Súp lơ Trung Quốc bị cắt mất thân và bọc trong bao xốp, giá rẻ hơn và thường để được rất lâu vẫn tươi và không bị hỏng.

    Ngoài ra, để an toàn hơn khi sử dụng các loại thực phẩm, cô Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm, tốt nhất là cứ nên mùa nào thức nấy, không ăn loại này thì có loại rau, củ khác có tương đương các chất dinh dưỡng thay thế. «Rau, củ, quả của Việt Nam thường mùa nào thức nấy. Vì thế, nếu có rau củ trái mùa thì phần nhiều từ Trung Quốc nhập về, kể cả trồng trong nước thì thường chỉ có số lượng ít, giá rất đắt, nếu nhiều thì người trồng lại dùng rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu các loại…. Tôi không ham hố nhiều loại rau quả trái mùa lắm, cứ mùa nào thức đó ăn thì tốt hơn”, cô Lan nói.

    5 loại rau, củ, quả Trung Quốc chứa chất độc trong 2012

    Trong năm qua, 5 loại rau, củ, quả của Trung Quốc nhiễm những hóa chất cực độc được phát hiện bao gồm: Táo Trung Quốc trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu ; nho Trung Quốc có hóa chất độc hại vượt ngưỡng 3-5 lần, ô mai Trung Quốc chứa chất ung thư ; lê Trung Quốc có chứa chất gây vô sinh… Gần đây nhất là gừng Trung Quốc được phát hiện có chứa thuốc trừ sâu cực độc.

    Theo Thu Hoài (Khampha.vn)
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Nước dùng ngon nhờ… bột siêu ngọt!

    I+G: siêu bột ngọt hay đường hoá học?

    Sau khoảng ba ngày lân la ở một số chợ nhưng hầu hết các chủ sạp gia vị đều cho biết không bán loại gia vị này, một người quen gợi ý: nên ra chợ hoá chất Kim Biên (quận 5) tìm thử. Ghé vào một cửa hàng tại chợ Kim Biên, khi nghe hỏi về loại gia vị này, người bán lập tức dò hỏi cặn kẽ. Sau khi qua “ải”, chúng tôi được giới thiệu một loại gia vị gọi là chất siêu ngọt. Người bán giới thiệu, gia vị này có vị ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và hét giá 400.000 đồng/kg.

    Ghé vào cửa hàng N, người bán giới thiệu ba loại chất siêu ngọt. Loại của Việt Nam sản xuất có giá 85.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp sáu lần bột ngọt; hai loại còn lại là của Nhật, trong đó có một loại sản xuất tại Thái Lan nhưng bao bì in toàn chữ Hoa, có giá 230.000 – 300.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp 20 lần bột ngọt! Người bán mời chào: “Nhiều chỗ bán lẩu, bán phở, hủ tíu, súp mua về nấu lắm. Mua về thử đi, không mất thời gian hầm, nước dùng trong, bảo đảm ngon ngọt, đậm đà”.

    Chúng tôi thắc mắc, giá bột ngọt thường trung bình 50.000 đồng/kg, chất siêu ngọt này có giá gấp khoảng sáu lần làm sao có lời, người bán đáp: “Giá gấp sáu lần nhưng ngọt hơn gấp 20 lần là lời quá còn gì!”

    Đó là những gói bột có màu trắng, mịn, bao bì chỉ in tên thương hiệu và hai dòng chữ Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate. Người bán cho biết, loại này cũng thường bị làm giả, bột giả không trắng mịn, cầm nhẹ tay hơn.

    Chúng tôi mang gói bột siêu ngọt đến phòng thí nghiệm của trung tâm Sắc Ký gặp GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn. Ông cho biết: “Thành phần ghi trên bao bì cho thấy đây là chất tăng vị, không giống bột ngọt. Hiện chưa có quy định ngưỡng sử dụng, tuy nhiên, nếu cho quá nhiều, món ăn sẽ bị đắng”.


    [​IMG]
    Gia vị này ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và được “hét” giá 400.000 đồng/kg.

    Theo tìm hiểu, hai chất Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate gọi tắt là I + G, thực chất là hai chất điều vị có ký hiệu E.631 và E.627. Hai chất này sẽ không phát huy được hiệu quả “ngon ngọt” nếu không kết hợp với bột ngọt. Đồng thời, có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của E.631 và E.627 trong thành phần của bột nêm thông dụng.

    ThS. Bùi Thị Minh Thuỷ, nguyên giảng viên chính khoa công nghệ hoá học và thực phẩm, trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, sau khi nếm thử bột siêu ngọt đã nhận xét: “Có vị nhạt, lợ, cấu trúc không giống bột ngọt nhưng đều có tác dụng lên thần kinh qua cơ quan thụ cảm”.

    Thử nghiệm nấu 10g bột ngọt trong 200ml nước sôi và lượng tương tự bột siêu ngọt, kết quả nước bột ngọt có vị lợ, hơi mặn, trong khi bột siêu ngọt có vị hơi lợ, ngọt nhẹ. Sau khi nếm thử, mặc dù đã uống nước lọc nhưng một lúc sau vẫn còn cảm giác lờ lợ trong miệng, răng hơi ê.

    Ăn rồi chưa chắc biết!

    Điểm gây thắc mắc là ngay cả một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng cũng sản xuất loại bột siêu ngọt này nhưng lại không bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam như các sản phẩm khác của họ. ThS. Minh Thuỷ cho biết: “Đa số nhà sản xuất đều nói sản phẩm của họ không ảnh hưởng sức khoẻ. Nhưng thực tế, các chất này chưa được kiểm tra y tế rõ ràng, chưa nằm trong danh mục cho phép”.

    ThS. Minh Thuỷ cho biết thêm, phải thử nghiệm mới xác định được ngoài hai thành phần ghi trên bao bì còn thêm chất nào nữa không. Một số chất phụ gia tuy có chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nhưng hoá chất sử dụng trong quá trình xử lý có thể vẫn còn dư lượng. Dư lượng hoá chất càng ít thì độ tinh khiết của sản phẩm càng cao. Điểm khó phòng tránh là các chất này không gây ngộ độc cấp tính (không có tác dụng ngay) mà gây ngộ độc mãn tính về sau. Trong khi chưa thể xác định cụ thể tác hại của bột siêu ngọt thì bột siêu ngọt giả còn tác hại hơn vì đó là chất khác nữa và gây tác động khó lường lên cơ thể.

    Những người có khẩu vị nhạy cảm có thể nhận ra sự hiện diện của bột ngọt trong thành phần món ăn và bị một số dị ứng như mỏi cổ, ê gáy, nổi mề đay, khô họng… Trong khi đó, bột siêu ngọt có vị ngọt khó nhận ra và có thể không gây ra những dị ứng tương tự. Hơn nữa, khi đã được pha phối thêm nhiều hương vị khác thì người ăn không thể nào nhận ra… bột siêu ngọt.

    Theo một số đầu bếp, bột siêu ngọt có tác dụng làm tăng hương vị tự nhiên cho món ăn. Vì vậy, phải là người có cái lưỡi tinh tế mới phân biệt được món ăn sử dụng nguyên liệu tự nhiên hay bột siêu ngọt.

    Cách phân biệt nước dùng

    Nước dùng nấu từ xương, rau củ: vị ngọt thoang thoảng, thanh, không gắt, sau khi ăn 5 – 10 phút sẽ không có cái hậu khó chịu đọng lại.

    Nước dùng sử dụng phụ gia hoá chất: không thanh, sau khi ăn khoảng 10 phút, lưỡi có vị ngọt, chát, hậu khó chịu, nhận thấy rõ sau khi uống nước. Bột siêu ngọt cũng giống đường hoá học, sau khi ăn sẽ có cảm giác đọng lợ lợ trong lưỡi.

    Theo Sa Đồng (Sài Gòn tiếp thị)
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Dừa tẩy trắng: NTD có thể bị nhiễm độc

    PGS.TS Nguyễn Trường Luyện (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, lưu huỳnh và axit photphoric được xem là hai trong những chất tẩy trắng mạnh nhất.

    Hiện nay, rất nhiều người chọn những chất hóa học cực kỳ nguy hiểm này để “phù phép” thực thẩm rồi tìm cách bán ra thị trường. Họ đâu biết rằng, chỉ vì một chút lợi nhuận mà nhiều người có thể nhiễm độc.

    Thưa PGS, thời gian qua, nhiều người rùng mình khi báo chí đưa tin về việc phát hiện các thực phẩm được tẩy trắng bằng hóa chất độc hại, trong đó có quả dừa tươi. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?

    - Tôi cũng nghe rất nhiều về những sự việc báo GĐ&XH Cuối tuần đã nêu. Để hút mắt người tiêu dùng, bán được hàng, nhiều người kinh doanh sẵn sàng ngâm, tẩm, tắm phụ gia cho thực phẩm. Chỉ sau mấy giờ ngâm hóa chất, các thực phẩm bẩn, hết hạn sử dụng như được phù phép trở nên tươi ngon, màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, khi người dân ăn vào sẽ bị ngộ độc kép. Nghĩa là, họ vừa bị ngộ độc bởi thực phẩm ôi thiu vừa rước bệnh vì ăn hóa chất. Những cái lợi trước mắt đó đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu người dân. Thời gian qua đã có hàng trăm ca cấp cứu vì ăn phải chất tẩm ướp thực phẩm. Nhưng, những sự việc đau lòng ấy không khiến những người kinh doanh cảm thấy phiền lòng. Hàng ngày hàng giờ, họ vẫn tiếp tục công việc đầu độc đồng loại của mình.

    Trong việc tẩy trắng dừa người ta thường sử dụng hai chất là lưu huỳnh và axit photphoric. PGS có thể giải thích về những phản ứng hóa học trong đó?

    - Khi người ta ngâm, xông đửa để tẩy trắng bằng lưu huỳnh hoặc axit photphoric thì sẽ tạo ra một phản ứng hóa học trong đó. Bởi ở phần xơ của quả dừa có chất Canxi. Khi Canxi kết hợp với lưu huỳnh hoặc axit photphoric sẽ mạ một lớp hóa chất lên vỏ trái dừa. Lúc này, do được bảo vệ bằng hóa chất nên quả dừa sẽ trắng hơn, bền màu và tươi lâu hơn. Axit photphoric rất mạnh, nó có thể phá vỡ lớp vỏ mềm của quả dừa để xâm nhập vào bên trong hòa lẫn với nước dừa. Lúc này, người dân không còn uống nước dừa nữa mà họ đang để hóa chất tràn vào cơ thể.

    Tác hại của các chất hóa học nêu trên khi ngấm vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm như thế nào, thưa PGS?

    - Từ trước đến nay, trong công nghiệp, bột lưu huỳnh được cho vào chảo gang, đốt lửa ở dưới để lưu huỳnh bay hơi diệt côn trùng, vi khuẩn để bảo quản hàng hóa. Khi lưu huỳnh bị đốt cháy thành CO2 sẽ là chất tẩy mạnh tiêu diệt được các vi sinh vật. Các sản phẩm khi xông lưu huỳnh có màu sắc đẹp và để được lâu hơn. Lưu huỳnh được xông với tỷ lệ hợp lý thì tác hại của nó sẽ không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người kinh doanh vì lợi nhuận tẩm ướp, xông hóa chất một cách vô tội vạ để cho màu sắc của nó đẹp hơn. Và khi CO2 vào cơ thể, khí này sẽ gặp hơi ẩm trong phổi tạo thành H2SO3 (axit sunfurơ). Đây là chất ôxy hóa, ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh. Khi tồn dư một lượng lớn trong cơ thể chất này sẽ có khả năng gây ung thư. Còn đồi với axit photphoric, khi đi vào cơ thể với một lượng lớn, tích tụ lâu ngày sẽ sản sinh ra những cặn bã ở thận. Từ những cặn này sẽ tạo thành sỏi thận.

    Tôi được biết, khi bị dị ứng với lưu huỳnh, ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể có các biểu hiện như đau đầu, khó thở, ngạt mũi… Còn ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị tử vong, nhất là ở những người mắc bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính. Và khi ngâm tẩm hóa chất dừa, những người kinh doanh cũng thường xuyên tiếp xúc với lưu huỳnh và axit photphoric cũng dễ mắc bệnh về da và phổi. Bởi vì trong quá trình “phù phép” dừa, họ cũng phải hít lưu huỳnh vào phổi. Chính vì thế, với việc làm này, những hộ kinh doanh không chỉ hại người mà đang rước bệnh về chính gia đình mình.

    Xin cảm ơn ông!

    Dùng hóa chất tẩy trắng dừa cực kỳ nguy hiểm

    Theo GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đối với đồ ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axit phôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưng việc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.


    Theo Bình Phong (Gia đình và Xã hội)
     
  20. susukt

    susukt Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    23/6/2012
    Bài viết:
    2,112
    Đã được thích:
    331
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Tin An toàn vệ sinh thực phẩm.

    Sợ nhưng vẫn phải ăn.Nhưng hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh.
     

Chia sẻ trang này