Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi shop_metit, 8/9/2011.

  1. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    V.
    Như vậy không có nghĩa là Witte cha chỉ dạy ngoại ngữ cho con. Đối với 1 người bình thường, việc thông thạo 6 ngôn ngữ có thể là việc phấn đấu trong cả cuộc đời. Witte lại mới chỉ là 1 đứa trẻ, thế nên dễ khiến người ta nghĩ rằng chắc hẳn cậu bé chỉ có mỗi 1 việc là học ngoại ngữ. Thực tế không phải như vậy. So với những đứa trẻ khác thì thời gian Witte ngồi vào bàn học ít hơn rất nhiều. Cậu có một đời sống rất lành mạnh, vận động nhiều, vui chơi hợp lý. Và ngoài việc thông thạo 6 ngoại ngữ, cậu còn được học cả về thực vật học, động vật học, vật lý, hóa học, toán học.
    Ngay từ khi được 3, 4 tuổi, Witte con đã được cha dẫn đi dạo mỗi ngày ít nhất 2 tiếng. Trong thời gian đó, Witte cha vừa đi bộ vừa nói với con rất nhiều điều. Đi qua cánh đồng hoa ông cũng phân tích cho con nghe, cái này là gi, cái kia là gì. Bắt được con côn trùng nhỏ ông cũng giảng giải những hiểu biết của mình cho con. Từng viên đá, từng cọng cỏ đều là tư liệu để ông giảng bài. Ông tuyệt đối không bắt ép mà luôn tạo hứng thú cho con. Ông cũng không dạy theo hệ thống, cái này là thực vật học, cái kia liên quan đến động vật học… Ông đưa những tri thức, những hiểu biết phù hợp với những thứ mà con có hứng thú trong khi đi dạo. Nhờ đó về sau, khi đọc sách về thực vật học, động vật học, Witte con không mất mấy thời gian để thấu hiểu.
    Bí quyết dạy của ông là tạo cho con hứng thú và khuyến khích con đưa ra những câu hỏi, sau đó việc của ông là trả lời. Khác với chúng ta, khi con 2,3 tuổi và bắt đầu biết đặt câu hỏi thì luôn than phiền là con ồn ào, nhiều chuyện và thường trả lời đại khái cho xong chứ không tận tình giải thích. Chính điều này là giết chết năng lực của trẻ, để rồi khi con bắt đầu đi học lại kêu ca “sao con mình thành tích học tập không cao…” Witte cha thì không bao giờ như thế, ông nhất thiết không để con muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, hiểu thế nào thì hiểu, kiên quyết không truyền đạt cho con những kiến thức sai lệch. Nếu gặp phải câu hỏi mà ngay cả bản thân mình cũng không nắm rõ, ông cũng không ngần ngại thừa nhận mình không biết, sau đó 2 cha con sẽ đi tìm hiểu trong sách hoặc đến thư viện. Điều này tạo cho con thói quen tìm tòi những kiến thức chính xác, gạt bỏ thói đại khái, giản tiện trong học tập nghiên cứu.
    Đối với môn địa lý, Witte cha dạy con bằng cách đưa con đi dạo vòng quanh khu làng, bằng cách này giúp Witte con có thể hiểu được cơ bản về các vùng lân cận. Vừa hay trong làng có một ngọn tháp cao, 2 cha con ông mang theo giấy bút, trèo lên tháp, từ đó có thể nhìn ra 4 phía. Ông giảng giải cho con phía này là gì, phía kia là gì, dựa vào đó 2 cha con cùng nhau vẽ một bản đồ sơ lược. Sau đó họ lại tiếp tục đi dạo, dần dân vẽ thêm đường đi, rừng núi, sông suối, dần dần hoàn thành bản đồ của các vùng lân cận. Xong xuôi ông mua 1 tấm bản đồ chuẩn, đối chiếu với bản đồ đã vẽ, sửa lại những chỗ chưa đúng, nhờ đó Witte con đã có khái niệm về bản đồ địa lý.
    Vật lý và hóa học cũng được ông dạy theo cách tương tự. Với môn thiên văn học ông được sự giúp đỡ của nhà quý tộc Zekkendoruf. Gọi là nhà quý tộc, nhưng thực chất người này là một học giả. Ban đầu ông và Witte cha không quen biết, nhưng vì nghe nhiều người đồn đại về Witte nên tìm đến xem thử. Đến nơi ông nhận thấy trình độ học lực của Witte còn hơn cả lời đồn đại rất nhiều, và ông đặc biệt lấy làm thú vị. Ông gọi Witte con đến nhà, tận tình chỉ bảo cho cậu bé bằng kính viễn vọng của mình. Dụng cụ nghiên cứu của ông, ngoài những thứ liên quan đến thiên văn học còn có cả về Vật lý và Hóa học, hơn nữa còn rất nhiều sách. Witte con được ông cho phép sử dụng tất cả chúng, nhờ đó cậu học ngày càng tiến bộ.
     
    Đang tải...


  2. Me Tung Lam

    Me Tung Lam Guest

    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Sách rất ý nghĩa, mình cũng đang dạy con ngôn ngữ như vây, nhưng kết quả chắc phải đợi sau này con lớn mới biết được,mình đang chờ mẹ nó post tiếp đây.
     
    hoangtuan123 thích bài này.
  3. www.quanaobigsizevn.com

    www.quanaobigsizevn.com Quần Áo Big Size Hà Nội

    Tham gia:
    16/9/2011
    Bài viết:
    1,965
    Đã được thích:
    579
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Đây là cuốn sách rất hữu ích, em đã từng đọc nhưng chưa có cơ hội áp dụng
     
    hoangtuan123 thích bài này.
  4. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình mới đọc và post đến đây, nhưng mình thấy ông Witte cha luôn dạy con mọi lúc trong giao tiếp hàng ngày từ việc dắt con đi dạo và giải thích cặn kẽ mọi thứ, rồi đọc sách hay dạy cho con 1 từ nào đó bằng nhiều giọng điệu khác nhau.... như vậy mình thấy đâu phải chúng ta có ít cơ hội phải không? Chỉ là hãy cố gắng nỗ lực quan tâm đến vấn đề này hơn mà thôi. Xin lỗi vì mình cũng không hiểu rõ ý bạn lắm, vì bạn có con nhưng chưa có cơ hội áp dụng hay chưa có con để áp dụng nhỉ? hi hi
     
    hoangtuan123 thích bài này.
  5. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    VI. Điểm đáng chú ý trong phương pháp giáo dục của Witte cha là ở chỗ ông coi trọng việc mở rộng tầm hiểu biết cho con hơn là nhồi nhét học vấn vào đầu con, và ông luôn tận dụng mọi cơ hội để làm việc đó.
    Thí dụ đứng trước một tòa nhà cao, ông sẽ nói với con đây là cái gì, là nơi họ làm những việc gì…; đứng trước 1 tòa thành cổ ông sẽ kể lại về lịch sử của nó…Từ khi Witte con 2 tuổi, ông đã đưa con đi khắp nơi, cả từ đi mua sắm, thăm hỏi bạn bè, đến xem các buổi lễ hội âm nhạc, vũ kịch. Lúc rỗi rãi ông lại đưa con đi viện bảo tàng, bảo tàng mỹ thuật, vườn bách thú, bách thảo, thậm chí cả công trường, hầm mỏ, bệnh viện, nhà dưỡng lão. Sau khi từ các nơi đó trở về, ông để con tự nói lại tỉ mỉ hoặc kể lại cho mẹ. Vì thế ngay trong lúc đi xem, Witte rất biết chú ý quan sát và lắng nghe lời thuyết giảng của cha cũng như của những người hướng dẫn viên tại đó. Khi Witte 3 tuổi ông bắt đầu đưa con đi du lịch khắp nơi, và đến 5 tuổi thì cậu bé đã đi hầu hết các thành phố lớn của Đức.
    Trên đường đi 2 cha con cùng leo núi, đến các khu danh lam thắng cảnh, thăm viếng các khu mộ cổ. Ở mỗi điểm du lịch ông đều bảo con viết thư kể cho mẹ và những người thân, đến khi về nhà lại kể lại lần nữa. Witte cha không bao giờ tiếc tiền bạc và công sức để trau dồi tri thức cho con, thậm chí ông sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để Witte được 1 nhà ảo thuật cho xem bí quyết của mình. Qua đây ta có thể thấy Witte cha tâm huyết với việc nuôi dạy con đến mức nào.

    VII. Witte cha hầu như không mua đồ chơi cho con. Ông cho rằng, trẻ không thể dựa vào đồ chơi mà nhớ được sự vật, và cứ cho trẻ chơi đồ chơi rồi lại ném đi là 1 sai lầm. Trên thực tế Witte con từ khi còn rất nhỏ đã biết đọc sách, quan sát sự vật, và không cần tiêu thụ thời gian rảnh rỗi vào việc chơi đồ chơi. Thành ngữ “Nhàn cư vi bất thiện” không chỉ đúng với người lớn mà cả trẻ con cũng vậy. Nếu cứ có đồ chơi rồi lại ném đi sẽ khiến trẻ thấy nhàm chán, bực mình, rồi sẽ phá hỏng, rồi lại quấy khóc. Witte cha cho rằng điều đó sẽ hình thành thói ưa phá hoại trong tính cách trẻ sau này. Ai cũng biết rằng khi trẻ chán sẽ dẫn đến bực bội, và sẽ thường nhằm vào đồ chơi, hoặc có thể là những thứ xung quanh, dù là cái gì thì kết quả cũng không hề vui vẻ. Sân của gia đình Witte được sửa lại để thành 1 khu vui chơi khá rộng cho Witte, sâu 60cm, rải sỏi, xung quanh trồng nhiều loại cây và hoa. Rải sỏi là để nếu mưa cũng sẽ nhanh khô, và có thể ngồi mà không bẩn quần áo. Ở đấy Witte con có thể tìm hiểu các loài hoa, côn trùng. Witte cha cho rằng, gần gũi với thiên nhiên là điều quan trọng nhất trong giáo dục.
    Nói về đồ chơi, Witte con có 1 bộ là đồ dùng trong nhà bếp. Bởi vì trẻ con thường thích bắt chước người lớn, và những công việc trong nhà bếp là cái mà trẻ đặc biệt thích nhúng tay vào. Người lớn chúng ta thường cho rằng trẻ làm thể chỉ vướng chân, nhưng thực tế nếu làm tốt thì cũng là 1 cách mở rộng tri thức cho trẻ. Witte cha rất quan tâm đến điều này, đó là lý do vì sao ông chuẩn bị cho con 1 bộ đồ chơi là dụng cụ nhà bếp.
    Mẹ của Witte cũng không giống như nhiều người mẹ khác. Bà thường vừa làm bếp vừa tận tình trả lời các câu hỏi của con. Sau đó bà hướng dẫn để con làm món ăn với các đồ chơi. Ví dụ, bà đóng vai trò người làm bếp, Witte là chủ nhà. Người làm bếp sẽ được yêu cầu làm nhiều việc, còn chủ nhà thì đưa ra mệnh lệnh. Nếu mệnh lệnh không hợp lý thì chủ nhà sẽ bị biến thành người làm bếp. Khi Witte thành người làm bếp thì mẹ sẽ là người ra lệnh, như là: bây giờ sẽ làm món này, món kia, hãy ra vườn lấy nguyên liệu về… , nếu lấy sai sẽ không được làm đầu bếp nữa. Những trò chơi có tính chất đóng kịch như thế của Witte rất nhiều, và người chỉ đạo luôn luôn là mẹ. Hai mẹ con có lúc diễn lại những cảnh trong sách lịch sử, có lúc lại chơi trò đi du lịch tới những nơi mà đã từng đi qua. Nhờ đó củng cố lại kiến thức về lịch sử và địa lý cho Witte.
    Mẹ Witte kể lại như thế này: “Lần đó, Karl là mẹ, còn tôi là con. Karl là người đưa ra mệnh lệnh. Có những việc tôi cố ý làm rất tốt, có cái lại chẳng làm gì. Nếu Karl không để ý đến điều đó thì sẽ bị thua và không đc làm mẹ nữa. Nhưng Karl đã phát hiện ra và góp ý với tôi rất nghiêm túc, tôi xin lỗi và hứa lần sau sẽ chú ý hơn. Sau đó tôi lại làm điều ko được phép, Karl cũng mắng tôi giống hệt điệu bộ của tôi. Lần khác, Karl làm giáo viên, tôi làm học sinh. Tôi cũng cố ý mắc những lỗi mà Karl hay mắc phải, và Karl cũng nghiêm khắc mắng tôi. Với trò chơi này, Karl tránh được những việc chưa tốt thường ngày.”
     
  6. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Thực sự rất ngưỡng mộ người cha của cậu bé này. Ngày nay thường các ông bố hay phó thác việc dạy dỗ con cái cho vợ mình.
    Mình còn rất thích đoạn này nữa, đây thực sự là những người đàn ông có trách nhiệm:
    (Trích lời của Ervecius) Người đàn ông trước khi trở thành một người cha cần phải rèn luyện bản thân, chuẩn bị tinh thần một cách tốt nhất, đồng thời người phụ nữ được lựa chọn làm bạn đời cũng phải là một người thông minh, có sức khỏe, có tâm hồn và có trái tim lương thiện.
    Khi người vợ mang thai là phải bắt đầu cùng nhau cải tổ lại cuộc sống (lưu ý là cả vợ và chồng chứ không phải chỉ riêng người vợ). Nghĩa là, phải tạo lập 1 cuộc sống “sạch”, tránh các chất kích thích, uống nước sạch, thường xuyên ra ngoại ô hít thở bầu không khí trong lành, luôn tười cười vui vẻ, hòa nhã với mọi người, giữ cho tinh thần được thư thái yên ổn.
     
  7. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    em cũng có chung quan điểm như người cha này( chắc vì em đọc sách nhiều nên cũng ngấm 1 phần cách dạy của phương tây) : không quá chiều chuộng con, con sai thi nói con sai không được phép đổ lỗi. VC em cũng cố gắng cho con tiếp xúc xã họo và gần gũi thiên nhiên . Bé nàh em đã biết chỉ con sư tử trong hàng loạt ảnh đông vật ba treo trên tường( cái này làm em vui lắm). Bé nhà em đã 5 tháng rồi. EM cố gắng dạy con từ sớm đấy các mẹ . Không biết biết kết quả ra sao
     
    hoangtuan123 thích bài này.
  8. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    người lớn cần phải hướng trái tim mình theo trẻ thì mới dạy được trẻ

    Em thích câu nói này, đúng là chúng ta phải cố gắng hòa nhịp với tái tim con trẻ thì mới có thể gần gũi, hiểu... và từ đó mình mới dạy được con
     
    hoangtuan123shop_metit thích.
  9. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Bé coca nhà em thích ngắm nghía mọi vật lắm. em nghĩ đứa trẻ nào cũng thề. EM hay chỉ cho con vật đó là vật gì mỗi khi con nhìn 1 vật gì đó. hàng xóm ngạc nhiên và hay nói:" nó còn bé quá chẳng hiểu gì đâu" . Nhưng em thay kệ mà cố gắng nói với con. Rất may chồng và bà ngoại rất ủng hộ
     
    hoangtuan123 thích bài này.
  10. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    uhm, tư tưởng người VN mình nhiều khi vẫn vậy, ăn sâu vào thành thói quen rồi không sửa được hay sao ấy. Mình cứ dạy con cái gì nhiều khi ÔB lại: nó còn bé đã biết cái gì..., rồi "thế mới là trẻ con". Hôm nọ OX vừa nói chuyện định đi mua bộ bàn ghế tử tế về cho con ngồi học đã bị mắng "mới tí tuổi đầu học cái gì, mua về cho chật nhà" (tí gần 4 t rồi ạ). Bực ghê ấy nhưng mà kệ thôi, con mình thì mình phải dạy. Không lẽ lúc con muốn tô màu hay đọc sách lại bò lăn ra sàn nhà?
     
  11. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    đúng đó chị, em cũng quan niệm như với chị. Chỉ có cha mẹ là chịu trách nhiệm chính cuộc đời con mình nên mình thấy đúng cứ làm. 4t là em bé bắt đầu học được nhiều thứ lắm rồi
     
  12. soledad_6688

    soledad_6688 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/4/2009
    Bài viết:
    1,688
    Đã được thích:
    314
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình cũng nghĩ như bạn, muốn con hay, tốt thì phải giáo dục từ sớm. Tất nhiên là không ép con vẫn để thời gian con chơi thoải mái, sẽ học dần dần mỗi ngày một ít
     
  13. BillcuaME

    BillcuaME Thành viên tích cực

    Tham gia:
    11/4/2011
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    148
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Đánh dấu topic hay quá mà hôm nay mới biết ,tối sẽ ngâm cứu luôn .Cảm ơn chủ top nhé đã sưu tầm đc sách hay và hữu ích
     
    shop_metit thích bài này.
  14. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    em cũng nghĩ là sau này con đi học cũng đừng gò ép con chuyện học hành quá, thấy tụi nhỏ bây giờ đi học sợ quá
     
  15. mequanglong

    mequanglong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/9/2010
    Bài viết:
    7,559
    Đã được thích:
    2,553
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Vote cho tài liệu này, mình ngâm cứu nhiều cơ mà cái tính nóng nảy nên áp dụng được ít
     
  16. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Hôm nay vào thấy mọi người ủng hộ vui quá đi, dạo này mình rất bận nên ít thời gian chăm sóc topic, sẽ cố gắng hơn nữa cả nhà nhé
     
  17. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Chương 3: Anh em Thomson - Mill – Goethe được giáo dục như thế nào?
    I.
    Cha của Witte đã lưu lại phương pháp giáo dục của mình. Nếu như cha của Thomson và Mill cũng ghi lại phương pháp giáo dục của họ thì sẽ có ích cho chúng ta biết bao. Chính vì ông không ghi chép lại nên chúng ta không thể hiểu tường tận về phương pháp giáo dục mà anh em nhà Thomson và Mill đã được tiếp thu. Tuy nhiên sau đây tôi sẽ giới thiệu những hiểu biết của mình về phương pháp này.
    Cha của anh em Thomson tên là James Thomson như đã nói trên. Anh em Thomson được sinh ra khi cha của họ đang là giáo sư của một trường chuyên ngành ở Beltfast (Một thành phố trung tâm của Bắc Ireland). Cũng giống như cha của Witte, khi anh em Thomson vừa biết nói là ông bắt đầu dạy họ. Phương pháp này được bắt đầu bằng cách truyền sự đam mê qua ngôn ngữ.
    Sau đây là chuyện kể của người chị Thomson:
    Trước mỗi bữa sáng cha Thomson dắt 4 anh em đi dạo. Trong khi đi dạo thể nào ông cũng có 1 câu chuyện thú vị để kể cho các con. Và ông sắp xếp sao cho cả bốn người con đều lần lượt được nắm tay cha, điều này đã làm cho anh em Thomson rất hạnh phúc.
    Anh em Thomson thích thú lắng nghe những câu chuyện của cha. Cha họ kể về những chuyến vượt biển đến Ấn Độ - Trung Quốc. Những chuyến ngược sông Nile gặp người da đen. Những chuyến thám hiểm sâu trong lục địa châu phi gặp sư tử, voi. Chuyện cưỡi lạc đà du lịch qua sa mạc. Thám hiểm vùng băng tuyết ở Bắc Cực. Phiêu bạt trong cánh rừng hương ngào ngạt ở Sri Lanka. Quay trở về mấy ngàn năm trước cùng với người Spartan tấn công thành Troy. Hay lên thuyền của Odysseus (một nhân vật trong chuyện cổ của Anh) và lạc trên biển. Tham gia vào đội quân của Alexander viễn chinh châu Á.
    Qua câu chuyện kể của người chị thì cha họ đã làm điều giống như cha của Witte đã từng thực hiện. Cha họ không nói chuyện một mình, ông kích thích trí tưởng tượng của các con, giúp con cùng tham gia vào câu chuyện. Bằng phương pháp này ông đã dạy ngôn ngữ cho anh em Thomson và làm phong phú kiến thức của họ. Ông còn tận dụng thời gian trong bữa ăn nói chuyện rất nhiều với con.
     
  18. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Đôi khi ta có thể khiến con yêu hạnh phúc vô cùng chỉ với một cái nắm tay. Có gì cao sang hay xa vời vợi đâu phải không các mẹ?
    Yêu con nhiều lắm!
     
  19. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    II. Ông James Mill cha của Mill là học giả nổi tiếng trong các lĩnh vực triết học, kinh tế, lịch sử hơn nữa ông cũng là nhà tâm lý học nổi tiếng.Hình như từ việc nghiên cứu tâm lý ông đã nhận ra rằng giáo dục từ sớm là điều cần thiết. Tuy nhiên cũng giống như cha của anh em Thomson ông không để lại tài liệu nào về phương pháp giáo dục của mình, đây là điều rất đáng tiếc.Nhưng trong tự truyện của mình Mill đã ghi lại phương pháp giáo dục mà ông được thụ hưởng thời thơ ấu.
    Trích tự truyện “Tôi đã sống một cuộc sống không có những sự kiện đặc biệt, đó thật sự là một cuộc sống cự kỳ đơn điệu. Chính vì vậy khi đọc tự truyện của tôi chắc người khác sẽ không thấy thú vị. Gần đây giáo dục của nước nhà đang được tiến hành nghiên cứu, tôi viết tự truyện này vì nghĩ rằng phương pháp giáo dục mà cha tôi tiến hành sẽ có ích cho các nhà nghiên cứu.
    Tôi đã được nhận một sự giáo dục khác thường từ cha mình. Thông thường trẻ em sẽ tiêu phí khỏang thời gian thơ ấu của mình. Nhưng nếu nhìn từ phương pháp giáo dục mà tôi được tiếp nhận thì những đứa trẻ có thể sẽ tiếp thu được một lượng tri thức khổng lồ ở thời kì thơ ấu thường bị bỏ qua một cách lãng phí này.”
    Đọc trích đọan trên có lẽ bạn đã hiểu mục đích viết tự truyện của Mill. Tuy nhiên nếu có được ghi chép từ người dạy sẽ tốt hơn những ghi chép của người học.
    Mill được sinh vào năm 1806, theo tự truyện của Mill thì từ năm 3 tuổi ông đã được học tiếng Hy Lạp, nên có thể đóan rằng ông được học tiếng mẹ đẻ từ 1,5 tuổi. Ông học tiếng Hi Lạp bắt đầu bằng việc nhớ những từ ngữ thông thường.Cha Mill làm cho ông những tấm bìa cứng ghi những câu ngắn và nghĩa của nó.Theo đó Mill đã nhớ được những câu ngắn thông thường. Sau khi nhớ được những câu ngắn Mill bị bắt đọc sách tiếng Hi Lạp ngay cho dù cậu không hiểu. Những truyện Mill đọc đầu tiên là “Ngụ ngôn Aesop”,tiếp đến là “Tòng quân ký ” của Xenophon. Giống như cha của Witte, cha của Mill cũng không dạy ngữ pháp, ông chỉ dạy ngữ pháp cần thiết khi không thể không dạy.
    Quyển sách đọc tiếp theo là lịch sử của Merodotos, “Bảo Điển” của Xenophon và “Ngôn hành lục của” Socrates, - “Tự truyện của triết gia”của Diogenes,Laertius, Trước tác của Licien. Ông cũng từng phải đọc “Đối thọai” của Platon, nhưng kết cục theo ông là không hiểu gì.
    Cha Mill viết sách nên rất bận rộn, hơn nữa ông lại là người rất nóng tính. Vì vậy ông đặt bàn học của Mill gần nơi mình làm việc và cho Mill học, lúc đó trên bàn học chỉ có từ điển Hy Lạp – Latinh, không có từ điền Hy lạp –Anh, Do Mill chưa biết tiếng Latinh nên phải hỏi cha ý nghĩa của rất nhiều câu đơn giản. Dù là người nóng tính và công việc rất bận rộn nhưng cha Mill đã dạy Mill rất chu đáo. Qua đó có thể thấy rằng cha Mill rất tận tâm trong việc dạy con mình.
    Tuy nhiên có thể coi phương pháp giáo dục của cha Mill là hơi khác thường, có ý kiến cho là học lệch. Ông đã không dạy những điều gần gũi với thiên nhiên như cha của Witte.
    Witte học rất nhiều từ thiên nhiên còn Mill học chủ yếu từ sách.Hơn nữa ngòai học tiếng Hy Lạp, Mill chỉ được học toán. Và toán cũng không được chú trọng lắm nên Mill chỉ học môn này vào buổi tối. Ban ngày ngòai đọc sách tiếng Hy Lạp Mill còn đọc rất nhiều sách tiếng mẹ đẻ.
    Mỗi ngày cha Mill dắt cậu đi dạo trước bữa sáng. Việc đi dạo này không chỉ nhằm giáo dục Mill mà còn vì sức khỏe của cha Mill. Cha Mill luôn vận động vì sức khỏe của mình.
    Trong khi đi dạo ông thường hỏi và bắt Mill nói về những quyển sách cậu đã đọc hôm trước. Chính vì vậy khi đọc sách Mill luôn ghi chép lại để có thể nói chuyện với cha. Mỗi buổi sáng Mill vừa nhìn những ghi chép này vừa nói chuyện với cha. Cha Mill vừa nghe vừa hỏi lại, sửa những chỗ sai, giải thích thêm những chỗ còn thiếu.
    Trong giai đoạn này, những sách Mill đọc phần lớn là sách lịch sử bắt đầu bằng sách của Robertson, Hume, Gibbon, Mill đặc biệt thích “Thế hệ thứ 2 và thế hệ thứ 3 của dòng họ Philip” của Waston. Lịch sử Roma của Hooke .
    Mill thường đọc đi đọc lại bản dịch tiếng Anh “Lịch sử cổ đại” của Roland, bản dịch tiếng Anh “ Truyện các anh hùng Hy Lạp” của Plutarchus. Ngòai ra Mill còn đọc rất nhiều các sách khác, các truyện ký, truyện thám hiểm, nhật ký hàng hải.Cha Mill rất ít khi cho con đọc tiểu thuyết nhưng những truyện nổi tiếng như Robinson Crusoe, Nghìn lẻ một đêm, Donkihote ...Mill đều đã đọc. Đây là những sách mà Mill đã đọc cho đến 7 tuổi.
    Như vậy, Witte con, với các trò chơi của mình, đã được bắt chước hầu hết các phương diện trong đời sống con người, và tất cả những việc này đều diễn ra từ khi rất nhỏ. Đó là vì ngay từ khi đó Witte cha đã nỗ lực phát triển 5 giác quan của con thông qua các trò chơi, theo đúng như tư tưởng của Monteski ngày nay.
    Trò chơi của trẻ con ko nên chỉ là một việc vô ích, mà phải thông qua đó giúp trẻ sự dụng được cái đầu. Như thế trẻ cũng sẽ không thấy chán và không quấy khóc. Witte cha nói rằng “Con trai tôi, dù chỉ có rất ít đồ chơi nhưng vẫn không bao giờ thấy buồn tẻ, mà ngược lại, luôn vui vẻ hạnh phúc với số đồ chơi đó.”
     
  20. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Khi bé mới 1,5 tuổi mình đã mua đĩa "Bé yêu biết đọc" và cho bé xem đi xem lại hàng ngày. Bà nội bé ban đầu cho đó là việc làm vô ích nhưng chỉ đến khi mình cắt những tấm bìa cứng và viết những từ trong đĩa lên trên đó, bé có thể nhớ và đọc lại mấy chục từ khác nhau, bà đã thực sự kinh ngạc. Rồi sau đó khi có khách bà thường hay lôi các tấm thẻ ra để bé đọc (người già thường thích khoe, mình thì không thích chuyện này lắm). Nhưng quả thực mình đã áp dụng thực tế và thấy rất hiệu quả, nên chia sẻ cùng mọi người. :)
     

Chia sẻ trang này