Tranh luận: 4 Bệnh Viêm Âm Đạo Thường Gặp

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ngocbaolam, 12/9/2018.

  1. ngocbaolam

    ngocbaolam Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/3/2018
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Viêm âm đạo do nấm, do trùng roi, do nhiễm tạp khuẩn và trực khuẩn là 4 bệnh viêm âm đạo thường gặp nhất ở phụ nữ. Do âm đạo có cấu tạo mở, khi viêm nhiễm kéo dài có thể lây lan sang cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, …

    4 bệnh viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ
    Bình thường trong âm đạo luôn có dịch tiết gọi là huyết trắng. Huyết trắng chịu ảnh hưởng bởi nội tiết trong cơ thể. Trước dậy thì, huyết trắng rất ít hay không có. Khi dậy thì và sau dậy thì buồng trứng hoạt động, bắt đầu có nội tiết sinh dục, lúc đó có huyết trắng sinh lý.

    Huyết trắng sinh lý là chất dịch màu trắng, không hôi, không ngứa, thường tiết ra nhiều trong những ngày rụng trứng (giữa chu ky kinh). Trong huyết trắng có rất nhiều loại vi khuẩn, chiếm đa số là Lactobacillus (trực trùng Gram +) giúp ổn định pH môi trường âm đạo, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Huyết trắng sinh lý không cần điều trị.

    Khi viêm âm đạo sẽ có hiện tượng khí hư đổi sang màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi, ngứa, nóng rát ở bộ phận sinh dục, đau rát khi quan hệ, …, đó là triệu chứng bệnh lý do viêm âm đạo.

    Tìm hiểu 4 bệnh viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ
    1. Viêm âm đạo do nấm Candida albicans

    Candida là một loại nấm men thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa và trong âm đạo của người và động vật. Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng chủ yếu ở da, niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có thể dễ dàng bị nấm Candida ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Chiếm đến 90% số ca viêm âm đạo do nấm gây ra.

    [​IMG]

    (Viêm âm đạo do nấm Candida albicans)

    Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo do nấm Candida albicans:
    – Cảm giác ngứa ngáy và rất ngứa bên trong vùng kín và có thể tăng dần lên theo thời gian nhiễm và kèm theo những biểu hiện khác.
    – Huyết trắng ra lợn cợn như bã đậu, sánh đặc, soi gương thấy có mảng trắng bám thành ngoài âm đạo, rất khó rửa sạch, đi vệ sinh có thể thấy đục như nước gạo.
    – Niêm mạc âm đạo sưng và tấy đỏ bất thường.

    Lưu ý khi điều trị

    Bệnh có thể tái lại nhiều lần và lây nhiễm cho chồng. Viêm âm đạo dạng này tuy không nguy hiểm nhưng thường bị tái lại nếu không chữa triệt để. Cần kiên trì điều trị theo đúng liệu trình đến khi khỏi hoàn toàn để đạt hiệu quả ngăn ngừa bệnh tái lại cao hơn.

    2. Viêm âm đạo do trùng roi – Trichomonas vaginalis
    – Viêm âm đạo do ký sinh trùng có tên Trichomonas vaginalis. Trùng roi ký sinh ở âm đạo, trong dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục, gây nên các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục.
    – Ngoài âm đạo, trùng roi còn ký sinh ở những nơi khác như buồng trứng, vòi trứng, tử cung, niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận… để gây bệnh. Trùng roi có thể ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất ở âm đạo và dễ gây ra viêm nhiễm.

    [​IMG](Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas vaginalis)

    Viêm âm đạo do trùng roi là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục. Ở nam giới, trùng roi cũng có thể gây viêm đường sinh dục nhưng triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, bệnh có thể tiềm ẩn do khả năng đề kháng ở nam giới tốt hơn.

    Dấu hiệu nhận biết
    Khi bị viêm âm đạo do trùng roi thường có những biểu hiện:
    – Ngứa nhiều ở âm đạo, âm hộ.
    – Khí hư ra nhiều, có dịch mủ vàng hoặc xanh, có bọt.
    – Nặng mùi, âm đạo bị đau, sưng đỏ.

    Lưu ý khi điều trị
    Bệnh trùng roi âm đạo do Trichomonas vaginalis nếu không được phát hiện, chữa trị kịp, tình trạng viêm âm đạo kéo dài lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như: viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, vòi trứng, bị rong kinh. Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp do trùng roi tiết ra chất nhày, tạo thành nút bao bọc và bít kín cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể thụ thai được.

    Trùng roi còn hút chất dinh dưỡng và vô hiệu hóa tinh trùng dẫn đến tình trạng hiếm muộn và vô sinh ở nam giới. Trường hợp quan hệ không dùng bao, nếu vợ hoặc chồng bị nhiễm bệnh thì cả 2 vợ chồng cần trị bệnh cùng lúc mới có thể hết hẳn và ngừa tái lại lâu dài.

    Chị em bị viêm âm đạo ở dạng 1 và 2 hãy gọi đến Phòng dược sĩ tư vấn để được hướng dẫn cách trị cho cả 2 vợ chồng.

    3. Viêm âm đạo do tạp khuẩn
    Thường xảy ra do mất cân bằng vệ sinh trong môi trường âm đạo, sức đề kháng kém, phụ nữ mang thai, dùng thuốc kháng sinh, rối loạn nội tiết tố, do đặt thuốc âm đạo kéo dài (trị viêm nhiễm khác khiến môi trường âm đạo mất cân bằng dẫn đến viêm âm đạo do tạp khuẩn)

    [​IMG]

    Dấu hiệu nhận biết
    – Khí hư ra nhiều,
    – Khí hư rất nặng mùi.
    – Kèm theo các biểu hiện ngứa ngoài âm đạo, khó tiểu, buốt rát cơ quan sinh dục,..

    4. Viêm âm đạo do trực khuẩn
    Viêm âm đạo do trực khuẩn là viêm nhiễm do vi khuẩn, là một trong các bệnh viêm nhiễm âm đạo thường gặp ở phụ nữ

    Nguyên nhân gây bệnh: Như dạng 3
    [​IMG]
    Dấu hiệu nhận biết

    – Huyết trắng nhiều, có màu xám hay trắng như sữa.

    – Không ngứa nhưng có mùi hôi tanh nhất là sau giao hợp, lúc rụng trứng và lúc có kinh. Đau rất nhiều khi quan hệ tình dục kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt…

    Thông thường chị em ra khí hư nhiều, ngứa, nặng mùi, đau rát (khí hư không vón cục, lợn cợn) là do viêm âm đạo ở 2 dạng này. Viêm âm đạo do tạp khuẩn hoặc do trực khuẩn không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để tái lại nhiều lần trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, xảy ra các biến chứng như: Viêm vùng chậu, nhiễm trùng các phần phụ của bộ phận sinh dục nữ như: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

    Nhiều trường hợp viêm âm đạo do viêm do viêm cổ tử cung kéo dài gây ra, nghĩa là khi siêu âm sẽ thấy biểu hiện vừa bị viêm cổ tử cung vừa viêm cả âm đạo.

    Khi viêm âm đạo các dạng trên đều có thể trị hết hẳn và ngừa tái lại hiệu quả và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để tái lại nhiều lần, bệnh sẽ có nguy cơ lan đến toàn bộ phận, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến vô sinh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non, sinh ra trẻ nhẹ cân hoặc bị viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm phổi.

    Cân bằng môi trường âm đạo- ngừa tái lại sau khi điều trị:

    – Sau mỗi đợt điều trị âm đạo mất cân bằng nghiêm trọng, nên dùng Lady Balance đặt để lấy lại các vi khuẩn có lợi cho âm đạo

    – Cần uống bổ sung vi khuẩn có lợi Lactobacillus acidophilus dạng viên nang, ngày 2 viên trong vòng 2 tuần đến 1 tháng, để giữ cân bằng cho môi trường âm đạo.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngocbaolam
    Đang tải...


Chia sẻ trang này