4 Nguyên Tắc Vàng Cha Mẹ Cần Nắm Rõ Khi Con Cái Bước Vào Tuổi Dậy Thì

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Minh Tuyền hp, 20/12/2019.

  1. Minh Tuyền hp

    Minh Tuyền hp Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/12/2019
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tuổi teen hay còn gọi là tuổi dậy thì – là bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người. Ở độ tuổi này, con có sự thay đổi rất lớn về tâm sinh lý, con đã biết thể hiện cái tôi của mình. Vì thế trong cuộc sống nảy sinh rất nhiều vấn đề khiến bố mẹ đau đầu, bối rối không biết nên xử sự thế nào cho đúng.

    Cho dù mỗi rắc rối, mỗi câu chuyện của con có những nguyên nhân cụ thể và giải pháp khác nhau, nhưng rốt cuộc vẫn có những nguyên tắc chung giúp bố mẹ có cách cư xử phù hợp để giúp con ngày một trưởng thành hơn. Dưới đây là 4 nguyên tắc cơ bản mà người cha, người mẹ nào cũng cần phải nắm rõ trong quá trình giáo dục con cái.

    [caption id="attachment_63964" align="aligncenter" width="800"][​IMG] nuôi con tuổi dậy thì[/caption]
    Tôn trọng con
    Khi con bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, con đang dần hình thành nhân cách độc lập, không còn là cô bé, cậu bé “gọi dạ bảo vâng” như trước đây nữa. Bố mẹ cần hiểu tâm lý này để luôn cư xử với con bằng thái độ tôn trọng.

    Sự tôn trọng con thể hiện ở những việc như:

    • Lắng nghe ý kiến của con;
    • Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cách cư xử của con;
    Các biện pháp bố mẹ đưa ra để áp dụng với con cần phải được giải thích, phân tích rõ ràng;

    • Không xâm phạm vào “khoảng trời riêng” của con.
    • Tôn trọng cá tính riêng của con. Bạn chỉ nên giúp con biết cách cư xử thế nào cho đúng và thể hiện bản tính riêng một cách phù hợp.
    • Biện pháp khen thưởng, kỷ luật được thực hiện một cách hợp lý. Trước các kết quả tốt hoặc sự tiến bộ của con, bạn nên khen ngợi, thậm chí là thưởng cho con. Điều này có tác dụng khích lệ lớn, giúp con thêm tự tin.
    • Còn khi con phạm lỗi, nếu cần thiết phải phạt thì cách làm của bố mẹ phải vừa có lý có tình, vừa kiên quyết để con nhận ra lỗi của mình vừa “tâm phục khẩu phục”. Có điểm cần lưu ý là không được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể của con. Ví dụ: Nếu con không làm đủ bài tập thì phạt con phải dọn dẹp nhà cửa… chứ không áp dụng hình phạt theo kiểu bắt con phải đứng ngoài cửa cho hàng xóm biết hay thậm chí là phạt không cho con ăn. Nếu không để ý đến cách thực hiện thì có thể bố mẹ sẽ làm con bị tổn thương.
    [​IMG]

    Hiểu con
    Hiểu con để tăng sự gắn kết
    Bạn có thể hiểu con bằng cách chủ động tìm hiểu về tâm sinh lý và học cách nhìn qua lăng kính tuổi teen.

    Chủ động tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì. Có nhiều cách để bố mẹ có thể tiếp cận vấn đề này như đọc sách báo, theo dõi các bài viết của những chuyên gia tâm lý và các nhà giáo dục hoặc học kinh nghiệm của những phụ huynh nuôi dạy con thành công; tham gia các diễn đàn tuổi teen; hòa cùng sở thích của con như xem phim, nghe nhạc; kết thân với phụ huynh trong lớp con để cùng trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt, bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con và bạn bè của con.

    Học cách nhìn của tuổi teen. Khi bố mẹ biết đặt mình vào vị trí của con trẻ, nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống theo góc nhìn của con thì bạn sẽ khiến con thấy gần gũi và tin tưởng hơn. Nhờ đó, khi con cần quyết định một việc gì đó có thể sẽ chủ động hỏi bạn để xin tư vấn, tránh đẩy trẻ vào thế phải tự quyết định do nghĩ rằng bố mẹ không hiểu mình. Ví dụ như việc con tự quyết định học trường gì, giải quyết mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô. Còn đối với các việc đơn giản khác như chọn lựa quần áo, giầy dép, sách báo, phim ảnh… cho con, nếu bạn không hiểu tuổi teen đang có trào lưu ăn gì, mặc gì, nghe gì, xem gì thì sẽ khó mà mua hay tặng được đồ theo đúng ý của con được.

    [caption id="attachment_63969" align="aligncenter" width="1024"][​IMG] nuôi con tuổi dậy thì[/caption]
    Hiểu con để có cách cư xử phù hợp
    Có một câu chuyện tôi muốn kể với các bậc cha mẹ:

    Mấy năm liền Minh Quân đi bị gù lưng. Chị Dung – mẹ của con đã áp dụng rất nhiều biện pháp để sửa cho con mà không được. Thế là chị nghĩ ra một cách. Biết con thích các nhân vật nổi tiếng, nhất là những người thuộc lĩnh vực quân sự, một hôm xem thời sự có cảnh Tổng thống Nga Putin đi giữa hàng binh, chị nói: “Con nhìn Putin xem, ông ấy không cao lớn, nhưng dáng đi rất oai phong. Người ta bảo, khi bắt chước, nhập vai giống khoảng 80% nhân vật nào đó thì mình cũng sẽ có được cảm xúc, tâm trạng như họ”. Rồi nói tiếp: “Các tướng lĩnh, dù cao hay thấp, xấu hay đẹp, họ đều đi rất thẳng lưng. Sẽ thế nào nếu họ đi chỉ huy quân lính với dáng vẻ lòng khòng nhỉ?”, vừa nói chị vừa làm giả dáng đi gù gù.

    Chỉ với mấy câu nói đó thôi mà khiến con tự giác thay đổi hẳn, không để mẹ nhắc nhở, chỉnh từng li từng tí như trước nữa. Đến bây giờ, dáng đi của con đã định hình lưng thẳng, không còn chút dấu vết nào của “cậu bé gù” ngày trước.

    Như vậy, để thay đổi được con, cách hiệu quả là bên cạnh việc hiểu về đặc điểm chung của lứa tuổi, hãy “đánh” trúng vào nét riêng của bạn ấy như về thể chất, tinh thần, ước mơ, khát vọng… Không có công thức chung áp dụng được cho tất cả các con. Trên cơ sở hiểu con, bạn hãy áp dụng, hoặc tự xây dựng, điều chỉnh cách thức giáo dục cho phù hợp với con mình.

    [caption id="attachment_63968" align="aligncenter" width="743"][​IMG] nuôi dạy con tuổi dậy thì[/caption]
    Thông cảm và luôn đồng hành
    Nhìn chung, trẻ ở tuổi dậy thì có xu hướng chịu nhiều ảnh hưởng từ bạn bè, giới trẻ trong xã hội hơn là gia đình. Vì thế, các con khó tránh khỏi có những hành động, thói quen mà trong mắt bố mẹ là “không thể chấp nhận được” hoặc không nghe lời như không cho cha mẹ đèo đi học, không gần gũi với gia đình… Nhưng khi bạn hiểu, thông cảm, luôn sát cánh bên con như những người bạn đồng hành thì có thể khiến con cởi mở và chịu nghe lời hơn. Còn nếu bạn chỉ biết quát mắng, bắt con phải làm theo yêu cầu của mình thì chẳng khác gì “lấy đá chọi đá”, sẽ chẳng thu được kết quả như ý muốn.

    Trẻ ở tuổi dậy thì có nguồn năng lượng rất lớn, giống như một dòng nước lũ vậy. Nếu bố mẹ biết lái dòng nước đó theo đúng hướng thì sẽ phát huy được sức mạnh của nó. Còn nếu không, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên là ảnh hưởng đến hòa khí gia đình, lâu dài hơn là ảnh hưởng đến nhân cách, tương lai của con sau này.

    [caption id="attachment_63967" align="aligncenter" width="640"][​IMG] nuôi dạy con tuổi dậy thì[/caption]
    Thể hiện tình yêu và thắt chặt tình cảm gia đình
    Thể hiện tình yêu
    Ở nhiều gia đình Việt Nam, khi con đến tuổi vị thành niên thì những vòng tay ôm hôn, những buổi nói chuyện tâm sự của bố mẹ với con ít đi rất nhiều… Bởi họ cho rằng “Con lớn rồi, cần gì phải thế”, hay đơn giản vì bố mẹ thấy con xa cách, khó gần nên cũng ngại chủ động biểu hiện tình cảm. Chính điều này khiến khoảng cách giữa hai bên ngày một xa hơn. Trong khi đó, con lại tìm được cảm giác thân thiết, dễ chia sẻ ở bạn bè. Muốn thay đổi tình hình, cần làm cho con thấy bố mẹ luôn yêu thương con, là những người đáng tin tưởng nhất của con. Khi đó, bạn sẽ thấy con gần gũi hơn vì con người nhìn chung, ai cũng có xu hướng mở lòng và nghe lời những người yêu quý mình.

    Bố mẹ nên thể hiện tình yêu với con không chỉ bằng lời nói mà còn thông qua việc tự rèn luyện kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng giải quyết xung đột và nhiều kỹ năng mềm khác. Đó là phương tiện không thể thiếu để tăng hiệu quả giao tiếp với con. Ngoài ra, nên giúp con hiểu là bất cứ lúc nào con cần đều có thể chia sẻ với bố mẹ. Như thế sẽ tốt cho sự trưởng thành của con.

    Thắt chặt tình cảm gia đình
    Trong nhiều rắc rối mà các con tuổi teen gặp phải, có lý do là thiếu sự quan tâm, gắn bó giữa các thành viên gia đình (không chỉ giữa bố mẹ với con mà có khi còn giữa các con với nhau). Từ đó dẫn đến việc mọi người không biết con đang học hành như thế nào, chơi với bạn ra sao hay con có những vấn đề gì về tình cảm, học tập… Nếu khắc phục được nguyên nhân trên thì sẽ giúp con có một chỗ dựa vững chắc, có được những lời khuyên hữu ích để vượt qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

    Để thắt chặt tình cảm gia đình, bố mẹ có thể rủ con tham gia các hoạt động chung của gia đình, “lôi kéo” những người anh chị em họ, bạn bè mà con quý mến tham gia cùng, hoặc là kết hợp với gia đình bạn thân của con tổ chức đi chơi. Như vậy con sẽ dễ hòa đồng hơn. Bố mẹ cũng nên cởi mở bằng cách tham gia các hoạt động của con như cùng chơi game, đọc sách, kể lại chuyện của mình khi vào độ tuổi teen để con thấy có sự gần gũi.

    Thắt chặt tình cảm gia đình bằng nhiều hình thức phù hợp là điều cần chú trọng ở các gia đình có con trong độ tuổi dậy thì. Bạn nên đổi mới các địa điểm, hình thức vui chơi sao cho hấp dẫn, thú vị, không nên áp dụng theo cách cũ vì dễ khiến con thấy nhàm chán, ví dụ cho con chơi trò chơi cảm giác mạnh phù hợp với tuổi teen hơn là đi thăm quan vườn hoa…

    [caption id="attachment_63970" align="aligncenter" width="648"][​IMG] nuôi dậy con tuổi dậy thì[/caption]
    Kiên trì và linh hoạt
    Kiên trì: Chúng ta là những người trưởng thành, khi phải sửa đổi một tính cách hay thói quen nào đó đã rất khó, huống hồ là con cái chúng ta đang trong giai đoạn “dở dở, ương ương”, nhận thức chưa đầy đủ, chưa đủ trải nghiệm để hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Muốn sửa đổi tính cách của chúng đương nhiên sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian, không chỉ mất hàng tuần, hàng tháng, mà thậm chí có khi mất nhiều năm.

    Đó là việc làm thường xuyên, đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì. Để có thể kiên trì được, bạn cần tập cho mình sự bình tĩnh, nhẫn nại, vượt qua được tâm lý buông xuôi “thôi kệ con” hoặc là “nhìn con làm ngứa cả mắt, để bố/mẹ làm cho xong”… và cần thường xuyên phân tích, giải thích cho con. Còn nếu nóng vội, muốn “đốt cháy giai đoạn” ép con làm theo ý của bố mẹ ngay lập tức thì sẽ làm nảy sinh xung đột hoặc khiến mâu thuẫn gia đình trở nên căng thẳng hơn.

    Bố mẹ nên tập trung vào việc sửa những lỗi lớn của con, không nên cái gì cũng lên tiếng. Nếu bạn tập trung vào quá nhiều mục tiêu thì sẽ khiến con bị bối rối, áp lực, không biết mình phải sửa lỗi nào trước, lỗi nào sau. Thậm chí nếu bạn nhắc nhở nhiều sẽ khiến con căng thẳng, không khí gia đình nặng nề.

    Linh hoạt: Ngược lại, có những gia đình kiên trì, nhưng theo hướng “khăng khăng” dạy con theo cách mình muốn, mà không để ý đến phản ứng của con, dẫn đến thành cứng nhắc, như thế cũng kém hiệu quả. Để là những bậc cha mẹ thành công, bạn cần kiên trì, linh hoạt. Sự linh hoạt thể hiện qua:

    - Để ý thái độ, tình cảm và sức khoẻ của con. Nếu con có vẻ không hưởng ứng thì bố mẹ nên tìm cách để con có hứng thú hơn hoặc dừng lại, không nên ép con thực hiện. Nếu con đang không vui hoặc mỏi mệt thì cũng không nên ép con thực hiện các yêu cầu của bố mẹ.

    - Thỉnh thoảng, bố mẹ nên “nhượng bộ” con để con thấy ý kiến của mình được tôn trọng và cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ. Ví dụ, bạn định mua cho con cái áo màu xanh, nhưng con thích áo màu đỏ thì nên mua theo ý của con.

    - Bố mẹ biết nhìn lại bản thân, nhìn lại phương pháp giáo dục để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm, từ đó có sự điều chỉnh cần thiết.

    Có độ lùi về thời gian. Đối với con ở độ tuổi này, nếu bạn yêu cầu con phải làm ngay cái này, cái kia có thể khiến con không thoải mái. Vì thế, ngoại trừ một số trường hợp cần thiết, còn không thì bạn nên nói cho con trước khi phải làm việc gì. Có thể bạn chỉ cần nói chung chung như: “Tẹo nữa con kiểm tra bài tập cho em nhé”, chứ không phải: “Con kiểm tra bài tập cho em luôn đi”.

    Kiềm chế, mềm mỏng nhưng kiên quyết
    Nuôi dạy con là quá trình gian khó, nhiều khi khiến bố mẹ mệt mỏi, dễ cáu giận. Nhưng nếu bố mẹ không kiềm chế được hành vi thì sẽ tác động tiêu cực đến con, có thể khiến con càng trở nên ương bướng, khó bảo hơn.

    Việc bạn cần làm là biết kiềm chế bản thân, luôn nhìn vào những điểm tích cực của con. Dù bạn thấy con khó bảo, trái tính, trái nết như thế nào, thì việc đầu tiên là phải nhìn thấy các điểm tích cực đó. Hãy nhớ lại khi con còn bé thơ, điều gì khiến bạn yêu con thì đó sẽ chính là ưu điểm vốn có của con. Việc của bạn là phải phát huy, nuôi dưỡng nó chứ không nên quát tháo, chán nản vì con thay đổi. Bố mẹ phải thống nhất sử dụng cách giáo dục mềm mỏng, chủ yếu là phân tích, thuyết phục cho con hiểu vấn đề, hạn chế tạo ra những tình huống có tính đối kháng với con…

    [caption id="attachment_63971" align="aligncenter" width="1024"][​IMG] Nuôi dạy con tuổi dậy thì[/caption]
    Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phụ huynh cũng cần phải kiên quyết, giữ vững nguyên tắc trong việc cư xử. Nếu bố mẹ dễ dàng thay đổi ý kiến, kế hoạch chỉ vì chiều con hay sợ con “làm mình, làm mẩy”, ngại mất thời gian để uốn nắn, sửa chữa những tính cách xấu của con thì sẽ rất dễ bị con “bắt thóp” và như thế việc dạy bảo sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

    Bố mẹ cũng nên tránh trường hợp than thở với người khác hoặc lên Facebook kể lể. Nếu con biết được thì sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ. Với những việc chưa hài lòng về con, bố mẹ chỉ nên tâm sự với một số người thân thiết, tin tưởng để tham vấn, giải tỏa tâm lý.

    Dành nhiều thời gian chất lượng cho con, giúp con lên kế hoạch cuộc sống
    Dành thời gian cho con là một phương thức gắn kết hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề không phải là bố mẹ ở bên con bao lâu mà là thời gian đó được sử dụng như thế nào, có thực sự chất lượng và hiệu quả hay không. Khi ở bên con, bố mẹ hãy tập trung lắng nghe, hỏi chuyện và nói chuyện với con. Hãy bỏ điện thoại, vô tuyến hay các công việc khác để con không chỉ cảm nhận được sự hiện diện mà còn cảm nhận được cả sự quan tâm của bố mẹ.

    Ngoài ra, bố mẹ cần giúp con lên kế hoạch cuộc sống bản thân. Điều này rất cần thiết đối với các vấn đề liên quan đến nề nếp, chí hướng hay ý thức đối với lao động.

    Biết cách trò chuyện với con
    Hỏi chuyện con
    Đặt câu hỏi có thể là một cách để bắt đầu câu chuyện với con (như: hôm nay ở trường thế nào hả con? Con có việc gì không mà bố nhìn có vẻ con không vui…?) hoặc tiếp tục mạch tương tác trong trường hợp con đã chủ động kể.

    Khi nói chuyện, bạn cần lưu ý cách đặt câu hỏi, bởi lẽ nó thể hiện bố mẹ có theo dõi, nắm bắt được những gì con nói hay không, có thực sự quan tâm con không. Ngoài ra, nhiều khi, chỉ một vài câu hỏi phù hợp cũng có thể khơi gợi khiến con có thể kể cho bố mẹ rất chi tiết về nhiều chuyện và giúp con tự nhìn nhận lại sự việc.

    Nghe con nói
    Khi con chủ động tâm sự hoặc trả lời câu hỏi, bạn nên tập trung nghe con nói. Nhờ đó, bạn có thể hiểu nội dung, nguyên nhân của sự việc, tâm lý của con, giúp các ý kiến của bạn hợp lý, con dễ nghe lời. Tác dụng của lắng nghe còn ở chỗ giúp tăng đáng kể sự kết nối giữa bố mẹ và con. Vì thế, cần chú ý tạo điều kiện, khuyến khích để con nói chuyện với bố mẹ. Con càng nói chuyện, tâm sự thì bạn càng có cơ hội hiểu con và hai bên thân thiết nhau hơn.

    Nếu con có chuyện bức xúc, cha mẹ cứ để cho con nói thỏa thích. Sau đó mới đặt những câu hỏi mang tính gợi mở như: con nghĩ tại sao bạn ý làm thế? Con thấy con làm như vậy thì mọi người sẽ nghĩ gì?... Khi trả lời các câu hỏi đó thì bản thân con đã phải có sự nhìn nhận khách quan lại mình và mọi người. Nhờ vậy, con cũng phần nào biết đâu là đúng, đâu là sai.

    [caption id="attachment_63972" align="aligncenter" width="800"][​IMG] Nuôi dạy con tuổi dậy thì[/caption]
    Nói với con
    Trong khi trò chuyện, bố mẹ phải thể hiện sự tôn trọng con, thông qua việc cho con được quyền nói và trao đổi, bàn bạc với bố mẹ. Không nên vì con nói khó nghe hoặc cho rằng “mày vẫn là đồ con nít” mà bạn đưa ra các ý kiến chủ quan, áp đặt, hoặc mỉa mai, gạt bỏ ý kiến của con mà không có sự giải thích… Ở đây có điểm lưu ý là sự tôn trọng không có nghĩa con bình đẳng với cha mẹ. Đúng là có sự bình đẳng thông qua việc con cũng có quyền nói, nhưng sự bình đẳng này là không tuyệt đối vì trong nhiều trường hợp, bố mẹ vẫn phải ra quyết định và con là người chấp hành, mặc dù lúc đó có thể con không thật sự thoải mái.

    Vì ở độ tuổi này, các con thường thiếu kiên trì nên buổi nói chuyện không nên dài quá. Để truyền đạt một thông điệp nào đó, có thể bạn sẽ phải chia ra nhiều buổi nhỏ. Ngoài ra, trong khi giao tiếp, cha mẹ cần vừa nói, vừa để ý thái độ của con để có điểm dừng hợp lý. Nhiều khi chỉ vì bạn muốn nói hết những điều mình cho là cần hoặc vì bạn không có nhiều thời gian cho lần sau mà không biết rằng đang trở thành “nói dài, nói dai, nói dại” đối với con, khiến con ức chế, chuyển sang không muốn nói chuyện. Bạn cũng không nên chỉ nói một cách đơn thuần ý kiến của mình. Như thế, con sẽ dễ có cảm giác như đang nghe lời giáo huấn.

    Để việc giao tiếp được hiệu quả hơn, trong câu chuyện bạn nên kết hợp với việc hỏi con, nghe con nói. Đối với những chủ đề tế nhị như giới tính, tình yêu… bạn có thể lúc đầu không đi thẳng vào vấn đề mà dùng cách “nói gần, nói xa” để tạo tâm thế thoải mái cho con hoặc bạn không cần phải nói chuyện trực tiếp với con, thay vào đó, dùng các phương tiện khác như các bài báo, bộ phim bạn đã lựa chọn để con đọc và tự rút ra bài học cho bản thân.

    Cha mẹ cần khéo léo chọn thời điểm để nói chuyện với con. Đây được coi là một trong những nghệ thuật giao tiếp để tránh những mâu thuẫn không đáng có với con, giúp con có tâm trạng tốt, dễ tiếp nhận những góp ý. Đối với những vấn đề con có thể cãi (như đề nghị con đi học thêm, làm việc nhà…) thì cần chọn thời điểm tâm trạng con đang vui vẻ (như vừa được điểm cao, vừa được đi chơi về,...) trong không gian thoải mái để đề cập đến. Còn khi con đã cáu gắt, nổi khùng, bố mẹ không nên quát mắng mà bình tĩnh giải thích hoặc đánh trống lảng, rút lui rồi đợi đến khi con đã bình tĩnh lại mới nói chuyện tiếp.

    Làm gương
    Khi muốn con sống có ý chí, nghị lực, cẩn thận… thì chính bố mẹ cần phải trở thành những tấm gương như thế. Hoặc chí ít thì con cũng phải thấy được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân của bố mẹ. Nếu như con thấy bố mẹ về nhà hay mang tài liệu hoặc đọc sách thì đã gieo vào con một cách rất tự nhiên về việc cần phải tự học tập, nâng cao trình độ. Còn nếu phòng ngủ của bố mẹ không gọn gàng ngăn nắp, quần áo vứt bừa bãi, bếp ăn bẩn thỉu không được dọn dẹp thường xuyên thì sẽ khó yêu cầu con phải giữ bàn học của mình gọn gàng, sạch sẽ.

    Con người thường có xu hướng bắt chước những người xung quanh, giống như cổ nhân đã nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Quan hệ giữa con và bố mẹ lại càng đúng như vậy. Khi bạn có lối sống lành mạnh, khiến con yêu mến, kính trọng thì lời nói sẽ có trọng lượng hơn, khiến con dễ nghe lời.

    Dạy con giá trị chân thực của cuộc sống và lối sống nhân hậu
    Ngày nay, một số gia đình đã cho con đi đến các vùng sâu, vùng xa để con tận mắt nhìn thấy cuộc sống vất vả của người dân, của các bạn nhỏ. Qua đó, con sẽ hiểu thêm về giá trị của đồng tiền, ý nghĩa của lao động.

    Hoạt động từ thiện tại các vùng khó khăn, bệnh viện, viện dưỡng lão còn giúp các con biết yêu thương những mảnh đời bất hạnh. Bố mẹ nên động viên con tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, tổ chức, cá nhân có uy tín tiến hành. Qua các hoạt động xã hội đó sẽ xây dựng cho con ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, con biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người. Bố mẹ cũng có thể cho con đọc những cuốn sách, xem những bộ phim giàu giá trị nhân văn. Khi có được trái tim ấm áp biết yêu thương, hiểu ý nghĩa của cuộc sống thì con sẽ sớm trưởng thành.

    Lời kết
    Hy vọng bài viết tôi chia sẻ sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích dành cho những bậc cha mẹ đang hoặc sắp có con bước vào độ tuổi dậy thì.
    Mọi người có thể ghé thăm https://khoemoingay.net/4-nguyen-tac-vang-cha-me-can-nam-ro-khi-con-cai-buoc-vao-tuoi-day-thi/ để biết thêm nhiều chia sẻ bổ ích khác
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Minh Tuyền hp
    Đang tải...


Chia sẻ trang này