4 Thuốc Sát Trùng Không Xót, An Toàn Cho Trẻ Sơ Sinh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Mileva278, 19/5/2021.

  1. Mileva278

    Mileva278 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/7/2020
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Các vết trầy xước hoặc vết thương có chảy máu là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của trẻ. Khi đó, sử dụng thuốc sát trùng vết thương cho trẻ là bước quan trọng để bảo vệ bé khỏi sự tấn công của vi sinh vật. Tuy nhiên, lựa chọn thuốc sát trùng cho trẻ sơ sinh là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ. Bài viết xin giới thiệu 4 thuốc sát trùng không xót, an toàn cho trẻ sơ sinh.

    [​IMG]

    I. 4 thuốc sát trùng không xót, an toàn cho trẻ sơ sinh
    1. Nước muối sinh lý
    Nước muối sinh lý là dung dịch rửa vết thương an toàn, không gây kích ứng nên rất phù hợp với trẻ sơ sinh. Nước muối sinh lý có nhiều công dụng:
    • Loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, dịch viêm,… tại vị trí tổn thương.
    • Rửa trôi vi sinh vật và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
    • Làm sạch bề mặt giúp các thuốc sát trùng khác thấm sâu hơn.
    Tuy nhiên, nước muối không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, cha mẹ cần sử dụng kết hợp với thuốc sát trùng khác khi chăm sóc vết thương của trẻ sơ sinh. Dung dịch này thường được dùng để vệ sinh tai, mũi và cuống rốn cho trẻ. Ngoài ra, nước muối cũng được sử dụng để làm dịu da bé sau khi dùng thuốc sát trùng.
    2. Prontosan
    [​IMG]

    Dung dịch Prontosan có thành phần chính là betaine và polyhexanide 0,1%. Dung dịch này phù hợp với trẻ sơ sinh do nhiều ưu điểm:
    • Tiêu diệt vi khuẩn tốt do thành phần có hoạt tính kháng khuẩn của polyhexanide.
    • Loại bỏ được màng biofilm – màng sinh học, ngăn chặn nhiễm trùng vết thương.
    • Thành phần làm dịu vết thương, an toàn với trẻ sơ sinh.
    • Không tổn thương mô hạt, nguyên bào sợi – yếu tố thúc đẩy quá trình lành da tự nhiên.
    Tuy nhiên, dung dịch Prontosan có tác dụng kháng khuẩn yếu hơn dung dịch sát khuẩn truyền thống như cồn y tế, povidone iod. Dung dịch có thể gây độc tính thần kinh khi tiếp xúc với màng não, màng nhĩ. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nó để rửa vết thương ở tai của trẻ sơ sinh.
    3. Chlorhexidine
    Chlorhexidine là chất sát trùng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm, virus. Nồng độ 0,5% vừa đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, vừa an toàn cho trẻ sơ sinh. Chlorhexidine ít hấp thu qua da nên hạn chế được tác dụng phụ toàn thân hơn các sản phẩm chứa iod như povidone iod.
    Tuy nhiên, nó là một chất độc thần kinh nguy hiểm nếu sử dụng liều cao và trên vết thương rộng trong thời gian dài. Do đó, các bà mẹ cần chú ý không để dung dịch này tiếp xúc với màng nhĩ. Chlorhexidine có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.
    4. Dizigone
    [​IMG]
    Dizigone là dung dịch kháng khuẩn ứng dụng công nghệ EMWE từ châu Âu. Công nghệ dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa dòng điện đơn cực và muối khoáng để tạo ra sản phẩm chứa các ion và các chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO*, ClO-. Các chất này có khả năng tiêu diệt mầm bệnh mạnh mẽ tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Dung dịch Dizigone đáp ứng tất cả các tiêu chí của dung dịch sát khuẩn lý tưởng:
    • Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus.
    • Hiệu quả nhanh trong 30 giây tiếp xúc.
    • An toàn, không gây kích ứng, phù hợp với trẻ sơ sinh.
    • Không làm tổn thương mô hạt và nguyên bào sợi – không cản trở sự phát triển của da bé.
    • Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng.
    Nhược điểm duy nhất của Dizigone là mùi chloride đặc trưng. Tuy nhiên, đây là mùi của các chất oxy hóa như HClO nên an toàn tuyệt đối cho trẻ.
    >>> Xem bài viết: Hướng dẫn lựa chọn nước sát khuẩn vết thương đúng cách
    II. Cách sát trùng vết thương cho trẻ sơ sinh an toàn – hiệu quả
    1. Làm sạch vết thương
    Làm sạch vết thương là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc vết thương cho trẻ sơ sinh. Vai trò của bước này khá quan trọng, bao gồm:
    • Loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn tế bào khỏi vùng tổn thương.
    • Làm sạch bề mặt để thuốc sát trùng thấm tốt hơn.
    Trong bước này, cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương theo nguyên tắc: từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp.
    2. Sát trùng vết thương bằng dung dịch kháng khuẩn
    Sát trùng vết thương là bước quyết định khả năng hồi phục của vết thương. Nếu sử dụng dung dịch sai cách có thể khiến vết thương chậm lành và dễ nhiễm trùng. Khi lựa chọn dung dịch sát trùng cần chọn loại tác dụng mạnh và an toàn với làn da mỏng manh của bé.
    [​IMG]
    Cách dùng thuốc sát trùng hiệu quả cho trẻ sơ sinh như sau:
    • Dùng bông gạc thấm dung dịch sát trùng chấm nhẹ nhàng vào vết thương. Giữ tối thiểu 30 giây, sau đó rửa lại bằng nước sạch để giảm kích ứng và tác dụng phụ do thuốc có thể đi vào cơ thể.
    • Rửa thường xuyên 2 – 3 lần/ ngày. Nếu vết thương tại vị trí dễ nhiễm bẩn như vùng mặc tã, bạn nên rửa nhiều lần hơn.
    • Lưu ý: Không được làm mạnh tay hoặc ngâm, xịt trực tiếp vào vết thương vì da bé rất nhạy cảm. Điều này có thể làm các tế bào bị tổn thương khiến vết thương nặng hơn
    3. Thoa kem dưỡng ẩm
    Sau khi vết thương được sát trùng, dùng bông sạch thấm khô và thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm cho bé. Kem dưỡng ẩm có tác dụng cân bằng độ ẩm cho vết thương, giúp nó mau lành hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ định thoa kem kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Cha mẹ cần chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh hiện tượng kháng thuốc.
    4. Băng vết thương
    [​IMG]
    Vết thương to và sâu phải được băng cẩn thận để tránh va chạm làm tổn hại tổ chức da, niêm mạc. Băng vết thương tạo lớp hàng rào ngăn cản vết thương tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Vết thương sẽ hồi phục nhanh chóng nếu được bảo vệ tốt.
    5. Kiểm tra vết thương hàng ngày
    Khi thay băng, cha mẹ hãy theo dõi tình trạng hồi phục của vết thương. Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu bất thường sau:
    • Vết thương sưng đỏ, chảy dịch viêm kèm mùi hôi.
    • Vết thương thay đổi màu sắc và lan rộng hơn.
    • Trẻ quấy khóc do đau, hoặc do sốt.
    III. 5 sai lầm cần tránh khi chăm sóc vết thương cho trẻ sơ sinh
    Sai lầm trong chăm sóc vết thương gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Sau đây là những sai lầm cần tránh khi chăm sóc vết thương cho trẻ sơ sinh
    1. Thuốc sát trùng không phù hợp cho trẻ sơ sinh
    Sử dụng thuốc sát trùng không phù hợp khiến vết thương nhiễm trùng và gây ra đau xót da bé. Các dung dịch sát trùng có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhưng không được sử dụng cho trẻ sơ sinh bởi nhiều nhược điểm:
    • Cồn y tế, nước oxy già: gây đau xót, tổn thương mô hạt và nguyên bào sợi khiến vết thương lâu khỏi, không loại bỏ màng sinh học.
    • Povidone iod: chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tháng tuổi do nguy cơ tổn hại tuyến giáp khi cơ thể hấp thu iod, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
    Chỉ sử dụng các dung dịch lành tính, an toàn và theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
    >>> Xem bài viết: Bí quyết sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương đúng chuẩn
    2. Rắc bột kháng sinh lên vết thương
    [​IMG]

    Kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, bột kháng sinh thường được dùng để uống không có tác dụng kháng khuẩn khi rắc lên vết thương. Bột kháng sinh có thể bịt kín miệng vết thương, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn bên trong phát triển nhanh và chống lại tác dụng của kháng sinh. Vì vậy, cha mẹ chỉ sử dụng kháng sinh nếu có chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ đúng hướng dẫn.
    3. Băng vết thương không cẩn thận
    Sai lầm trong băng vết thương là băng quá chặt làm tắc nghẽn dòng máu di chuyển tới vết thương. Máu không được cung cấp đủ sẽ làm thiếu đi yếu tố cần thiết cho quá trình sửa chữa và phục hồi khiến vết thương chậm lành. Bên cạnh đó, băng không được lỏng quá vì dễ bị tuột và không đảm bảo che kín vết thương.
    4. Dùng dụng cụ rửa vết thương không vô khuẩn
    Các dụng cụ chăm sóc vết thương như băng bông, gạc, kẹp phải được khử trùng và bọc kín trước khi đem ra sử dụng. Nếu những dụng cụ này không sạch làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ chúng vào vết thương. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng băng vô khuẩn và dùng lửa để hơ kẹp trước khi tiến hành vệ sinh vết thương.
    5. Bóc vảy khi vết thương đang lành
    Trong quá trình vết thương lành, nó sẽ khô và đóng vảy. Bạn không nên bóc vảy vì vết thương dễ chảy máu và lấy đi một phần tế bào mới mọc. Bóc vảy sớm khiến vết thương lâu lành và dễ hình thành sẹo hơn. Do đó, bạn nên để vảy tự bong để tránh nguy cơ này.
    Chăm sóc vết thương cho trẻ sơ sinh cần tỉ mỉ và yêu cầu đúng kỹ thuật vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn kém. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc vết thương cho bé tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn hãy liên hệ số HOTLINE 19009482 để được dược sĩ có kinh nghiệm tư vấn và giải đáp.
    Tham khảo: Healthline.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mileva278
    Đang tải...


Chia sẻ trang này