Thông tin: 5 Biện Pháp Giảm Nôn Trớ Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Tại Nhà Mẹ Cần Biết

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 27/1/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, đây là tình trạng xảy ra thường xuyên, gặp ở hầu hết các trẻ. Ba mẹ nên bình tĩnh, xử trí đúng cách mỗi khi trẻ xuất hiện nôn trớ. Đồng thời, cùng tham khảo một số biện pháp giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh có thể áp dụng ngay tại nhà qua bài viết dưới đây.

    1. Tại sao trẻ sơ sinh thường hay nôn trớ?
    [​IMG]
    Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa vẫn đang phát triển nên sẽ thường xuyên gặp nôn trớ, đặc biệt là ở những tháng đầu.

    Khi trẻ bú, sữa sẽ đi từ cổ họng đến thực quản và xuống dạ dày. Thực quản được nối với dạ dày bằng một cơ vòng được gọi là cơ vòng thực quản dưới. Cơ vòng này sẽ mở ra để sữa đi vào dạ dày và sau đó ngay lập tức đóng lại, nhưng cơ thắt này hoạt động chưa thật sự hiệu quả cho đến khoảng 1 năm tuổi khi nó được hoàn thiện hơn. Ngoài ra dạ dày của trẻ sơ sinh còn nằm ngang và thể tích dạ dày nhỏ nên thức ăn/sữa rất dễ trào ngược ra ngoài.

    Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác dẫn đến nôn trớ ở trẻ;
    • Bú quá no: Trẻ bú quá nhiều trong một lần bú có thể bị no. Mà thể tích dạ dày nhỏ nên lượng sữa thừa bụng không chứa được sẽ bị đẩy ra ngoài.
    • Nuốt phải không khí khi bú: Khi trẻ bú quá nhanh có thể nuốt không khí vào bụng hoặc khi sử dụng núm vú giả. Các khí này cũng được tạo ra khi chậm tiêu hóa thức ăn. Khí dư sẽ thoát ra ngoài và kéo theo các chất trong dạ dày, dẫn đến nôn trớ ở trẻ.
    • Nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần lạ trong thức ăn: điển hình là lactose và 1 số protein trong sữa bò.
    • Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp và các rối loạn trên tiêu hóa.
    2. Hướng dẫn chăm sóc nôn trớ ở trẻ sơ sinh
    Khi trẻ bị nôn trớ, cơ thể sẽ mất đi một lượng chất lỏng nhất định. Vì vậy, điều quan trọng cần làm ngay là vệ sinh chất nôn và bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất.

    + Vệ sinh cho trẻ:

    Nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Lưu ý tuyệt đối không bế sốc trẻ lên để tránh chất nôn tràn vào khí quản gây sặc.

    Làm sạch chất nôn trong miệng và mũi bằng khăn gạc. Đồng thời vỗ nhẹ lưng giúp trẻ bình tĩnh hơn.

    Lau sạch cổ và lưỡi trẻ bằng nước ấm, thay quần áo mới.

    + Bổ sung lượng chất lỏng đã mất: Có thể uống nước lọc, nước hoa quả hoặc dung dịch Oresol.
    • Sau khi ngừng nôn trớ, cho trẻ uống lượng nhỏ nước lọc sau mỗi 30 phút đến 1 giờ.
    • Nếu trẻ vẫn còn nôn trớ lại, uống luân phiên dung dịch oresol và nước lọc. Bắt đầu với 50ml dung dịch Oserol, 30 phút sau uống 50 ml nước lọc, và lặp lại.
    • Trẻ có thể bú lại bình thường sau 3-4 giờ không còn nôn trớ.
    Tham khảo nguồn: Healthline

    3. 5 biện pháp hiệu quả giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh tại nhà
    Hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượg nôn trớ. Tuy nhiên trẻ nôn trớ thường xuyên, lượng trớ ra nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Có thể xảy ra các đau đớn do acid dạ dày trào ngược, kém hấp thu dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng này, ba mẹ cần áp dụng ngay năm biện pháp giảm nôn trớ tại nhà đơn giản và hiệu quả sau.

    [​IMG]
    Xem thêm: Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?

    3.1. Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ
    Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng. Việc chia nhỏ giúp giảm bớt áp lực cho dạ dày không phải chứa lượng thức ăn quá lớn. Để ý các dấu hiệu khi trẻ đã ăn xong. Ngừng cho trẻ bú nếu trẻ bắt đầu quay lưng lại với vú, cắn, quấy khóc hoặc đặt tay lên bình sữa.

    + Với trẻ uống sữa công thức: Uống lượng sữa nhỏ hơn 30mL so với các lần ăn trước đây. Lưu ý cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt phải không khí, dễ gây nôn.

    + Với trẻ bú mẹ: Nếu mẹ có nguồn sữa tốt, hãy thử cho trẻ bú ở một bên mỗi lần cho ăn. Việc này tránh cho dạ dày trẻ phải di chuyển nhiều.

    Kéo dài khoảng thời gian giữa các bữa ăn
    Bên cạnh việc chia nhỏ, cần kéo dài thêm khoảng thời gian giữa các bữa ăn. Do dạ dày cần một khoảng thời gian cần thiết để làm rỗng hoàn toàn. Tránh quá tải do cả thức ăn mới và cũ dồn lại.

    + Trẻ uống sữa công thức: Chờ ít nhất 2 giờ 30 phút giữa các lần cho ăn

    + Trẻ bú mẹ: Chờ ít nhất 2 giờ giữa các lần cho ăn.

    3.2. Giữ tư thế đúng khi cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ
    Trong khi trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình: Hãy bế trẻ nghiêng. Cố gắng giữ đầu trẻ cao hơn bụng, đầu cao hơn một góc 30 ° so với thân mình. Lưu ý, cho bú trong không gian yên tĩnh để trẻ không lo lắng hay mất tập trung.

    Ngay sau bữa ăn, giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng. Không đặt trẻ nằm ngay mà tiếp tục giữ tư thế thẳng trong 20 -30 phút nữa.

    Sau khi ăn xong, hạn chế vui chơi mạnh. Không đặt trẻ nằm sấp, tránh tạo thêm áp lực lên dạ dày dễ ọc sữa.

    3.3. Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho nôn trớ ở trẻ sơ sinh
    + Với trẻ uống sữa công thức: Lựa chọn loại sữa thích hợp để tránh nôn trớ ở trẻ. Trẻ không hấp thu được lactose sữa bò có thể thay bằng loại sữa công thức khác không chứa lactose. Trẻ dị ứng sữa bò có thể chuyển sang ăn sữa thủy phân đạm. ( Các thành phần protein đã được thủy phân thành các acid amin).

    + Với trẻ bú mẹ: Việc nôn trớ sẽ liên quan trực tiếp đến chế độ ăn của mẹ. Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ đang cho con bú nên hạn chế các thực phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, mẹ nên cắt giảm các thực phẩm sinh hơi như bắp cải, hành tây, bông cải xanh. Các thực phẩm này góp phần gây đầy hơi và khó chịu.

    3.4. Vỗ ợ hơi cho trẻ
    Thường xuyên cho trẻ ợ hơi để ngăn không khí tích tụ trong dạ dày trẻ. Lượng khí này là do trẻ bú mẹ quá mạnh, sữa chảy xuống quá nhanh hoặc núm vú quá to. Có thể đôi sang loại núm vú nhỏ hơn để trẻ bú chậm hơn. Khi vỗ ợ hơi, trẻ có thể trớ ra một chút sữa, đây là điều rất bình thường. Mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn sạch quấn dưới cằm cho trẻ trước khi ợ hơi.

    Có 3 cách để vỗ hơi bao gồm: nằm sấp, bế vác và ngồi lòng.
    [​IMG]
    Khi vỗ ợ hơi, mẹ dùng tay xoa lưng trẻ theo vòng tròn từ dưới lên trên hoặc khum bàn tay và vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ.
    1. Bế vác: Bế áp thân trẻ vào ngực, cằm của trẻ tựa vào vai mẹ. Một tay bế trẻ, khum bàn tay còn lại và vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ.
    2. Nằm sấp: Đặt trẻ nằm sấp ngang trên đùi. Nâng đỡ đầu của trẻ bằng cánh tay, đảm bảo đầu trẻ luôn cao hơn ngực. nhẹ nhàng vỗ ợ hơi cho trẻ.
    3. Ngồi lòng: Cho bé ngồi thẳng trên đùi mẹ. Nâng đỡ ngực và đầu của trẻ bằng một tay. Tay còn lại vỗ lưng nhẹ nhàng.
    Thời điểm thích hợp để cho trẻ ợ hơi đối với trẻ bú mẹ là sau mỗi lần chuyển vú. Còn ở trẻ uống sữa công thức, mẹ cho trẻ ợ hơi sau khi uống khoảng 60-90ml sữa.

    Thời gian vỗ ợ hơi phụ thuộc và lượng khí trong dạ dày trẻ. Thực hiện vỗ cho trẻ khoảng từ 10-15 phút đến khi nghe thấy tiếng ợ hơi. Đôi khi mẹ không nghe được âm thanh này, nhưng có thể thấy được trẻ thoải mái và vui vẻ hơn. Sau khi ợ hơi xong, trẻ sẽ không còn quấy khóc do khó chịu nữa.

    3.5. Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium cho bé
    Bổ sung lợi khuẩn tại sao lại có thể giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh? Các nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng thông qua việc đảm bảo hệ cân bằng vi sinh đường ruột, lợi khuẩn cải thiện được nhiều nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

    Cơ chế giảm nôn trớ của Bifidobacterium BB12
    • Ổn định hệ tiêu hóa, không tạo ra các khí hơi gây đầy trướng bụng. Nhờ các enzym tiêu hóa được lợi khuẩn tiết ra, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn.
    • Giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày nhanh hơn, thông qua kích thích nhu động ruột. Thức ăn nhanh chóng được hấp thu và thải ra ngoài qua phân. Giúp dạ dày không bị quá kích, giảm nôn trớ ở trẻ.
    • Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa sẽ bị tiêu diệt bởi các kháng thể sản sinh từ lợi khuẩn.
    • Ức chế vi khuẩn có hại thông qua cạnh tranh vị trí bám, chiếm dinh dưỡng và tiết các chất kháng vi sinh vật tự nhiên.
    • Tiết các chất nhầy, tạo lớp áo bảo vệ niêm mạc ruột. Giúp niêm mạc ruột tránh được các tổn thương do các độc tố vi khuẩn gây bệnh tiết ra. Từ đó tránh được các rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ ở trẻ sinh.
    Bên cạnh đó, chủng lợi khuẩn Imiale -Bifidobacterium BB12 đến từ Đan Mạch được chứng minh an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh. Chủng khuẩn này có mặt tự nhiên ở đường tiêu hóa trẻ và chiếm tới 90% lượng khuẩn đường ruột.

    Nguồn: imiale.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này