Hầu hết các cha mẹ đều lo lắng về việc trẻ học cách kiềm chế cảm xúc như thế nào. Sau đó, những cảm xúc này đôi khi sẽ làm trẻ đi lạc hướng và trở thành rắc rối. Tất nhiên, đôi khi, chúng ta cần phải nói KHÔNG. Những đứa trẻ không thể chạy ra đường, ném đồ ăn vào người khác hoặc tè bậy lên người em trai của chúng… Nhưng việc tạo ra một giới hạn cho những hành vi cư xử của trẻ không có nghĩa là chúng ta áp đặt giới hạn về cảm xúc, suy nghĩ của chúng. Thực tế, cha mẹ không thể hoàn toàn giúp con tránh khỏi những việc khó chịu. Để con ở trong phòng và bình tĩnh lại không hề giúp trẻ thoát khỏi sự khó chịu đó, nó sẽ đẩy con tới một suy nghĩ là chúng sẽ phải ở một mình trong một căn phòng rộng với những cảm giác lo sợ nhồi nhét trong chúng. Không may, khi mà con người phải kìm nén cảm xúc của mình quá mức thì những cảm xúc đó không còn thuộc quyền kiểm soát có ý thức nữa. Vì vậy, chúng sẽ thoát ra khỏi đó một cách vô kỷ luật khi mà trẻ bị đả kích đột ngột hoặc phản ứng tiêu cực. Chính là sự suy giảm cơ chế điều tiết tâm lý sẽ đe dọa chúng ta khi trẻ dường như bị mất kiểm soát. Tuy nhiên trẻ không bị suy giảm cơ chế điều tiết tâm lý bởi vì chúng ta thừa nhận những cảm xúc của trẻ. Khi trẻ muốn kiềm chế cảm xúc nhưng không thể sẽ dẫn đến suy giảm sự điều tiết về mặt tâm lý của trẻ. Thay vào đó, chúng sẽ có những hành động phản ứng tiêu cực. Vì thế, phủ nhận những cảm xúc hoặc tự cho rằng mình làm sai bởi những cảm xúc đó không hề giúp chúng ta kiểm soát được trẻ. Đây là một trong những bài học thực tế cho trẻ trong việc kiềm chế cảm xúc: Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm soát được cảm xúc bằng cách chống lại “cơn giận dữ” của chúng ta như hét lên Thay vào đó, cha mẹ nên dành thời gian để tự làm mình bình tĩnh lại. Nếu con bạn còn quá nhỏ để đưa chúng vào phòng thì chúng ta nên xử lý ở các thời điểm khác nhau mà chúng ta có thể, vì vậy, chúng ta có thể giữ được bình tĩnh hơn khi ở cùng với con. Từ đó trẻ sẽ học được từ chính cha mẹ. Khi chúng ta hét lên, trẻ cũng sẽ học cách hét lên. Khi chúng ta nói chuyện bằng giọng tôn trọng thì chúng cũng học cách nói tôn trọng. Bất cứ khi nào, cha mẹ đều làm tấm gương trước các con để tự ngăn bản thân khỏi những hành động khi tức giận như thế nào, con bạn sẽ học được nguyên tắc cảm xúc đó. (Hầu hết chúng ta vẫn đang làm được điều đó) Ưu tiên sự kết nối nuôi dưỡng toàn diện nhất Đứa trẻ học được cách làm dịu sự khó chịu bằng cách như cha mẹ đã từng làm. Nhưng thậm chí những đứa trẻ lớn hơn cần được kết nối bởi cha mẹ không thì chúng cũng không thể tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Khi chúng ta chú ý tới các trẻ mà sự kiềm chế cảm xúc quá kém thì điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là cố gắng tái kết nối. Chúng sẽ muốn được hợp tác khi mà những đứa trẻ cảm thấy chúng ta vui vẻ với chúng, vậy sự kết nối vui vẻ, thú vị sẽ làm hạn chế những hành vi xấu của trẻ. Chấp nhận những cảm nghĩ của trẻ thậm chí khi chúng không hòa hợp Khi sự đồng cảm trở thành sự hồi đáp của chúng ta thì những đứa trẻ học được rằng cảm xúc có lẽ là không tốt nhưng chúng lại không nguy hiểm, vậy cha mẹ nên chấp nhận và biến tấu chúng như chúng đang lớn lên thay vì nhồi nhét chúng tới nơi mà chúng cảm thấy khiếp sợ. Những đứa trẻ biết rằng một ai đó hiểu được những cảm nghĩ của chúng thì chúng có xu hướng muốn hợp tác. Trẻ sẽ không phải hét lên để được người khác lắng nghe nữa và khi sự hỗ trợ của chúng ta giúp trẻ học được cách vượt qua những cảm xúc tồi tệ và mặt trời thì vẫn mọc vào ngày mai, trẻ lại bắt đầu phát triển khả năng phục hồi của mình. Hướng dẫn hành vi cư xử của trẻ nhưng nghiêm cấm hành vi trừng phạt Đánh vào mông, giới hạn thời gian, hậu quả và sự xấu hổ không giúp trẻ trong việc kiềm chế cảm xúc. Thực chất, những đứa trẻ nhận ra rằng những cảm xúc đó sẽ dẫn chúng tớ những hành vi tiêu cực. Vì thế trẻ cố gắng kiềm chế cảm xúc đó và cả những cảm xúc mà chúng đang mang trên vai thậm chí còn hơn thế nữa. Đó là một trong những lý do mà hình phạt thực sự dẫn đến hành vi xấu nhiều hơn, cảm xúc đó sẽ giữ cho những cảm xúc mà trẻ đang mang vai sủi bọt như bong bóng vì sự hàn gắn, giúp trẻ đi đúng hướng với sự hướng dẫn tích cực, giúp trẻ xử lý được các cảm xúc của mình và giúp chúng học được những kỹ năng cho tới khi chúng tự giải quyết được điều đó. Giúp trẻ cảm thấy đủ an toàn về cảm xúc thậm chí trong khi chúng ta giới hạn hành động của trẻ Những đứa trẻ hay tức giận không phải là một người xấu nhưng sẽ gây tổn thương cho một đứa trẻ. Khi trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình, đó là bởi vì chúng không thể làm vào ngay lúc đó. Nếu bạn có thể giữ được lòng trắc ẩn thì trẻ sẽ cảm thấy đủ an toàn để thức tỉnh, cảm nhận và kìm nén nước mắt và nỗi sợ hãi sẽ khiến cho trẻ tức giận và phản ứng tiêu cực. Nếu bạn giúp trẻ khóc thì cảm xúc đó sẽ bốc hơi và cũng làm biến mất cơn giận dữ và phản ứng tiêu cực của trẻ. Có quan trọng để dạy trẻ những từ về cảm xúc hay không? Tất nhiên nhưng đừng bao gồm việc trẻ nói về những cảm nhận của mình, điều đó sẽ khiến trẻ đưa cảm xúc của mình ra khỏi trái tim và đi vào đầu của trẻ, từ đó rất khó để trẻ vượt qua những cảm xúc đó. Thay vào đó, chú trọng thừa nhận những cảm giác của trẻ. Ví dụ: - Cảm xúc không phải là xấu, chúng là một phẩn của sự trù phú của con người - Chúng ta không thường xuyên có cơ hội về cái mà chúng ta cảm nhận được nhưng chúng ta luôn luôn có cơ hội về điều chúng ta làm như thế nào. - Khi bạn thoải mái với những cảm xúc của mình, bạn cảm thấy chúng sâu sắc và sau đó chúng tiêu tan, điều đó giúp bạn kiểm soát tốt hơn. Những đứa trẻ được cha mẹ dạy cách kiềm chế cảm xúc của mình bởi vì chúng có đời sống tình cảm lành mạnh, không phải bởi vì chúng được dạy rằng là không được cảm nhận, trừng phạt hoặc xấu hổ vì những cảm xúc đó. Nếu bạn vẫn tiếp tục kiềm chế cơn tức giận của mình thì bạn sẽ vui vẻ lắng nghe những đứa con đang dần kiểm soát được cảm xúc của chúng tốt hơn cả bạn. Tại sao bạn lại không cố gắng chăm chỉ thực hiện để giúp con bạn học được những điều này?
Ðề: 5 bước giúp trẻ học cách kiềm chế cảm xúc đọc xong mới thấy kiến thức dậy con cái của mình ít quá
Ðề: 5 bước giúp trẻ học cách kiềm chế cảm xúc Mẹ nó nên đọc thêm nhiều sách hay là các bài viết trên mạng hay hỏi ý kiến của các chuyên gia (miễn phí) cũng là một cách để tăng thêm kinh nghiệm trong nuôi dạy con cái của mình mẹ Thanhthanh2015 ạ.
Ðề: 5 bước giúp trẻ học cách kiềm chế cảm xúc Cố gắng học hỏi càng nhiều thêm kiến thức về chăm bé, giờ em còn thiếu nhiều quá vì là bé đầu lên cu cậu hơi gầy hic
Ðề: 5 bước giúp trẻ học cách kiềm chế cảm xúc nhiều lúc đưa trẻ ra chỗ đông người chả thể nào nói đc con buồn quá
Ðề: 5 bước giúp trẻ học cách kiềm chế cảm xúc Đúng là nhiều lúc mình không "hòa hợp" được với suy nghĩ của con!