5 bước thực hành yêu thương

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhuyen_2205, 7/2/2013.

  1. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    5 bước thực hành yêu thương
    Theo Masaru Ibuka, cha đẻ tập đoàn Sony, để con trẻ có thể phát triển tốt, cha mẹ không nhất thiết phải sắm cho chúng các loại đồ chơi hiện đại đắt tiền, cũng chẳng cần nghiền ngẫm các phương pháp giáo dục cao siêu hay tham gia một khóa học đặc biệt nào cả. Thứ duy nhất mà cha mẹ cần làm đó là hãy dành nhiều thời gian hơn để yêu thương con. Và tình yêu thương đó có thể “diễn giải” thành 5 bước cơ bản dưới đây:
    1. Siêng năng bế ẵm, âu yếm con. Việc tiếp xúc, gần gụi với thân thể cha mẹ không chỉ giúp ươm “mầm lương tri”, lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm trong bé mà còn tác động rất tích cực lên trí thông minh của “thiên thần nhỏ”. Cho bé ngủ chung giường và thường xuyên ôm ấp bé thực ra không hề làm hư bé như nhiều người vẫn nghĩ. Sự trìu mến dành cho trẻ nhỏ chính là nền tảng tốt nhất để các bé phát triển lành mạnh.


    2. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con. Điều đó không có nghĩa là phải trang bị cho ngôi nhà của bé thật tiện nghi và đầy ắp đồ chơi xịn. Khi quá tiện nghi, bé sẽ ít động não hơn, và khi có quá nhiều đồ chơi bé sẽ bị phân tâm, khó tập trung. Ví như chỉ có một chú gấu bông thì bé sẽ “nghiên cứu” nó thật kỹ và cố nghĩ ra thật nhiều trò để chơi cùng nó. Nhưng nếu có cả một bầy thú nhồi bông, búp bê, siêu nhân… vây quanh thì bé sẽ không dừng lại lâu với món nào để “tư duy” kỹ lưỡng cả. Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển lối tư duy khác biệt, tích cực, bạn chớ vội mua ngaycho con những thứ mà con thích. Cứ để con thiếu thốn một chút thì trí tưởng tượng của con càng có cơ hội bay bổng. Đôi giày sành điệu của mẹ có thể biến thành một cặp… chiến xa. Còn thùng đồ sửa xe của bố ư? Có thể được bé hình dung như một tòa lâu đài đầy bí hiểm.
    3. Trao cho con chì màu, đất nặn càng sớm càng tốt! Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn, tô, hay thậm chí là xé tan, đập nát thứ gì đấy… thì cũng giúp trí thông minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển. Và phụ huynh đừng nên liên tục phê bình, chỉnh đốn con kiểu như: “Cầm bút cao cao lên nào!”, “Không được dùng tay trái”, “Sao mặt trời lại màu tím, màu đỏ chứ”…. Vì như vậy ta chỉ cản trở sự sáng tạo của trẻ mà thôi. Nhân tiện xin nói thêm là việc sử dụng tay trái hay tay phải đều có tác dụng như nhau trong việc tăng cường khả năng của bộ não ở trẻ nhỏ.
    4. Thường xuyên đọc sách cho con nghe và dạy con học thuộc thơ. Bộ nhớ của các bé lên ba có thể lưu giữ cả trăm bài thơ ngăn ngắn và càng được rèn luyện nhiều thì bộ nhớ ấy càng… mênh mông hơn. Ban đầu bé có thể ngắc ngứ mãi không đọc trôi một câu thơ, nhưng dần dần bé có thể làu làu cả một tập thơ vài chục rồi vài trăm bài. Ngoài tác dụng luyện trí nhớ, việc đọc thơ còn đem cho bé niềm hứng khởi đối với thơ ca, bồi dưỡng cho tâm hồn bé thêm phong phú.

    (Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn, tô, hay thậm chí là xé tan, đập nát… thì cũng giúp trí thông minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển.)
    5. Khi bé đã biết đi, hãy dắt bé đi dạo thay vì đặt bé trong xe nôi. Lý do là đi bộ trên đôi chân của chính mình sẽ kích thích trẻ tư duy tốt hơn. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà bác học, nhà văn nhiều khi bị “bí” ý tưởng hay “tụt” cảm hứng đã đứng lên đi bộ loanh quanh và ý tưởng bỗng dưng lại xuất hiện, cảm hứng đột nhiên quay về.
    Lớn lên cùng đại gia đình
    Theo Masaru Ibuka, lý tưởng nhất đối với trẻ con là được lớn lên trong một đại gia đình với nhiều thế hệ. Sự hiện của ông bà, cô dì, chú bác, anh chị em tạo ra một môi trường xã hội tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bản thân Masaru đã từng dành rất nhiều thời gian, tâm sức cho đứa con trai bị bệnh bại não của mình. Ông cho rằng trong gia đình, người cha chỉ làm trụ cột kinh tế thôi chưa đủ mà còn phải là nhà giáo dục thực sự đối với các con và ông kêu gọi các ông bố hãy đi tiên phong trong sự nghiệp giáo dục con cái.
    Phương pháp của “ông Sony” từng bị phản đối vì quan điểm dùng hình phạt thể chất đối với trẻ dưới ba tuổi nhưng Masaru Ibuka lý giải rằng trẻ cần được đưa vào nề nếp từ lúc chưa đầy một tuổi, vì đến ba tuổi thì ở trẻ đã hình thành lòng tự trọng và việc quở mắng hay dùng roi vọt lúc ấy sẽ rất nan giải, thậm chí là vô nghĩa.
    Tuy nhiên, Masaru Ibuka cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ nên dùng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy bị sỉ nhục và nảy sinh lòng thù hận. Và nói chung, đối với con trẻ thì khen ngợi, khích lệ luôn cần được ưu tiên, còn trừng phạt thì hãy giảm thiểu. Đặc biệt là đừng bao giờ trách phạt, đánh mắng trẻ trước mặt người khác. Bạo hành và sỉ nhục không bao giờ có thể là bạn đồng hành với sự phát triển của trí tuệ. Chỉ có sự ham mê hiểu biết và niềm vui khám phá mới có thể giúp trẻ vươn đến những chân trời mới của tri thức.
    Trong cuốn “Sau 3 tuổi thì đã muộn” (“Kindergarten is Too Late”, xuất bản năm 1971), Masaru Ibuka cho rằng thời kỳ lĩnh hội kiến thức quan trọng nhất ở con người diễn ra trong khoảng thời gian từ lúc chào đời cho đến khi 3 tuổi. Từ đó, ông đã đề xuất những phương thức để tận dụng thời kỳ này. Lời tựa của cuốn “Kindergarten is Too Late” được viết bởi Glenn Doman, người sáng lập ra Viện nghiên cứu Tiềm năng Con người - một tổ chức hướng dẫn các bậc phụ huynh về các phương pháp phát triển trí lực cho con em mình. Ibuka và Doman đều nhất trí rằng năm đầu tiên trong cuộc đời là thời kỳ có vai trò trọng đại đối với việc giáo dục con người.
    (sưu tầm)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhuyen_2205
    Đang tải...


  2. naty21

    naty21 Banned

    Tham gia:
    28/1/2013
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Nhưng điều này có vẻ khá mới lạ so với các bà mẹ VN hihi
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  3. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    vâng, e cũng thấy thế nhg e thấy cũng đúng ah, nên muốn chia sẻ với mọi người
     
  4. nguyenthuthao83

    nguyenthuthao83 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/2/2013
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Cũng không khó lắm đâu, chịu khó 1 chút là được :D Tuy hơi lạ những cứ làm dần dần thì mình sẽ quen. Dù sao cũng tốt cho con mình mà :D
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  5. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    uh đúng rùi. mh chưa có bé đâu nhg mà mỗi lần đọc gì hay mh lại lưu vào để mai sau biết mà làm. mh thấy g nuôi con sao cho nó đúng khó lắm, g hết thời trời sinh voi trời sinh cỏ nữa rùi.
     
    nguyenthuthao83 thích bài này.
  6. nguyenthuthao83

    nguyenthuthao83 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/2/2013
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Nhà mình có thói quen đọc báo giấy. Cái gì hay cứ cắt ra cất, giờ 1 xấp dày hơn 10 phân rồi. Nhìu bí quyết dạy con giữ từ thời chưa lấy chồng, giờ mới lấy ra xài dần :D
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  7. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    uh, t cũng thấy như thế hay, t sẽ học hỏi kinh nghiệm đó của bạn, cám ơn nh na. chúc bạn năm mới thật nhiều niềm vui, may mắn, tài lộc.mong sẽ được giao lưu với bạn nh hơn
     
  8. noithatthoinay

    noithatthoinay Gốm sứ Bát Tràng

    Tham gia:
    21/2/2013
    Bài viết:
    740
    Đã được thích:
    115
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Kinh nghiệm chia sẻ của bạn hay đó, cảm ơn bạn nhiều nhé !
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  9. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    mh mong là mọi ng cùng vào chia sẻ thêm để có những đứa con thật tuyệt vời
     
  10. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    thông tin hay và bổ ich thanks chủ top
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  11. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    mong rằng sẽ giúp ích được nhiều để có những đứa con tuyệt vời
     
  12. camellia2806

    camellia2806 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/11/2012
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Cảm ơn chủ top, những thông tin thật bổ ích - bây giờ nuôi dạy 1 đứa trẻ khó hơn hồi xưa rất nhiều - đôi khi cũng suy nghĩ hiện đại đâm ra hại điện thật - và giờ là hại não nuôi dạy con, chỉ mong bé trở thành 1 người tốt ^_^
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  13. Dam

    Dam Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/12/2012
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Ở việt nam thì mấy điều này còn khá mới mẻ đấy nhỉ?
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  14. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    mới nhg thấy tốt mh nên học hỏi mà...vì con em mh thui mà
     
  15. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    mới thật k biết áp dụng đc k nữa
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  16. nắng ngơ

    nắng ngơ Nhím còi

    Tham gia:
    17/1/2013
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Mình thấy hơi khó, vì lí thuyết khác xa với thực hành.
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  17. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    uh, biết thế. mong sẽ giúp được gì đó, có thể ko áp dụng được hết nhg phần nào sẽ có ích trong việc nuôi dạy trẻ
     
  18. Ms.Anh

    Ms.Anh Cống hiến

    Tham gia:
    4/1/2012
    Bài viết:
    7,610
    Đã được thích:
    948
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    hihi, học tập học tập, cảm ơn mẹ nó nhé :)
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  19. bra_1986

    bra_1986 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    7/6/2012
    Bài viết:
    2,097
    Đã được thích:
    416
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    oánh dấu mai đọc tiếp, e đi ngủ đây, chúc cả nhà ngủ ngon
     
    thuhuyen_2205 thích bài này.
  20. thuhuyen_2205

    thuhuyen_2205 gấu mèo shop - Mother&care

    Tham gia:
    14/1/2013
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: 5 bước thực hành yêu thương

    Mình muốn chia sẻ thêm những điều mình sưu tầm được về cách nuôi dạy con, mong các mẹ tiếp tục góp ý.
    Khi nhìn thấy các con gây gổ đánh nhau, nhiều bậc phụ huynh đã 'bặm môi, trợn mắt'...

    Trẻ gây gổ, đánh nhau với anh chị em là điều tự nhiên như việc thay mùa trong năm. Cha mẹ nào rồi cũng có lúc phải đứng ra làm 'trọng tài' cho 'trận chiến' của con. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hòa giải để con trẻ 'tâm phục, khẩu phục'.
    1. Phớt lờ ‘trận chiến’ của trẻ
    Bạn có thể làm ngơ như không biết nếu con trẻ chỉ đụng chạm nhẹ, tranh giành nhau đồ đạc mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào.
    2. Công bằng khi giải quyết ‘tranh chấp’
    Điều tối kỵ nhất là bạn - 'trọng tài' của con lại thiên vị. Không phải lúc nào những cuộc cãi cọ giữa anh em, chị em trong nhà đều do đứa lớn gây ra. Nếu như bạn nhìn nhận chủ quan và thường xuyên bênh vực đứa nhỏ, yêu cầu đứa lớn phải nhường nhịn thì bạn đã tạo cho đứa lớn một áp lực vô hình. Và đó có thể là một nguyên nhân khiến đứa lớn thường ăn hiếp, bắt nạt đứa nhỏ hơn để giải tỏa những khó chịu, uất ức trong lòng vì chúng thấy không công bằng.
    3. Tập trung vào tình cảm
    Khi tức giận, trẻ cũng khó xử lý đúng. Trước hết, đặc biệt với đứa nhỏ hơn, cha mẹ có thể cần gợi ý. Chẳng hạn: "Mẹ biết con buồn vì chị con không cho con chơi bút màu", hoặc: "Con có vẻ buồn vì mẹ dành nhiều thời gian cho em bé". Khi trẻ thấy tình cảm của mình được nhận biết, thì trẻ thường dễ thông cảm, chịu nhường nhịn hơn.
    4. Kiềm chế tức giận
    Khi phải can thiệp vào 'trận chiến' của trẻ, điều quan trọng nhất là bạn cần giữ thái độ điềm tĩnh. Nổi nóng và mất bình tĩnh như 'ngòi nổ' khiến trẻ càng hiếu chiến, bất cần và không chịu nghe lời. Hoặc, có nghe lời cũng chỉ là đối phó.
    5. Dạy trẻ hòa giải
    Nói với trẻ rằng anh em phải thương yêu, đùm bọc nhau và rằng đánh nhau là xấu khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, cởi mở với cha mẹ. Gợi mở cho trẻ cách giải quyết vấn đề tốt hơn là động tay chân để trẻ biết rút kinh nghiệm và khéo giải quyết tranh chấp hơn.
    Hiện nay, mọi người thường hay dạy trẻ theo hướng đề cao vai trò chủ động, tự quyết định của bản thân trẻ. Tuy nhiên, vì trẻ chưa có đủ kinh nghiệm để tự quyết định mọi thứ nên sự giúp đỡ, tư vấn của gia đình, nhà trường và những người lớn là rất cần thiết.
    Một trong những yếu tố quan trọng là giúp trẻ nhận thức được tính nhiều mặt trong sự tự quyết này.
    Tính “hai mặt”
    Đưa tờ giấy trắng có chấm một vết mực cho một đứa trẻ (kể cả người lớn), yêu cầu trả lời câu hỏi “thấy gì trên tờ giấy đó?”, câu trả lời thường sẽ là “thấy có chấm mực”. Ít ai chịu khó mô tả tờ giấy đó trắng như thế nào, độ bóng láng ra sao…
    Trên thực tế, sự vật, hiện tượng không chỉ có “hai mặt” mà có thể có “nhiều mặt”, tức là ở những điều kiện tiếp cận, sự quan tâm và nhận thức khác nhau thì sẽ nhìn nhận khác nhau. Nếu gợi cho trẻ nhìn nhận được nhiều góc của sự vật, hiện tượng, sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ hơn về hiện tượng, sự vật, và chúng sẽ được nâng cao năng lực tư duy, nhận thức. Cách giáo dục này còn giúp trẻ không “đóng khung” suy nghĩ của mình.
    Gợi mở tư duy “phản biện”
    Cũng từ tính “hai mặt” mà câu chuyện Bó đũa được dùng để định hướng cách nhìn nhận thích hợp với trẻ. Nếu để nguyên bó đũa thì không thể nào bẻ gãy; điều đó dạy cho trẻ tính đoàn kết, phát huy được sức mạnh của tập thể, của đám đông. Nếu tách riêng từng chiếc đũa thì bị bẻ gãy dễ dàng; điều đó chỉ ra một kinh nghiệm cho trẻ về việc một người trở nên yếu đuối nếu bị tách riêng lẻ hoặc không chủ động gắn bó với người khác. Tuy nhiên, có thể “lật ngược” để tìm hiểu “mặt trái”. Đó là chia nhỏ một việc nhiều khó khăn thành những việc ít khó khăn hơn để dễ thực hiện và có thể thực hiện dần dần cho đến khi xong việc.
    Như vậy, người lớn cần gợi mở cho trẻ óc “phản biện”. Tức là cần định hướng, khơi gợi, đặt vấn đề để trẻ tìm hiểu vấn đề ở góc độ ngược lại, từ đó để hiểu câu chuyện đúng hơn, đầy đủ hơn và cũng thực tế hơn. Với một đứa trẻ, nếu ta sớm “đóng khung” về nhận thức, tức là hạn chế sự phát triển đầy đủ của trẻ, cả ở mặt tư duy lẫn mặt năng lực.
    Tương tự như vậy, tinh thần của câu “một cây làm chẳng nên non/ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đề cao sự đoàn kết, đồng lòng. Nhưng cũng cần gợi mở, nếu có một nhóm người làm việc với nhau nhưng không chia sẻ, thông cảm, giúp đỡ, nhất trí với nhau hoặc tị nạnh, kèn cựa, tranh cãi nhau thì đôi khi hiệu quả còn kém hơn từng người một làm việc riêng. Việc “nhìn rộng hơn” như vậy sẽ giúp kích thích sự động não của trẻ.
    Đừng “đóng khung” suy nghĩ
    Câu chuyện Thầy bói xem voi lâu nay được xem là mỉa mai, châm biếm những người chỉ biết nhìn nhận sự vật, hiện tượng ở những góc riêng nhưng đã khái quát thành một sự vật, hiện tượng hoàn chỉnh. Từ đó có người dùng từ “đoán mò” để chỉ người đã vội phán đoán khi chưa đủ căn cứ, còn thiếu dữ liệu.
    Đừng vội cho rằng “ớt có màu đỏ”. Cần giải thích cho trẻ, rằng thông thường, ớt còn non thì có màu xanh, chín thì có màu đỏ; có một số loại ớt (ớt kiểng, ớt Đà Lạt…) khi còn non có màu xanh, màu tím, khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng… Tương tự, không nên dạy trẻ rằng “quả cam có màu vàng”, mà cần giúp trẻ biết có một số loại cam chín vỏ vẫn xanh. Ví dụ: cam sành.
    Dĩ nhiên, qua trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết đầy đủ nhưng trong quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, người lớn cần cung cấp đầy đủ các dữ liệu, đồng thời định hướng, gợi mở sự liên tưởng của trẻ về các dữ liệu đó.
    Tóm lại, trong quá trình học hỏi của trẻ, người lớn nên tham gia một cách chủ động và khoa học, thay vì gò ép theo ý của mình. Để trẻ có nhận thức đầy đủ, chính xác các sự vật, hiện tượng, cũng như nâng cao năng lực tư duy, người lớn nên tìm cách “lật ngược vấn đề” để trẻ thấy được mặt trái mà hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng, thay vì “đóng khung” mọi thứ
     

Chia sẻ trang này