5 Cách Để Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Kiểm Soát Cơn Giận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 6/12/2016.

By thuhien on 6/12/2016 lúc 10:36 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Nhiều vấn đề về hành vi của trẻ tập trung quanh việc trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận của mình. Hành vi đối lập, không tôn trọng người khác, xung đột và hung hăng thường giảm bớt khi bạn giúp trẻ học cách kiểm soát cơn giận của mình tốt hơn. Nếu bạn dạy trẻ các kỹ năng kiểm soát cơn giân, hành vi của trẻ sẽ được cải thiện và con bạn sẽ nhận được một trong sáu kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc đời.

    [​IMG]

    1. Sự khác biệt giữa cảm xúc và hành vi

    Trẻ thường khó có thể hiểu sự khác biệt giữa cảm xúc giận giữ và hành vi hung hăng.

    Dạy trẻ hiểu các cảm xúc của mình để trẻ có thể diễn đạt các cảm xúc giận giữ, tức giận và thất vọng bằng lời nói. Thông thường xảm xúc buồn bã và bị tổn thương có thể gây ra hành vi hung hăng. Dạy trẻ cách nhận biết và diễn đạt bằng lời nói cảm xúc của mình thay vì bằng hành động.

    Ngoài ra, bạn cũng gửi cho trẻ một thông điệp: Cảm xúc giận dữ là điều bình thường. Giận giữ là cảm xúc giống như các cảm xúc khác, và có những có những thời điểm phù hợp để cảm thấy tức giận. Điều này có thể giúp trẻ nhận thấy rằng cảm xúc và nói chuyện về cảm xúc giận dữ không phải là việc xấu.

    2. Làm gương cho trẻ

    Bạn cần hành xử phù hợp để làm gương cho con và dạy con cách quản lý cơn giận của mình. Nếu con bạn thấy bạn mất bình tĩnh, trẻ sẽ có xu hướng có vấn đề trong quản lý cơn giận của mình hoặc trẻ không hiểu hành vi nào thì phù hợp và hành vi nào thì không.

    Đôi khi, cha mẹ che giấu cảm xúc của mình và thất vọng về trẻ. Mặc dù dấu trẻ các vấn đề của người lớn là việc tốt, nhưng trẻ cũng cần thấy cách bạn kiểm soát cảm xúc giận dữ của cha mẹ.

    Tạo cho trẻ có cơ hội chia sẻ cảm xúc của mình và các cách phù hợp để giải quyết chúng.

    Khi cho trẻ thấy khi bạn cảm thấy thất vọng vì dạy trẻ cách nói chuyện về cảm xúc. Khi bạn lái xe, bạn có thể nói to: “Ồ, mẹ giận chiếc xe phía trước không dừng trước vạch sang đường để nhường đường cho các em nhỏ qua đường. Nhưng mẹ sẽ dừng lại để các em được an toàn.”

    Nhận lấy trách nhiệm cho hành vi của mình khi bạn mất bình tĩnh trước trẻ. Xin lỗi trẻ và thảo luận về những gì bạn có thể làm thay thế. Bạn có thể nói: “Mẹ xin lỗi vì mẹ đã tức điên trong ngày hôm nay. Mẹ sẽ đi dạo một lúc để bình tĩnh lại thay vì quát mắng.”

    3. Đặt ra các nguyên tắc khi tức giận.

    Hầu hết các gia đình đều có các nguyên tắc trong nhà về hành vi được chấp nhận và hành vi không được chấp nhận khi nổi giận. Một số gia đình không ngăn cản hành vi đóng sập cửa và quát tháo khi giận trong khi một số gia đình khác thì không khoan dung cho các hành vi này. Đặt ra các nguyên tắc trong gia đình để trẻ biết mình có thể làm gì khi giận và những hành vi nào không được chấp nhận sẽ có hậu quả kèm theo.

    Các nguyên tắc khi giận cần tập trung vào cách hành xử tôn trọng người khác. Trẻ cần hiểu rằng trẻ không có quyền làm tổn thương người khác khi tức giận. Khoanh vùng các hành động như bạo lực, dè bỉu và phá hỏng tài sản để trẻ biết rằng trẻ không được ném đồ đạc, làm hỏng đồ hoặc bạo lực về lời nói hoặc hành động khi trẻ tức giận.

    4. Dạy trẻ các cách lành mạnh để quản lý cơn giận.

    Trẻ cần biết các cách phù hợp để giải quyết cơn giận của mình. Thay vì nói: “Không được đánh em”, bạn có thể nói trẻ những điều nên làm khi trẻ cảm thấy tức giận. Khi sử dụng cách cách ly như một phương pháp kỷ luật chứ không phải là trừng phạt, trẻ sẽ học cách tự mình lấy lại bình tĩnh.

    Trẻ cũng có lợi khi học các kỹ năng đối phó. Dạy trẻ cách hít thở khi trẻ thất vọng. Chỉ cho trẻ cách thư gian khi làm một thứ gì đó thú vị. Ngoải ra, bạn có thể dạy trẻ các kỹ năng giải quyế vấn đề và giúp trẻ học cách giải quyết xung đột trong hòa bình. Điều quan trọng nhất, bạn có thể dạy trẻ tránh xa hoàn cảnh khi trẻ nổi giận trước khi trẻ có hành vi hung hăng.

    5. Đưa ra các hậu quả cần thiết

    Trẻ cần có các hậu quả tích cực khi trẻ tuân theo các nguyên tắc về sự tức giận trong gia đình và có các hậu quả kèm theo khi trẻ phá vỡ các nguyên tắc này. Các hậu quả tích cực là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với những trẻ thường gặp khó khăn trong quản lý cơn giận. Hệ thống khen thưởng hoặc hệ thống khen thưởng bằng thẻ có thể khích lệ trẻ để giúp trẻ bình tĩnh và dùng các kỹ năng của mình để kiểm soát các cảm xúc giận dữ an toàn.

    Bạn cần áp dụng các hậu quả ngay lập tức với bất kỳ hành vi hung hăng nào. Phụ thuộc vào lứa tuổi, các hậu quả có thể bao gồm là cách ly, tước bớt đặc quyền, hoặc đền bù bằng cách làm nhiều việc nhà hơn hoặc cho nạn nhân mượn món đồ chơi của trẻ trong một ngày.

    Đôi khi trẻ khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận của mình là điều bình thường nhưng khó kiểm soát cơn giận của mình có thê gây ra một vài vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Nếu bạn cảm thấy quan tâm về các hành vi của trẻ và các vấn đề về quản lý cơn giận, bạn có thể gặp chuyên gia. Bác sĩ có thể chỉ ra bất cứ vấn đề về sức khỏe tâm thần tiềm ẩn và có thể trợ giúp bạn để lập ra một kế hoạch quản lý hành vi.

    Nguồn: Verywell.

    Xem thêm
    Dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề

    Xem thêm
    Một số vấn đề về hành vi phổ biến ở trẻ tiểu học (5-10 tuổi)
    Một số vấn đề về hành vi của trẻ dưới 5 tuổi
    10 bước để trẻ không nói dối
    10 cách khi trẻ chống đối và không vâng lời
    10 cách giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ
    5 cách để kiểm soát hành vi vô lễ của trẻ
    6 bước để trẻ không mè nheo
    Kiểm soát cơn bốc đồng của trẻ
    Kiểm soát hành vi hung hăng của trẻ
    5 cách để dạy trẻ kiểm soát cơn giận
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 6/12/2016.

    1. gaubongmauxam
      gaubongmauxam
      trẻ hay ăn vạ lúc k vừa ý, dạy cũng k ngày 1 ngày 2 dcd
    2. minhtuy.bds
      minhtuy.bds
      rẻ cần biết các cách phù hợp để giải quyết cơn giận của mình. Thay vì nói: “Không được đánh em”, bạn có thể nói trẻ những điều nên làm khi trẻ cảm thấy tức giận. Khi sử dụng cách cách ly như một phương pháp kỷ luật chứ không phải là trừng phạt, trẻ sẽ học cách tự mình lấy lại bình tĩnh.
    3. nga39
      nga39
      ừ bọn trẻ mà nổi giận lên thì đáng sợ ra phết đó, ko phải vừa đâu
    4. Kitanookami
      Kitanookami
      Ờ... có 1 cái mà xem chừng nhiều người không để ý đó là tại sao mình lại giận vào những lúc cụ thể nào đó? Việc kiểm soát cơn giận không phải không làm được, song xem chừng việc "kiểm soát" đó chỉ mang tính ngắn hạn còn về lâu dài, thực tế mà nói rất nhiều trường hợp kiềm chế cơn giận về lâu dài khiến cho mọi chuyện càng ngày càng căng thẳng hơn đặc biệt là trong các vấn đề về tình cảm hôn nhân/gia đình.
      Thành thử còn 1 vấn đề khác có khi quan trọng hơn cả việc kiểm soát cơn giận đó là nhận biết khi nào mình sẽ lên cơn, cụ thể lúc nào, thời gian nào, và sự kiện gì sẽ khiến mình giận vì rõ ràng, cơn giận không vô cớ mà đến. Cơn giận xảy ra vì trong lòng mình có nỗi đau bị kích hoạt. Đây là lý do việc chỉ tìm cách kiểm soát cơn giận trong dài hạn chỉ có tác dụng ngoài mặt, còn trong sâu xa nỗi đau - nguyên nhân không hề được rõ biết và đáng buồn là nỗi đau đó càng ngày càng lớn, kéo theo đó là cơn giận sẽ càng nguy hiểm hơn khi bị giải tỏa ra sau quá nhiều thời gian dồn nén.
      thuhien thích bài này.

Chia sẻ trang này