5 Cách Kỷ Luật Dành Cho Trẻ Ở Lứa Tuổi Mẫu Giáo (3- 4 Tuổi)

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 3/1/2017.

By thuhien on 3/1/2017 lúc 11:24 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Khi hành động của con bạn có vấn đề, bạn thường phản ứng như thế nào? Trong khi bạn muốn nhất quán khi sử dụng phương pháp kỷ luật của con bạn, thì có những cách khác nhau mà bạn có thể để con bạn biết rằng bạn không vui với cách hành xử của con. Phụ thuộc vào mức độ, nơi xảy ra vi phạm, và trước đó đã xảy ra bao nhiêu lần, bạn có thể muốn tìm ra một phương pháp khác với cách mà bạn thường dùng. Yếu tố then chốt là khi bạn đã quyết định kỷ luật con bạn, bạn cần đảm bảo thực hiện cách đó, không thay đổi hoặc mủi lòng.

    [​IMG]

    Kỷ luật trẻ là điều bạn cần học hỏi. Khi bạn cố gắng thử vài phương pháp này và xem mức độ hiệu quả, bạn có thể tìm ra được một cách mà bạn thích nhất. Đó là điều tuyệt với nhưng bạn cần nhớ rằng quá trình áp dụng cần linh hoạt và đôi khi kỷ luật này có hiệu quả trong một tình huống này nhưng lại có thể không hiệu quả trong tình huống khác.

    Khi bạn cần phải kỷ luật con bạn, mục tiêu cuối cùng là thay đổi hành vi của trẻ để trẻ cư xử tốt hơn và không lặp lại vào lần sau.

    1. Đánh lạc hướng

    Đánh lạc hướng là chuyển hước hay hướng con bạn từ tình huống này sang tình huống khác. Điều này có thể trái ngược với việc kỷ luật trẻ, lấy đi thử gì đó của trẻ, nên việc này thực sự hiệu quả, đặc biệt trong những ình huống mà trẻ làm điều gì đó không phù hợp với nơi mà trẻ đến. Ví dụ, nếu trẻ ném bóng trong nhà, bạn có thể nói với con “Không”, nhưng bạn có thể nói với trẻ “Ném bóng trong nhà có thể làm cho đồ đạc bị hỏng hay làm đau ai đó. Giờ chúng ta có thể đi ra ngoài và chơi bóng ở ngoài đó.” Bạn có thể dạy con rằng có sự khác nhau giữa việc làm đúng và việc làm sai. Bạn cũng cần nhớ đánh lạc hướng khác với cách Cách ly.

    2. Cách ly trẻ

    Cách ly trẻ là cách kỷ luật phổ biến nhất cũng như hiệu quả nhất với trẻ nếu như bạn sử dụng đúng. Nếu con bạn cư xử không tốt và bạn đặt trẻ ngồi vào một góc, thì cách cách ly đo sẽ không có tác dụng bởi vì trẻ không biết tại sao trẻ bị phạt. Để sử dụng cách cách ly hiệu quả, bạn cần đảm bảo rằng trẻ hiểu được tại sao trẻ bị cách ly, đó là cách ly sẽ được áp dụng ngay sau khi hành vi khó chịu của trẻ xảy ra, đó là thời gian trẻ ngồi ở một góc yên tĩnh và kết thúc khi bạn thông báo hết giờ. Sau khi hết thời gian cách ly, trẻ cần nói với bnj biết tại sao trẻ cần cách ly và xin lỗi về những việc đã làm sai.

    3. Để con bạn đối diện với các hậu quả kèm theo

    Bạn có thể bảo con không được để các con thú rồi bông bừa bãi nếu không sẽ bị chú cún con làm rách. Nhưng , 5 phút sau khi con bạn rời phòng, thì chú gấu bông của trẻ đã đi đâu mất? Khi bạn không muốn đồ chơi của con bạn bị chú chó cưng làm hỏng, thì bạn cũng có cơ hội dạy con một bài học quan trọng. Cất chú gấu bông vào nơi mà con bạn không nhìn thấy. Khi con bạn quay lại phòng và hỏi gấu bông đâu. Bạn có thể để con bạn có một cơ hội cảm nhận được hậu quả của hành động do mình làm ra, bao gồm cả cảm xúc buồn bã. Sau một khoảng thời gian nhất định (phụ thuộc vào tình huống), bạn có thể mang lại cho trẻ con gấu bông và nhắc trẻ thực hiện những yêu cầu mà bạn đã đưa ra lúc đầu.

    4. Phớt lờ

    Đây là một cách khác mà bạn có thể dùng, bạn không kỷ luật trẻ quá nhiều, nhưng khá hiệ quả. Để thực hiện cách này, bạn cần kiên nhẫn và đảm bảo rằng con bạn không làm những điều có hại cho bản thân và cho người khác. Cách này thường có hiệu quả nhất khi bọn trẻ hoặc bạn bè tranh cãi vưới nhau về những việc có để lại hậu quả nho nhỏ. Nếu bọn trẻ chạy đến với bạn và muốn bạn can thiệp hay giúp đỡ, bạn có thể giải thích với con rằng bạn không tham gia vào những việc mà chúng có thể tự giải quyết. Vởi vì tình huống sẽ leo thang nếu bạn can thiệp.

    5. Dùng cụm từ “Nếu/Thì”

    Nếu con bạn tiếp tục giật tóc em, thì trẻ sẽ phải ở trong phòng của mình một lúc. Nếu con bạn lấy tất cả các cuốn sách trên kệ và ném xuống sàn, thì trẻ sẽ không được đọc sách trong thời gian còn lại trong ngày. Cụm từ Nếu/Thì hiệu quả bởi vì trẻ biết chính xác điều gì sẽ xảy ra với hành vi của trẻ nếu trẻ tiếp tục và bạn không thích hành vi nào của trẻ. Bạn cần thực hiện việc bạn nói sau “Thì”, bởi vậy đừng nói những gì mà bạn không bao giờ muốn xảy ra “Mẹ sẽ ném tất cả đồ chơi của con đi đấy!”

    Các cách kỷ luật phù hợp với lứa tuổi

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 3/1/2017.

Chia sẻ trang này