Để hòa nhập với sự phát triển chung của toàn nhân loại, con người cần ngày càng trau dồi cho bản thân các kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Việc cải thiện các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ. Cùng điểm qua 5 kỹ năng sống không thể thiếu đối với trẻ. Kỹ năng sống tự lập Vì sao trẻ tiểu học cần rèn kỹ năng sống tự lập? Nhiều bậc phụ huynh thể hiện tình yêu thương với con bằng cách làm hết mọi việc cho trẻ, từ đánh răng, mặc quần áo tới bón cơm. Tất nhiên ai nhìn vào cũng thấy được tình cảm ấy, nhưng vô tình cách thể hiện này lại khiến trẻ có tư duy ỷ lại, cậy rằng mình không làm thì sẽ có ông bà, bố mẹ, anh chị hay người giúp việc làm cho rồi. Thói quen thiếu tự giác được biểu hiện trong nhiều tình huống: trẻ học lớp 2, thậm chí lớp 3 nhưng vẫn cần người lớn dỗ dành ăn uống; trẻ 9 tuổi, 10 tuổi rồi nhưng không biết nấu cơm, quét nhà; trẻ đã học tiểu học nhưng chưa thể tự mặc được quần áo … Những biểu hiện này tưởng không gây hại mà gây hại không tưởng! Lớn hơn một chút, liệu rằng những em bé được chiều chuộng ngày trước có thể tự làm được vệ sinh cá nhân, tự thức dậy vào mỗi sáng, tự chuẩn bị sách vở và làm bài tập về nhà? Kĩ năng sống tự lập giúp trẻ có kĩ năng tự chăm lo cho bản thân, cho những người thân yêu khi trưởng thành. Từ việc tự lập làm những việc nhỏ, lớn lên, các em sẽ biết tự lập trong suy nghĩ, hành động, lựa chọn nghề nghiệp, con đường đi cho mình. Dạy kỹ năng sống tự lập cho trẻ tiểu học thế nào? Vậy, làm cách nào để giúp trẻ rèn thói quen tự lập? Cha mẹ và thầy cô nên dạy con cách tự làm mọi thứ liên quan đến vệ sinh, ăn mặc cá nhân, tự cho trẻ xúc cơm ăn, dạy trẻ cách mặc quần áo và vệ sinh cá nhân vào mỗi sáng thức dậy. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo video chia sẻ về việc học kỹ năng sống cho trẻ . Trong đoạn clip chỉ dài hơn 4 phút, các em học sinh ở trường tiểu học Lomonoxop tại Hà Nội đã được chia thành các nhóm và thi với nhau để chọn ra nhóm gấp chăn đẹp. Tưởng chừng như hoạt động này không giúp ích gì cho trẻ, nhưng thực tế, theo như chia sẻ của cô giáo Hà giảng dạy tại trường, thông qua những hoạt động này, bé đã hình thành tư duy tự lập, tự làm những việc mình có bổn phận phải làm. Cô giáo cũng cho rằng, các bậc phụ huynh nên tìm cách thức nhẹ nhàng và tự nhiên nhất để giáo dục trẻ, học mà chơi, chơi mà học, gây được sự hứng khởi cho các bé, giúp bé tự mình nhận ra điều bổ ích. Kỹ năng giao tiếp Vì sao trẻ tiêu học cần rèn kỹ năng giao tiếp? Một trong những nhóm kỹ năng ảnh hưởng lớn đến thành công của trẻ - kỹ năng giao tiếp. Thành công của trẻ trong ngắn hạn là có thể giao lưu và trò chuyện với các bạn trong lớp, không e ngại, rụt rè khi tiếp xúc với người khác; thành công trong tương lai xa hơn là có thể tự tin nói chuyện với khách hàng, đối tác mà không gặp phải bất cứ cản trở tâm lý nào. Ở độ tuổi tiểu học, kỹ năng giao tiếp cần thiết với trẻ không bao gồm những điều quá sâu xa và phức tạp, chỉ là cách chào hỏi, ứng xử với các tình huống thường bắt gặp trong đời sống hằng ngày. Trẻ càng làm quen với hoàn cảnh và môi trường giao tiếp nhiều từ ngay khi còn nhỏ từ trẻ sẽ càng có một nền tảng vững chắc cho tương lai tươi sáng, nó tựa như là thứ kinh nghiệm quan trọng cần có trong những bản CV sau này. Giao tiếp tốt được với mọi người sẽ giúp con trẻ hình thành những thói quen và nhận thức về xã hội, giúp các bé chủ động và tự tin trong công việc và cuộc sống của chính mình sau này. Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học thế nào? Ngườ tiếp xúc nhiều nhất và thân thiết nhất với trẻ là người sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả năng giao tiếp và xử lý các từng huống, người đó không ai khác chính là ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô và bạn bè. Trẻ sẽ học tập theo những điều hay trong các cuộc trò chuyện với chính những người gần gũi này, vì thế, gia đình và các thầy cô cần tăng cường giao lưu với trẻ, cho trẻ nhiều cơ hội để nói, để thể hiện suy nghĩ của chính mình. Một tình huống giả định khá ấn tượng được đem đến trong clip dạy về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học của Vinacartoon . Bạn nhỏ tên Hải bị các bạn khác trong lớp xa lánh và không nói chuyện cũng chỉ bởi việc bạn ấy chê bai người khác và thích khoe cái hay cái tốt của mình. Sau khi cùng ba nói chuyện về việc ấy, Hải nhận ra hành động đùa cợt và những câu nói làm tổn thương người khác đã đẩy chính mình vào hoàn cảnh trớ trêu, ngày ôm sau Hải đã đến lớp và xin lỗi những người bạn ấy, rồi tất cả lại cùng chơi với nhau. Đoạn video dành cho các cha mẹ và các bé, cha mẹ xem để tìm cách giao tiếp và động viên bé, các bé xem để thấy được bài học hữu ích. Kỹ năng về giới tính Vì sao trẻ tiểu học cần có kiến thức về giới tính? Vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay khiến bậc phụ huynh cần phải hết sức cảnh giác trong việc giáo dục và dạy bảo con: tình trạng quấy rối tình dục trẻ em. Những câu chuyện về việc bé gái mới chỉ được 7, 8 tuổi bị xâm hại tình dục bởi những người đàn ông đáng tuổi bố, tuổi ông khiến cộng đồng vô cùng bức xúc. Những đứa trẻ bị xâm hại ngày hôm nay có thể sẽ trở thành những con người trầm cảm của ngày mai, bé ngại giao tiếp và gặp phải các vấn đề về tâm lý, điều này thì không ai đau lòng bằng chính những bậc sinh thành! Dạy trẻ kiến thức về giới tính như thế nào? Để bé nhà mình không trở thành nạn nhân của nạn ấu dâm, cha mẹ và nhà trường cần phối hợp với nhau cùng tìm ra giải pháp giúp bé nhận biết được những điều quan trọng về giới tính và tình dục. Ở nước ta, vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận một cách nghiêm túc và cụ thể, hầu hết là bởi tâm lý e ngại của các bậc phụ huynh. Nhưng trong xã hội phức tạp như hiện nay, việc giáo dục giới tính cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Quy tắc năm ngón tay dạy con an toàn đang được rất nhiều gia đình áp dụng để giúp trẻ tránh bị lạm dụng tình dục. Cụ thể, ngón cái để chỉ những người gần mình nhất, là ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình; ngón trỏ là thầy cô, bạn bè, họ hàng của gia đình; ngón giữa chỉ hàng xóm, bạn bè của cha mẹ; ngón áp út là người mới gặp lần đầu; ngón út để chỉ những người hoàn toàn xa lạ, có cử chỉ thân mật khiến bé cảm thấy lo sợ, bất an. Với từng đối tượng, bé sẽ có cách đối xử và hành động khác nhau dựa theo mức độ thân thiết. Phụ huynh có thể thao khảo video để hiểu hơn về quy tắc này và truyền đạt lại cho bé. Bạn Tường Vy có để lại nhận xét trên Youtube rằng: video này rất hay và ý nghĩa và bày tỏ sự yêu thích với giọng thuyết minh của em nhỏ trong clip. Kỹ năng học cách nhận lỗi Vì sao trẻ cần học cách nhận lỗi? Trẻ tiểu học còn nhỏ nên chưa có quá nhiều nhận thức về thế giới xung quanh, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc trẻ có thể đổ lỗi cho bất cứ ai hoặc bất cứ vật gì ở xung quanh. Một câu chuyện rất quen thuộc trong đời sống: mỗi khi bé ngã, cha mẹ lại đến đỡ đứng dậy rồi làm động tác giả đánh vào cái bàn để thể hiện rằng cái tường cần phải bị phạt vì làm bé ngã. Nhưng thực tế, nếu như bé không cố với lấy cái bánh được đặt trên bàn, liệu bé có bị ngã? Cái bàn chỉ là vật vô tri, và thật ra nó không có lỗi gì trong câu chuyện này, nhưng để bé nín khóc, các cha mẹ lại vô tình khiến trẻ có tâm lý rằng mình làm đúng, lần sau có tiếp tục hành động như vậy thì sẽ chẳng bị bố mẹ phạt. Suy rộng ra từ việc cái bàn, sau này, khi bé không làm được bất cứ điều gì, con trẻ sẽ lại đổ lỗi do cái này, do cái kia chứ không bao giờ nguyên nhân thất bại xuất phát từ bản thân mình. Thói quen đổ lỗi cho người khác sẽ không bao giờ có thể khiến người ta thành công được, chỉ khi bạn nhận ra lỗi lầm của mình và có ý thức sửa đổi nó, bạn mới có thể đi đến thành công – một bài học được đúc rút ra từ các CEO uy tín trên thế giới. Cách hoàn thiện bản thân nhanh nhất chính là tự rút ra kinh nghiệm từ những lỗi lầm của bản thân để từ kinh nghiệm đó, trẻ sẽ bước đến với những nấc thang và thách thức khác nhau trong đời sống và khi đó, sai lầm ngày nào trở thành một chìa khóa quan trọng để vượt qua thử thách. Để có được thói quen nhận ra sai lầm, một người cần phải được giáo dục về điều này từ ngay khi còn nhỏ. Rèn thói quen tự nhận lỗi cho trẻ như thế nào? Thói quen này được hình thành trên sự tự giác, trẻ phải tự mình hiểu mình sai gì và sai ở đâu. Ví dụ như khi trẻ ngã, cha mẹ không nên ngay lập tức đến bên và dỗ dành trẻ bằng những lời nói dối về cái bàn, các bậc phụ huynh hãy cứng rắn trong sự mềm dẻo để trẻ vừa nín khóc lại có thể hiểu mình đã làm điều gì. Kỹ năng này sẽ được cải thiện hơn khi ở trường, thầy cô giáo cũng có sự rắn nhất định trong cách giáo dục. Câu chuyện của bạn Daisy và mẹ Minh Trang sẽ giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn chi tiết hơn về việc này. Thay vì quát mắng con vì việc lấy bút đen vẽ lên mảng tường màu trắng, mẹ Minh Trang đã cùng bé trò chuyện, cùng bé chỉ ra lỗi sai của mình. Bé biết được lỗi ấy của mình, xin lỗi mẹ và tìm ra giải pháp khác cho sở thích thích vẽ vời của mình, thay vì vẽ lên tường thì bé hứa lần sau sẽ vẽ lên một tờ giấy. Phụ huynh có thể xem lại màn đối thoại đáng yêu này tại hoặc qua facebook của mẹ Minh Trang. Video này nhận được rất nhiều lượt like và share trên facebook đấy! Kỹ năng tự vệ Vì sao kỹ năng tự vệ cần thiết với trẻ tiểu học? Theo thống kê, mỗi năm nước ta có hàng trăm vụ liên quan đến việc trẻ em bị mất tích, điều này đồng nghĩa với việc, cứ 1 tuần thì có đến 2-3 trẻ được báo cáo rằng trẻ không trở về nhà sau khi tan trường, độ tuổi từ 4-12 tuổi, thuộc độ tuổi của trẻ học tiểu học được cho giai đoạn trẻ gặp nhiều mối hiểm nguy nhất. Chứng kiến những hành động man rợ của tội phạm ngày nay, các bậc cha mẹ càng cảm thấy lo lắng hơn nữa. Nhưng không phải lúc nào người lớn cũng có thể đi theo con để bảo vệ trẻ, vì vậy, cách tốt nhất và an toàn nhất là hãy dạy trẻ các kỹ năng liên quan tới phòng vệ. Trong những trường hợp xấu nhất, trẻ có thể nhớ lại các điều mà mình đã từng được học, sau đó áp dụng vào thực tế và có thể tự giải thoát cho bản thân mình mà không cần sự trợ giúp của bất cứ ai khác. Kỹ năng tự vệ không chỉ tác dụng trong giai đoạn bé học tiểu học mà còn có ích cho các tình huống trong cuộc sống sau này. Dạy kỹ năng tự vệ cho trẻ như thế nào? Cha mẹ nên tiếp xúc và giao lưu với bé, tạo lòng tin để bé cởi mở chia sẻ với mình. Các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ tham gia các lớp học võ, vừa để rèn luyện sức khỏe lại vừa tốt cho kỹ năng tự phòng vệ. Gia đình cũng nên cùng nhau dàn dựng nên một hoàn cảnh đã từng xảy ra ở đời thực và giúp các bé ghi nhớ cách thức xử lý nếu rơi vào tình huống ấy. Trong video của Kids & Family T – VTC11 dạy trẻ kỹ năng đối phó khi có kẻ xấu dụ dỗ , nhóm biên tập chương trình đã đưa ra những điều cần phải làm để trẻ không bị bắt cóc: - Không để trẻ tự ý đi lại trên đường hoặc ở nhà 1 mình. - Không cầm nắm hay ăn những gì người lạ đưa. - Khi người lạ hỏi bất cứ điều gì, trẻ nên lịch sự trả lời: Cháu không biết, rồi tránh đi nơi khác. - Từ chối khi người lạ có yêu cầu đưa trẻ đến nơi nào đó. Trong trường hợp bị người lạ khống chế, trẻ cần: - Không la hét cầu cứu, thay vào đó, trẻ hô: Cháy nhà để thu hút sự chú ý của người xung quanh. - Đánh vào phần cằm dưới, ức, hạ bộ của kẻ bắt cóc. - Ghi nhớ thông tin của cha mẹ để tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người. Hãy giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng sống trên đây để những đứa con, đứa cháu, đứa em trong gia đình có một tuổi thơ thật đẹp, và tuổi thơ đó là hành trang để chúng có thể xây dựng tương lai tốt đẹp nhất!
5 năm tiểu học nên dạy các con những kĩ năng sống cần thiết hơn là việc để các con ganh đua điểm số, thành tích. bài viết rất ý nghĩa
theo mình nghĩ thì tiểu học là thời điểm trẻ con tiếp thu rất nhanh, và dễ định hình tính cách nên phụ huynh nên rèn luyện cho các bé về các kỹ năng sống hơn là ép các bé học quá nhiều. ----------------------------------------------------------------------------------------- Việt Anh Auto chuyên bán buôn, bán lẻ, lắp đặt: bán camera hành trình ô tô | camera hành trình ô tô Fuji | camera hành trình cho ô tô chính hãng
Kĩ năng sống tự lập giúp trẻ có kĩ năng tự chăm lo cho bản thân, cho những người thân yêu khi trưởng thành
Hãy tưởng tượng một ngày khi những đứa trẻ của chúng ta lớn lên và tìm được cho mình công việc đầu tiên, có căn nhà đầu tiên và có một gia đình của riêng chúng. Bạn nghĩ rằng,con chúng ta cần những kỹ năng gì để đạt được thành công trong tất cả những điều đó