5 Lưu Ý Về Cách Vỗ Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Kỹ Thuật Tại Nhà

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 24/11/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Hiện nay, cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng như một biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện đường hô hấp cho bé. Đây là phương pháp rất hiệu quả khi bé thở khò khè, có nhiều đờm đặc gây bít tắc đường thở. Mẹ có thể thực hành vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng tay mà không cần máy móc hay dụng cụ phức tạp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, mẹ cần lưu ý về cách vỗ đờm, vị trí cũng như thứ tự vỗ đờm để đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu và thực hành cho bé thật đúng cách.
    1. Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là gì?
    [​IMG]

    Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là một liệu pháp hỗ trợ hô hấp, nhờ tác động vật lý (bằng tay, có thể kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ) để giúp phổi giãn nỡ tốt hơn, tăng cường hô hấp, loại bỏ và đào thải đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp của trẻ, nhờ đó mà đường thở của trẻ được thông thoáng. Đây là kỹ thuật rất đơn giản nên các mẹ có thể tự thực hành cho bé tại nhà.

    Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là một liệu pháp hỗ trợ hô hấp, nhờ tác động vật lý (bằng tay, có thể kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ).
    2. Trường hợp nào trẻ sơ sinh cần được vỗ đờm
    Trẻ em, nhất là giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng còn yếu. Đồng thời, đường hô hấp của bé còn chưa hoàn thiện, đường thở ngắn và dốc, cơ hô hấp chưa phát triển nên phản xạ ho của trẻ sơ sinh còn rất yếu, không thể tống đờm ra khỏi cơ thể được. Điều này khiến cho việc tăng tiết đờm nhầy ở bé diễn ra dai dẳng, khiến trẻ khó thở, bỏ bú, chán ăn và thường xuyên quấy khóc.

    Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là kỹ thuật đẩy đờm bám ở sâu trong các phế nang ra ngoài, giúp đường thở của bé được thông thoáng một cách nhanh chóng. Vì vậy, cách vỗ rung đờm cho bé rất thích hợp và hiệu quả cho những trường hợp trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như:

    • Viêm nghẹt mũi.
    • Viêm tiểu phế quản.
    • Viêm xẹp thùy phổi.
    • Các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp.
    • Các bệnh mãn tính gây ứ đọng đờm nhớt như bại não, bệnh thần kinh – cơ, một số bệnh hô hấp mãn tính,…
    • Xẹp phổi do ứ đọng đàm nhớt.
    3. Lợi ích của việc vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh
    [​IMG]

    Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh đem lại những lợi ích sau cho bé:

    • Cải thiện hô hấp, lưu thông tuần hoàn ở phổi: Vỗ rung đờm cho bé giúp cho đờm được đẩy ra nhanh hơn, giảm bớt các tình trạng thở khò khè, khó thở cho bé.
    • Giúp bé ăn ngon hơn: Khi gặp phải các bệnh về đường hô hấp có kèm tiết đờm nhầy, trẻ thường có cảm giác vướng ở cổ, điều này khiến bé bú khó khăn hơn. Do đó, nếu áp dụng cách vỗ rung đờm cho trẻ, đường thở của bé sớm được thông thoáng, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
    Lợi ích quan trọng nhất của việc vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh là giúp trẻ cải thiện hô hấp, lưu thông tuần hoàn phổi từ đó giúp bé ăn ngon hơn.
    4. Nguyên tắc của kỹ thuật vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh
    Cách vỗ rung đờm cho trẻ được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:

    • Đặt trẻ ở vị trí phù hợp để tống đờm ra ngoài.
    • Sử dụng lực ở bàn tay để vỗ vào vị trí 2 bên phổi, thứ tự vỗ từ dưới lên trên nhằm tạo áp lực đẩy đờm từ đáy phổi lên rốn phổi rồi đưa ra ngoài.
    Tuy nhiên, cơ hô hấp của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn, dẫn đến phản xạ ho của trẻ còn yếu, trẻ không thể tự ho hay khạc đờm ra ngoài được. Do đó, ngay sau bước này chúng ta cần áp dụng các biện pháp tống đờm ra ngoài như kích thích ho, nhỏ mũi, hút mũi cho bé… Như vậy, có hai bước chính trong kỹ thuật này là vỗ rung đờm và tống đờm ra ngoài cho trẻ.

    5. Các cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh
    [​IMG]

    Dựa vào vị trí đặt trẻ, chúng ta có những cách vỗ long đờm cho trẻ như sau:

    • Cách thứ nhất: Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên mặt phẳng, dùng tay thuận vỗ đờm sau lưng trẻ, lưu ý cần khum bàn tay lại để bé không bị đau, tay còn lại đặt nhẹ lên bắp tay của trẻ để giữ cố định, thực hiện quá trình này từ 3 -5 phút. Tiến hành lại bước như trên với bên còn lại.
    • Cách thứ hai: Đặt trẻ nằm úp, dùng bàn tay trái đỡ ngực trẻ, bạn có thể tỳ cánh tay trái lên đùi để đỡ mỏi, đồng thời giúp cố định bé tốt hơn khi thực hiện. Bàn tay phải khum lại, tiến hành vỗ rung đờm như cách thứ nhất. Cách này thường áp dụng với những trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, nếu trẻ lớn hơn thì việc giữ bé sẽ khó khăn hơn.
    • Cách thứ 3: Đặt bé ngồi dậy, đầu hơi ngả về phía trước, một tay đỡ ngực trẻ, tay còn lại thực hiện vỗ rung đờm cho bé. Cách này chỉ nên áp dụng với trẻ đã ngồi được.
    • Cách thứ 4: Bế trẻ thẳng, ngực bé úp vào ngực mẹ, đầu bé đặt lên vai bạn, sau đó tiến hành vỗ long đờm như các cách trên. Cách này có ưu điểm là thực hiện dễ dàng, tuy nhiên, trong quá trình này bé có thể trớ sữa hay đờm dãi lên quần áo của người thực hiện.
    Có thể thấy, chúng ta có rất nhiều cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong tất cả các phương pháp thì cách thứ nhất đem lại hiệu quả cao hơn vì có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi trẻ, đồng thời thuận tiện trong việc giữ vệ sinh khi thực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào cách thứ nhất.

    6. 5 lưu ý về cách vỗ đờm cho trẻ tại nhà
    Lưu ý 1: Đặt trẻ nằm nghiêng – Không gối đầu
    [​IMG]

    Đầu tiên, bạn cần đặt bé nằm nghiêng sang bên trái / phải, để một tấm khăn lót dưới mông trẻ sao cho mông bé tạo với mặt phẳng một góc 15 độ. Lưu ý trong quá trình này, bạn cần đặt mông cao hơn đầu để dẫn lưu đờm được tốt hơn. Bạn cũng nên đặt một chiếc khăn mỏng cạnh mặt bé (mục đích để hứng đờm dãi cho bé, tránh dây bẩn ra chăn chiếu).

    Lưu ý 2: Vỗ đờm sau lưng – Tương ứng vị trí 2 bên phổi
    Mục đích chính của phương pháp vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là đẩy đờm theo một chiều từ sâu trong các phế nang ra bên ngoài. Để làm được điều đó thì việc xác định vị trí và thứ tự vỗ rung đờm cho bé rất quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả của phương pháp.

    Xác định vị trí phổi của trẻ:

    • Đỉnh phổi: tại vị trí dưới gáy trẻ.
    • Rốn phổi: nằm ở giữa bả vai.
    • Đáy phổi: ở vị trí xương sườn của bé.
    Thứ tự vỗ long đờm cho bé: vỗ theo chiều từ dưới lên trên.

    Sau khi xác định được vị trí phổi, ta tiến hành vỗ đờm sau lưng bé bắt đầu từ vị trí đáy phổi theo hướng từ dưới lên trên. Thực hiện với thứ tự như trên có mục đích đẩy đờm từ đáy phổi lên rốn phổi, tạo điều kiện cho đờm từ các tiểu phế nang ra các phế nang để tống ra ngoài.

    Lưu ý 3: Khom tay khi vỗ – Tránh vỗ thẳng bàn tay
    Việc chú ý tới lực tay khi vỗ cho bé cũng rất quan trọng, bởi việc này có thể làm đau trẻ cũng như ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng của bé. Để tránh gây nên những tác động xấu cho bé, cách tốt nhất là khi thực hiện, mẹ cần khum bàn tay lại, sử dụng lực vỗ ở cổ tay thay vì lực ở cánh tay.

    [​IMG]

    Chúng ta tiến hành vỗ sao cho tạo được tiếng “bộp bộp” là đúng. Việc khum bàn tay lại giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa bàn tay và lưng trẻ, từ đó giảm bớt áp lực từ cánh tay mẹ lên cơ thể còn non yếu của bé.

    Lưu ý 4: Vỗ liên tục 3- 5 phút
    Chúng ta tiến hành vỗ liên tục trong vòng 3 – 5 phút ở hai bên phổi. Việc này tạo áp lực đủ để đờm tách khỏi các phế nang và long ra ngoài.

    Lưu ý 5: Kích thích phản xạ ho – tống đờm của trẻ
    Trong suốt những tháng đầu đời, cơ hô hấp của trẻ còn rất yếu, bé khó có thể ho mạnh hay khạc đờm như người lớn để tống đờm ra ngoài. Vì vậy, sau khi vỗ long đờm, chúng ta cần áp dụng những biện pháp hỗ trợ để tạo lực đẩy đờm ra, nếu không thực hiện bước này, đờm sẽ mãi ứ đọng trong phổi và tình trạng của bé sẽ không được cải thiện. Sau đây là một vài biện pháp giúp tống đờm ra ngoài:

    Kích thích phản xạ ho của trẻ
    Cách này được thực hiện như sau:

    • Đặt bé nằm hoặc bế bé hơi nghiêng sang một bên: mục đích là để bé không bị sặc trong khi tống đờm ra ngoài.
    • Dùng ngón tay di chuyển nhẹ nhàng tại điểm trên vị trí hõm ở cổ bé. Mẹ có thể xác định vị trí này bằng cách tự thực hiện lên mình trước, di nhẹ vào vị trí mà tại đó bạn có cảm giác hơi ngứa họng, muốn ho là đúng. Sau đó, hãy thực hành ở trẻ. Lưu ý là bạn nên dùng cả ngón tay thay vì đầu ngón tay để tránh bé bị đau.
    Xem thêm: 5 Lưu ý về cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật tại nhà (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này