Giai đoạn trẻ 9-12 tháng tuổi là giai đoạn ăn dặm thứ 2 và nhu cầu Sữa mẹ của bé đã giảm khá nhiều. Chính vì thế các bà mẹ lại càng “đau đầu” hơn trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này. Cha mẹ hãy ghi nhớ một số nguyên tắc sau khi xây dựng thực đơn cho trẻ ở giai đoạn này nhé! Đây là giai đoạn bé tập nhai Giai đoạn bé 9-12 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu mọc răng, mẹ nên cho bé tập nhai thay vì cho bé ăn thức ăn dạng lỏng như trước. Bé cần được ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc, thêm chất đạm động vật như thịt, cá, trứng mà không cần rây qua lưới. Hãy chuẩn bị thêm một số thức ăn cho trẻ cầm, nắm. Mua cho bé một số bánh tập ăn hoặc cắt nhỏ trái cây để bé nhai thử Giai đoạn này, bé đã có thể ngồi vững Giai đoạn này bé đã ngồi vững, mẹ cần nghiêm khắc áp dụng cho bé ngồi ăn ở ghế, tránh việc la cà ngoài đường, cho ăn rong ép bé ăn nhiều. Ăn ngoài đường khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. Cho bé ngồi ăn để sau này có thể tập cho bé tự ăn phần của mình mà không cần phải đút nữa Chú ý nguyên tắc loãng-đặc Ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn 2-3 bữa cháo mỗi ngày. Do vậy mẹ lưu ý khẩu phần ăn của trẻ để nấu lượng cháo vừa đủ, không nên để cháo qua đêm rồi tiếp tục cho trẻ ăn. Nếu muốn chuẩn bị trước cháo cho ngày hôm sau, mẹ nên bỏ tủ lạnh để bảo quản và hâm nóng lại trước khi cho trẻ ăn. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã có thể tiếp nhận và đào thải 1 số gia vị. Nhưng mẹ đừng nêm cháo đậm vì bé chỉ cần ăn rất nhạt. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ Ăn dặm ở giai đoạn này, bé cần được đáp ứng đầy đủ các nhóm chất sau, mẹ cũng cần đa dạng thức ăn, đổi món hàng ngày để giúp bé thích thú ăn mà không bị ngán. Tinh bột: gạo, bột mì, bún, nui, phở… Đạm: thịt lợn, thịt cá, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản, đậu hủ Chất béo: bơ thực vật, dầu ăn, mỡ cá/thịt… Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây tươi… Đây là nhóm thức ăn không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đã có thể ăn được các loại rau xanh. Ngoài việc bổ sung thức ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, từ 500-700ml mỗi ngày. Những lưu ý khi nấu cháo cho trẻ ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi ăn dặm: Đừng chỉ cho trẻ ăn mỗi nước hầm xương Nhiều cha mẹ tin rằng các chất dinh dưỡng trong xương heo sẽ hòa hết vào nước hầm nên chỉ cần cho trẻ ăn nước hầm là đủ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì xương dù ninh lâu đến đâu vẫn chỉ chứa rất ít chất dinh dưỡng: các chất đạm, vitamin,… không thể hòa tan trong nước hầm xương. Ngoài ra, chỉ ăn nước hầm có thể khiến trẻ bị thiếu chất xơ dẫn tới táo bón. Bổ sung đầy đủ chất xơ cho trẻ Khi nấu cháo, mẹ luôn luôn nhớ cho thêm chất xơ (có trong rau củ) vào, sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Bổ sung thêm chất béo thực vật Chất béo động vật rất khó hấp thu và thường không tốt cho sức khỏe. Do vậy, mẹ nên thêm một lượng nhỏ dầu thực vật như dầu mè, dầu oliu,… vào cháo để giúp nồi cháo thơm ngon hơn và tăng khẩu vị cho trẻ. Giai đoạn này bé cần dưỡng chất nhiều hơn, cần ăn nhiều hơn nhưng có nhiều trẻ chán ăn, biếng ăn. Cần kiên nhẫn tập ăn cho trẻ, không ép trẻ ăn quá nhiều, hãy tìm kiếm những món cháo phù hợp hơn với khẩu vị của bé. Chúc cho bé ăn khỏe, chóng lớn.