Thông tin: 5 sai lầm “bất ngờ” mẹ hại hệ tiêu hóa của trẻ ăn dặm

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Shop Trẻ Thơ, 30/9/2015.

  1. Shop Trẻ Thơ

    Shop Trẻ Thơ Hệ thống siêu thị dành cho mẹ và bé.

    Tham gia:
    14/4/2015
    Bài viết:
    1,094
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    103
    Chỉ cho con ăn đồ xay nhuyễn, ăn cháo ăn liền,... là những lỗi thường gặp khi mẹ lần đầu cho con ăn dặm.

    Chỉ cho con ăn thức xay nhuyễn

    Hầu hết các hướng dẫn cho trẻ tập ăn dặm hiện nay đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cho trẻ ăn thức ăn có độ thô ngay từ đầu. Trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với những miếng, khúc, mẩu thức ăn cắt nhỏ. Bắt con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé chỉ quen tiêu hóa với những món đồ mềm nhuyễn, không có bản năng nhai, cắn thức ăn, làm chậm lại sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn.

    [​IMG]

    Mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn. (Ảnh minh họa)

    Cho con ăn cháo ăn liền

    Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu. Do đó, mặc dù món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nhưng không thích hợp cho các bé đang tập ăn.

    Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn

    Không may là hai hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em nên thường bị các bà mẹ bỏ qua mà không nhận ra rằng, đây là dấu hiệu của việc chế độ ăn của trẻ có vấn đề. Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt , axit béo, đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua).

    [​IMG]

    Cho con ăn dặm quá sớm

    Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con.

    Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao.

    Ép con ăn nhiều

    Ở độ tuổi tập ăn này, trẻ nhỏ là người hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của chúng. Trẻ biết khi nào chúng đói, khi nào chúng no. Chúng biết loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc khi nào chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, bắt ép trẻ ăn hết bát bột đầy hay gặm sạch chỗ rau quả mẹ đã cắt cho trẻ là biện pháp phản khoa học, không hiệu quả. Nên nhớ là trẻ đang ở thời kì “ăn dặm”, tức là thức ăn chỉ là thành phần “thêm” vào, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Do đó, đừng quá lo lắng về vấn đề liều lượng thức ăn dặm bé hấp thụ được.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Shop Trẻ Thơ
    Đang tải...


  2. Shop Trẻ Thơ

    Shop Trẻ Thơ Hệ thống siêu thị dành cho mẹ và bé.

    Tham gia:
    14/4/2015
    Bài viết:
    1,094
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    103
    Top rau quả mùa thu cực tốt cho bé ăn dặm

    Trước khi mùa thu ngắn ngủi đi qua, mẹ nên cho con ăn ngay những loại rau quả chín đúng vụ, cực tốt cho sức khỏe của bé dưới đây.

    Cách ăn hoa quả tốt cho sức khỏe nhất là ăn theo mùa. Rau quả thu hoạch đúng vụ vừa không lo bị dùng nhiều chất bảo quản, lại tươi ngon, hợp với tiết trời. Mùa nào thức nấy, khí hậu Việt Nam luôn ưu đãi con người, mỗi một mùa trong năm lại có những loại rau trái đặc trưng riêng. Dưới đây là danh sách rau quả mùa thu cực kì ngon bổ, đảm bảo bé nào cũng “mê tít”:

    Hồng ngâm

    [​IMG]

    Mùa thu, hồng ngâm chín rộ, mẹ đừng quên bổ sung loại quả bổ dưỡng này vào thực đơn cho con. (Ảnh minh họa)

    Hồng ngâm là loại quả giàu beta-carotene, tiền vitamin A rất cần thiết cho bé có đôi mắt sáng, khỏe mạnh. Hồng ngâm còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ và tannin dồi dào trong quả hồng có tác dụng tích cực đến quá trình hoạt động của nhu động ruột, giúp ngăn ngừa tiêu chảy.

    Cam

    Mùa thu đến cũng là lúc cam chuẩn bị vào vụ. Đây là một trong những loại trái cây nhiều vitamin C và chất chống ô-xy hóa hàng đầu, giúp bé tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, phòng chống được nhiều loại bệnh vặt như cảm cúm, sổ mũi,... khi giao mùa. Với các bé đang cúm sốt, được uống nước cam vắt tươi sẽ khiến bé hồi phục sức khỏe rất nhanh chóng.

    Bí đỏ

    Món bí đỏ ngọt thơm, mềm béo là đồ ăn dặm ưa thích của nhiều bé. Bí đỏ giàu vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ chống táo bón rất tốt. Cũng như nhiều loại hoa quả có màu vàng đậm khác, bí ngô chứa nhiều vitamin A tốt cho thị lực của bé.

    Chuối

    [​IMG]

    Chuối chín trứng cuốc là món quà ngọt ngào của mùa thu. (Ảnh minh họa)

    Muốn bé thông minh, mẹ đừng bỏ qua món chuối ngọt ngào nhiều tryptophan – chất kích thích não sản sinh nhiều serotonin khiến tâm trạng bé được cải thiện, bé hoạt bát, tươi tắn, nhanh nhẹn và tư duy nhanh hơn. Hàm lượng kali, magie trong chuối khá cao, giúp cơ bắp hoạt động tốt, làm êm dịu thần kinh và đặc biệt, còn bổ sung chất điện giải hao hụt khi bé bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chuối cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như bất cứ loại quả nào, đặc biệt là vitamin B6 và B2.

    Khoai lang

    Khoai lang là thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ngon cho các bé mới tập ăn: khoai lang ngào sữa, súp khoai lang, cháo khoai lang,... Ăn khoai lang làm giảm đáng kể các triệu chứng táo bón ở bé nhờ lượng chất xơ khá cao trong đó. Loại củ này cũng giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, đề phòng bệnh tật trong thời tiết giao mùa. Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong khoai lang khiến thực phẩm này trở thành món lí tưởng cho những bé muốn tăng cân nhanh.
     
  3. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    mẹ nên cho con ăn ngay những loại rau quả chín đúng vụ, cực tốt cho sức khỏe của bé dưới đây.
     

Chia sẻ trang này