Thông thường, vấn đề thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì không được quá nhiều bậc phụ huynh Việt Nam quan tâm. Họ cho rằng thay đổi này là điều bình thường và sẽ tự hồi phục theo thời gian. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý học, đây là một vấn đề khá nghiêm trọng và nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị khủng loạn tâm lý. Hãy theo dõi bài viết sau để biết chính xác 5 thay đổi tâm sinh lý phổ biến nhất của tuổi dậy thì nhé! 5 thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì bố mẹ nên biết Tính độc lập Tuổi dậy thì đánh dấu sự chuyển biến từ một đứa trẻ phụ thuộc vào cha mẹ sang một giai đoạn thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành vi. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu muốn đưa ra ý kiến và cách giải quyết cho những vấn đề của bản thân. Từ 10 - 13 tuổi, trẻ có xu hướng tách dần ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Từ 14 - 16 tuổi, các mâu thuẫn giữa trẻ và cha mẹ thường xuyên xuất hiện. Thời điểm này, trẻ thường ít quan tâm đến gia đình và khao khát được tự do khám phá thế giới. Trẻ có thể cảm thấy chán nản hoặc tức giận nếu bị phụ huynh kiểm soát quá mức. Từ 17 - 19 tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức rõ hơn về những lời khuyên từ gia đình, cũng như hiểu và tôn trọng cha mẹ nhiều hơn. Quan tâm nhiều đến ngoại hình Ở giai đoạn dậy thì, cả nam và nữ đều trải qua những thay đổi rõ rệt về ngoại hình. Cụ thể: Bé gái: Ngực bắt đầu phát triển. Cơ thể có thể bắt đầu tiết mùi hôi. Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện. Tăng chiều cao, cơ thể trở nên nảy nở hơn. Bé trai: Chiều cao tăng lên, ngực và vai trở nên rộng hơn. Nội tiết tố sản sinh kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Giọng nói trở nên trầm hơn do hiện tượng vỡ giọng. Cơ thể cũng bắt đầu tiết ra mùi. Giai đoạn dậy thì có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình, thường cho rằng bản thân quá béo, quá gầy hoặc bị mụn trứng cá. Trẻ dễ lo lắng và buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc so sánh mình với bạn bè cùng trang lứa. Chính vì vậy, trẻ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến ngoại hình và tò mò về nhu cầu làm đẹp. Suy nghĩ mâu thuẫn Trẻ em trong giai đoạn dậy thì thường cảm thấy mình đã trưởng thành, vì vậy chúng không muốn cha mẹ quá can thiệp hay áp đặt, điều này có thể khiến chúng cảm thấy gò bó và khó chịu. Mặc khác, trẻ dễ bị thu hút bởi những điều mới mẻ bên ngoài và khao khát sự độc lập, đôi khi chúng cũng cảm thấy cô đơn và cần sự chia sẻ, an ủi từ những người thân yêu. Thời điểm này, trẻ thường trải qua nhiều suy nghĩ mâu thuẫn, dẫn đến việc tạo ra những xung đột trong quan hệ với gia đình. Áp lực từ bạn bè Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ thường có xu hướng thích dành thời gian với bạn bè và khám phá thế giới xung quanh. Việc kết bạn và tham gia vào các cuộc trò chuyện với bạn bè sẽ gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, sự khác biệt về quan điểm, suy nghĩ, phong cách ăn mặc và ngôn ngữ của những người bạn có thể tạo ra áp lực cho trẻ, dẫn đến sự hình thành khoảng cách giữa chúng và bạn bè. Bắt đầu có cảm xúc với bạn khác giới Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò về cơ thể, cũng như muốn thu hút sự chú ý của người khác. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, việc tiếp xúc với các phương tiện điện tử sớm khiến trẻ dễ dàng gặp phải những hình ảnh lãng mạn trên tivi hoặc tìm đọc các tác phẩm ngôn tình, tiểu thuyết. Vì vậy, những cảm xúc hưng phấn hay thích thú trong giai đoạn này đều là điều bình thường. Ngoài ra, mặc dù trẻ có sự tò mò về tình yêu và tình dục, nhưng chúng thường ngại ngùng khi chia sẻ. Lúc này, việc trò chuyện và giáo dục giới tính cho con là rất quan trọng và bố mẹ cần chú ý để giúp trẻ hiểu rõ hơn về tình dục an toàn và những khía cạnh liên quan. Cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn này Để trẻ vượt qua giai đoạn thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau: Tạo môi trường gia đình ấm áp: Bộ mẹ nên dành nhiều thời gian cho con, lắng nghe và chia sẻ với con. Giải thích về những thay đổi: Giúp trẻ hiểu rõ về những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể và tâm lý của mình. Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc: Cho phép trẻ được bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự do. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội: Giúp trẻ hòa nhập với bạn bè và có những trải nghiệm mới. Khuyến khích trẻ học hỏi và khám phá bản thân: Động viên trẻ theo đuổi sở thích và đam mê. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia: Nếu bạn nghi ngờ con có những dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, hãy trực tiếp liên hệ tư vấn tâm lý với các chuyên gia của Askany để được hỗ trợ một cách toàn diện và hiệu quả. Bài viết đã tổng hợp các thông tin hữu ích về thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì. Hy vọng đây sẽ là những cơ sở giúp bố mẹ thêm thấu hiểu để cùng con phát triển những cảm xúc và hành vi tích cực nhất. Bên cạnh đó, nếu chẳng may con bạn đang phải đối mặt với những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia tâm lý tại Askany để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất nhé!